Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3217/QĐ-BNN-CN

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH ONG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Quyết định số 898/QĐ-BNN-CN ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Đề án Phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Ngân hàng nhà nước;
- Các đơn vị thuộc Bộ (để t/h);
- UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hiệp Hội ngành Ong;
- Các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong;
- Lưu: VT, CN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH ONG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3217/QĐ-BNN-CN ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Thực hiện Quyết định số 898/QĐ-BNN-CN ngày 02/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Đề án) thực hiện Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Triển khai có hiệu quả Đề án đạt mục tiêu đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Đến năm 2030 nước ta chủ động duy trì số lượng từ 1,3 đến 1,5 triệu đàn ong được di chuyển theo nguồn hoa, nguồn mật, đạt năng suất mật bình quân cả nước trên 42 kg/đàn/năm đối với ong ngoại và trên 18 kg/đàn/năm đối với ong nội; tổng sản lượng mật ong ổn định 55-60 nghìn tấn/năm, trong đó xuất khẩu khoảng 80% và tiêu dùng nội địa khoảng 20%.

2. Xác định rõ các nhiệm vụ, nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến đạt được, gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai Đề án; đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm ong.

3. Đảm bảo chủ động trong triển khai Đề án; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trực thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan theo lộ trình để đạt được mục tiêu đề ra.

4. Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án vào các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động có liên quan tại các đơn vị thuộc Bộ, địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

Nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030 chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Cục Chăn nuôi là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Bộ và địa phương. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai Kế hoạch; báo cáo và tham mưu Lãnh đạo Bộ xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Kế hoạch.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ và căn cứ vào Kế hoạch hành động này, xây dựng kế hoạch cụ thể; chủ động rà soát nhiệm vụ và kinh phí triển khai trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

3. Giao Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính căn cứ vào đề xuất của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí theo quy định để triển khai hiệu quả Đề án.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao; chủ động lồng ghép việc thực hiện với các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan tại địa phương; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức, cá nhân liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch này đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.

5. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Chăn nuôi) về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao, kết quả triển khai, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


PHỤ LỤC

NỘI DUNG, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH ONG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3217/QĐ-BNN-CN ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên chương trình/dự án

Nội dung chính (dự kiến)

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Dự kiến nhu cầu vốn (triệu đồng)

Thời gian

1

Tổ chức phổ biến nội dung, kế hoạch triển khai, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai đề án.

Phổ biến, hướng dẫn triển khai các nội dung, kế hoạch, kết quả triển khai, sơ kết, tổng kết kết quả triển khai các dự án thuộc đề án

Cục Chăn nuôi

Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; cơ quan quản lý địa phương.

Báo cáo tình hình triển khai, kết quả triển khai các dự án thuộc Đề án.

1.000

2025-2030

2

Điều tra định kỳ trữ lượng cây nguồn mật phục vụ cho phát triển nuôi ong hàng hóa phục vụ xuất khẩu

Xác định được thành phần, trữ lượng, vùng phân bố cây nguồn mật để điều chỉnh hợp lý mật độ đàn ong với diện tích cây nguồn mật.

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố;

- Các cơ sở nuôi ong.

- Báo cáo kết quả điều tra định kỳ trữ lượng, vùng phân bố cây cây nguồn mật, lập kế hoạch phát triển đàn ong phù hợp với nguồn cây thức ăn cho ong có sẵn.

- Đề xuất giải pháp hình thành vùng nuôi ong chuyên nghiệp, điều chỉnh mật độ đàn ong với diện tích cây nguồn mật phục vụ cho phát triển nuôi ong hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

5.000

2025-2027

3

Phát triển về giống ong

Chọn lọc, lai tạo phát triển các giống ong mật có tính tụ đàn lớn, năng suất mật cao, kháng bệnh và ve ký sinh phục vụ nhu cầu về ong chúa giống cho người sản xuất.

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu; cơ quan quản lý địa phương; doanh nghiệp; cơ sở nuôi ong.

Nhập khẩu giống ong ngoại;

Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo được các giống ong ngoại, ong nội;

Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi các giống ong mới được chọn lọc, lai tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mật ong.

8.000

2025-2027

3.1

Nhập khẩu các giống ong ngoại có năng suất, chất lượng cao, có tính kháng bệnh cao

Để chọn tạo, nhân đàn mở rộng quy mô nuôi ong chuyên nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, chủ yếu phục vụ xuất khẩu

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu; cơ quan quản lý địa phương; doanh nghiệp; cơ sở nuôi ong.

Nhập khẩu giống ong ngoại Apis mellifera từ Châu Âu.

3.000

2025-2027

3.2

Lai tạo giữa giống ong ngoại (Apis mellifera) nhập khẩu với các giống ong ngoại đã tuyển chọn ở trong nước

Tạo ra giống ong chung mới có năng suất, chất lượng cao, có tính kháng bệnh, ký sinh phù hợp với mục đích sử dụng và vùng sinh thái.

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Các Viện, Trường; Trung tâm nghiên cứu cơ quan quản lý địa phương; doanh nghiệp; cơ sở nuôi ong.

- Báo cáo kết quả lai tạo giữa giống ong ngoại (Apis mellifera) nhập khẩu với các giống ong ngoại đã tuyển chọn ở trong nước;

- Đề xuất phương án khai thác và phát triển trong sản xuất

2.000

2025-2030

3.3

Nghiên cứu phát triển để hoàn thiện và mở rộng quy mô áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho ong chúa giống ở quy mô công nghiệp kết hợp với chọn giống ong theo quần thể khép kín.

Cải tiến chất lượng ong giống về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh phục vụ sản xuất

Viện chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Các Viện, Trường; Trung tâm nghiên cứu cơ quan quản lý địa phương; doanh nghiệp; cơ sở nuôi ong.

Xây dựng 5 mô hình nuôi ong ngoại áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho ong chúa giống với quy mô từ 500 đàn trở lên tại các tỉnh (Gia Lai, Lâm Đồng, Hưng Yên, Bắc Giang, Đắk Lắk).

3.000

2026-2030

4

Xây dựng TCVN về sản phẩm từ ong mật

Tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về sản phẩm từ ong mật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu; cơ quan quản lý địa phương.

- Ban hành TCVN đối với sản phẩm từ ong mật

1.000

2025-2027

4.1

Xây dựng TCVN đối với phấn hoa

Bổ sung thêm tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm ong mật. Xây dựng TCVN Phấn hoa sẽ nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ong thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm phấn hoa, góp phần duy trì và phát triển bền vững nghề nuôi ong

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Trung tâm nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới; cơ quan quản lý địa phương.

Ban hành TCVN đối với phấn hoa

500

2025-2027

4.2

Xây dựng TCVN 12605:2019 Mật ong - Phụ lục B - Mật ong hoa nhãn và Phụ lục C - Mật ong hoa bạc hà.

Để xác định đúng loại mật ong với cùng tên gọi trên thị trường cho từng loại mật ong; kiểm soát gian lận mật ong nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ong thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm phấn hoa, góp phần duy trì và phát triển bền vững nghề nuôi ong

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Trung tâm nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới; cơ quan quản lý địa phương.

Ban hành TCVN 12605:2019 Mật ong - Phụ lục B - Mật ong hoa nhãn và Phụ lục C - Mật ong hoa bạc hà.

500

2025-2027

5

Phát triển về thức ăn bổ sung, thức ăn thay thế cho ong

Sản xuất thức ăn bổ sung, thức ăn thay thế cho ong từ các nguồn nguyên liệu trong nước dễ sử dụng, bảo quản; đảm bảo cân bằng dinh dưỡng an toàn cho đàn ong, không để lại tồn dư trong sản phẩm ong mật.

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Các Viện, Trường, cơ quan quản lý địa phương; Các cơ sở nuôi ong và sản xuất kinh doanh sản phẩm của ong mật.

Hoàn thiện quy trình sản xuất và thương mại hóa sản phẩm đối với thức ăn bổ sung cho ong sử dụng trong vụ Đông và khi khai thác nguồn mật lá.

1.000

2025-2027

6

Nghiên cứu các phương pháp thụ phấn cho cây trồng bằng cách sử dụng các loài ong khác nhau

Chọn tạo các giống ong nội, ong ngoại, ong không ngòi đốt, ong nghệ chuyên dụng dùng cho thụ phấn cây trồng

Cục Chăn nuôi

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Viện Chăn nuôi;

- Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới.

- Cơ quan quản lý địa phương.

- Các trang trại rau, hoa, cây cảnh.

- Báo cáo nghiên cứu các phương pháp thụ phấn cho cây trồng bằng cách sử dụng các loài ong khác nhau

1.000

2027-2030