Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3213/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ;

Căn cứ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nội vụ về các Nghị định về công tác văn thư;

Căn cứ Thông tư số 13/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ;

Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư;

Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 46/2019/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1412/TTr-SNV ngày 28 tháng 10 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng, tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

- Trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về quản lý nhà nước và nghiệp vụ theo tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức; từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo từng chức danh tại các cơ quan, tổ chức về công tác văn thư, lưu trữ; tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công tác văn thư, lưu trữ mang tính chuyên nghiệp, có đạo đức, phẩm chất tốt, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

- Đến năm 2030, có 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ trong toàn tỉnh chưa có trình độ chuyên môn (theo sliệu điều tra cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ năm 2019) được chuẩn hóa bồi dưỡng nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật.

- Đến năm 2030, có 100% cán bộ quản lý công tác văn thư, lưu trữ được bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ.

- Đến năm 2030, có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh; các phòng, ban chuyên môn cấp huyện được tập huấn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ.

2. Quy mô đầu tư và phạm vi thực hiện đề án

a) Quy mô đầu tư

Đề án thực hiện việc bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh về công tác văn thư, lưu trữ.

b) Phạm vi thực hiện của đề án

- Tên đề án: “Bồi dưỡng, tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2030”.

- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.

- Chủ đầu tư: Chi cục Văn thư - Lưu trữ, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Văn thư - Lưu trữ, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nguồn vốn: Nguồn kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác được phân cấp theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

- Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2020 đến năm 2030

- Kinh phí thực hiện: 5.823.236.000 đồng (bằng chữ: Năm tỷ tám trăm hai mươi ba triệu hai trăm ba mươi sáu ngàn đồng).

3. Giải pháp thực hiện

a) Tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh; thực hiện bồi dưỡng, tập huấn theo chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Ưu tiên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ các cấp; cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ đang công tác tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

b) Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng, xây dựng các nội dung, chương trình phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau.

c) Nâng cao chất lượng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.

d) Kết hợp chặt chẽ giữa tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và xây dựng chính sách, sử dụng, đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ tỉnh.

Từ năm 2020 trở về sau, nhân sự được tuyển dụng vào làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức đều phải có trình độ nghiệp vụ văn thư, lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định; ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ.

4. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nội vụ có trách nhiệm

- Theo dõi, hướng dẫn và đánh giá quá trình thực hiện Đề án định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ và thống nhất quản lý nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về văn thư, lưu trữ đối với cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ các cấp.

- Chỉ đạo Chi cục Văn thư - Lưu trữ

+ Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của đề án đảm bảo chất lượng, hiệu quả đúng tiến trình của đề ra.

+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình bồi dưỡng, biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ; mời giảng viên và cử cán bộ tham gia giảng dạy; tổ chức quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho việc dạy và học

+ Lập dự toán kinh phí hàng năm và thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

b) Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kinh phí thực hiện Đề án; giám sát, kiểm tra và hướng dẫn quyết toán tài chính, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả.

c) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có nhiệm vụ sắp xếp, bố trí cán bộ văn thư, lưu trữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ văn thư, lưu trữ sau đào tạo; căn bộ văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức căn cứ nhu cầu nâng cao năng lực có trách nhiệm đăng ký tham gia học tập.

d) Chi cục Văn thư - Lưu trữ

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của đề án đảm bảo chất lượng, hiệu quả đúng tiến trình đề ra.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình bồi dưỡng, biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ; mời giảng viên và cử cán bộ tham gia giảng dạy; tổ chức quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho việc dạy và học

- Lập dự toán kinh phí hàng năm và thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP và CV: TC, TH;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ;
- Lưu: VT, TĐKT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thiên Định

 

ĐỀ ÁN

BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

Công tác văn thư, lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ là công cụ trong điều hành hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức; đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ kịp thời cho việc lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết công việc hằng ngày, chất lượng và hiệu quả hoạt động của môi cơ quan, tổ chức; góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác của đơn vị và của nền hành chính. Hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, những văn bản điện tử, những văn phòng không giấy dần được hình thành... và công việc tại bộ phận văn thư, lưu trữ sẽ giảm tải nhưng không vì thế mà những người làm văn thư, lưu trữ sẽ mất đi vai trò, vị trí trong mỗi cơ quan, tổ chức.

Công tác văn thư, lưu trữ là công việc của cả tập thể chứ không riêng một cá nhân nào. Do đó để đưa công tác này đi vào nề nếp và đạt được những bước tiến dài, rất cần sự thay đổi về nhận thức đặc biệt là các cấp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, cần có một đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt về chuyên môn, nghiệp vụ; một sự chỉ đạo nhất quán trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

Thực hiện Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức về công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức, địa phương giai đoạn 2020-2030”.

Phần I

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

2. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

3. Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ;

4. Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nội vụ: Nghị định về công tác văn thư;

5. Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

6. Thông tư số 13/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ;

7. Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư;

8. Thông tư số 36/2018/TT/BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

9. Quyết định 916/QĐ-BNV ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức ngành lưu trữ;

10. Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

11. Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

12. Quyết định số 46/2019/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2019 của của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Về đội ngũ cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ

- Theo số liệu điều tra cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ năm 2019 (Bảng số liệu thống kê kèm theo), tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ là 1059 người; trong đó:

- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ: 721 người, chiếm tỷ lệ 68%; chưa có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ 359 người, chiếm tỷ lệ 32%.

+ Cấp huyện: 776 người; có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ: 505 người, chiếm tỷ lệ 65%; chưa có chuyên môn nghiệp vụ: 271 người, chiếm tỷ lệ 35%.

+ Cấp tỉnh: 176 người; có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ: 142 người, chiếm tỷ lệ 80,7%; chưa có chuyên môn nghiệp vụ: 34 người, chiếm tỷ lệ 19,3%.

+ Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn: 107 người; có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ: 53 người, chiếm tỷ lệ 49,5%; chưa có chuyên môn nghiệp vụ: 54 người, chiếm tỷ lệ 50,5%.

- Cán bộ chuyên trách: 563 người, chiếm tỷ lệ 53%; kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ: 496 người, chiếm tỷ lệ 47%.

2. Về chất lượng trong việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan, tổ chức, địa phương

- Việc ban hành các văn bản liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ như: Quy chế công tác văn thư, lưu trữ; Danh mục hồ sơ cơ quan; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu; Danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu... còn hạn chế.

- Công tác văn thư, lưu trữ chiếm một vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, nhưng hầu hết các cơ quan, tổ chức chưa được quan tâm đúng mức các nội dung liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ; cụ thể:

+ Cán bộ, công chức, viên chức chưa thực hiện được công tác lập hồ sơ công việc, gây khó khăn cho việc thu thập hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử.

+ Nhiều cơ quan, tổ chức chưa thu thập, sắp xếp, bảo quản tài liệu lưu trữ do lượng văn bản, tài liệu rời lẻ chưa được lập hồ sơ còn nhiều, tồn đọng từ các năm trước; quá trình tổ chức sắp xếp và sử dụng tài liệu lưu trữ còn những hạn chế nhất định. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ vẫn chưa được thực hiện đồng bộ tại một số cơ quan, tổ chức do hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng.

- Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Về phía đội ngũ cán bộ, công chức: số lượng cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ vẫn chưa đáp ứng đủ với lượng công việc mà cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ phải đảm nhận. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ vẫn chưa theo kịp yêu cầu công việc đề ra.

+ Tại một số cơ quan, tổ chức lãnh đạo cơ quan và các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc chưa hiểu rõ và đánh giá hết được các nội dung quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ nên chưa dành sự quan tâm, đầu tư đúng như yêu cầu của công tác này.

+ Nhiều cơ quan, tổ chức gặp khó khăn về kinh phí để chỉnh lý tài liệu, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ.

3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; từng bước tiêu chuẩn hóa ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau khi được đào tạo đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Năm 2010, đào tạo chuẩn hóa về nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ (thời gian 03 tháng) cho các đối tượng là cán bộ văn thư, lưu trữ các sở ban, ngành, tổ chức cấp tỉnh, cán bộ văn thư cấp xã số lượng: 150 người, Tập huấn cho các đối tượng về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, số lượng: 250 người.

Thực hiện Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức về công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức, địa phương giai đoạn 2011 - 2015”; Sở Nội vụ đã tổ chức thực hiện tốt các nội dung như sau:

- Hội nghị tập huấn công tác văn thư, lưu trữ: Phối hợp với các cơ quan, tổ chức địa phương tổ chức các hội nghị tập huấn công tác văn thư, lưu trữ cho các đối tượng là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; lãnh đạo văn phòng các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện; chuyên viên các phòng ban chuyên môn cấp huyện; công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức; lãnh đạo và cán bộ làm công tác văn, thư, lưu trữ của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các hội nghị phổ biến, triển khai các văn bản quy định về công tác văn thư, lưu trữ cho 160 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Tổ chức hội nghị tập huấn công tác văn thư, lưu trữ cho 150 đại biểu là lãnh đạo Văn phòng các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh; Doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh; các tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp; lãnh đạo Phòng Nội vụ các huyện, thị xã và thành phố Huế; lãnh đạo Phòng Hành chính của các đơn vị trực thuộc Sở.

- Tổ chức lớp quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ: Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ cho 163 cán bộ là chuyên viên quản lý về văn thư, lưu trữ của Phòng Nội vụ các huyện, thị xã và thành phố Huế; công chức Văn phòng - Thống kê các xã, phường, thị trấn; chuyên viên của các sở, ban, ngành, tổ chức cấp tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế mở các lớp tập huấn cho công chức, viên chức trên địa bàn, số liệu cụ thể như sau:

Năm

Đơn vị

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

Huyện A Lưới

103

186

-

-

273

Huyện Phú Vang

100

-

-

120

220

Huyện Nam Đông

113

100

-

-

213

Huyện Phú Lộc

105

123

-

-

228

Huyện Phong Điền

110

-

200

-

310

Huyện Quảng Điền

-

81

-

135

216

Thị xã Hương Trà

102

-

-

90

192

Thị xã Hương Thủy

102

-

-

-

102

Thành phố Huế

148

-

-

160

308

CQ, TC cấp tỉnh

-

80

-

145

225

TỔNG CỘNG

2.287

- Bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ: Phối hợp với Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế tổ chức 06 lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho 347 công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh chưa qua đào tạo về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ.

- Nghiên cứu học tập kinh nghiệm về văn thư, lưu trữ: Tổ chức đoàn nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho 21 công chức, viên chức là lãnh đạo phụ trách và chuyên viên quản lý Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ của Phòng Nội vụ các huyện, thị xã và thành phố Huế do đồng chí Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm Trưởng đoàn. Qua đợt nghiên cứu công chức, viên chức quản lý công tác văn thư, lưu trữ có điều kiện học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ. Tạo mối quan hệ, gắn bó giữa công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ trong và ngoài tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tập huấn công tác văn thư, lưu trữ năm 2017. Sở Nội vụ đã ban hành kế hoạch phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức 09 lớp tập huấn về văn thư, lưu trữ cho các đối tượng là lãnh đạo và chuyên viên làm công tác văn thư, lưu trữ của các phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; lãnh đạo và công chức Văn phòng - Thống kê của Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn; Hiệu trưởng và nhân viên văn thư của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế. Số lượng 950 người.

Thực hiện Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn công tác văn thư, lưu trữ năm 2018. Sở Nội vụ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác văn thư, lưu trữ năm 2018 với số lượng 300 người dành cho đối tượng là đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện; đại diện lãnh đạo Văn phòng, Phòng Hành chính và công chức, viên chức văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ trong thời gian 03 tháng với số lượng 130 học viên.

Công tác bồi dưỡng, tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ được các cơ quan, tổ chức, địa phương quan tâm. Qua công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; từng bước tiêu chuẩn hóa ngạch, bậc theo quy định của nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới; đẩy nhanh công tác cải cách hành chính của tỉnh.

III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Với quan điểm con người là yếu tố quyết định tất cả; cán bộ, công chức, viên chức là một lực lượng đặc biệt quan trọng của xã hội, là nhân tố chủ thể quyết định sự thành công hay thất bại của mọi công việc trong quản lý nhà nước, là lực lượng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền hành chính của mỗi quốc gia. Để có một nền hành chính phát triển vững mạnh, trước hết phải có đội ngũ cán bộ, công chức, công chức, viên chức phát triển vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng là yếu tố quyết định nhất. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn khách quan và chủ quan thì việc xây dựng Đề án: “Bồi dưỡng, tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2030” là cấp bách và cần thiết.

Phần II

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

Trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về quản lý nhà nước và nghiệp vụ theo tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức; từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo từng chức danh tại các cơ quan, tổ chức về công tác văn thư, lưu trữ; tạo sự chuyển biển cơ bản trong nhận thức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công tác văn thư, lưu trữ mang tính chuyên nghiệp, có đạo đức, phẩm chất tốt, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

- Đến năm 2030, có 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ trong toàn tỉnh chưa có trình độ chuyên môn (theo sliệu điều tra cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ năm 2019) được chuẩn hóa bồi dưỡng nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật.

- Đến năm 2030, có 100% cán bộ quản lý công tác văn thư, lưu trữ được bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ.

- Đến năm 2030, có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh; các phòng, ban chuyên môn cấp huyện được tập huấn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ.

II. QUAN ĐIỂM

Xác định đúng vị trí, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Kết hợp nguồn lực của Trung ương, ngân sách Nhà nước của tỉnh, của các đơn vị, có xem xét đến tính chất xã hội hóa.

III. QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Quy mô đầu tư

Đề án thực hiện việc bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh về công tác văn thư, lưu trữ.

2. Phạm vi thực hiện của đề án

a) Tên đề án: “Bồi dưỡng, tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2030”

b) Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.

c) Chủ đầu tư: Chi cục Văn thư - Lưu trữ, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.

d) Đơn vị thực hiện: Chi cục Văn thư - Lưu trữ, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.

e) Nguồn vốn: Nguồn kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác được phân cấp theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

f) Thời gian và kinh phí thực hiện

- Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2020 đến năm 2030

- Kinh phí thực hiện: 5.823.236.000 đồng (bằng chữ: Năm tỷ tám trăm hai mươi ba triệu hai trăm ba mươi sáu ngàn đồng).

Kinh phí thực hiện đề án được bố trí từ ngân sách tỉnh. Hàng năm, Chi cục Văn thư - Lưu trữ lập dự toán kinh phí thực hiện đề án gửi Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phần IV

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, khảo sát đánh giá thực trạng cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ của các địa phương, cơ quan, tổ chức; Sở Nội vụ xây dựng Đề án “Bồi dưỡng, tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2030” với nội dung cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG

1. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng (Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Hành chính) của các sở, ban, ngành, tổ chức cấp tỉnh; Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện; doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh và các đơn vị trực thuộc, đơn vị cơ sở.

3. Lãnh đạo phụ trách và chuyên viên quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ của Phòng Nội vụ cấp huyện; Lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Cán bộ văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh; doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh và các đơn vị trực thuộc, đơn vị cơ sở.

5. Cán bộ văn thư, lưu trữ của Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện và các đơn vị trực thuộc.

6. Cán bộ văn thư, lưu trữ của Ủy ban nhân dân cấp xã. Nhân viên văn thư của các trường học trên địa bàn tỉnh.

7. Cán bộ, công chức, viên chức làm các công tác khác nhưng có liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN

1. Bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ

a) Thời gian: 03 tháng

b) Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức đang làm công tác văn thư, lưu trữ chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ.

c) Nội dung chương trình

- Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính

+ Hệ thống văn bản quản lý nhà nước: Khái niệm và đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước; chức năng và phân loại văn bản quản lý nhà nước; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.

+ Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản: Một số vấn đề chung; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao; yêu cầu về nội dung và văn phong ngôn ngữ của văn bản hành chính; yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý nhà nước; yêu cầu về văn phong ngôn ngữ hành chính; phương pháp soạn thảo một số văn bản hành chính thông thường.

- Quản lý văn bản đến, văn bản đi và quản lý con dấu của cơ quan

+ Những vấn đề chung về công tác văn thư.

+ Quản lý văn bản: Quản lý, giải quyết văn bản đến; quản lý văn bản đi.

+ Quản lý và sử dụng con dấu trong cơ quan, tổ chức: Khái niệm và tầm quan trọng của con dấu; các loại con dấu trong cơ quan, tổ chức; những quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

- Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan

+ Lập danh mục hồ sơ: Khái niệm và tác dụng của danh mục hồ sơ; nội dung lập danh mục hồ sơ; phương pháp lập và cách sử dụng danh mục hồ sơ.

+ Lập hồ sơ công việc: Khái niệm, vị trí, tác dụng lập hồ sơ công việc; nhiệm vụ và yêu cầu của công tác lập hồ sơ công việc; nội dung và cách lập hồ sơ công việc; nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

- Những vấn đề chung về tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ

+ Tài liệu lưu trữ: Khái niệm tài liệu lưu trữ; đặc điểm của tài liệu lưu trữ; các loại hình tài liệu lưu trữ; ý nghĩa và tác dụng của tài liệu lưu trữ.

+ Công tác lưu trữ: Khái niệm công tác lưu trữ; Nội dung của công tác lưu trữ; tính chất của công tác lưu trữ; tổ chức Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam; quản lý nhà nước về công tác lưu trữ.

- Hoạt động lưu trữ

+ Thu thập tài liệu lưu trữ: Khái niệm, mục đích, nội dung, nguyên tắc thu thập tài liệu lưu trữ; thu thập tài liệu vào lưu trữ cơ quan; thu thập tài liệu vào lưu trữ lịch sử; thu thập tài liệu lưu trữ điện tử.

+ Chỉnh lý tài liệu lưu trữ: Khái niệm, mục đích, yêu cầu chỉnh lý; nguyên tắc chỉnh lý tài liệu lưu trữ; tổ chức chỉnh lý tài liệu lưu trữ.

+ Xác định giá trị tài liệu: Khái niệm, mục đích và nội dung của xác định giá trị tài liệu; nguyên tắc, tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu; tổ chức công tác xác định giá trị tài liệu.

+ Bảo quản tài liệu lưu trữ: Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ công tác bảo quản tài liệu lưu trữ; các nguyên nhân gây hư hại tài liệu lưu trữ; các yêu cầu về kho tàng, trang thiết bị và phương pháp bảo quản tài liệu lưu trữ; tu bổ, phục chế tài liệu.

+ Thống kê và kiểm tra trong lưu trữ: Thống kê trong lưu trữ; kiểm tra trong lưu trữ.

+ Sử dụng tài liệu lưu trữ: Khái niệm, mục đích, yêu cầu của việc tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ; quyền sử dụng tài liệu lưu trữ; tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.

- Kỹ năng tham mưu và cải cách hành chính về công tác văn thư, lưu trữ

+ Kỹ năng tham mưu trong công tác văn thư, lưu trữ.

+ Cải cách hành chính về công tác văn thư, lưu trữ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ

+ Khái niệm và mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào một số khâu của công tác văn thư, lưu trữ.

+ Các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ.

- Áp dụng ISO trong công tác văn thư, lưu trữ

+ Tổng quan về ISO.

+ Sự cần thiết và yêu cầu áp dụng ISO trong công tác văn thư, lưu trữ.

+ Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO trong công tác văn thư, lưu trữ.

+ Một số mô hình áp dụng ISO trong công tác văn thư, lưu trữ.

- Nghiên cứu thực tế công tác văn thư, lưu trữ

2. Tập huấn công tác văn thư, lưu trữ

a) Thời gian: 02 ngày.

b) Nội dung chương trình

- Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác văn thư, lưu trữ trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức.

- Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ.

- Lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, tổ chức.

- Hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ.

- Phổ biến triển khai các văn bản mới về công tác văn thư, lưu trữ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ.

- Tham quan khảo sát thực tế công tác văn thư, lưu trữ.

- Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể sẽ có nội dung phù hợp.

3. Hội nghị về công tác văn thư, lưu trữ

a) Thời gian: 01 ngày.

b) Nội dung chương trình

- Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác văn thư, lưu trữ trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức.

- Công tác quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ.

- Phổ biến triển khai quy định về công tác văn thư, lưu trữ.

4. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn về văn thư, lưu trữ

a) Thời gian: 05 ngày.

b) Nội dung chương trình

- Hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghiệp vụ chuyên sâu về văn thư, lưu trữ.

- Tùy theo từng thời điểm cụ thể để xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng, từng nghiệp vụ cần triển khai để tổ chức thực hiện tốt các nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ tại cơ quan, tổ chức.

5. Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ

a) Thời gian: 05 ngày.

b) Nội dung chương trình

- Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác văn thư, lưu trữ trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức.

- Nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ.

- Tổ chức và quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức. Hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ.

- Phổ biến triển khai các văn bản mới về công tác văn thư, lưu trữ.

- Tham quan khảo sát thực tế công tác văn thư, lưu trữ.

III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN

1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

- Tổ chức học tập trung, đối với nội dung chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần.

- Trong mỗi chương trình học có tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài tỉnh.

- Đối với nội dung chương trình tập huấn công tác văn thư, lưu trữ sẽ được tổ chức tại địa phương cho các nhóm đối tượng thuộc các huyện, thị xã và thành phố Huế.

2. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

- Bồi dưỡng, tập huấn bằng phương pháp tích cực theo hướng phát huy tính tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

- Tổ chức trao đổi, phổ biến kinh nghiệm của các địa phương, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ thông qua mời các cán bộ tại các đơn vị trong và ngoài tỉnh có năng lực và kinh nghiệm.

3. Cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; Sở Nội vụ; Chi cục Văn thư - Lưu trữ; Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế và các cơ sở đào tạo khác có đủ năng lực, điều kiện...

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh; thực hiện bồi dưỡng, tập huấn theo chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Ưu tiên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ các cấp; cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ đang công tác tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

2. Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng, xây dựng các nội dung, chương trình phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau.

3. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và xây dựng chính sách, sử dụng, đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ tỉnh.

Từ năm 2020 trở về sau, nhân sự được tuyển dụng vào làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức đều phải có trình độ nghiệp vụ văn thư, lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định; ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ.

V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Nội dung

ĐVT

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ

Người

100

0

100

0

100

0

50

0

0

0

0

Tập huấn công tác văn thư, lưu trữ

Lớp

4(*)

5

5

4 (*)

5

5

4 (*)

5

5

5

5

Hội nghị về công tác văn thư, lưu trữ

Hội nghị

1

0

0

1

0

0

1

0

0

0

1

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn về văn thư, lưu trữ

Lớp

1

3

1

3

1

3

1

3

3

3

3

Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ

Lớp

0

1

0

1

0

1

0

1

0

0

1

(*): Tổ chức tập huấn tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc.

VI. KINH PHÍ

1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án

a) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác được phân cấp theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Đối với chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ ngân sách tỉnh chỉ đảm bảo cho các đối tượng là cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, tổ chức khác phải tự đảm bảo kinh phí hoặc do người học tự đóng.

2. Kinh phí để triển khai đề án (Phụ lục kèm theo)

a) Bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ: 4.000.000 đồng/học viên (bằng chữ: Bốn triệu đồng).

b) Tập huấn công tác văn thư, lưu trữ:

- Kinh phí tập huấn cho 01 lớp tập huấn tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc: 48.204.000 đồng/lớp (bằng chữ: Bốn mươi tám triệu hai trăm lẻ bốn ngàn đồng).

- Kinh phí tập huấn cho 01 lớp tại thành phố Huế, thị xã và các huyện còn lại: 44.880.000 đồng/lớp (bằng chữ: Bốn mươi bốn triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng).

c) Hội nghị về công tác văn thư, lưu trữ: 34.272.000 đồng/lớp (bằng chữ: Ba mươi bốn triệu hai trăm bảy mươi hai ngàn đồng).

d) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn về văn thư, lưu trữ và Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ: 63.750.000 đồng/lớp (bằng chữ: Sáu mươi ba triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn).

3. Tổng kinh phí thực hiện đề án: 5.823.236.000 đồng (bằng chữ: Năm tỷ tám trăm hai mươi ba triệu hai trăm ba mươi sáu ngàn đồng).

3. Phân bổ kinh phí theo từng năm

Năm

Bồi dưỡng nghiệp vụ VTLT

Tập huấn công tác VTLT

Hội nghị về công tác VTLT

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn về VTLT

Quản lý nhà nước về công tác VTLT

Tổng cộng

2020

400.000.000

192.816.000

34.272.000

63.750.000

0

690.838.000

2021

0

224.400.000

0

191.250.000

63.750.000

479.400.000

2022

400.000.000

224.400.000

0

63.750.000

0

688.150.000

2023

0

192.816.000

34.272.000

191.250.000

63.750.000

482.088.000

2024

400.000.000

224.400.000

0

63.750.000

0

688.150.000

2025

0

224.400.000

0

191.250.000

63.750.000

479.400.000

2026

200.000.000

192.816.000

34.272.000

63.750.000

0

490.838.000

2027

0

224.400.000

0

191.250.000

63.750.000

479.400.000

2028

0

224.400.000

0

191.250.000

0

415.650.000

2029

0

224.400.000

0

191.250.000

0

415.650.000

2030

0

224.400.000

34.272.000

191.250.000

63.750.000

513.672.000

Tổng cộng

5.823.236.000

Bằng chữ: Năm tỷ tám trăm hai mươi ba triệu hai trăm ba mươi sáu ngàn đồng.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ có trách nhiệm

a) Theo dõi, hướng dẫn và đánh giá quá trình thực hiện Đề án định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ và thống nhất quản lý nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về văn thư, lưu trữ đối với cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ các cấp.

c) Chỉ đạo Chi cục Văn thư - Lưu trữ

- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của đề án đảm bảo chất lượng, hiệu quả đúng tiến trình của đề ra.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình bồi dưỡng, biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ; mời giảng viên và cử cán bộ tham gia giảng dạy; tổ chức quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho việc dạy và học

- Lập dự toán kinh phí hàng năm và thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

2. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kinh phí thực hiện Đề án; Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn quyết toán tài chính, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả.

3. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có nhiệm vụ sắp xếp, bố trí cán bộ văn thư, lưu trữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ văn thư, lưu trữ sau đào tạo; cán bộ văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức căn cứ nhu cầu nâng cao năng lực có trách nhiệm đăng ký tham gia học tập.

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN VĂN THƯ, LƯU TRỮ
(kèm theo Đề án “Bồi dưỡng, tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2030”)

1. Bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ: 4.000.000 đồng/học viên (bằng chữ: Bốn triệu đồng). Theo đơn giá của đơn vị đào tạo.

2. Tập huấn công tác văn thư, lưu trữ

Đơn vị tính: đồng

Stt

Nội dung

ĐVT

SL

Đơn giá

Thành tiền

1

Báo cáo viên

Người

04

1.000.000

4.000.000

2

Trợ giảng, hướng dẫn thực hành, thực tế (02 người/buổi x 02 buổi)

Người

04

500.000

2.000.000

3

Hội trường, trang trí hội trường, thiết bị, điện, nước, khai mạc, bế mạc

Ngày

02

8.000.000

16.000.000

4

Tài liệu học tập

Bộ

150

50.000

7.500.000

5

Văn phòng phẩm, thiết bị thực hành

Bộ

150

10.000

1.500.000

6

Nước, ăn nhẹ cho học viên (150 người x 02 ngày)

Người

300

40.000

12.000.000

7

Hỗ trợ xăng xe đưa đón báo cáo viên và trợ giảng, hướng dẫn thực hành và cán bộ tổ chức quản lý lớp

Lần

01

1.000.000

1.000.000

8

Phụ cấp lưu trú của báo cáo viên và trợ giảng, hướng dẫn thực hành tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc (02 ngày x 04 người x 01 huyện)

Người

08

150.000

1.200.000

9

Thuê phòng nghỉ cho báo cáo viên và trợ giảng, hướng dẫn thực hành (02 ngày x 04 người x 01 huyện)

Người

08

200.000

1.600.000

10

Chi phí trực tiếp quản lý lớp học tại huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc (chỉ đạo, quản lý, tổ chức, phục vụ...) ((1:9) x 3% x 01 lớp)

Lớp

01

 

1.404.000

11

Chi phí trực tiếp quản lý lớp học tại các sở, ban, ngành; thành phố Huế, thị xã và các huyện còn lại (chỉ đạo, quản lý, tổ chức, phục vụ...) ((1:7) x 2% x 01 lớp)

Lớp

01

 

880.000

A

Kinh phí tập huấn cho 01 lớp tập huấn tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc ((1:9) + 10)

 

 

 

48.204.000

B

Kinh phí tập huấn cho 01 lớp tại thành phố Huế, thị xã và các huyện còn lại ((1:7) + 11)

 

 

 

44.880.000

3. Hội nghị về công tác văn thư, lưu trữ

Đơn vị tính: đồng

Stt

Mục chi

ĐVT

SL

Đơn giá

Thành tiền

1

Báo cáo viên

Buổi

02

1.200.000

2.400.000

2

Trợ giảng

Buổi

02

600.000

1.200.000

3

Hội trường, trang trí hội trường, thiết bị, điện, nước, khai giảng, bế giảng

Ngày

01

8.000.000

8.000.000

4

Tài liệu hội nghị

Bộ

200

50.000

10.000.000

5

Phụ cấp tiền ăn cho báo cáo viên, trợ giảng (02 người x 01 ngày

Ngày

02

500.000

1.000.000

6

Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ cho báo cáo viên

Ngày

01

2.000.000

2.000.000

7

Hỗ trợ xăng xe đưa đón báo cáo viên

lần

01

1.000.000

1.000.000

8

Nước, ăn nhẹ cho đại biểu (200 người x 01 ngày)

Người

200

40.000

8.000.000

9

Chi phí trực tiếp quản lý lớp học (chỉ đạo, quản lý, tổ chức, phục vụ...) ((1:8) x 2%)

 

 

 

672.000

TỔNG CỘNG

34.272.000

Bằng chữ: Ba mươi bốn triệu hai trăm bảy mươi hai ngàn đồng.

4. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn về văn thư, lưu trữ và Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ

Đơn vị tính: đồng

Stt

Mục chi

ĐVT

SL

Đơn giá

Thành tiền

1

Báo cáo viên

Buổi

10

1.000.000

10.000.000

2

Trợ giảng

Buổi

05

500.000

2.500.000

3

Hội trường, trang trí hội trường, thiết bị, điện, nước, khai giảng, bế giảng

Ngày

05

8.000.000

40.000.000

4

Tài liệu hội nghị

Bộ

100

50.000

1.000.000

5

Hỗ trợ xăng xe đưa đón báo cáo viên

lần

01

1.000.000

1.000.000

6

Nước, ăn nhẹ cho đại biểu (200 người x 01 ngày)

Người

100

40.000

4.000.000

7

Chi phí trực tiếp quản lý lớp học (chỉ đạo, quản lý, tổ chức, phục vụ...) ((1:6) x 2%)

 

 

 

1.250.000

TỔNG CỘNG

63.750.000

Bằng chữ: Sáu mươi ba triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng./.