Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 323/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 02 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ CAM RANH ĐẾN NĂM 2035

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Ban hành Quy định một số nội dung về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 17/02/2012 của UBND tỉnh V/v sửa đổi một số nội dung của Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007;

Căn cứ Quyết định số 3005/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND tỉnh V/v phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu vực vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 2189/QĐ-UBND ngày 17/08/2011 của UBND tỉnh v/v cho phép tiến hành lập điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh;

Căn cứ Quyết định số 3078/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 của UBND tỉnh V/v phê duyệt nhiệm vụ lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035;

Căn cứ Thông báo số 149/TB-UBND ngày 03/4/2014 của UBND tỉnh V/v nghe báo cáo thẩm định Đồ án quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035;

Căn cứ Nghị Quyết số 04/NQ-HĐND ngày 17/10/2014 của HĐND thành phố Cam Ranh V/v thông qua đồ án Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035;

Căn cứ Văn bản số 1040/TTg-KTN ngày 13/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ V/v chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng tại khu vực Bãi Dài, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ Văn bản số 4800/UBND-XDNĐ ngày 24/7/2015 của UBND tỉnh V/v chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng tại khu vực Bãi Dài, thành phố Cam Ranh.

Căn cứ Văn bản số 1630/BXD-QHKT ngày 28/7/2015 của Bộ Xây dựng V/v có ý kiến về đồ án quy hoạch chung thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2035;

Căn cứ Văn bản số 5226/UBND-XDNĐ ngày 11/8/2015 của UBND tỉnh V/v Hoàn chỉnh Đồ án quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035.

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 86/SXD-KTQH ngày 11/01/2016 V/v xin phê duyệt Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đồ án quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035 với những nội dung chính sau:

I. Tên đồ án: Đồ án quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035.

II. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn lập quy hoạch:

Quy mô diện tích lập quy hoạch chung thành phố Cam Ranh bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Cam Ranh có diện tích khoảng 32.502,9 ha được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Cam Lâm.

- Phía Nam giáp huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

- Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Cam Lâm và huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

(Ranh giới nghiên cứu Đồ án quy hoạch chung thành phố Cam Ranh gồm 9 phường 6 xã được xác định theo nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 23/11/2010 của Chính Phủ V/v thành lập thành phố Cam Ranh).

III. Mục tiêu, tính chất; quy mô dân số, đất đai đô thị của đồ án:

1. Mục tiêu:

- Nghiên cứu phát huy các yếu tố quan hệ vùng: Quốc tế, trong nước, vùng tỉnh có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cam Ranh.

- Rà soát, đánh giá và điều chỉnh những vấn đề bất hợp lý so với sự phát triển thực tế của đô thị hiện hữu. Định hướng sự phát triển của đô thị hiện tại và trong tương lai theo đúng luật quy hoạch đô thị và các quy định quản lý đô thị hiện hành.

- Đánh giá tình hình quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy hoạch thị trấn Ba Ngòi được duyệt năm 1999. Cập nhật các quy hoạch xây dựng mang tính chiến lược đóng vai trò phát triển sự phát triển của thành phố Cam Ranh, của khu vực vịnh Cam Ranh.

- Xác định quy mô dân số, quy mô đất đai và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị theo từng giai đoạn ngắn hạn 2025, dài hạn năm 2035.

- Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2025, dài hạn năm 2035, nghiên cứu các hướng phát triển đô thị, vị trí các trung tâm chức năng chính đô thị cũng như các chức năng đặc biệt phát triển kinh tế đô thị.

- Quy hoạch sử dụng đất, đề xuất các quỹ đất dự trữ phát triển cho đô thị trong từng giai đoạn phát triển đô thị.

- Điều chỉnh, nghiên cứu định hướng phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ đáp ứng được sự phát triển của không gian đô thị theo tiêu chí đô thị loại III, II.

- Xây dựng quy định quản lý quy hoạch chung đô thị, nghiên cứu thiết kế đô thị cho phù hợp với hình ảnh đô thị, mang tính đặc trưng cho đô thị.

2. Tính chất:

- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Nam tỉnh Khánh Hòa.

- Là đô thị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cảng.

- Là khu đô thị dịch vụ du lịch, nghĩ dưỡng.

- Là đầu mối giao thông quốc tế vùng và khu vực.

- Là khu vực có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng.

3. Quy mô dân số:

- Dân số hiện trạng toàn thành phố khoảng 134.100 người.

- Dự báo đến năm 2025 dân số toàn thành phố khoảng 180.000 người.

- Dự báo đến năm 2035 dân số toàn thành phố khoảng 230.000 người.

4. Quy mô đất đai:

- Toàn đô thị Cam Ranh có tổng diện tích tự nhiên là 32.502,9 ha.

- Tổng diện tích đất xây dựng đô thị toàn thành phố là 7.926 ha. Trong đó: đất xây dựng đô thị khu vực nội thành là 4.289 ha bình quân 225 m2/người; đất dân dụng nội thành là 2.420 ha, bình quân 127 m2/người.

IV. Định hướng phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc cảnh quan thành phố Cam Ranh trên quan điểm hiện đại, bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và môi trường, khai thác lợi thế quỹ đất để phát triển kinh tế. Các khu trung tâm được bố trí tại những vị trí thuận lợi về giao thông, kết nối thuận lợi với các khu chức năng đô thị khác, khai thác các yếu tố cảnh quan tự nhiên và thuận lợi trong việc đóng góp vào không gian kiến trúc cảnh quan chung của toàn đô thị.

- Phát triển đô thị dựa theo các yếu tố địa hình tự nhiên thành các cụm đô thị chức năng bao quanh đầm, vịnh và hướng ra biển. Hình thành các không gian xanh ở trung tâm các cụm đô thị hướng ra không gian mặt nước kết nối với cảnh quan vùng đồi núi phía Tây.

- Các khu vực không gian kiến trúc cảnh quan trọng tâm cần quan tâm kiểm soát gồm: Khu vực cửa ngõ đô thị; Khu trung tâm đô thị; các trục không gian chủ đạo; các công trình kiến trúc tạo điểm nhấn; hệ thống quảng trường; không gian mở, khung cảnh và cảnh quan chung.

+ Cửa ngõ đô thị: Thành phố Cam Ranh có các cửa ngõ đi vào gồm: Cửa ngõ phía Bắc trên tuyến đường QL1, cửa ngõ phía Bắc trên đường Nguyễn Tất Thành, cửa ngõ phía Tây Nam trên tuyến QL27B. Tại các điểm của ngõ sẽ bố trí các biểu tượng, hay cổng chào là nơi tạo ấn tượng đầu tiên, tạo điểm nhấn khi vào thành phố Cam Ranh.

+ Các khu trung tâm đô thị:

Không gian khu trung tâm hành chính: Bao gồm các khối công trình Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các trụ sở cơ quan hành chính. Các công trình này được xây dựng khang trang, bề thế trên trục chính khu đô thị trung tâm.

Không gian các khu trung tâm thương mại dịch vụ, văn hóa đặt trên các trục trung tâm đô thị hướng ra các không gian mở là cây xanh, mặt nước ven đầm vịnh và biển. Các khối tòa nhà cao tầng của trung tâm cao từ 6 - 20 tầng có bố cục gắn kết với hệ thống quảng trường và các trục cây xanh.

Đối với các khu trung tâm ven biển: hình thành các trục không gian với bố cục giảm dần độ cao ra đến biển, kết hợp hài hòa với khu dịch vụ ven biển.

+ Các trục không gian chủ đạo: Hướng biển được thiết kế nhịp điệu thấp dần ra biển để nghiên cứu phù hợp với hướng gió và hướng sáng các không gian công trình; trục kết nối vào Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh, trục kết nối hướng từ khu trung tâm hành chính ra biển, …..

+ Hệ thống quảng trường: Được thiết kế gắn kết với các khu trung tâm chính đô thị và các khu vực hướng tâm ra đầm, vịnh, biển. Quảng trường trung tâm là nơi tập trung nhiều hoạt động đông người và giao lưu cộng đồng của người dân đô thị trong các ngày lễ hội, kỷ niệm những ngày trọng đại của đô thị.

+ Hệ thống không gian mở: Kết hợp hệ sinh thái tự nhiên như sông suối, với các khu cây xanh chuyên đề, cây xanh sinh thái bao quanh. Là khung kết nối mềm với không gian các khu chức năng trong đô thị.

+ Vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên: Các dải đất ven chân núi, ven biển ưu tiên trồng các thảm cây xanh, hình thành ven biển các quảng trường hướng biển phục vụ công cộng, các thảm xanh ven biển rộng từ 50-100 m là vùng rừng phòng hộ tránh sóng. Khu vực núi cao trồng cây xanh lâm nghiệp kết hợp rừng phòng hộ.

+ Khung cảnh và cảnh quan chung. Không gian đô thị thành phố Cam Ranh được bao bọc bởi hệ thống núi Hòn Rồng, núi Hòn Ông và núi Tà Lương. Hình thái kiến trúc chủ yếu là các khu đô thị thấp tầng, khai thác yếu tố cảnh quan tự nhiên đồng thời hình thành một số khu vực có chiều cao tầm nhìn nổi bật cho đô thị hiện đại và làm điểm nhấn nhìn từ trên cao xuống đô thị.

V. Thiết kế đô thị cho các khu vực đặc trưng:

- Xác định vùng kiến trúc, cảnh quan đô thị:

+ Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh và các hướng dẫn thiết kế đô thị sẽ tập trung làm rõ các vấn đề về cấu trúc đô thị, vấn đề chỉnh trang, phát triển mới, các vấn đề môi trường đô thị cũng như cảnh quan và tiện nghi đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.

+ Khung thiết kế đô thị sẽ tập trung nghiên cứu vào các khu vực chính theo phân vùng cảnh quan đã được xác định, tạo nên diện mạo không gian đô thị du lịch biển kiểu mẫu riêng biệt cho khu vực đất phát triển mới của thành phố Cam Ranh trong tương lai.

- Tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị:

+ Không gian khu trung tâm: Được phát triển trên cơ sở trung tâm hành chính hiện hữu thuộc phường Cam Phú. Hiện đã được xây dựng khá khang trang tuy nhiên trong tương lai cần bổ sung chỉnh trang những công trình chức năng cho khu vực trung tâm này.

+ Không gian cửa ngõ đô thị: Thành phố Cam Ranh nằm trên tuyến huyết mạch QL1A là một trong những của ngõ quan trọng phía Nam của tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra thành phố Cam Ranh còn nằm trên những tuyến đường biển, đường hàng không kết nối với các khu vực trên thế giới. Chính vì vậy khu vực cửa ngõ vào đô thị đóng vai trò to lớn trong việc tạo dựng hình ảnh cho thành phố Cam Ranh góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

+ Không gian quảng trường: Tùy thuộc vào công năng quảng trường và các kiến trúc xung quanh để có giải pháp phù hợp. Thiết kế quảng trường phải đảm bảo quy mô hợp lý, không quá lớn làm mất đi không gian hội tụ cảnh quan, không quá nhỏ đủ để đảm bảo chức năng sử dụng.

+ Không gian tại các điểm nhấn đô thị: Hình thành tuyến điểm công trình tạo điểm nhấn cho khu vực. Dọc trên các tuyến đường chính xây dựng các công trình có chức năng sử dụng tổng hợp (nhà ở kết hợp với công cộng). Khoảng cách giữa các công trình cao tầng được thiết kế đảm bảo thông thoáng. Tạo tính dẫn hướng đến các không gian mở hoặc không gian trung tâm công cộng.

- Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước:

+ Giữ gìn và tôn tạo các cảnh quan tự nhiên của khu vực Thành Phố cũng như toàn vịnh Cam Ranh. Tạo dựng hệ thống cây xanh kết hợp mặt nước hòa nhập hài hòa với các khu chức năng trong đô thị để tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái đô thị. Gắn kết hợp lý các loại đất cây xanh: Công viên tập trung, các vườn hoa trong lõi các nhóm nhà ở, cây xanh đường phố, các khu vực cây xanh cách ly, cây xanh ven đầm, vùng sinh thái nông nghiệp, vv...

+ Tạo cơ hội cho cộng đồng tiếp cận với không gian mặt nước bằng cách tổ chức các tuyến giao thông chính, phụ, đường đi bộ kết hợp có sự chuyển tiếp từ không gian tự nhiên của mặt nước biển đến không gian của khu vực đô thị. Đây là không gian thể hiện bộ mặt của toàn đô thị theo hướng nhìn từ biển với các cụm công trình có chiều cao và hình khối đa dạng, hình dáng kiến trúc hiện đại mang đậm phong cách của biển.

VI. Các nội dung quy hoạch sử dụng đất:

1. Các khu trung tâm - thương mại - công cộng khu vực nội thành:

- Trung tâm hành chính, cơ quan: Hiện trạng đất trung tâm hành chính và cơ quan thành phố tại phường Cam Phú có quy mô khoảng 40 ha, trong tương lai đây cũng là khu trung tâm hành chính - chính trị phát triển của đô thị đến năm 2035.

- Trung tâm văn hóa, TDTT: Khu trung tâm Văn hóa - TDTT với sự phát triển đô thị, thành phố cần thiết có một trung tâm văn hóa mới để đảm bảo quy mô và phù hợp với vị thế của thành phố trong tương lai. Xây dựng trung tâm văn hóa mới của thành phố tại Cam Phúc Nam - Cam Phúc Bắc, bao gồm các loại hình như nhà văn hóa trung tâm, rạp chiếu phim, thư viện, bảo tàng vv..

- Trung tâm thương mại và dịch vụ cấp đô thị và khu vực: Trung tâm thương mại và dịch vụ phát triển theo mô hình phân tán gắn kết với các trung tâm khu dân cư, trung tâm thương mại và dịch vụ được bố trí chủ yếu trên các tuyến trục chính đô thị, thuận lợi giao thương hàng hóa.

- Trung tâm giáo dục đào tạo:

+ Giáo dục phổ thông trung học: Dự báo quy mô dân số thành phố đến 2035 khoảng 20 vạn dân. Tổ chức bố trí mạng lưới trường trung học đảm bảo bán kính phục vụ cho dân cư hiện trạng và các khu đô thị phát triển mới.

+ Bố trí trung tâm đào tạo chuyên nghiệp tại phường Cam Phúc Nam để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển kinh tế xã hội.

- Trung tâm y tế: Nâng cấp bệnh viện Cam Ranh thành bệnh viện đa khoa khu vực Nam Khánh Hòa với quy mô 250 giường, xây dựng hệ thống trạm y tế cấp cơ sở phục vụ sơ cứu, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng quy mô tối thiểu 500 m2/trạm.

- Trung tâm du lịch và dịch vụ du lịch: Đầu tư phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng ở khu vực không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, có đủ sức thu hút khách và tạo sự phát triển bền vững. Xây dựng khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Ký hiệu

Tên trung tâm

Thuộc khu
đô thị

DT đất (ha)

Mật độ xây dựng bruto tối đa (%)

Tầng cao tối đa, tối thiểu

2035

Ngoài 2035

 

Tổng

 

543,0

595,7

 

 

 

Cấp vùng - đô thị

 

 

 

 

 

TMDV1

TT thương mại + dịch vụ đô thị

P. Cam Nghĩa

 

17,5

30-40

1-5

TMDV2

TT thương mại + dịch vụ đô thị

P. Cam Nghĩa

 

22,5

30-40

1-5

TMDV3

TT thương mại + dịch vụ đô thị

P. Cam Nghĩa

13,7

13,7

30-40

1-7

TMDV4

TT thương mại + dịch vụ đô thị

P. Cam Nghĩa

13,8

13,8

30-40

1-7

TMDV5

TT thương mại + dịch vụ đô thị

P. Cam Nghĩa

4,6

4,6

30-40

1-7

TMDV6

TT thương mại + dịch vụ đô thị

P. Cam Nghĩa - Cam Phúc Bắc

9,7

9,7

30-40

1-5

TTVH

Trung tâm văn hóa

P. Cam Phúc Bắc

6,0

6,0

30-40

1-5

GDCN

Trung tâm đào tạo

P. Cam Phúc Bắc - Cam Phúc Nam

21,0

21,0

30-40

1-5

TTHC

Trang tâm hành chính

P. Cam Phú

40,0

40,0

30-40

1-5

TTYT1

Trung tâm y tế

P. Cam Nghĩa

4,3

4,3

30-40

1-5

TTYT2

Trung tâm y tế

P. Cam Lộc

2,3

2,3

30-40

1-5

TH1

Trường PTTH

P. Cam Nghĩa

2,2

2,2

30-40

1-5

TH2

Trường PTTH

P.Cam Phúc Bắc - Cam Phúc Nam

7,6

7,6

30-40

1-5

TH3

Trường PTTH

P. Cam Phúc Bắc

5,0

5,0

30-40

1-5

TH4

Trường PTTH

P. Cam Phúc Nam

3,7

3,7

30-40

1-5

TH5

Trường PTTH

P. Ba Ngòi

1,6

1,6

30-40

1-5

TH6

Trường PTTH

P. Ba Ngòi

1,5

1,5

30-40

1-5

 

Cấp khu ở

 

 

 

 

 

CC1

TT công cộng + dịch vụ

P. Cam Nghĩa

8,5

8,5

30-40

1-5

CC2

TT công cộng + dịch vụ

P. Cam Phúc Bắc

15,2

15,2

30-40

1-5

CC3

TT công cộng + dịch vụ

P.Cam Phúc Nam

6,3

6,3

30-40

1-5

CC4

TT công cộng + dịch vụ

P.Cam Phú

7,1

7,1

30-40

1-5

CC5

TT công cộng + dịch vụ

P. Ba Ngòi

18,3

18,3

30-40

1-5

CC6

TT công cộng + dịch vụ

Cam Thịnh Đông

9,0

9,0

30-40

1-5

 

Các công trình công cộng, cơ quan, trường chuyên nghiệp rải rác

 

341,7

354,4

 

 

2. Các phân vùng ở:

Quy hoạch xây dựng trong khu vực nội thị và ngoại thị thành phố với 8 phân vùng ở (tương đương 8 khu đô thị). Quy mô mỗi khu đô thị bao gồm từ 1-2 đơn vị ở, mỗi đơn vị ở khoảng 0,4 đến > 1 vạn dân, trong mỗi đơn vị ở bố trí các công trình hạ tầng thiết yếu như trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, chợ, công trình hành chính, văn hóa, trạm y tế, vườn hoa cây xanh, sân tập luyện thể thao,……. đảm bảo nhu cầu thiết yếu và bán kính phục vụ.

Bảng chi tiết các phân vùng ở

Ký hiệu

Địa danh

Dân số đến 2035 (người)

Tổng diện tích đất XD đô thị đến 2035 (ha)

Đất đơn vị ở đến 2035 (ha)

MĐ XD bruttô tối đa đơn vị ở (%)

Tầng cao tối đa, tối thiểu

 

Tổng

230.000

8.103

1.750

 

 

Phân vùng 1 (nội thị)

TT Du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, khu sân bay

-

430

-

30

1-3

Phân vùng 2 (nội thị)

TT phía Bắc (Cam Nghĩa, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc)

80.000

1.550

551

35

1-7

Phân vùng 3 (nội thị)

TT Ba ngòi, Cam Phú, Cam Thuận, Cam Linh

91.000

1.609

616

35

1-15

Phân vùng 4 (nội thị)

Trung tâm công nghiệp (Cam Thịnh Tây)

7.000

830

61

 

1-5

Phân vùng 5 (ngoại thị)

Khu dân cư phía nam (Cam Thịnh Tây)

6.500

564

52

35

1-5

Phân vùng 6 (ngoại thị)

TT Du lịch (Cam Lập - Cam Bình)

7.500

1.795

60

30

1-5

Phân vùng 7 (nội thị)

Khu QS + khu đô thị DL, nghỉ dưỡng CR

10.000

782

186

30

1-5

Phân vùng 8 (ngoại thị)

KV Cam Thành Nam, Cam Phước Đông, Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây và các phần còn lại của Cam Nghĩa, Cam Phúc Nam, Bắc, Phú,...

28.000

543

224

30

1-5

3. Đất công viên cây xanh:

Tổng diện tích công viên trong thành phố khoảng 479,2 ha bao gồm: Công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí tại phường Cam Phú, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc, Cam Nghĩa; các trung tâm thể dục thể thao và công viên vui chơi giải trí trong các khu đô thị.

Chỉ tiêu đất cây xanh thành phố Cam Ranh khoảng 20-25m2/người (kể cả diện tích mặt nước). Ngoài ra còn có khoảng 606 ha đất cây xanh sinh thái trong thành phố và 90 ha đất sân golf thuộc khu đô thị và du lịch nghỉ dưỡng (Bãi Dài- bán đảo Cảm Ranh).

Bảng các khu cây xanh

Ký hiệu

Tên trung tâm

Vị trí

Diện tích (ha)

Tỷ lệ sử dụng đất (%)

2035

Ngoài 2035

XD công trình

Sân đường

Cây xanh- mặt nước

 

Tổng

 

424,8

479,2

 

 

 

CXĐT1

Cây xanh công viên

P. Cam Nghĩa

 

58,0

1-5

5-15

80-90

CXĐT2

Cây xanh công viên

P. Cam Nghĩa

73

73,0

1-5

5-15

80-90

CXĐT3

Cây xanh công viên

P. Cam Nghĩa

40

40,0

1-5

5-15

80-90

TTTDTT

Cây xanh công viên

P. Cam Phúc Bắc - Cam Phúc Nam

32

32,0

1-5

5-15

80-90

CXĐT4

Cây xanh công viên

P. Cam Phúc Nam

37

37,0

1-5

5-15

80-90

CXĐT5

Cây xanh công viên

P. Cam Phúc Nam

21

21,0

1-5

5-15

80-90

CXĐT6

Cây xanh công viên

P. Cam Phúc Nam - Cam Phú

33

33,0

1-6

5-15

80-90

 

Các khu cây xanh rải rác toàn đô thị

 

188,8

185,2

35

5-15

80-90

4. Các khu công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp (TTCN):

Chuyển đổi một số khu chức năng của Khu CN Bắc Cam Ranh sang đất dân dụng. Xây dựng Khu CN Nam Cam Ranh tại xã Cam Thịnh. Dự kiến đến năm 2020, diện tích Khu CN Nam Cam Ranh sẽ được mở rộng thêm khoảng 340 ha. Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Cam Ranh và Nhà máy chế biến dăm mảnh gỗ nguyên liệu giấy Cam Ranh đã đi vào hoạt động; ngoài ra còn có Nhà máy xi măng Hà Tiên được xây dựng tại xã Cam Thịnh Đông giai đoạn 1 có công suất 500.000 tấn/năm, hiện nay Nhà máy đang mở rộng giai đoạn 2 với công suất 1 triệu tấn/năm.

Thành phố Cam Ranh có 14 khu quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; diện tích quy hoạch là 2.796,2 ha.

Các khu công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (TTCN)

TT

Tên khu công nghiệp - TTCN

Vị trí

Đất công nghiệp (ha)

Loại hình công nghiệp

Số lao động dự kiến (người)

Tình trạng dự án

Tổng diện tích

2011- 2025

2025- 2035

 

Tổng diện tích đất CN

 

700

350

700

 

20.700

 

CN1

NM đóng tàu Cam Ranh

Cam Phú- Cam Phúc Nam

36

36

36

CN đóng tàu

400

Đang hoạt động

CN2

Cảng Cam Ranh

 

104

104

104

CN đóng tàu

500

QH

CN3

KCN

Xã Cam Thịnh Tây

105

105

105

CN phụ trợ đóng tàu, VLXD, chế biến nông lâm thủy sản

4.200

QH

CN4

Công nghiệp

Xã Cam Thịnh Tây

105

105

105

CN sạch

1.600

QH

CN5

KCN quy hoạch mới

Xã Cam Thịnh Tây

350

 

350

 

14.000

QH

 

Đất TTCN

 

250

250

250

 

 

 

CCN

QH vùng nuôi tôm - M chế biến nước mắm

Xã Cam Thịnh Tây

250

250

250

 

 

QH

5. Khi đô thị lấp đầy:

Bảng dự báo nhu cầu sử dụng đất khi đô thị lấp đầy

TT

Hạng mục

Hiện trạng

Khi đô thị lấp đầy

Ha

%

m2/ng

Ha

%

m2/ng

 

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố

32.501,3

 

 

32.501,3

 

 

A

Đất xây dựng đô thị

1.899,9

100,0

218,0

8.411,5

100,0

282,3

1

Đất dân dụng

941,1

49,5

108,0

3.068,4

36,5

103,0

-

Đất các đơn vị ở

689,2

36,3

79,1

2.063,0

24,5

69,2

 

Trong đó: đất đơn vị ở hiện trạng cải tạo xen cấy

646,7

 

 

841,3

10,0

75,2

 

Đất đơn vị ở xây mới

42,4

 

 

1.221,7

14,5

65,7

-

Đất CTCC đô thị

27,0

1,4

3,1

163,0

1,9

5,5

-

Đất cây xanh, TDTT

7,0

0,4

0,8

210,7

2,5

7,1

-

Đất giao thông

217,9

11,5

25,0

631,7

7,5

21,2

2

Đất ngoài dân dụng

958,8

50,5

110,0

5.343,2

63,5

 

-

Đất CN, TTCN, kho tàng

 

 

 

700,0

 

 

-

Đất trụ sở cơ quan - trường chuyên nghiệp

45,1

 

 

67,7

 

 

-

Đất công cộng + DVTM + SXKD

229,3

 

 

365,0

 

 

-

Đất cây xanh TDTT

60,7

 

 

268,5

 

 

-

Đất giao thông đối ngoại

574,5

 

 

813,3

 

 

-

Đất dịch vụ du lịch

10,0

 

 

2.627,3

 

 

-

Đất cây xanh sinh thái, CX cách ly. mặt nước

 

 

 

423,6

 

 

-

Đất tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa

29,6

 

 

29,6

 

 

-

Đất bãi thải, xử lý chất thải, hạ tầng kỹ thuật

9,6

 

 

48,1

 

 

B

Đất khác

30.543,2

 

 

24.077,7

 

 

-

An ninh quốc phòng

8.543,6

 

 

7.749,1

 

 

-

Đất khu dân cư nông thôn

221,8

 

 

965,6

 

 

-

Đất dự trữ phát triển

1.257,1

 

 

-

 

 

-

Đất nghĩa trang

23,6

 

 

23,6

 

 

-

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

531,4

 

 

235,0

 

 

-

Đất nông nghiệp - Đất khác

6.723

 

 

6.373,4

 

 

-

Đất lâm nghiệp

1.892,7

 

 

1.306,6

 

 

-

Đất nuôi trồng thủy sản + làm muối

1.492

 

 

896,6

 

 

-

Đất chưa sử dụng

9.858

 

 

6.527,9

 

 

Bảng dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2035

TT

Hạng mục

Hiện trạng

Quy hoạch

Năm 2025

Năm 2035

Ha

%

m2/ng

Ha

%

m2/ng

Ha

%

m2/ng

 

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố

32.501,3

 

 

32.501,3

 

 

32.501,3

 

 

A

Đất xây dựng đô thị

1.899,9

100,0

218,0

5.423,6

100,0

384,6

7.628,2

100,0

405,8

1

Đất dân dụng

941,1

49,5

108,0

1.607,8

29,6

114

2.176,6

28,5

115,8

-

Đất các đơn vi ở

689,2

36,3

79,1

1.074,8

19,8

76,2

1.414,2

18,5

75,2

 

Trong đó: đất đơn vị ở hiện trạng cải tạo xen cấy

646,7

 

 

718,6

 

79,2

801,1

 

79,0

 

Đất đơn vị ở xây mới

42,4

 

 

356,2

 

70,9

613,1

 

70,8

-

Đất CTCC đô thị

27,0

1,4

3,1

74,4

1,4

5,3

124,0

1,6

6,6

-

Đất cây xanh, TDTT

7,0

0,4

0,8

117,3

2,2

8,3

167,5

2,2

8,9

-

Đất giao thông

217,9

11,5

25,0

341,4

6,3

24,2

470,9

 

25,0

2

Đất ngoài dân dụng

958,8

50,5

110,0

3.815,8

70,4

271

5.451,6

71,5

290,0

-

Đất CN, TTCN, kho tàng

 

 

 

350,0

 

 

700,0

 

 

-

Đất trụ sở cơ quan - trường chuyên nghiệp

45,1

 

 

52,8

 

 

67,7

 

 

-

Đất công cộng + DVTM + SXKD

229,3

 

 

281,0

 

 

351,3

 

 

-

Đất cây xanh TDTT

60,7

 

 

180,1

 

 

257,3

 

 

-

Đất giao thông đối ngoại

574,5

 

 

617,1

 

 

726,0

 

 

-

Đất dịch vụ du lịch

10,0

 

 

1.675,9

 

 

2.394,1

 

 

-

Đất cây xanh sinh thái, CX cách ly, mặt nước

 

 

 

614,3

 

 

877,6

 

 

-

Đất tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa

29,6

 

 

29,6

 

 

29,6

 

 

-

Đất bãi thải, xử lý chất thải, hạ tầng kỹ thuật

9,6

 

 

15,0

 

 

48,1

 

 

B

Đất khác

30.543,2

 

 

27.077,6

 

 

24.861,0

 

 

-

An ninh quốc phòng

8.543,6

 

 

7.749,1

 

 

7.749,1

 

 

-

Đất khu dân cư nông thôn

221,8

 

 

332,1

 

 

474,5

 

 

-

Đất dự trữ phát triển

1.944

 

 

1.702,0

 

 

1.257,1

 

 

-

Đất nghĩa trang

23,6

 

 

23,6

 

 

23,6

 

 

-

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

531,4

 

 

425,1

 

 

237,0

 

 

-

Đất nông nghiệp - Đất khác

6.723

 

 

7.019,9

 

 

6.365,4

 

 

-

Đất lâm nghiệp

1.892,7

 

 

1.608,8

 

 

1.324,9

 

 

-

Đất nuôi trồng thủy sản + làm muối

1.492

 

 

1.268,2

 

 

898,6

 

 

-

Đất chưa sử dụng

9.171

 

 

6.948,8

 

 

6.530,9

 

 

Bảng quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng

TT

Hạng mục

Tổng toàn thành phố

Khu vực đô thị

Khu vực ngoài đô thị

Tổng

Phân vùng 1

Phân vùng 2

Phân vùng 3

Phân vùng 4

Phân vùng 7

Tổng

Phân vùng 5

Phân vùng 6

Phân vùng 8

TT Du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, khu sân bay

TT phía Bắc (Cam Nghĩa, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc)

TT Ba ngòi, Cam Phú, Cam Thuận, Cam Linh

Trung tâm công nghiệp (Cam Thịnh Tây)

Khu vực quân sự + khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng CR

Khu dân cư phía nam (Cam Thịnh Tây)

TT Du lịch (Cam Lập - Cam Bình)

KV Cam Thành Nam, Cam Phước Đông, Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây và các phần còn lại của Cam Nghĩa, Phúc nam, Bắc, Phú,...

A

Tổng dân số (người)

230.000,0

188.000,0

-

80.000

91.000

7.000

10.000

42.000

6.500

7.500

28.000

-

Dân số đô thị (người)

188.000,0

188.000,0

-

80.000

91.000

7.000

10.000

 

 

 

 

-

Dân số nông thôn (người)

42.000,0

 

 

 

 

 

 

42.000

6.500

7.500

28.000

B

Tổng đất tự nhiên

32.501,3

13.693,1

430,0

2.161,9

1.889,9

890,1

8.321,2

18.808

1.341,3

2.045,6

15.421,2

I

Đất xây dựng đô thị

8.102,7

5.201,4

430,0

1549,9

1608,9

830,2

782,4

2.901

563,7

1795,1

542,5

1.1

Đất dân dụng

2.651,1

2.176,6

0,0

869,6

947,0

87,2

272,8

474

73,5

84,6

316,4

-

Đất các đơn vị ở

1.750,0

1.414,2

0,0

551,2

615,8

61,0

186,2

336

52,0

59,9

224,0

 

Đất ở hiện trạng

1.136,9

801,1

 

294,3

472,4

34,4

 

336

52,0

59,9

224,0

 

Đất ở xây mới

613,1

613,1

0,0

256,9

143,4

26,5

186,2

-

 

 

 

-

Đất CTCC

145,0

124,0

0,0

44,0

49,1

3,8

27,1

21

3,3

3,8

14,0

-

Đất cây xanh, TDTT

196,9

167,5

0,0

80,0

63,7

6,3

17,5

29

4,6

5,3

19,6

-

Đất giao thông

559,1

470,9

0,0

194,4

218,4

16,1

42,0

88

13,7

15,8

58,8

1.2

Đất ngoài dân dụng

5.451,6

3.024,8

430,0

680,3

661,9

743,0

509,6

2.427

490,3

1710,5

226,1

-

Đất CN, TTCN, kho tàng

700,0

700,0

 

 

140,0

560,0

 

-

 

 

 

-

Đất trụ sở cơ quan - trường chuyên nghiệp

67,7

67,7

 

21,0

46,7

 

 

-

 

 

 

-

Đất công cộng

351,3

189,1

 

79,3

37,6

11,3

61,0

162

57,9

66,0

38,2

-

Đất cây xanh

257,3

257,3

 

179,0

9,4

35,4

33,5

-

 

 

 

-

Đất giao thông đối ngoại

726,0

567,0

45,0

245,0

187,0

90,0

 

159

87,0

 

72,0

-

Đất dịch vụ du lịch

2.394,1

729,1

345,8

0,0

150,0

 

233,2

1.665

90,0

1575,0

 

-

Đất cây xanh sinh thái, CX cách ly, mặt nước

877,6

454,6

34,17

138,1

64,5

39,3

178,5

423,0

255,4

68,4

99,3

-

Đất tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa

29,6

22,9

 

10,8

12,1

 

 

6,7

 

1,1

5,6

-

Đất bãi thải, xử lý chất thải, hạ tầng kỹ thuật

48,1

37,1

5,0

7,1

14,5

7,0

3,5

11,0

 

 

11,0

II

Đất khác

23.616,1

7.709,3

0,0

122,3

33,2

15,0

7538,8

15.907

778

251

14.879

-

An ninh quốc phòng

7.749,1

7.668,8

 

108,3

18,7

15,0

7526,7

80,3

0,0

9,3

71,0

-

Đất dự trữ phát triển

1.257,1

782,5

 

489,7

247,8

45,0

 

474,7

156,7

20,4

297,5

-

Đất nghĩa trang

23,6

23,6

 

11,6

12,1

 

 

-

 

 

 

-

Mặt nước chuyên dùng

237,0

 

 

 

 

 

 

237,0

48,8

 

188,1

-

Đất nông nghiệp - và các loại đất khác

6.365,4

4,83

0,00

2,43

2,40

0,01

0,00

6.360,6

255,70

49,39

6.055,48

-

Đất lâm nghiệp

1.324,9

-

 

 

 

 

 

1.324,9

66,3

171,5

1.087,0

-

Đất nuôi trồng thủy sản + làm muối

898,6

 

 

 

 

 

 

898,6

250,0

 

648,6

-

Đất chưa sử dụng, đất khác

6.530,9

 

 

 

 

 

12,1

6.530,9

 

 

6.530,9

VII. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

1. Quy hoạch giao thông:

a. Các tuyến đường đối ngoại:

Đường hàng không: Theo Quyết định số 1006/QĐ-TTg ngày 14/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch Cảng HK Quốc tế Cam Ranh giai đoạn đến 2020 và định hướng đến năm 2030, Cảng HK Quốc tế Cam Ranh được quy hoạch là cảng cấp 4E và sân bay quân sự cấp I, trang thiết bị hạ cánh cấp I. Đến năm 2020, Cảng HK Quốc tế Cam Ranh sử dụng đường cất hạ cánh hiện có và xây thêm đường cất hạ cánh số 2 kích thước 3.048m x 45m có thể tiếp nhận các loại máy bay từ ATR72 tới A320, B767, B777, B747F và tương đương. Đến năm 2020 có thể tiếp nhận 27 máy bay/ giờ cao điểm (2.785HK/giờ cao điểm), lượng hành khách thông qua cảng đạt 5,5 triệu khách/năm, lượng hàng hóa đạt 100.000 tấn/năm. Đến năm 2030, các chỉ tiêu tương đương là 37 máy bay giờ cao điểm (3.800HK/giờ cao điểm), 8 triệu khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm, thiết bị hạ cánh cấp I.

Đường bộ: Xây dựng mới tuyến đường bộ cao tốc phía Đông theo Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Bắt đầu từ Cam Phước Đông về xã Cam Thịnh Tây và chạy sang địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đoạn qua thành phố có chiều dài 16,10 km và được thiết kế theo chuẩn đường cao tốc Việt Nam. Đoạn tuyến cao tốc từ Cảng HK Quốc tế Cam Ranh - Khánh Hòa tới thành phố Phan Rang - Ninh Thuận dài hơn 50 km đã được Bộ Giao thông vận tải giao cho tỉnh Ninh Thuận làm chủ đầu tư.

- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố với chiều dài 28km, đây là một phần của dự án mở rộng Quốc lộ 1A từ Phan Rang đến Cam Ranh đã được Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng Tuyến QL1A tránh về phía Tây thành phố Cam Ranh, nối tiếp với QL1A từ Cầu Bà Triên xã Cam Hòa đến gần Khu CN Cam Ranh xã Cam Thịnh Đông. Đoạn đường này dài 27,9Km (qua thành phố dài khoảng 10km), tiêu chuẩn thiết kế đường cấp I với 6 làn xe, nền đường 32,5m, mặt đường 22,5m, chỉ giới 72,5m. Đoạn đường này cơ bản trùng với đường Lập Định - Suối Môn.

- Tuyến QL27B bắt đầu từ km 1516+900 trên QL1A (thuộc xã Cam Thịnh Tây), chạy về phía Tây qua Ninh Thuận đi Đà Lạt, đoạn tuyến nằm trong khu vực nghiên cứu thiết kế có chiều dài 8km. Dự kiến nâng cấp cải tạo thành đường cấp II, mặt đường BT nhựa, cấp kỹ thuật 60 km/h, nền đường 22,5m, mặt đường 15m, chỉ giới 56,0m.

- ĐT656 (Tỉnh lộ 9 cũ - ĐT65-31): Trong tương lai khi hình thành hồ Tà Rục sẽ ngập một đoạn đường Tỉnh lộ 9, do đó tuyến tránh ngập dài khoảng 3,4 km được thiết kế mặt nhựa rộng 5,5m, nền 7,5m, đường cấp IV miền núi, chỉ giới xây dựng 30m.

- Đã đầu tư xây dựng đoạn đường có chỉ giới 30 m từ Cảng HK Quốc tế Cam Ranh đi qua cầu Long Hồ nối đến QL1A tại Mỹ Ca.

b. Các tuyến đường đối nội:

- Đường Mỹ Ca đi Vĩnh Cẩm, điểm đầu tại km 1500+370 QL1A , điểm cuối giao với đường Lập Định Suối Môn, dài 7,3 km, chỉ giới 42 m.

- Đường Phạm Văn Đồng nối dài do thành phố bàn giao, điểm đầu tại thành phố Cam Ranh, điểm cuối tại Cam Thành Bắc, chỉ giới 30m.

- Các tuyến đường do thành phố quản lý: Thực hiện cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đô thị, đường xã, nhựa hóa, bê tông hóa các tuyến đường đất, phấn đấu đến năm 2020, cải tạo và nâng cấp 23 tuyến đường

- Các đường gom: Dọc Quốc lộ 1A và đường sắt, khi xây dựng các khu, cụm công nghiệp và các khu dân cư mới cần phải làm đường gom nhằm hạn chế tối đa giao cắt với những tuyến đường này để đảm bảo an toàn giao thông.

Phát triển đường giao thông nông thôn:

Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn (theo thống kê, sẽ có 19 tuyến đường nông thôn cần phải đầu tư nâng cấp).

* Đường sắt:

Tuyến đường sắt: Cải tạo, nâng cấp toàn tuyến đường sắt dài 18,8 km (từ km 1.359+311 đến km 1.378+100), lộ giới tuyến sẽ được mở rộng đạt tiêu chuẩn quy hoạch.

- Xây dựng tuyến đường sắt (dài 4,5km) từ Cảng Ba Ngòi đến ga ngã Ba nối với đường sắt hiện hữu.

- Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang - Sài Gòn, đoạn qua thành phố có chiều dài 17,85 km, khổ đường đôi 1.435mm.

Ga đường sắt:

- Xây dựng mới ga ở phía cuối đường Nguyễn Công Trứ, chiều dài nền ga khoảng 1.000-1.200m, rộng ga 300m.

- Xây dựng nhà ga trên tuyến đường đi cảng Cam Ranh để làm đầu mối phục vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng vào đô thị và đi các khu vực khác.

* Đường thủy:

- Cảng Cam Ranh: Theo nội dung quy hoạch tại Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì Cảng Ba Ngòi là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Cảng Ba Ngòi được đổi thành Cảng Cam Ranh đã được Chính phủ công nhận là cảng biển loại 1. Cảng Cam Ranh sẽ tiếp nhận được tàu có trọng tải 50.000 DWT với năng lực xếp dỡ đạt hơn 3 triệu tấn/năm.

- Đường thủy nội địa: Tuân thủ theo quy hoạch hệ thống đường thủy nội địa toàn tỉnh đã được phê duyệt, xây dựng tại khu vực vịnh Cam Ranh các bến tàu thuyền phục vụ du lịch và phục vụ đánh bắt hải sản. Xây dựng các bến neo đậu tàu thuyền tránh bão.

Giao thông trong khu vực nội thị:

* Tổ chức mạng lưới đường:

- Mạng lưới đường được xây dựng trên cơ sở mạng lưới đường chính hiện có hoặc theo quy hoạch đã được xác định.

- Các khu chức năng được kết nối với nhau bằng tuyến QL1A và các tuyến đường chính.

- Mạng lưới đường chính khu vực xây dựng dạng ô bàn cờ với khoảng cách giữa các tuyến khu vực từ 300-400m.

* Xác định quy mô và phân cấp các tuyến đường:

Khu vực thành phố Cam Ranh:

- Các tuyến đường đô thị có mặt cắt ngang rộng từ 16-44m.

- Các tuyến đường trung tâm đã được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch chung, các tuyến đường trong các khu quy hoạch chi tiết đã được triển khai cắm mốc, với mặt cắt ngang đường rộng từ 16-36m.

Các tuyến đường giao thông nông thôn:

- Phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn trên cơ sở định hướng của các quy hoạch giao thông Quốc gia, quy hoạch giao thông toàn tỉnh và quy hoạch các tuyến đường giao thông đô thị.

* Xác định vị trí quy mô, số lượng các công trình giao thông:

- Bến xe đối ngoại: Xây dựng bến xe thành phố Cam Ranh với diện tích khoảng 2ha tại phía Nam cầu Trà Long, phường Ba Ngòi.

- Xây dựng điểm đỗ xe tải tại lý trình km 1522+100 trên QL1A qua thành phố Cam Ranh.

- Bãi đỗ xe: Xây dựng các bãi đỗ xe với diện tích mỗi bãi đỗ khoảng 1ha tại các vị trí bố trí công trình công cộng, dịch vụ, với bán kính đi bộ khoảng 200-300m. Tổng diện tích các bãi đỗ xe trong toàn khu là 20ha.

Bảng thống kê mạng lưới đường.

STT

Tên đường

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Diện tích

Hiện trạng cải tạo

Xây dựng mới

Hiện trạng cải tạo

Xây dựng mới

I

Giao thông đường sắt

 

 

 

376.640

1.053.600

1

Đường sắt cao tốc

 

18.000

25,2

-

453.600

2

Đường sắt quốc gia

18.540

 

16

296.640

-

3

Đường sắt đi cảng ba ngòi

5.000

 

16

80.000

-

4

Ga đường sắt

 

1.500

400

-

600.000

I

Giao thông đường bộ (đối ngoại)

19.100

29.500

 

788.000

2.322.000

1

Đường cao tốc

 

16.500

100

-

1.650.000

2

Quốc lộ 1A tránh

8.500

9.000

56

476.000

504.000

3

Quốc lộ 27B

8.600

 

30

258.000

-

4

Tỉnh lộ 9

2.000

4.000

27

54.000

108.000

5

Bến xe đối ngoại

 

 

 

-

60.000

II

Giao thông đô thị

36.000

155.650

 

1.995.000

5.746.590

1

QL 1A hiện có (mặt cắt 3-3)

15.000

 

30

450.000

-

2

Đại lộ Nguyễn Tất thành (mặt cắt 1-1)

13.500

 

90

1.215.000

-

3

Mặt cắt 6-6

 

3.200

36

-

115.200

4

Đường số 2 (mặt cắt 4-4)

7.500

2.900

44

330.000

127.600

5

Đường 44m (mặt cắt 4-4)

 

17.000

44

-

748.000

6

Đường cù hin (mặt cắt 4-4)

 

11.350

44

-

499.400

7

Đường mặt cắt 5-5

 

8.500

40

-

340.000

8

Đường mặt cắt 6-6

 

30.500

36

-

1.098.000

9

Đường mặt cắt 8-8

 

14.000

30

-

420.000

10

Đường mặt cắt 9-9

 

45.490

27

-

1.228.230

11

Đường mặt cắt 10-10

 

2.010

26

-

52.260

12

Đường mặt cắt 11-11

 

5.800

17,5

-

101.500

13

Đường mặt cắt 12-12

 

4.900

36

-

176.400

14

Đường mặt cắt 13-13

 

10.000

24

-

240.000

15

Bãi đỗ xe

 

 

 

 

200.000

16

Nút giao thông

 

 

 

 

400.000

 

Tổng

55.100

185.150

 

2.783.000

8.068.590

2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật, thoát nước mưa:

a. Giải pháp quy hoạch san nền: San đắp nền trong ranh giới xây dựng theo từng giai đoạn, các khu vực xây dựng có địa hình thấp trũng phải tôn nền đến cao độ thiết kế, chiều cao đắp nền từ 1,5m đến 2,5m. Cụ thể như sau:

* Khu vực xây dựng công nghiệp: Cao độ nền xây dựng Hxd³+3,0m.

* Khu vực xây dựng dân dụng: Cao độ nền xây dựng Hxd ³+2,85m (khu dân dụng xây mới).

Tận dụng một số quả đồi xung ở phía Tây để khai thác đất san đắp nền cho khu vực thiết kế. Đảm bảo không gây sạt lở và không ảnh hưởng các khu vực xung quanh.

b. Thoát nước mưa:

- Xây dựng mới các hệ thống cống thoát nước mưa chính theo các trục giao thông đảm bảo thoát nước.

- Các trục đường có mặt cắt rộng ³10,5m và có giải phân cách ở giữa phải xây dựng 2 tuyến cống 2 bên đường.

- Các tuyến cống thoát nước mưa đặt dưới vỉa hè để dễ duy tu bảo dưỡng.

- Tính toán thủy lực cống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn. Với diện tích lưu vực thu nước mưa < 2ha lấy kích thước định hình chiều rộng của cống thoát nước mưa là 600mm.

3. Quy hoạch cấp nước:

a. Nguồn cấp nước:

Hồ Tà Rục: Hồ được xây dựng trên suối Tà Rục có dung tích toàn bộ là 23,93 triệu m3, dung tích hữu ích là 20,53 triệu m3 cách trung tâm thành phố Cam Ranh khoảng 13km cung cấp nước tưới, sinh hoạt và công nghiệp cho khu vực Cam Ranh.

Hồ Cam Ranh Thượng: Hồ được xây dựng trên suối Thượng có dung tích toàn bộ là 22,1 triệu m3 cách trung tâm thành phố Cam Ranh khoảng 20km.

Hồ sông Cạn: Hồ có dung tích toàn bộ là 7,28 triệu m3, dung tích hữu ích là 6,92 triệu m3 tại xã Cam Thịnh Tây. Hồ có chức năng cấp nước cho Khu CN Nam Cam Ranh và khoảng 11.600 dân với tổng công suất 8.500m3/ngđ (theo quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 07/03/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước sông Cạn).

b. Lựa chọn nguồn nước:

Giai đoạn đến năm 2025: Với nhu cầu tính toán 45.000m3/ngđ, tiếp tục sử dụng nguồn nước hồ Tà Rục. Hồ Tà Rục có khả năng cung cấp nước thô cho Nhà máy nước Cam Ranh đến 30.000m3/ngđ, ngoài ra bổ sung thêm nguồn nước hồ sông Cạn.

Giai đoạn đến năm 2035: Với nhu cầu tính toán 65.000m3/ngđ, dự kiến bổ sung nguồn nước thô hồ Cam Ranh Thượng.

c. Công trình đầu mối:

Giai đoạn đến năm 2025: Tiếp tục sử dụng và nâng công suất Nhà máy nước Cam Phước Tây lên 30.000m3/ngđ. Xây dựng thêm Nhà máy nước hồ sông Cạn công suất 8.500m3/ngđ.

Giai đoạn đến năm 2035: Nâng công suất Nhà máy Bắc Cam Nghĩa lên 45.000m3/ngđ.

d. Mạng lưới đường ống:

Các tuyến ống hiện có vẫn giữ nguyên và tiếp tục sử dụng.

Thiết kế mạng lưới vòng với đường kính ống từ F100 đến F500.

4. Quy hoạch mạng lưới cấp điện, chiếu sáng:

a. Nguồn cấp điện:

- Theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khánh Hòa. Giai đoạn đến 2015 xây dựng trạm 220kV Cam Ranh 220/110/22KV-2x250MVA, trước mắt đặt 1 máy 250MVA. Đây là nguồn chính cấp cho toàn khu vực thành phố Cam Ranh.

- Cải tạo năng công suất trạm 110kV Cam Ranh: 110/22-2x25MVA. Trạm này vẫn tiếp tục cấp điện cho khu vực phía Bắc thành phố Cam Ranh.

- Xây mới trạm 110kV Nam Cam Ranh: 110/22kV-2x25MVA. Xây dựng để cấp điện cho các phụ tải khu vực phía Nam thành phố Cam Ranh.

- Xây mới trạm 110kV Vịnh Cam Ranh: 110/22kV-2x25MVA. Hiện tại khu vực bán đảo Cam Ranh được cấp điện từ trạm 100kV Cam Ranh. Do nhu cầu phát triển phụ tải, xây mới trạm 110kV Cam Ranh cấp điện cho khu kinh tế cảng Cam Ranh và sân bay Cam Ranh.

- Xây mới trạm 110kV TT Cam Ranh: 110/22kV-2x25MVA, cấp điện cho khu vực trung tâm thành phố Cam Ranh và hỗ trợ cho khu vực phía Tây Nam thành phố.

- Xây mới trạm 110kV Bắc Cam Ranh: 110/22kV-2x25MVA. Trạm này cấp điện cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới, và liên kết hỗ trợ công suất cho trạm 110kV Cam Ranh.

- Xây mới trạm 110kV KCN Nam Cam Ranh: 110/22kV- 2x40MVA, phục vụ chủ yếu cho KCN Nam Cam Ranh.

b. Mạng lưới điện:

* Lưới điện cao áp:

Căn cứ tổng sơ đồ VII và Quy hoạch phát triển Điện lực Khánh Hòa, thì hệ thống lưới điện 500kV, 220kV, 110kV cấp vùng qua khu vực gồm:

- Lưới 500kV.

Xây dựng tuyến 500kV mạch đôi từ Quy Nhơn đi Nha Trang theo Tổng sơ đồ VII. Hướng tuyến đi phía Bắc khu phát triển đô thị và công nghiệp tại Cam Ranh, đảm bảo dự phòng cho phát triển đô thị.

Xây dựng đường dây mạch kép 500kV Cam Ranh - thủy điện Tích Năng.

Xây dựng mới đường dây mạch đơn Nha Trang - Tháp Chàm, tiết diện dây dẫn 4ACRS-330

- Lưới 220kV.

+ Xây dựng mới đường dây 220kV mạch đơn Nha Trang - Tháp Chàm.

- Lưới 110kV.

+ Cải tạo nâng cấp tiết diện đường dây 110kV Cam Ranh - Nha Trang ACRS196 lên AC-300, việc cải tạo này đồng bộ với việc đưa vào vận hành đường dây và trạm 220kV Cam Ranh.

+ Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV Cam Ranh - Đa Nhim AC-150 lên AC-240.

+ Xây mới đường dây 110kV đấu nối từ trạm 110kV Cam Ranh đi Nha Trang.

* Lưới trung thế:

- Xây mới, nâng cấp cải tạo lưới trung thế chuyển về cấp điện áp 22kV trong toàn khu vực. Kết cấu lưới trung áp trong khu vực tuân thủ theo quy tắc mạch vòng vận hành hở để đảm bảo an toàn cung cấp điện cho các phụ tải.

- Đối với khu đô thị xây mới, khu vực đô thị đã ổn định về quy hoạch, các khu trung tâm lưới trung thế cần được thiết kế, xây dựng ngầm để đảm bảo mỹ quan đô thị và tránh đầu tư nhiều lần với tiết diện dây dẫn:

+ Đường trục chính: XLPE-240.

+ Đường nhánh: XLPE-185 hoặc XLPE-150, tùy theo tình hình phụ tải.

- Đối với các khu công nghiệp, khu vực ngoại thị có thể thiết kế, xây dựng lưới trung áp nổi trên cột bê tông ly tâm. Kết cấu lưới phải đảm bảo cấp điện an toàn ổn định cho sản xuất.

+ Đường trục chính: AC-185

+ Đường nhánh: AC-150, AC-120, AC-90,... tùy theo tình hình phụ tải.

5. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc:

a. Về bưu chính:

- Hoàn thành việc phát triển mạng lưới và phát triển rộng khắp các dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, dịch vụ tài chính. Mở rộng lĩnh vực cung cấp dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi cho mọi lĩnh vực.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại triển khai tự động hóa trong khai thác, chấp nhận và tin học hóa các công đoạn bưu chính.

- Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử.

b. Viễn Thông và internet:

- Phát triển viễn thông và internet trong xu thế phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông trong khu vực nghiên cứu quy hoạch có công nghệ hiện đại phủ rộng khắp với băng thông lớn, tốc độ và chất lượng cao.

+ Chuyển mạch: Thay đổi công nghệ mạng lõi cũ, xây dựng hệ thống mới (NGN). Khai thác hiệu quả dịch vụ băng thông rộng và các ứng dụng CNTT, giải trí...

+ Truyền dẫn: Giảm bán kính phục vụ. Thực hiện ngầm hóa cáp nổi.

+ Mạng Thông tin di động: Tăng vùng phủ sóng, nâng cao độ ổn định của tín hiệu.

6. Quy hoạch thoát nước bẩn và VSMT:

a. Giải pháp quy hoạch thu gom và xử lý nước thải:

Dự báo tiêu chuẩn và nhu cầu nước thải

TT

Thành phần thải nước

Quy hoạch năm 2025

Định hướng năm 2035

Tiêu chuẩn

Nhu cầu (m3/ngđ)

Tiêu chuẩn

Nhu cầu (m3/ngđ)

1

Nước thải sinh hoạt khu nội thành

120 1/ngđ (149.000 dân)

17.880,00

150 1/ngđ cho (190.000 dân)

28.500,00

 

Nước thải sinh hoạt khu ngoại thị

80 1/ngđ (31.000 dân)

2.480,00

100 1/ngđ (30.000 dân)

3.000,00

2

Nước thải công nghiệp

22m3/ha.ngđ cho 80% diện tích (134,3 ha)

2.363,68

22m3/ha.ngđ cho 80% diện tích (134,3 ha)

2.363,68

3

Nước thải dịch vụ công cộng

10% Qsh

2.036,00

10% Qsh

3.150,0

 

Tổng công suất

 

24.759,68

 

37.013,68

 

Làm tròn

 

25.000

 

37.000

- Hệ thống thoát nước thải thiết kế riêng biệt với thoát nước mưa.

- Nước thải được thu gom từ các công trình dịch vụ, các khu dân cư sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sẽ được thu vào hệ thống cống thoát nước thải đường phố.

- Mạng lưới đường cống bao tự chảy được xây dựng bằng bê tông cốt thép đường kính D300-600.

- Mạng lưới cống áp lực sử dụng cống gang đường kính D150-300.

- Mạng lưới thoát nước thải theo đặc điểm địa hình được chia thành các lưu vực như sau:

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt 1 (công suất 16.500 m3/ngđ): đây là trạm xử lý nước thải phục vụ cho khu trung tâm của thành phố được nâng cấp từ trạm xử lý nước thải của dự án (ở phường Cam Linh).

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt 2 (công suất 15.000 m3/ngđ): bao gồm 2 lưu vực nhỏ (Bắc và Nam trạm xử lý), là khu vực xen kẽ giữa dân cư hiện trạng, khu đô thị mới... Công suất trạm xử lý là 15.000 m3/ngày với quy mô diện tích là khoảng 3 ha.

+ Trạm xử lý nước thải sinh hoạt 3 (công suất 2.000 m3/ngđ): Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng. Nước thải khu vực xây mới sẽ được thu gom bằng hệ thống thoát nước riêng có đường kính D300 và khu vực làng xóm sẽ được thu gom bằng hệ thống cống bao về trạm xử lý nước thải sinh hoạt số 3. Dự kiến trong lưu vực có 3 trạm bơm chuyển tiếp. Công suất trạm xử lý là 2.000 m3/ngày với quy mô diện tích là khoảng 0,5 ha.

+ Các khu công nghiệp tập trung sẽ xây dựng các trạm xử lý nước thải riêng (trạm xử lý nước thải công nghiệp 1, công suất 30.000 m3/ngđ; diện tích khoảng 7 ha).

b. Giải pháp quy hoạch thu gom và xử lý chất thải:

* Tiêu chuẩn và tính toán CTR

TT

Thành phần thải nước

Quy hoạch năm 2025

Định hướng năm 2035

Tiêu chuẩn

Nhu cầu (tấn/ngđ)

Tiêu chuẩn

Nhu cầu (tấn/ngđ)

1

Nước thải sinh hoạt khu nội thành

0.8kg/ngđ
(149.000 dân)

11,20

1kg/ngđ
(190.000 dân)

190,00

2

Nước thải sinh hoạt khu ngoại thị

0.6kg/ngđ
(31.000 dân)

18,60

0.8kg/ngđ
(30.000 dân)

24,00

3

Nước thải công nghiệp

0,3 tấn/ha.ngđ diện tích (134,3ha)

40,29

0.3 tấn/ha.ngđ diện tích (134.3ha)

40,29

4

Nước thải dịch vụ công cộng

10% Qsh

13,78

10% Qsh

21,4

 

Tổng công suất

 

191,87

 

275,69

 

Làm tròn

 

192

 

276

* Định hướng cơ sở xử lý CTR

- Khu vực đô thị: Phân loại CTR tại nguồn sau đó chuyển đến các trạm trung chuyển, xử lý phân loại sơ bộ sau đó vận chuyển về khu xử lý CTR tập trung. Các trạm trung chuyển sơ cấp đặt tại các khu dân cư.

- Đối với khu vực nông thôn: Mỗi xã xây dựng một trạm trung chuyển CTR; quy mô khoảng 100 - 200 m2.

- Chất thải rắn y tế được thu gom, phân loại và đưa về lò đốt chất thải y tế hợp vệ sinh.

- Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn Nam Cam Thịnh Đông diện tích 27 ha.

c. Quy hoạch Nghĩa trang:

* Dự báo nhu cầu táng (chôn cất): Dự báo nhu cầu diện tích đất nghĩa trang đến năm 2025 là 10,80 ha, đến năm 2035 là 13,20 ha.

* Định hướng hệ thống nghĩa trang:

- Đầu tư xây dựng 2 nghĩa trang của thành phố: Nghĩa Cam Thịnh Đông quy mô 38 ha và nghĩa trang Cam Thành Nam quy mô 15 ha.

- Sau khi xây dựng 2 nghĩa trang của thành phố các nghĩa trang nằm rải rác có biện pháp giải quyết như sau: Nghĩa trang Phú Hòa, Gò Mã, Bắc Dốc Sạn, Ngô Mây, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Nghĩa Phú, Thống Nhất, Trà Sơn, Đình Ba Tây, Nước Ngọt, Bãi Ngang, Dốc Sạn, Hòa Sơn, Hòn Quy, Hiệp Thanh, Cam Thành Nam sẽ được đóng cửa và di dời một phần về nghĩa trang quy hoạch mới, phần còn lại được quy hoạch thành công viên nghĩa trang: đối với các khu vực nghĩa trang có quy mô lớn và có ảnh hưởng đến môi trường, cần giải toả...

VIII. Đánh giá môi trường chiến lược:

a. Giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường không khí và tiếng ồn:

- Tạo lớp đệm xanh cho các khu vực đô thị cần đảm bảo chất lượng môi trường không khí cao như: Khu bệnh viện, trường học, khu hành chính.

- Trồng cây xanh cải thiện điều kiện vi khí hậu và tạo lớp đệm cách ly đảm bảo an toàn vệ sinh cho các công trình đầu mối hạ tầng như trạm bơm, trạm xử lý nước thải,

b. Giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường nước:

- Xây dựng chương trình quản lý tổng hợp môi trường hệ thống sông hồ, đảm bảo chất lượng nước theo QCVN 08:2008, đặc biệt là về mùa khô khi lượng nước thiếu hụt, gây ô nhiễm các khu vực hồ Tà Rục, sông Cạn.

- Hạn chế việc khai thác trái phép nguồn nước ngầm trong các hộ gia đình và các khu dân cư. Khoanh vùng khu vực nguồn nước ngầm đã có dấu hiệu ô nhiễm, cần có biện pháp hoặc đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch quy mô nhỏ đạt tiêu chuẩn, ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt.

- Nước thải sinh hoạt thu gom xử lý tập trung: Xây dựng mạng lưới đường ống đảm bảo tỷ lệ thu gom 90%, xây dựng trạm xử lý tập trung.

c. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn:

- Thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhằm thuận tiện cho quá trình tái chế, các loại chất thải rắn không thể tái chế được thu gom và vận chuyển đến khu chôn lấp chung.

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo thu gom hàng ngày và do một đơn vị chịu trách nhiệm quản lý. Tại các khu du lịch và công cộng, phải bố trí các thùng đựng CTR, cuối ngày thu gom về các điểm trung chuyển CTR và được chuyển về khu chôn lấp CTR chung của thành phố.

d. Giải pháp bảo vệ môi trường đất:

- Sử dụng đất hợp lý theo quy hoạch sử dụng đất của từng khu vực đô thị, tận dụng khai thác quỹ đất xây dựng để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.

- Đối với khu vực nông thôn, cần hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, trong việc sản xuất nông, lâm nghiệp, giảm tối đa sự ô nhiễm gây ra với môi trường đất và nước.

e. Thiết lập hệ thống quan trắc giám sát môi trường:

- Hệ thống các điểm quan trắc chất lượng môi trường trong huyện cần được xây dựng và đảm bảo hoạt động định kỳ.

- Quan trắc tại các điểm nước thải ra nguồn tiếp nhận, thông số quan trắc là hàm lượng kim loại, pH, DO, BOD, COD, dầu tổng số, TSS, tổng nitơ, phốt pho, NH4+, coliform.

- Quan trắc chất lượng không khí, tiếng ồn, khí độc (SO2, NO2, CO), hàm lượng kim loại nặng tại đường giao thông; khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng.

IX. Những quy định về quản lý quy hoạch xây dựng:

Thực hiện việc quản lý quy hoạch chung xây dựng thành phố Cam Ranh theo Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP , đồng thời tuân thủ theo đồ án Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2035 được phê duyệt và các quy định quản lý kèm theo.

Điều 2. Phân công thực hiện:

Các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận Tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tin truyền thông, UBND thành phố Cam Ranh quản lý khu quy hoạch theo chức năng của ngành, theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận Tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công Thương, Y tế, Giáo dục, Lao động Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tin truyền thông, Chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Các đơn vị liên quan;
- Lưu: VT, HgP, CN (9 bản).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh