BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3290/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2024 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Công văn số 832-CV/BCSĐ ngày 05 tháng 8 năm 2024 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị định số 56/2024/NĐ-CP và Nghị định số 59/2024/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2024/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2011/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ
(Kèm theo Quyết định số 3290/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Thực hiện Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 56/2024/NĐ-CP), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào (GDĐT) tạo ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 56/2024/NĐ-CP với các nội dung cụ thể sau đây:
1. Mục đích
a) Bảo đảm triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, đồng bộ và toàn diện các quy định của Nghị định số 56/2024/NĐ-CP;
b) Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP;
c) Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác pháp chế ở các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước nhằm đảm bảo tính khả thi của Nghị định số 56/2024/NĐ-CP.
2. Yêu cầu
a) Bám sát các nội dung của Nghị định số 56/2024/NĐ-CP, xác định lộ trình cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Nghị định, bảo đảm tính khả thi, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi cả nước;
b) Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các đơn vị trong việc triển khai thi hành Nghị định; bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ triển khai thi hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch.
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 56/2024/NĐ-CP
- Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT, các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học và Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Sản phẩm đầu ra: Các hội nghị/hội thảo/tọa đàm/tài liệu phổ biến.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024, 2025.
a) Rà soát, thống kê số liệu tổ chức pháp chế, người làm công tác pháp chế ngành giáo dục để có cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức pháp chế ngành giáo dục.
- Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ, các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT và Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Sản phẩm đầu ra: Báo cáo, số liệu đánh giá cụ thể.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước Quý II/2025.
b) Hướng dẫn việc sắp xếp tổ chức, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác pháp chế.
- Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT và Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Sản phẩm đầu ra: Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
- Thời gian thực hiện: năm 2025.
- Đơn vị chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan.
- Sản phẩm đầu ra: Công chức pháp chế được chuyển ngạch pháp chế viên theo quy định.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 02/7/2025.
4. Bố trí kinh phí hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành để chi hỗ trợ cho công chức và người làm công tác pháp chế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP kể từ ngày Nghị định số 56/2024/NĐ-CP có hiệu lực (02/7/2024)
a) Chi hỗ trợ cho công chức Vụ Pháp chế
- Đơn vị chủ trì: Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Pháp chế.
- Sản phẩm đầu ra: Công chức Vụ Pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề theo mức hưởng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 02/7/2024 cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
b) Chi hỗ trợ cho người làm công tác pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT và Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Đơn vị chủ trì: Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT.
- Sản phẩm đầu ra: Người làm công tác pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề theo mức hưởng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 02/7/2024 cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
a) Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ những người làm công tác pháp chế ngành giáo dục
- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Luật TPHCM.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT.
- Sản phẩm đầu ra: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho đội ngũ những người làm công tác pháp chế ngành giáo dục
- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Luật TPHCM.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT.
- Sản phẩm đầu ra: Các lớp đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
c) Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác pháp chế ngành giáo dục
- Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ; các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT và Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Sản phẩm đầu ra: Các cuộc tập huấn được tổ chức.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
6. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT và Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Sản phẩm đầu ra: Các đoàn kiểm tra, đoàn làm việc được tổ chức, các văn bản được phát hành.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập dự toán, quyết toán, sử dụng kinh phí theo Kế hoạch này được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
a) Làm nhiệm vụ đầu mối thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch và triển khai thực hiện Nghị định số 56/2024/NĐ-CP; kịp thời tổng hợp tình hình thực hiện và đề xuất phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ xây dựng dự toán kinh phí triển khai Kế hoạch, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ: Chủ trì hướng dẫn, rà soát, tổng hợp đề xuất kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính: Tổng hợp các đề xuất bố trí kinh phí từ Văn phòng Bộ để bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ.
4. Vụ Tổ chức cán bộ: Chủ trì hướng dẫn, rà soát các nhiệm vụ về nâng ngạch, sắp xếp bộ máy để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
5. Các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GDĐT và Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị chuyên môn triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao; thực hiện chế độ báo cáo Bộ GDĐT theo yêu cầu, bảo đảm đúng quy định của Nghị định số 56/2024/NĐ-CP./.
- 1 Công văn 6947/BGDĐT-VP về tổ chức tập huấn công tác pháp chế và Báo cáo viên pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn 3878/BGDĐT-PC năm 2014 hướng dẫn tổ chức làm công tác pháp chế trong cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 773/QĐ-BGDĐT năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo