- 1 Quyết định 2038/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 3 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3261/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 30 tháng 8 năm 2017 |
V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý chất thải y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT);
Căn cứ Văn bản số 413/BQLDA-KH ngày 04/7/2017 của Ban Quản lý dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện - Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn triển khai xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1815/TTr-SYT ngày 25/8/2017 về việc đề nghị Phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tỉnh Thanh Hóa (kèm theo Công văn số 4485/STNMT-BVMT ngày 24/8/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 832/SKHCN-QLCN ngày 18/8/2017 của Sở Khoa học và công nghệ),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tỉnh Thanh Hóa, gồm những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế nguy hại; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Đến năm 2020: 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế
Xử lý theo mô hình cụm: Chủ vận chuyển CTRYT nguy hại là bệnh viện đặt hệ thống xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đó, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trong phạm vi bán kính 30km, gồm 09 cụm:
Cụm 1: Tại Bệnh viện Nhi, xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (trừ Bệnh viện ĐK tỉnh đã có thiết bị xử lý);
Cụm 2: Tại BV huyện Hậu Lộc, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn;
Cụm 3: Tại BVĐK KV Ngọc Lặc, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, và Thường Xuân;
Cụm 4: Tại BVĐK huyện Triệu Sơn, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định, và Thọ Xuân.
Cụm 5: Tại Bệnh viện ĐK huyện Thạch Thành, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, và Cẩm Thủy;
Cụm 6: Tại Bệnh viện ĐKKV huyện Tĩnh Gia, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Tĩnh Gia, Nghi Sơn, ở khu công nghiệp Nghi Sơn;
Cụm 7: Tại BV ĐK huyện Nông Cống, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Nông Cống, Như Thành, và Như Xuân;
Cụm 8: Bệnh viện ĐK huyện Bá Thước
Cụm 9: Bệnh viện ĐK huyện Quan Hóa
3. Kế hoạch thực hiện và phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại trong cụm
a) Căn cứ pháp lý
- Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý được thực hiện bằng các hình thức sau:
+ Theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Theo quy định tại Khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Phương tiện vận chuyển:
- Hiện nay, mỗi cụm xử lý chất thải y tế nguy hại đã được trang bị xe tải để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm (cụm 1 được trang bị xe có tải trọng 1,5 tấn; cụm 2 và 3 mỗi cụm được trang bị xe có tải trọng 01 tấn);
Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 1: số xe 36A-005-97;
Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 2: số xe 36A-006-75;
Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 3: số xe 36A-006-87;
Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 4: số xe 36A-105-37;
Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 5: số xe 36A-004-68;
Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 6: số xe 36A-005-49;
Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 7: số xe 36A-005-64;
Đối với những khu vực mà phương tiện vận chuyển trên không đến được thì sử dụng phương tiện khác (xe mô tô, xe gắn máy) để thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.
c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(Chi tiết tại kế hoạch kèm theo)
Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Tài chính và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tỉnh Thanh Hóa theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THU GOM VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ LÂY NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3261/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KẾ HOẠCH
I. Tổng quan về các cơ sở y tế, chất thải y tế và công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
1.1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
1.2. Số lượng, loại chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế
1.3. Hiện trạng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh
Mô hình xử lý chất thải tại chỗ.
b. Mô hình xử lý chất thải theo cụm
1.3 Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế
II. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại
2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch
2.2. Mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
2.2.1. Mục tiêu chung
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.3. Phạm vi điều chỉnh:
2.2.4. Đối tượng áp dụng:
2.3. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế
2.4. Kế hoạch thực hiện và phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại trong cụm
III. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Sở Y tế
2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế
6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: | Bản đồ y tế tỉnh Thanh Hóa. |
Phụ lục 2: | Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa. |
Phụ lục 3-1: | Đặc điểm chung của các bệnh viện. |
Phụ lục 3-2: | Đặc điểm môi trường tự nhiên của các bệnh viện. |
Phụ lục 3-3: | Ước tính lượng CTYT phát sinh trong năm 2010 và 2015. |
Phụ lục 3-4: | Phương án xử lý và tiêu hủy CTYT của các bệnh viện. |
Phụ lục 3-5: | Hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện. |
Phụ lục 3-6: | Kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra. |
Phụ lục 3-7: | Các dự án hỗ trợ quản lý CTYT tại Thanh Hóa. |
Phụ lục 3-8 | Tổng hợp nhu cầu đầu tư phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTYT của các BV. |
Phụ lục 3-9: | Tổng hợp nhu cầu nâng cao năng lực của các bệnh viện. |
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KẾ HOẠCH
Bệnh viện đa khoa | BVĐK |
Bệnh viện | BV |
Chất thải nguy hại | CTNH |
Chất thải rắn y tế: | CTRYT |
Chất thải y tế | CTYT |
Chống nhiễm khuẩn | CNK |
Phòng khám đa khoa khu vực | PKĐKKV |
Trạm y tế | TYT |
Trung tâm y tế | TTYT |
Chăm sóc sức khỏe sinh sản | CSSKSS |
Y tế dự phòng | YTDP |
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH THANH HÓA
Thanh Hóa ở khu vực Bắc Trung Bộ, Phía Bắc giáp với 3 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình. Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) có chiều dài đường biên 192 km, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ có chiều dài 102 km. Tổng diện tích tự nhiên 11.133 Km2, chiếm 3,37% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Địa hình Thanh Hóa chia làm 3 khu vùng: Vùng núi năm ở phía Tây Bắc gồm 11 huyện, chiếm 72% diện tích toàn tỉnh; vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thị xã, thành phố; vùng ven biển bao gồm 6 huyện, thị xã, chạy dọc theo bờ biển là cửa các sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng.
Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 02 thành phố, 01 thị xã, 24 huyện, trong đó có 7 huyện nghèo thuộc 11 huyện miền núi; 635 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, trong đó có 239 xã khó khăn thuộc miền núi, vùng cao và bãi ngang. Dân số năm 2017 có 3.4000.239 người, mật độ dân số trung bình 307,5 người/km2, chủ yếu sống ở nông thôn. Biểu hiện bản đồ hành chính Phụ lục 1.
1.1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
+ Hệ điều trị:
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 47 bệnh viện, trong đó có 37 bệnh viện công lập và 10 bệnh viện ngoài công lập hiện đang hoạt động. Các bệnh viện công lập gồm: 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tĩnh Gia và Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc); 09 bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Y - Dược học cổ truyền, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện phổi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Nội Tiết, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện Phục hồi chức năng); 25 Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện.
+ Hệ dự phòng:
- Tuyến tỉnh: Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Giám Định y khoa, Trung tâm phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng & Côn trùng và 2 Chi cục: Chi cục Dân số - KHHGĐ và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tuyến huyện có 27 Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố.
+ Tuyến xã:
- Thanh Hóa có 637 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; có 596 có sở hành nghề y tư nhân (phòng khám đa khoa và chuyên khoa). Tổ chức hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa được trình bày trong phụ lục 2.
+ Cơ sở đào tạo y dược: có 01 Phân hiệu Đại học Y; 01 trường Cao đẳng y tế công lập và 04 trương Trung cấp y ngoài công lập.
Năm 2017, giường bệnh của các bệnh viện công lập toàn tỉnh là: 12.736 đạt gần 18,1 GB/vạn dân; trong đó: tuyến tỉnh là 7.276, giường bệnh tuyến huyện là 5.460); Giường bệnh các bệnh viện ngoài công lập là: 1090 GB. Công suất sử dụng giường bệnh trong các cơ sở y tế công là 134,75% trong đó tuyến tỉnh là 131,23% và tuyến huyện là 136,44%. Các bệnh viện trong tỉnh, dù đa khoa hay chuyên khoa đều thực hiện chức năng chẩn đoán và điều trị cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Ngoài ra, bệnh viện công còn phải thực hiện các chức năng đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và quản lý kinh tế theo quy định của Bộ Y tế. Các PKĐKKV và TYT xã chủ yếu khám chữa bệnh thông thường, khám thai, đỡ đẻ và điều trị ngoại trú. Một số cơ sở y tế dự phòng có thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh, tiêm phòng, xét nghiệm... như TT CSSKSS, TT YTDP, TT phòng chống HIV/AIDS và các Trung tâm y tế tuyến huyện.
Các bệnh viện đã lập đề án đánh giá tác động môi trường và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên - Môi trường, Đặc điểm chung về quy mô và dịch vụ của các chủ nguồn thải trong tỉnh (44 bệnh viện) được trình bày trong Phụ lục 3-1.
Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khu vực đồng bằng và trung du đều có vị trí tương đối gần so với trung tâm tỉnh (≤ 60 km), địa hình bằng phẳng, giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý CTYT tập trung hoặc theo cụm bệnh viện, Các cơ sở y tế thuộc khu vực miền núi (11 huyện) có vị trí cách trung tâm tỉnh từ 60 đến 280 km, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn do vậy chỉ phù hợp với mô hình xử lý cho từng bệnh viện: phụ lục 3-2.
1.2. Số lượng, loại chất, thải y tế nguy hạt phát sinh từ các cơ sở y tế
Theo khảo sát của Sở Y tế năm 2016, mỗi ngày các bệnh viện trong tỉnh phát sinh 7.685 kg chất thải y tế (chưa kể các Bệnh viện tư nhân) trong đó có 1,753 kg chất thải nguy hại (chiếm 22.8%). Lượng chất thải y tế phát sinh trung bình là 1,13kg/giường bệnh/ngày, trong đó có 0,18 kg/giường bệnh/ngày là chất thải nguy hại. Lượng chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện trong tỉnh thay đổi từ 0,08 - 0,2 kg/giường bệnh/ngày tùy từng loại bệnh viện, Các bệnh viện có mức độ xả thải chất thải nguy hại nhiều nhất là Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, Bệnh viện Phụ sản (0,2 kg/giường/ngày), Khối lượng chất thải nguy hại trên giường bệnh trong ngày của các bệnh viện trong tỉnh ở mức trung bình chung của cả nước.
Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các nguồn thải nhỏ: mỗi cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh xả thải 1kg CTNH/ngày, mỗi Trung tâm y tế huyện xả 0,2 kg CTNH/ngày, mỗi phòng khám tư nhân và trạm y tế xã xả ra 0,15 kg/ngày thì tổng khối lượng CTNH phát sinh từ các nguồn thải nhỏ trong tỉnh khoảng 198.4 kg/ngày.
Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: chất thải lây nhiễm (sắc nhọn, không sắc nhọn, lây nhiễm cao, mô bệnh phẩm); chất thải hóa học thường gặp trong y tế như dược phẩm bị hỏng hoặc quá hạn, hóa chất khử trùng, hóa chất chứa kim loại nặng; và các bình chứa áp suất. Hóa chất gây độc tế bào chưa xuất hiện do không có cơ sở y tế nào trong tỉnh áp dụng hóa trị liệu điều trị ung thư, một khối lượng nhỏ chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán và điều trị bệnh lý khác (chi tiết theo phụ lục 3-3).
1.3. Hiện trạng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng 2 mô hình xử lý CTRYT nguy hại cho các bệnh viện: mô hình xử lý tại chỗ và mô hình xử lý theo cụm cơ sở y tế. Trên địa bàn tỉnh có 30 công trình xử lý CTYT, tất cả đều đặt trong khuôn viên của các bệnh viện, phần lớn chưa được cấp giấy phép hành nghề xử lý CTNH. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa có công ty môi trường đô thị hay công ty tư nhân nào tham gia xử lý CTRYT nguy hại.
a. Mô hình xử lý chất thải tại chỗ
29 bệnh viện đang có công trình xử lý CTRYT tại chỗ là: 25 Bệnh viện tuyến huyện, thị và 04 bệnh viện khác: Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Lao & Bệnh Phổi, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc với công nghệ là lò đốt 2 buồng, công xuất 10-15 kg/mẻ. Các lò đốt này được đầu tư năm 2007, công nghệ trong nước Li Bidiphar, riêng hệ thống xử lý ở Bệnh viện Nhi được đầu tư từ năm 2009, công nghệ A200- Inciner8 của Anh Quốc. Tất cả lò đốt hiện tại quá tải và xuống cấp (lò nút, vỡ, cảm biến chậm, ra nhiều khói đen, tốn kém chi phí, gây ô nhiễm môi trường và bức xúc của dân cư xung quanh). Dự kiến mô hình xử lý chất thải y tế theo cụm được UBND tỉnh phê duyệt thì chỉ còn 02 Bệnh viện xử lý tại chỗ là BVĐK huyện Quan Sơn và BVĐK huyện Mường Lát.
b. Mô hình xử lý chất thải theo cụm
Mô hình xử lý theo cụm đang được áp dụng vận hành chạy thử. Năm 2016 nhờ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới, tỉnh Thanh Hóa đã được đầu tư 09 cụm xử lý rác thải y tế nguy hại lây nhiễm đặt tại 9 Bệnh viện bằng công nghệ hấp ướt tiệt khuẩn (có Phụ lục 3-4 kèm theo), Hiện nay cả 9 cụm đã được lắp đặt, bàn giao, đưa vào sử dụng, theo đánh giá của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường Bộ Y tế thiết bị đạt QCVN 55: 2013/BTNMT về hiệu quả tiệt khuẩn chất thải y tế lây nhiễm.
Đối với các trung tâm y tế tuyến huyện hiện nay chưa có công trình xử lý CTRYT tại chỗ và cũng chưa thuê đơn vị nào xử lý; Các trạm y tế xã hiện tại chỉ có các lò đốt thủ công.
Chi phí xử lý chất thải lây nhiễm bằng lò đốt của các cơ sở y tế công dao động tùy theo quy mô thực tế phát sinh chất thái y tế của các cơ sở. Chi phí riêng nhiên liệu cho đốt 1 kg chất thải y tế vào khoảng 20.000 đồng, các huyện miền núi có chi phí cao hơn.
1.3. Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế
Đối với các Bệnh viện thu gom chất thải y tế nguy hại được tổ chức theo mô hình xử theo cụm, tỉnh Thanh Hóa đã được trang bị 7 xe tải chuyên dụng vận chuyển CTNH cho 7 cụm (Có phụ lục 3-5 kèm theo). Các xe tải vận chuyển rác y tế lây nhiễm từ các Bệnh viện đến cụm để xử lý. Các chủ nguồn thải nhỏ tự vận chuyển CTYT nguy hại đến Bệnh viện gần nhất hoặc đến cụm bằng thùng kín hoặc thùng được bảo ôn (theo khoản 2, điều 12 Thông tư Liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT).
II. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại
2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý chất thải y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT).
2.2. Mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
2.2.1. Mục tiêu chung
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế nguy hại; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020: 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
2.2.3. Phạm vi điều chỉnh:
Kế hoạch này được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa.
2.2.4. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chất thải y tế lây nhiễm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Kế hoạch này không áp dụng để thu gom, vận chuyển và xử lý đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm phát sinh từ các cơ sở y tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường; một số chất thải nguy hại khác phát sinh tại các cơ sở y tế sẽ do các cơ sở y tế quản lý theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, Kế hoạch này không áp dụng để quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng và chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế. Việc quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng và chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế được thực hiện theo quy định về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; quy định về quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
2.3. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế
Trong giai đoạn 2015-2020, do Thanh Hóa có địa bàn rất rộng và địa hình phức tạp, đồng thời chưa có đủ điều kiện thích hợp về đất đai, đầu tư và cơ chế chính sách nên mô hình xử lý tập trung sẽ không hiệu quả, vì vậy, Thanh Hóa sẽ áp dụng mô hình xử lý theo cụm bệnh viện ở những nơi có điều kiện thuận lợi và kết hợp xử lý tại chỗ cho những bệnh viện thuộc khu vực miền núi, xa xôi, địa hình đi lại khó khăn và chưa có biện pháp xử lý an toàn.
Xử lý theo mô hình cụm: Chủ vận chuyển CTRYT nguy hại là bệnh viện đặt hệ thống xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đó, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trong phạm vi bán kính 30km, gồm 09 cụm:
Cụm 1: | Tại Bệnh viện Nhi, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Thanh Hóa (trừ Bệnh viện ĐK tỉnh đã có thiết bị xử lý); |
Cụm 2: | Tại BV huyện Hậu Lộc, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn; |
Cụm 3: | Tại BVĐK KV Ngọc Lặc, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Thường Xuân; |
Cụm 4: | Tại BVĐK huyện Triệu Sơn, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định và Thọ Xuân. |
Cụm 5: | Tại Bệnh viện ĐK huyện Thạch Thành, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, và Cẩm Thủy; |
Cụm 6: | Tại Bệnh viện ĐKKV huyện Tĩnh Gia, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Tĩnh Gia, Nghi Sơn, khu công nghiệp Nghi Sơn; |
Cụm 7: | Tại BV ĐK huyện Nông Cống, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Nông Cống, Như Thành, và Như Xuân; |
Cụm 8: | Bệnh viện ĐK huyện Bá Thước |
Cụm 9: | Bệnh viện ĐK huyện Quan Hóa |
(Có Phụ lục II-1 kèm theo)
Đối với công tác xử lý chất thải y tế tại cơ sở xử lý cụm:
Chi phí cho công tác xử lý cần phải bao gồm các hạng mục chi phí sau:
- Chi phí khấu hao thiết bị, vật tư thay thế, Nhà lưu giữ chất thải;
- Chi phí điện, nước phục vụ cho xử lý;
- Chi phí cho vận chuyển chất thải sau xử lý đi tiêu hủy;
- Chi phí cho công tác kiểm định, kiểm chuẩn định kỳ;
- Chi phí trả tiền lương, tiền công cho cán bộ vận hành;
- Chi phí bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại cho cán bộ vận hành;
2.4. Kế hoạch thực hiện và phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại trong cụm:
a) Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý được thực hiện bằng các hình thức sau:
- Cơ sở y tế trong cụm thuê đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Đối với chủ xử lý chất thải y tế trong cụm nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp có trách nhiệm báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện (theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị khác không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm thì phải được sự chấp thuận của UBND tỉnh và phải đáp ứng các quy định tại Khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Phương tiện vận chuyển:
- Các cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải sử dụng các phương tiện đáp ứng các yêu cầu nêu tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Hiện nay, mỗi cụm xử lý chất thải y tế nguy hại đã được trang bị xe tải để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm (cụm 1 được trang bị xe có tải trọng 1,5 tấn; cụm 2 và 3 mỗi cụm được trang bị xe có tải trọng 01 tấn); ngoài ra, đối với những khu vực mà phương tiện vận chuyển trên không đến được thì sử dụng phương tiện khác (xe mô tô, xe gắn máy) để thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.
c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
+ Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải;
+ Được lặp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.
d) Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển.
đ) Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế về cơ sở xử lý cho cụm, trường hợp xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc các sự cố khác phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thu gom, lưu giữ:
- Chất thải lây nhiễm từ các cơ sở y tế về cụm xử lý phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
- Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục A Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
f) Dự kiến chi phí thu gom gồm các chi phí sau:
- Chi phí tiêu thụ nhiên liệu và khấu hao phương tiện: Căn cứ loại phương tiện thu gom để tính định mức nhiên liệu và khấu hao cho hoạt động thu gom;
- Chi phí tiền lương, các khoản BHXH, BHYT, BHTN và khám sức khỏe định kỳ của cán bộ thu gom, vận chuyển: Căn cứ mức lương của cán bộ và theo các quy định hiện hành về chế độ tiền lương, tiền công, phụ cấp.
- Chi phí bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại cho cán bộ thu gom
- Chi phí đầu tư các dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố trong quá trình thu gom, vận chuyển
Dự kiến tổng chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý đối với 01 kg chất thải lây nhiễm trong phạm vi cụm:
- Giá dịch vụ công đoạn thu gom, vận chuyển = 15.000đ/1kg
- Giá dịch vụ công đoạn xử lý rác thải nguy hại = 13.500đ/1kg
Tổng cộng giá dịch vụ trọn gói = 28.500đ/1kg
(Có Phụ lục II-2 kèm theo)
1. Trách nhiệm của Sở Y tế
a) Hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
c) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất xây dựng đơn giá cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh
d) Làm đầu mối trong việc tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
e) Báo cáo công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Căn cứ Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất xây dựng đơn giá cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh.
Tổ chức quyết toán kinh phí thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế theo quy định hiện hành.
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, các ngành, địa phương có liên quan thẩm định tuyến đường thu gom và phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của đơn vị thu gom.
b) Chủ trì, phối hợp Sở Y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; về công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính thống nhất xây dựng đơn giá cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Phối hợp Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện Kế hoạch này tại địa phương.
b) Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ sở y tế và các đối tượng liên quan trên địa bàn.
c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế trên địa bàn.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế trên địa bàn.
6. Trách nhiệm của cơ sở y tế có đặt cụm xử lý rác thải y tế
a) Thực hiện quản lý chất thải hại không lây nhiễm (có tên tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường) và một số chất thải nguy hại khác phát sinh tại các cơ sở theo đúng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Phân công 01 lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở.
c) Lập và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ trường hợp cơ sở y tế tự thực hiện xử lý chất thải y tế).
d) Cơ sở xử lý chất thải theo mô hình cụm phải sử dụng Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại (thay thế chứng từ chất thải y tế nguy hại) theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi thực hiện chuyển giao chất thải y tế nguy hại.
đ) Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng với chức năng để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
e) Tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật về việc quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối tượng liên quan.
g) Hàng năm, tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và các đối tượng có liên quan.
h) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Trách nhiệm của cơ sở y tế thu gom chất thải y tế nguy hại
a) Thực hiện các quy định tại Điều 23 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Triển khai thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo nội dung Kế hoạch này.
c) Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển và thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế từ các cơ sở y tế trong cụm về xử lý.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 3-1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRONG TỈNH
STT | CÁC BỆNH VIỆN | Chủ quản | Phân tuyến | Số giường bệnh | Tổng số nhân viên | Kết quả hoạt động năm 2014 | |||||||
Kế hoạch 2016 | Thực tế 2016 | Kế hoạch 2020 | Số lượt khám bệnh | Công suất sử dụng giường bệnh | Số xét nghiệm | Số lần chụp Xquang | Số phẫu thuật | Số ca đẻ | |||||
I | Khối bệnh viện tỉnh | Sở Y tế |
| 3.180 |
| 3,680 |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Bệnh viện đa khoa tỉnh | Sở Y tế | Tỉnh | 700 | 850 | 800 | 843 | 512356 | 204 | 2081904 | 80921 | 12510 | 0 |
2 | Bệnh viện phụ sản | Sở Y tế | Tỉnh | 450 | 700 | 500 | 417 | 68440 | 156 | 325467 | 13934 | 7550 | 10587 |
3 | Bệnh viện chống Lao | Sở Y tế | Tỉnh | 220 | 240 | 250 | 227 | 24332 | 144 | 54678 | 11089 | 0 | 0 |
4 | Bệnh viện Nhi | Sở Y tế | Tỉnh | 500 | 838 | 500 | 725 | 118.581 | 140.5 | 375776 | 16877 | 3332 | 0 |
5 | Bệnh viện Tâm thần | Sở Y tế | Tinh | 220 | 220 | 220 | 218 | 29504 | 113 | 37143 | 5014 | 0 | 0 |
6 | Bệnh viện y học dân tộc | Sở Y tế | Tỉnh | 170 | 170 | 170 | 131 | 8576 | 115 | 8783 | 1002 | 0 | 0 |
7 | Bệnh viện ĐD - PHCN | Sở Y tế | Tỉnh | 120 | 120 | 220 | 123 | 9994 | 97 | 7665 | 1334 | 0 | 0 |
8 | Bệnh viện Da Liễu | Sở Y tế | Tỉnh | 100 | 100 | 100 | 120 | 25646 | 86 | 56775 | 0 | 309 | 0 |
9 | Bệnh viện mắt | Sở Y tế | Tỉnh | 100 | 120 | 120 | 118 | 29857 | 124 | 12779 | 3100 | 4335 | 0 |
10 | Bệnh viện Nội tiết | Sở Y tế | Tỉnh | 200 | 130 | 200 | 206 | 52072 | 167 | 56990 | 5805 | 776 | 0 |
11 | Bệnh viện ĐKKV Ngọc Lặc | Sở Y tế | Tỉnh | 400 | 608 | 600 | 567 | 127.048 | 217 | 547.376 | 68.533 | 7668 | 1877 |
II | Khối bệnh viện huyện | Sở Y tế |
| 3.780 |
| 5.460 |
|
|
|
|
|
|
|
1 | BVĐK TP Thanh Hóa | Sở Y tế | Huyện | 150 | 160 | 220 | 151 | 53117 | 115 | 172280 | 11997 | 761 | 673 |
2 | BVĐK thị xã Sầm Sơn | Sở Y tế | Huyện | 70 | 70 | 120 | 78 | 38101 | 97 | 25334 | 9887 | 647 | 443 |
3 | BVĐK thị xã Bỉm Sơn | Sở Y tế | Huyện | 90 | 144 | 200 | 92 | 42110 | 144 | 86007 | 11342 | 567 | 502 |
4 | BVĐK huyện Thọ Xuân | Sở Y tế | Huyện | 180 | 288 | 220 | 178 | 113667 | 156 | 101445 | 17880 | 1766 | 1072 |
5 | BVĐK huyện Đông Sơn | Sở Y tế | Huyện | 100 | 160 | 200 | 145 | 53904 | 155 | 172190 | 11802 | 861 | 873 |
6 | BVĐK huyện Nông Cống | Sở Y tế | Huyện | 140 | 200 | 400 | 157 | 59.068 | 162 | 135.228 | 12.577 | 1.214 | 1.528 |
7 | BVĐK huyện Triệu Sơn | Sở Y tế | Huyện | 160 | 320 | 300 | 209 | 88.957 | 80.9 | 298.298 | 28.688 | 1.368 | 1.593 |
8 | BVĐK huyện Quảng Xương | Sở Y tế | Huyện | 180 | 230 | 220 | 167 |
|
|
|
|
|
|
9 | BVĐK huyện Hà Trung | Sở Y tế | Huyện | 210 | 336 | 250 | 152 | 86993 | 199 | 196351 | 8760 | 996 | 780 |
10 | BVĐK huyện Nga Sơn | Sở Y tế | Huyện | 200 | 320 | 200 | 144 | 86993 | 199 | 196351 | 8760 | 996 | 780 |
11 | BVĐK huyện Yên Định | Sở Y tế | Huyện | 150 | 240 | 230 | 132 | 53904 | 155 | 172190 | 11802 | 861 | 873 |
12 | BVĐK Thiệu Hóa | Sở Y tế | Huyện | 120 | 192 | 200 | 122 | 48779 | 159 | 112105 | 13889 | 873 | 785 |
13 | BVĐK huyện Hoằng Hóa | Sở Y tế | Huyện | 220 | 352 | 250 | 181 | 113667 | 156 | 101445 | 17880 | 1766 | 1072 |
14 | BVĐK huyện Hậu Lộc | Sở Y tế | Huyện | 140 | 330 | 180 | 185 | 76.738 | 170 | 198.858 | 28.638 | 1593 | 1072 |
15 | BVĐK huyện Vĩnh Lộc | Sở Y tế | Huyện | 200 | 320 | 220 | 93 | 113667 | 156 | 101445 | 17880 | 1766 | 1072 |
16 | BVĐK huyện Thạch Thành | Sở Y tế | Huyện | 200 | 263 | 250 | 186 | 89525 | 132 | 231998 | 20156 | 1318 | 1497 |
17 | BVĐK huyện Cẩm Thuỷ | Sở Y tế | Huyện | 130 | 208 | 210 | 118 | 53904 | 155 | 172190 | 11802 | 861 | 873 |
18 | BVĐK huyện Lang Chánh | Sở Y tế | Huyện | 80 | 128 | 120 | 83 | 41402 | 230 | 67546 | 12297 | 572 | 307 |
19 | BVĐK huyện Như Xuân | Sở Y tế | Huyện | 100 | 160 | 150 | 97 | 43522 | 167 | 86775 | 13114 | 654 | 672 |
20 | BVĐK huyện Như Thanh | Sở Y tế | Huyện | 90 | 144 | 130 | 85 | 48779 | 159 | 112105 | 13889 | 873 | 785 |
21 | BVĐK huyện Thường Xuân | Sở Y tế | Huyện | 200 | 320 | 230 | 115 | 43547 | 161 | 86723 | 10110 | 664 | 681 |
22 | BVĐK huyện Bá Thước | Sở Y tế | Huyện | 130 | 240 | 170 | 161 | 58025 | 199 | 141972 | 9509 | 952 | 1304 |
23 | BVĐK huyện Quan Hóa | Sở Y tế | Huyện | 200 | 220 | 250 | 89 | 30000 | 136 | 42816 | 11342 | 980 | 502 |
24 | BVĐK huyện Quan Sơn | Sở Y tế | Huyện | 70 | 70 | 150 | 64 | 43009 | 134 | 82768 | 11372 | 556 | 512 |
25 | BVĐK huyện Mường Lát | Sở Y tế | Huyện | 70 | 70 | 120 | 65 | 25147 | 128 | 23759 | 4533 | 136 | 164 |
26 | BVĐK KV Tĩnh Gia | Sở Y tế | Huyện | 200 | 321 | 270 | 252 | 66678 | 80 | 94036 | 17880 | 2418 | 1072 |
PHỤ LỤC 3-3 ƯỚC TÍNH CTYT PHÁT SINH TRONG NĂM 2017 VÀ 2020
CÁC BỆNH VIỆN | ƯỚC TÍNH CHẤT THẢI Y TẾ PHÁT SINH NĂM 2017 | DỰ BÁO CHẤT THẢI Y TẾ PHÁT SINH NĂM 2020 | ||||||||||||||||||||
Khối lượng (kg/ngày) | Loại chất thải nguy hại | Khối lượng (kg/ngày) | Loại chất thải nguy hại | |||||||||||||||||||
Tổng số | Chất thải sinh hoạt | Chất thải nguy hại | 1A- lây nhiễm sắc nhọn | 1B- lây nhiễm không sắc nhọn | 1C- lây nhiễm cao | 1D- mô bệnh phẩm | 2- hóa chất nguy hại hay dùng | 2- thuốc gây độc tế bào | 3- phóng xạ | 4- bình áp suất | Tổng số | Chất thải sinh hoạt | Chất thải nguy hại | 1A - lây nhiễm sắc nhọn | 1B- lây nhiễm không sắc nhọn | 1C- lây nhiễm cao | 1D- mô bệnh phẩm | 2 - hóa chất nguy hại hay dùng | 2-_ thuốc gây độc tế bào | 3- phóng xạ | 4- bình áp suất | |
Khối bệnh viện tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bệnh viện đa khoa tỉnh | 714 | 539 | 175 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | + | + | 816 | 616 | 200 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | + | + |
Bệnh viện phụ sản | 490 | 350 | 140 | +++ | +++ | ++ | ++ |
| - | + | + | 510 | 360 | 150 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | + | + |
Bệnh viện chống Lao | 220 | 176 | 44 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + | 224,4 | 176 | 50 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + |
Bệnh viện Nhi | 750 | 600 | 150 | ++ | ++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + | 880 | 700 | 180 | ++ | ++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + |
Bệnh viện Tâm thần | 224 | 198 | 26 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 224,4 | 198 | 26,4 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
Bệnh viện y học dân tộc | 172,9 | 147,9 | 25 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 173,4 | 147,9 | 24,99 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
Bệnh viện ĐD - PHCN | 120,4 | 110,4 | 10 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 122,4 | 110,4 | 17,6 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
Bệnh viện Da Liễu | 102 | 92 | 10 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 102 | 92 | 12 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
Bệnh viện mắt | 105 | 87 | 18 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 122,4 | 104,4 | 18 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
Bệnh viện Nội tiết | 112 | 92 | 20 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 204 | 184 | 20 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
Bệnh viện ĐKKV Ngọc Lặc | 621 | 500 | 121 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | + | + | 700 | 550 | 150 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | + | + |
Khối bệnh viện huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BVĐK TP Thanh Hóa | 148 | 120 | 28 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 204 | 160 | 44 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK thị xã Sầm Sơn | 71,4 | 59,5 | 11,9 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 81,6 | 68 | 21 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK thị xã Bỉm Sơn | 101,5 | 76,5 | 25 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 91,8 | 76,5 | 35 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Thọ Xuân | 203 | 153 | 50 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 214,2 | 178,5 | 38,5 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Đông Sơn | 113 | 85 | 28 | + | + | + | + | + | - | - | - | 187 | 170 | 35 | + | + | + | + | + | - | - | - |
BVĐK huyện Nông Cống | 185 | 150 | 35 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + | 240 | 170 | 70 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + |
BVĐK huyện Triệu Sơn | 187,5 | 127,5 | 60 | ++ | ++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + | 240 | 170 | 52,5 | ++ | ++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + |
BVĐK huyện Quảng Xương | 193,25 | 153 | 40,25 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 228 | 187 | 41 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Hà Trung | 185,5 | 127,5 | 58 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 185,5 | 127,5 | 58 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Nga Sơn | 182,5 | 127,5 | 55 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 225 | 170 | 55 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Yên Định | 161 | 119 | 42 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 164 | 119 | 45 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK Thiệu Hóa | 135 | 102 | 33 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 137 | 102 | 35 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Hoằng Hóa | 214,6 | 153 | 61,6 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 252 | 187 | 65 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Hậu Lộc | 155 | 100 | 55 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 230 | 170 | 60 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Vĩnh Lộc | 141 | 85 | 56 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 141 | 85 | 56 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Thạch Thành | 266 | 220 | 46 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 291 | 240 | 51 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Cẩm Thủy | 142 | 105,6 | 36,4 | + | + | + | + | + | - | - | + | 152,6 | 114,4 | 36,75 | + | + | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Lang Chánh | 92,4 | 70,4 | 22 | + | + | + | + | + | - | - | + | 92,4 | 70,4 | 21 | + | + | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Như Xuân | 107,2 | 79,2 | 28 | ++ | + | + | + | + | - | - | - | 118 | 88 | 30 | ++ | + | + | + | + | - | - | - |
BVĐK huyện Như Thành | 95,4 | 70,4 | 25 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 107,2 | 79,2 | 28 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Thường Xuân | 206 | 150 | 56 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + | 236 | 176 | 60 | +++ | +++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + |
BVĐK huyện Bá Thước | 130 | 90 | 40 | ++ | ++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + | 221 | 176 | 45 | ++ | ++ | ++ | ++ | ++ | - | - | + |
BVĐK huyện Quan Hóa | 230 | 200 | 30 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 235 | 200 | 43,75 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Quan Sơn | 68,55 | 52,8 | 15,75 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 77,6 | 61,6 | 26,25 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Mường Lát | 69,75 | 54 | 15,75 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 83 | 63 | 21 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
BVĐK huyện Tĩnh Gia | 269 | 209 | 60 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + | 371 | 301 | 70 | ++ | ++ | + | + | + | - | - | + |
Tổng cộng | 7.685 | 5.932 | 1.753 |
|
|
|
|
|
|
|
| 8.885 | 6.949 | 1.993 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 1: Số khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trong năm 2016
Cơ sở y tế | Quy mô giường bệnh | Mức độ xả thải (kg/GB/ngđ) | Khối lượng CTYTNH (kg/ngđ) |
Khối bệnh viện huyện | 5460 |
|
|
Bệnh viện đa khoa TP Thanh Hóa | 220 | 0,2 | 44 |
Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn | 120 | 0,175 | 21 |
Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn | 200 | 0,175 | 35 |
Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân | 220 | 0,175 | 38,5 |
Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn | 200 | 0,175 | 35 |
Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống | 400 | 0,175 | 70 |
Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn | 300 | 0,175 | 52,5 |
Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương | 220 | 0,18 | 41 |
Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung | 330 | 0,175 | 58 |
Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn | 310 | 0,175 | 55 |
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định | 250 | 0,175 | 45 |
Bệnh viện đa khoa Thiệu Hóa | 200 | 0,175 | 35 |
Bệnh viện đa khoa huyện Hoàng Hóa | 370 | 0,175 | 65 |
Bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc | 360 | 0,175 | 60 |
Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc | 317 | 0,175 | 56 |
Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành | 290 | 0,175 | 51 |
Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy | 210 | 0,175 | 36,75 |
Bệnh viện đa khoa huyện Lang Chánh | 120 | 0,175 | 21 |
Bệnh viện đa khoa huyện Như Xuân | 150 | 0,175 | 30 |
Bệnh viện đa khoa huyện Như Thành | 170 | 0,175 | 28 |
Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân | 360 | 0,175 | 60 |
Bệnh viện đa khoa huyện Bá Thước | 250 | 0,175 | 45 |
Bệnh viện đa khoa huyện Quan Hóa | 250 | 0,175 | 43,75 |
Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn | 150 | 0,175 | 26,25 |
Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát | 120 | 0,175 | 21 |
Bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia | 400 | 0,175 | 70 |
Khối bệnh viện tỉnh | 3680 |
|
|
Bệnh viện đa khoa tỉnh | 800 | 0,25 | 200 |
Bệnh viện phụ sản | 750 | 0,2 | 150 |
Bệnh viện chống Lao | 250 | 0,2 | 50 |
Bệnh viện Nhi | 900 | 0,2 | 180 |
Bệnh viện Tâm thần | 220 | 0,12 | 26,4 |
Bệnh viện y học dân tộc | 170 | 0,147 | 24,99 |
Bệnh viện Điều dưỡng - PHCN | 220 | 0,08 | 17,6 |
Bệnh viện Da Liễu | 120 | 0,1 | 12 |
Bệnh viện mắt | 120 | 0,15 | 18 |
Bệnh viện Nội tiết | 200 | 0,1 | 20 |
Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc | 750 | 0,2 | 150 |
Khối bệnh viện ngoài công lập |
|
|
|
Bệnh viện đa khoa Hợp Lực | 350 | 0,2 | 70 |
Bệnh viện Mắt Bình Tâm | 30 | 0,1 | 3 |
Bệnh viện Mắt BTN | 30 | 0,1 | 3 |
Bệnh viện Trĩ Tâm An | 30 | 0,1 | 3 |
Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng | 200 | 0,15 | 30 |
Bệnh viện Tâm Đức | 150 | 0,15 | 22,5 |
Bệnh viện Đa khoa Thanh Hà | 300 | 0,15 | 45 |
Bệnh viện Đa khoa A.C.A Bỉm Sơn |
|
|
|
Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành |
|
|
|
Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh |
|
|
|
Tổng cộng: | 9.140 |
| 2.169 |
Chi phí thu gom cho 01 kg chất thải lây nhiễm
Bảng 1. Tổng hợp chi phí cho thu gom 01 chuyến rác thải lây nhiễm
(Sử dụng loại xe tải dự án cấp với loại có tải trọng 0,5 tấn)
STT | Nội dung | Tiền | Thuyết minh |
1 | Lương tài xế | 107159 | 2.05*1150000 |
2 | Lương y công áp tải, thu gom rác y tế | 97228 | 1.86*1150000 |
3 | Phụ cấp ưu đãi nghề 40% | 81755 |
|
4 | Đóng bảo hiểm 24% | 49053 |
|
5 | Phụ cấp độc hại | 1858 | 20% lương |
6 | Bồi dưỡng độc hại hiện vật | 40000 | 20.000đ/ngày |
7 | Bảo hộ lao động: nón, kính, ủng,... | 3788 | Năm 2 bộ * 500000 đ |
8 | Chi phí khám sức khỏe định kỳ | 2273 | 300.000 đ/người/năm |
9 | Tiền phà | 40000 | 20.000 vnd/chuyến |
10 | Nhiên liệu: dầu diesel | 562500 | 0.15 lít*150 km*25000 |
11 | Nhớt | 20000 | (5 lít/3000km* 80000) 150km |
12 | Khấu hao thân xe, bảo trì sửa chữa, đại tu xe | 224359 | 10%*350.000.000 vnd/năm, 156 chuyến/năm |
13 | Chi phí bảo hiểm, kiểm định xe lưu hành | 6410 | 1.000.000 vnd/năm |
14 | Thùng vận chuyển rác nguy hại | 43269 | 5 thùng* 1350.000 vnd/năm |
15 | Chi phí quản lý, hành chánh phí | 38090 | 3% trên doanh số |
17 | Thuế | 126965 | 10% doanh số |
| Tổng chi phí 1 lần thu gom rác | 1444707 | 96 kg rác |
| Giá thành thu gom 01 kg rác | 15049 |
|
Vậy chi phí thu gom chất thải lây nhiễm là 15.000đồng/1kg cho các đơn vị trong cụm
Chi phí xử lý chất thải lây nhiễm
Bảng 2. Tổng hợp chi phí xử lý chất thải lây nhiễm với công suất 120 kg/ngày
STT | Nội dung | Số tiền (vnd) | Thuyết minh |
1 | Lương 1 nhân viên xử lý rác | 97227 | 1.86*1.150.000/22 |
2 | Phụ cấp ưu đãi nghề 40% lương | 38891 |
|
3 | Đóng bảo hiểm 24% lương | 23335 |
|
4 | Phụ cấp độc hại | 10455 | 0,2*1.150.000/22 |
5 | Bồi dưỡng độc hại hiện vật | 20000 | 20.000 người |
6 | Bảo hộ lao động | 3788 | Năm 2 bộ * 500.000đ |
7 | Chi phí khám sức khỏe | 1136 | 300.000đ/người/năm |
8 | Chi phí điện xử lý rác thải lây nhiễm | 151600 | 50 kw*2 mẻ* 1.516đ |
9 | Chi phí điện xử lý phần nước thải của lò | 17055 | 4,5 kw /1m3*2,5 m3 |
10 | Chi phí nước cho hấp, nước vệ sinh | 16500 | 1.5 m3*2mẻ*5500đ |
11 | Chi phí kiểm định test sinh học | 12540 | 3 ống nghiệm * 41.800/20 mẻ |
12 | Chi phí thuê quan trắc | 72727 | Quý 1 lần * 4.800.000đ |
13 | Thùng lưu giữ rác nguy hại | 40909 | 4 thùng*1350000đ/6tháng |
15 | Chi phí dầu xả khử mùi, hóa chất vệ sinh | 20.000 | Khoán chi 20.000đ/ngày |
16 | Chi hành chánh phí, văn phòng phẩm | 20.000 | Khoán chi 10.000đ/ngày |
17 | Chi quản lý, điều hành | 100.000 | Khoán chi 50.000đ/ngày |
18 | Chi thuê vận chuyển rác thải đã qua xử lý để thải ra môi trường | 59400 | 550đ/kg*54kg*2 mẻ |
20 | Chi phí khấu hao nhà xưởng và hệ thống lò xử lý rác thải | 766667 | 2.530.000.000đ *8%/năm |
22 | Thuế TNDD + GTGT (10%) | 147223 |
|
| Tổng chi phí xử lý 120 kg | 1619453 |
|
| Giá thành xử lý 1 kg rác | 13495 |
|
Như vậy, chi phí xử lý cho 01 kg rác là 13.500kg
Phụ lục các cụm xử lý rác thải y tế lây nhiễm tại tỉnh Thanh Hóa
(Kèm theo Kế hoạch số KH/UBND ngày /6/2017)
STT | Địa điểm | Vùng xử lý | Số giường bệnh dự kiến đến năm 2020 | Tổng số chất thải lây nhiễm (kg/ngày) |
| I/ Địa điểm đặt cụm: |
|
|
|
Cụm 1 | Bệnh viện Nhi Thanh Hóa | - Bệnh viện Phụ Sản - Bệnh viện Nhi - Bệnh viện Phổi - Bệnh viện Tâm Thần - Bệnh viện Mắt - Bệnh viện Da Liễu - Bệnh viện YDHCT - BVĐK Thành phố - Bệnh viện Nội Tiết - BVĐK Quảng Xương - BVĐK Sầm Sơn - Bệnh viện PHCN - Các Bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa và các Trạm Y tế, - Các Trung tâm dự phòng tuyến tỉnh | 3240 | 600 (bao gồm các cơ sở y tế trong địa bàn) |
Cụm 2 | BVĐK huyện Hậu Lộc | BVĐK Hậu Lộc | 220 | 250 (bao gồm các cơ sở y tế trong địa bàn) |
BVĐK Hoằng Hóa | 250 | |||
BVĐK Hà Trung | 250 | |||
BVĐK Nga Sơn | 250 | |||
BV Thị xã Bỉm Sơn | 200 | |||
Tổng giường công lập cụm 2 | 1170 | |||
Cụm 3 | BVĐK huyện Triệu Sơn | BVĐK Thiệu Hóa | 200 | 250 (bao gồm các cơ sở y tế trong địa bàn) |
BVĐK Đông Sơn | 150 | |||
BVĐK Yên Định | 230 | |||
BVĐK Triệu Sơn | 230 | |||
BVĐK Thọ Xuân | 220 | |||
Tổng giường công lập cụm 3 | 1030 | 230 (bao gồm các cơ sở y tế trong địa bàn) | ||
Cụm 4 | BVĐK Khu vực Ngọc Lặc | BVĐK Ngọc Lặc | 500 | |
BVĐK Lang Chánh | 120 | |||
BVĐK Thường Xuân | 230 | |||
Các cơ sở y tế tư nhân tại Khu thị trấn Lam Sơn, Sao Vàng | 50 | |||
Tổng giường công lập cụm 4 | 900 | |||
|
|
- 1 Quyết định 2038/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 29/2012/QĐ-UBND sửa đổi Điều 1 Quyết định 37/2010/QĐ-UBND về thu phí vệ sinh thu gom và xử lý rác thải y tế chất nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Quyết định 1803/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Quyết định 1717/QĐ-UBND năm 2013 cho phép lập dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa một số huyện của tỉnh Sơn La
- 5 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 6 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9 Quyết định 12/2018/QĐ-UBND về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế nguy hại của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hải Phòng do thành phố Hải Phòng ban hành
- 10 Quyết định 1543/QĐ-UBND năm 2013 về điều chỉnh định mức công tác xử lý rác thải y tế, bệnh phẩm bằng lò đốt mediburn 30 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1 Quyết định 29/2012/QĐ-UBND sửa đổi Điều 1 Quyết định 37/2010/QĐ-UBND về thu phí vệ sinh thu gom và xử lý rác thải y tế chất nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 1803/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Quyết định 1717/QĐ-UBND năm 2013 cho phép lập dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa một số huyện của tỉnh Sơn La
- 4 Quyết định 12/2018/QĐ-UBND về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế nguy hại của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hải Phòng do thành phố Hải Phòng ban hành
- 5 Quyết định 1543/QĐ-UBND năm 2013 về điều chỉnh định mức công tác xử lý rác thải y tế, bệnh phẩm bằng lò đốt mediburn 30 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6 Quyết định 36/2024/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa