BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2004/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TẮC, BIỂU PHÍ BẢO HIỂM XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000;
- Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/08/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng và Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm lắp đặt.
Điều 2: Trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán, các doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động điều chỉnh tăng, giảm mức phí bảo hiểm trong phạm vi 25% so với biểu phí quy định tại Quyết định này phù hợp với điều kiện, điều khoản bảo hiểm giao kết.
Điều 3: Đối với các công trình mang tính đặc thù chưa được đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ trong quy tắc, biểu phí do Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được phép thỏa thuận về điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm để tiến hành bảo hiểm kịp thời cho công trình và phải báo cáo Bộ Tài chính để theo dõi, quản lý.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 5: Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
QUY TẮC
BẢO HIỂM XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1. Đối tượng bảo hiểm
Quy tắc bảo hiểm này được áp dụng đối với những đối tượng bảo hiểm sau đây, với điều kiện là những đối tượng bảo hiểm đó được ghi trong hợp đồng bảo hiểm:
1. Các công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác;
2. Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng;
3. Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng;
4. Phần công việc lắp đặt phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng;
5. Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm;
6. Trách nhiệm đối với người thứ ba.
Điều 2. Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm
Trong Quy tắc bảo hiểm này, bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm được hiểu như sau:
1. Bên mua bảo hiểm là chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án). Trường hợp phí bảo hiểm đã được tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện việc mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm.
2. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
Điều 3. Hợp đồng bảo hiểm
Thoả thuận bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm bao gồm Quy tắc bảo hiểm này, Giấy yêu cầu bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm (nếu có).
Điều 4. Giấy yêu cầu bảo hiểm
Khi yêu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (đính kèm theo Quy tắc bảo hiểm này) cho doanh nghiệp bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm.
Điều 5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (đính kèm Quy tắc bảo hiểm này).
Điều 6. Thời hạn bảo hiểm
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu từ lúc khởi công công trình hoặc từ khi các hạng mục được bảo hiểm có tên trong hợp đồng bảo hiểm được dỡ xuống công trường, cho dù thời hạn bắt đầu bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm có thể khác.
Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm xây dựng chỉ thực sự có hiệu lực sau khi người được bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản. Mức phí bảo hiểm được xác định theo Biểu phí bảo hiểm xây dựng quy định tại Phụ lục 3 và Phụ phí bảo hiểm xây dựng quy định tại Phụ lục 4 đính kèm Quy tắc bảo hiểm này.
Đối với những bộ phận, những hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những bộ phận, những hạng mục công trình này sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bàn giao hoặc đưa các bộ phận, các hạng mục công trình đó vào sử dụng.
Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày quy định trong hợp đồng. Mọi trường hợp kéo dài thời hạn bảo hiểm đều phải được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bằng văn bản.
Điều 7. Điều kiện chung áp dụng đối với cả bảo hiểm thiệt hại vật chất và bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Quy tắc bảo hiểm này, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm, khai báo và trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi ghi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm. Đây là điều kiện tiên quyết để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đề phòng tổn thất hay trách nhiệm có thể xảy ra và tuân thủ mọi qui chế và kiến nghị của các nhà thiết kế. Những chi phí phát sinh liên quan đến việc áp dụng các biện pháp nói trên do người được bảo hiểm chịu.
3. Vào bất kỳ thời gian hợp lý nào, đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền xem xét và kiểm tra rủi ro được bảo hiểm. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm mọi chi tiết, thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin và bằng văn bản về bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào đối với các rủi ro được bảo hiểm (người được bảo hiểm tự chịu chi phí cho việc thông báo này). Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết và nếu cần doanh nghiệp bảo hiểm có thể điều chỉnh phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm cho phù hợp.
Người được bảo hiểm không được tự ý tiến hành hay chấp nhận bất cứ sự thay đổi quan trọng nào làm tăng mức độ rủi ro bảo hiểm, trừ khi việc đó được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản.
4. Trong trường hợp xảy ra những sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm này, người được bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin và sau đó bằng văn bản, nêu rõ tính chất và mức độ tổn thất,
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất,
c) Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó,
d) Cung cấp mọi thông tin và chứng từ, văn bản theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm xác định tính chất và mức độ tổn thất,
e) Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với tổn thất vật chất hay trách nhiệm phát sinh từ tổn thất đó nếu trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm không nhận được thông báo tổn thất.
Sau khi thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ. Còn trong mọi trường hợp khác, nhất thiết phải có mặt đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm để giám định tổn thất trước khi thực hiện việc sửa chữa hay thay thế. Nếu đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định trong khoảng thời gian được xem là hợp lý theo tình hình thực tế thì người được bảo hiểm có quyền xúc tiến việc sửa chữa hay thay thế.
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bất kỳ hạng mục được bảo hiểm nào bị tổn thất sẽ chấm dứt nếu hạng mục đó không được sửa chữa kịp thời và chu đáo.
5. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện, phối hợp hoặc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện mọi hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ mọi quyền và lợi ích mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi thanh toán hoặc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này, cho dù những hành động và những biện pháp đó được thực hiện trước hoặc sau khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm.
Các quyền mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng bao gồm cả quyền được miễn trách nhiệm hoặc quyền đòi bên thứ ba (không phải là người được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này) bồi hoàn. Chi phí phát sinh liên quan đến các công việc này do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
6. Mọi tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm trong việc bảo hiểm theo Quy tắc này trước hết được giải quyết trên cơ sở thương lượng. Nếu hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, tranh chấp đó sẽ được giải quyết tại toà án theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Nếu có sự gian lận trong yêu cầu bồi thường về bất kỳ phương diện nào hoặc nếu có bất kỳ sự khai báo sai sự thật nào được đưa ra hoặc được sử dụng nhằm hỗ trợ cho yêu cầu bồi thường đó, hoặc nếu người được bảo hiểm hoặc người thay mặt họ sử dụng bất kỳ phương tiện hay thủ đoạn gian lận nào nhằm trục lợi bảo hiểm thì tất cả mọi quyền lợi theo Quy tắc bảo hiểm này sẽ không có giá trị.
Các quyền lợi bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này cũng sẽ không còn giá trị nếu trong phạm vi 3 tháng kể từ ngày yêu cầu bồi thường bị từ chối hoặc trọng tài đưa ra phán quyết về việc giải quyết yêu cầu bồi thường đó, người được bảo hiểm không có khiếu nại đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
8. Nếu vào thời điểm phát sinh yêu cầu bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm này mà có bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm nào khác cũng bảo hiểm tổn thất vật chất hay trách nhiệm đó thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ có trách nhiệm bồi thường đối với yêu cầu bồi thường về tổn thất vật chất hay trách nhiệm đó theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận với tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã giao kết.
Điều 8. Các điểm loại trừ áp dụng chung cho bảo hiểm thiệt hại vật chất và bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại vật chất hoặc trách nhiệm đối với người thứ ba gây nên bởi, phát sinh từ hoặc có thể quy cho:
1. Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài (có tuyên chiến hay không tuyên chiến), nội chiến, bạo loạn, bạo động có thể dẫn đến nổi dậy vũ trang hoặc dành chính quyền;
2. Hành động khủng bố có nghĩa là hành động do một người hay một nhóm người thực hiện đơn độc hoặc nhân danh hoặc có liên quan đến bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào vì mục đích chính trị, tôn giáo, tư tưởng hoặc các mục đích tương tự bao gồm cả ý đồ gây ảnh hưởng đến bất kỳ chính phủ nào, làm cho dân chúng hoặc bất kỳ bộ phận dân chúng nào lo sợ.
Những loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này không bao gồm những tổn thất, thiệt hại, chi phí, phí tổn do bất kỳ nguyên nhân nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, bắt nguồn từ hoặc có liên quan đến bất kỳ hành động nào được thực hiện để kiểm soát, ngăn chặn, dập tắt hoặc có liên quan đến những sự kiện được nêu tại khoản 1 và 2 của Điều này.
Nếu căn cứ theo những loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này mà doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường cho tổn thất, thiệt hại, chi phí hay phí tổn theo hợp đồng bảo hiểm, thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm chứng minh rằng các tổn thất, thiệt hại, chi phí hay phí tổn đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm và không thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này.
3. Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ;
4. Hành động cố ý hay sơ suất lặp đi lặp lại của người được bảo hiểm;
5. Ngừng công việc dù là toàn bộ hay một phần;
6. Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính, bao gồm:
- Tổn thất hay thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm, đặc biệt là bất kỳ sự thay đổi bất lợi nào về dữ liệu, phần mềm hoặc các chương trình máy tính do việc xoá, làm hỏng hoặc làm biến dạng các cấu trúc ban đầu của dữ liệu, phần mềm, chương trình máy tính đó gây ra và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh do có nguyên nhân từ các tổn thất trên trừ các tổn thất hoặc thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm là hậu quả trực tiếp từ một thiệt hại vật chất được bảo hiểm xảy ra đối với phần vật chất của tài sản.
- Tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc mất hoặc suy giảm khả năng sử dụng, truy cập các dữ liệu, phần mềm hay các chương trình máy tính và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh có nguyên nhân từ các tổn thất trên.
Điều 9. Bảo hiểm thiệt hại vật chất
1. Cam kết bảo hiểm
Nếu trong thời hạn bảo hiểm, bất kỳ một hạng mục tài sản nào có tên trong hợp đồng bảo hiểm hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục đó bị tổn thất bất ngờ và không lường trước được do bất kỳ nguyên nhân nào khác với những nguyên nhân bị loại trừ dưới đây gây ra tới mức cần phải sửa chữa hoặc thay thế thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm tổn thất đó theo quy định tại quy tắc bảo hiểm này bằng cách trả tiền, sửa chữa hoặc thay thế (theo sự lựa chọn của doanh nghiệp bảo hiểm). Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó và trong phạm vi hạn mức trách nhiệm bồi thường đối với mỗi sự kiện bảo hiểm (nếu có). Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền được bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra tai nạn dẫn đến yêu cầu bồi thường với điều kiện số tiền bảo hiểm cho chi phí này đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Các điểm loại trừ áp dụng đối với bảo hiểm thiệt hại vật chất
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Mức khấu trừ quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải tự chịu mức khấu trừ này trong mỗi sự kiện bảo hiểm. Mức khấu trừ được xác định theo quy định tại Phụ lục 5 - Mức khấu trừ đối với phần thiệt hại vật chất (đính kèm Quy tắc bảo hiểm này);
b) Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả, bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm trễ, do không thực hiện được công việc, thiệt hại mất hợp đồng;
c) Những tổn thất trực tiếp do thiết kế sai;
d) Những chi phí thay thế, sửa chữa, khắc phục khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc của lỗi do tay nghề kém, tuy nhiên loại trừ này chỉ hạn chế trong chính những hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất của các hạng mục khác xảy ra do hậu quả của nguyên vật liệu bị khuyết tật hoặc tay nghề kém không bị loại trừ;
e) Các hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ô xy hoá, mục rữa do ít sử dụng hay diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường;
g) Tổn thất hoặc thiệt hại đối với máy móc, trang thiết bị xây dựng do hỏng hóc hoặc trục trặc về điện hoặc về cơ, do nứt vỡ, do chất lỏng làm nguội hoặc dung dịch khác bị đông đặc; do hệ thống bôi trơn có khiếm khuyết hoặc do thiếu dầu hay chất lỏng. Tuy nhiên, nếu do hậu quả của những sự cố hỏng hóc hoặc trục trặc này làm xảy ra tai nạn gây thiệt hại đối với những hạng mục được bảo hiểm thì những thiệt hại đó sẽ được bồi thường;
h) Mất mát hay thiệt hại đối với xe cơ giới được phép sử dụng trên đường công cộng hay phương tiện vận tải thuỷ và máy bay;
i) Mất mát hay thiệt hại đối với hồ sơ, bản vẽ, chứng từ kế toán, hoá đơn, tiền, tem phiếu, văn bản, chứng thư nợ, cổ phiếu, thư bảo lãnh, séc;
k) Mất mát hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
3. Điều khoản bảo hiểm áp dụng đối với bảo hiểm thiệt hại vật chất
3.1. Số tiền bảo hiểm:
a) Đối với các công trình xây dựng quy định tại khoản 1, Điều 1 của Quy tắc bảo hiểm này: Số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm toàn bộ vật liệu, tiền lương, cước phí vận chuyển, thuế hải quan, các loại thuế khác, nguyên vật liệu hay các hạng mục do chủ công trình cung cấp và không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng.
b) Đối với trang thiết bị xây dựng, máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng hạng mục quy định tại khoản 2 và 3, Điều 1 của Quy tắc bảo hiểm này: Số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm không được thấp hơn giá trị thay thế (giá thị trường) của trang thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng, tức là chi phí thay thế các hạng mục được bảo hiểm bằng các hạng mục mới cùng loại và cùng tính năng.
Trong trường hợp có sự biến động đáng kể về tiền lương hay giá cả, người được bảo hiểm cần phải điều chỉnh lại số tiền bảo hiểm. Việc điều chỉnh này chỉ có hiệu lực sau khi đã được ghi vào hợp đồng bảo hiểm hoặc có văn bản chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong trường hợp có tổn thất, nếu phát hiện thấy số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị của tài sản được bảo hiểm. Mọi đối tượng và khoản mục chi phí đều phải tuân theo điều kiện này một cách riêng rẽ.
3.2. Cơ sở giải quyết bồi thường:
Trong mọi trường hợp có tổn thất, cơ sở để giải quyết bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm như sau:
a) Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được, cơ sở giải quyết bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi.
b) Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, cơ sở để giải quyết bồi thường là giá trị thực tế của hạng mục đó ngay trước khi xảy ra tổn thất trừ đi giá trị thu hồi.
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường các khoản chi phí mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và theo mức mà các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm, với điều kiện người được bảo hiểm phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và điều khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường sau khi đã chấp nhận các tài liệu, chứng từ cần thiết để chứng minh rằng việc sửa chữa đã được tiến hành hay việc thay thế đã được thực hiện. Mọi tổn thất có thể sửa chữa được đều phải được sửa chữa, nhưng nếu chi phí sửa chữa tương đương hay vượt quá giá trị của hạng mục đó tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất thì việc thanh toán bồi thường sẽ được thực hiện trên cơ sở quy định tại điểm b, khoản 3.2 của Điều này.
Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như chi phí đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng chi phí sửa chữa.
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung và/hoặc nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.
3.3. Mở rộng phạm vi bảo hiểm:
Theo Quy tắc bảo hiểm này, trường hợp bên mua bảo hiểm muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với phần thiệt hại vật chất thì có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm bằng văn bản về số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
Điều 10. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
1. Cam kết bảo hiểm
Trong phạm vi các số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những số tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường những thiệt hại phát sinh do việc gây ra:
a) Thương vong hay ốm đau bất ngờ cho người thứ ba (chết hay không chết người),
b) Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba,
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh với điều kiện những thiệt hại nêu trên có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các hạng mục được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tại khu vực công trường hay khu vực phụ cận trong thời hạn bảo hiểm.
Đối với những yêu cầu bồi thường được chấp nhận thanh toán, ngoài các khoản chi phí phải trả thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thêm cho người được bảo hiểm:
- Tất cả chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm;
- Tất cả các chi phí đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm,
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm thuộc phần này không vượt quá hạn mức bồi thường ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Những điểm loại trừ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Mức khấu trừ quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải tự chịu mức khấu trừ này trong mỗi sự kiện bảo hiểm;
b) Chi phí chế tạo, chế tạo lại, nâng cấp, sửa chữa hay thay thế các hạng mục được bảo hiểm hoặc có thể được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
c) Thiệt hại đối với tài sản, đất đai hay nhà cửa do chấn động hay kết cấu chịu lực và địa chất công trình bị chuyển dịch hay suy yếu; thương vong hay thiệt hại đối với người hay tài sản do những sự việc nêu trên gây ra (trừ khi có thoả thuận khác bằng điều khoản sửa đổi bổ sung);
d) Trách nhiệm do hậu quả của:
i) Các thương vong, ốm đau gây ra cho người làm thuê hay công nhân của nhà thầu hay của chủ công trình hoặc của bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình được bảo hiểm toàn bộ hay một phần theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay gây ra cho thành viên trong gia đình họ;
ii) Tổn thất gây ra đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý, chăm nom, coi sóc hay kiểm soát của nhà thầu, của chủ công trình hay của bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình được bảo hiểm toàn bộ hay một phần theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay của người làm thuê hoặc công nhân của một trong những người nói trên;
iii) Tai nạn gây ra bởi xe cơ giới được phép lưu hành trên đường công cộng hay bởi phương tiện vận tải thuỷ hay máy bay;
ix) Bất kỳ thoả thuận nào của người được bảo hiểm về việc trả một khoản tiền dưới hình thức đền bù hay dưới hình thức khác, trừ khi trách nhiệm đó thuộc trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
e) Trách nhiệm phát sinh do người được bảo hiểm cung cấp hoặc không cung cấp lời khuyên, dịch vụ có tính chất chuyên môn hoặc do bất cứ lỗi hoặc thiếu sót nào có liên quan;
g) Trách nhiệm phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn trừ việc phá hủy hoặc gây thiệt hại đến đối tượng bảo hiểm do ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn xuất phát từ bất cứ rủi ro được bảo hiểm nào và trách nhiệm phát sinh liên quan đến các vật liệu hoặc chất phế thải sẵn có hay được thải ra;
h) Trách nhiệm phát sinh từ hay có liên quan đến chất Amiăng;
i) Trách nhiệm liên quan đến tiền phạt khi không thực hiện hợp đồng.
3. Các điều kiện bảo hiểm áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
a) Người được bảo hiểm hay người thay mặt người được bảo hiểm không được tự ý thừa nhận, đề xuất, hứa hẹn thanh toán hay bồi thường các khoản tiền liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi cần thiết doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tiến hành bào chữa hoặc giải quyết bất kỳ khiếu nại nào dưới danh nghĩa người được bảo hiểm hay có quyền đứng tên người được bảo hiểm để tiến hành khởi kiện hay thực hiện các biện pháp khác đòi bồi thường thiệt hại và có toàn quyền hành động trong việc tiến hành tranh tụng hay giải quyết khiếu nại. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin có liên quan và hỗ trợ khi doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu.
b) Đối với tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trả cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bồi thường (sau khi trừ đi bất kỳ khoản tiền đền bù nào đã trả cho vụ tai nạn đó) hoặc trả một khoản tiền ít hơn đúng với số tiền có thể chấp nhận bồi thường cho vụ tai nạn đó, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu thêm bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến tai nạn đó theo quy định tại Điều này.
PHỤ LỤC 1
GIẤY YÊU CẦU BẢO HIỂM XÂY DỰNG
1. Tên công trình (nếu công trình chia thành nhiều hạng mục, đề nghị ghi rõ hạng mục nào được bảo hiểm) |
| |
| ||
| ||
| ||
2. Địa điểm công trình
Nước/Tỉnh/Huyện Thành phố/Thị trấn/Xã |
| |
| ||
| ||
| ||
3. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư (chủ giao thầu) |
| |
| ||
| ||
4. Tên và địa chỉ của chủ thầu chính |
| |
| ||
| ||
5. Tên và địa chỉ chủ thầu phụ |
| |
| ||
| ||
6. Tên và địa chỉ của kỹ sư tư vấn |
| |
| ||
| ||
7. Nêu cụ thể công việc xây dựng 1*
( Đề nghị nêu cụ thể các thông số kỹ thuật 2*)
| Kích thước (dài, cao, sâu, khoảng cách, số tầng ) | |
| ||
| ||
Loại móng và mức độ đào sâu nhất: | ||
| ||
Phương pháp xây dựng: | ||
| ||
Vật liệu xây dựng : | ||
| ||
8. Chủ thầu có kinh nghiệm trong việc xây dựng hay trong phương pháp xây dựng công trình loại này không ? |
| |
có không | ||
| ||
1* Đối với cảng, cầu cảng, đà, đường hầm, đập, đường xá, sân bay, hệ thống cấp thoát nước, cầu cống cần khai thêm bản câu hỏi bổ sung riêng. 2* Nếu cần thiết ghi thành một bản riêng | ||
9. Thời gian bảo hiểm | Bắt đầu khởi công | |
Thời gian xây dựng tháng | ||
Ngày hoàn thành | ||
Thời hạn bảo hành tháng | ||
10. Các công việc nào do các nhà thầu phụ tiến hành? |
| |
| ||
| ||
| ||
11. Các rủi ro đặc biệt | Cháy, nổ ? | |
Lũ, lụt ? | ||
Đất lở, bão, gió lốc ? | ||
Nổ mìn ? | ||
Rủi ro khác | ||
| ||
Núi lửa, sóng thần ? | ||
Đã có động đất xảy ra ở vùng này chưa ? | ||
Nếu có nêu rõ cường độ (Mercalli) độ lớn (Richter) | ||
Thiết kế của công trình được bảo hiểm có | ||
Tiêu chuẩn thiết kế có cao hơn | ||
12. Trạng thái đất đai | Đá Sỏi Cát Đất sét Đất mượn | |
Điều kiện đất đai khác | ||
Có các khiếm khuyết địa chấn | ||
13. Mực nước ngầm | Độ sâu từ mặt đất mét | |
14. Sông, hồ, biển... gần nhất | Tên | |
Khoảng cách (tới công trình) | ||
| Mực nước Thấp nhất Trung bình | |
Mực nước cao nhất ghi nhận được vào ngày | ||
15. Điều kiện khí tượng | Mùa mưa từ tới | |
Lượng mưa cao nhất (mm) trong 1 giờ 1 ngày 1 tháng | ||
Rủi ro bão thấp trung bình cao | ||
16. Có yêu cầu bảo hiểm cả cho phụ phí đặc biệt làm thêm giờ, làm đêm, làm trong ngày lễ không? | Có Không | |
Giới hạn trách nhiệm | ||
| ||
17. Có yêu cầu bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba không? | Có Không | |
Giới hạn trách nhiệm | ||
| ||
Chủ thầu đã được BH bằng một đơn BH trách nhiệm đối với người thứ ba riêng không? | Có Không | |
Giới hạn trách nhiệm | ||
| ||
18. Nêu rõ các ngôi nhà hay các tài sản xung quanh có thể bị ảnh hưởng bởi công việc xây dựng (đào đất, đống cọc, lún, rung, giảm mực nước ngầm.....) |
| |
| ||
| ||
| ||
| ||
19. Có yêu cầu bảo hiểm các ngôi nhà và/hoặc các công trình kiến trúc có sẵn trên hay nằm kề sát bên công trường, thuộc sở hữu, chăm nom hay coi sóc của chủ thầu hay chủ đầu tư, cho các thiệt hại phát sinh do hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của công việc xây dựng không? | Có Không | |
Giới hạn trách nhiệm | ||
Miêu tả chính xác ngôi nhà/các công trình kiến trúc đó | ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
20. Nêu rõ số tiền và giới hạn trách nhiệm cần thiết muốn bảo hiểm |
|
Loại tiền: |
Phần I Thiệt hại vật chất
| Hạng mục được bảo hiểm | Số tiền bảo hiểm |
1. Giá trị công trình (Tất cả công việc vĩnh cửu hay tạm thời, trong đó bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu) |
| |
1.1. Giá trị hợp đồng |
| |
1.2. Nguyên vật liệu hay hạng mục do chủ đầu tư cung cấp |
| |
2. Trang thiết bị xây dựng |
| |
3. Máy móc xây dựng (Đề nghị kèm theo danh sách) |
| |
4. Chi phí dọn dẹp vệ sinh |
| |
Tổng số tiền được bảo hiểm theo phần I |
| |
| ||
Các rủi ro đặc biệt được bảo hiểm | Giới hạn trách nhiệm | |
Động đất, núi lửa, sóng thần Có Không |
| |
Bão, lốc, lũ, lụt, đất lở Có Không |
| |
Phần II Trách nhiệm đối với người thứ ba | Đối tượng dược bảo hiểm | Giới hạn trách nhiệm |
1. Thương tật |
| |
1.1. Cho mỗi người |
| |
1.2. Tổng số |
| |
2. Thiệt hại tài sản |
| |
|
| |
Tổng giới hạn theo Phần II |
|
| …, ngày tháng năm Người yêu cầu bảo hiểm |
PHỤ LỤC 2
GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM XÂY DỰNG
Tên và địa chỉ Người được bảo hiểm
| Tên công trình:
Địa điểm công trình:
|
| ||||
Phần I- Thiệt hại vật chất |
|
| ||||
| Các hạng mục được bảo hiểm | Giá trị bảo hiểm | Mức khấu trừ | |||
| 1. Công việc xây dựng (Công trình chính và tạm thời, bao gồm tất cả nguyên liệu liên quan)
1.1 Giá trị hợp đồng xây dựng
1.2 Nguyên liệu hay hạng mục do chủ công trình cung cấp
2. Trang thiết bị xây dựng
3. Máy móc xây dựng
4. Chi phí dọn dẹp mảnh vỡ
|
|
| |||
Tổng số tiền bảo hiểm của Phần I |
|
| ||||
| Rủi ro | Hạn mức bồi thường (1) | Mức khấu trừ | |||
|
Động đất, nứi lửa,
Sóng thần
Bão tố, gió lốc, lũ lụt,
Đất lở
|
|
| |||
| (1) Hạn mức bồi thường về mỗi và mọi mất mát hay thiệt hại và/hoặc hàng loạt mất mát hay thiệt hại nảy sinh từ một sự cố | |||||
Phần II - Trách nhiệm đối với người thứ ba | ||||||
| Hạng mục được bảo hiểm | Hạn mức bồi thường (2) | Mức khấu trừ | |||
| 1. Thương tật
1.1 Cho một người 1.2 Cho tổng số người
2. Thiệt hại tài sản
|
|
| |||
| (2) Hạn mức bồi thường về mỗi và mọi mất mát hay thiệt hại và/hoặc hàng loạt mất mát hay thiệt hại nảy sinh từ một sự cố | |||||
Thời hạn bảo hiểm (Tuỳ thuộc vào điều khoản liên quan đến thời hạn bảo hiểm) Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
| ||||||
Kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm này là Giấy yêu cầu bảo hiểm số:
Các văn bản điều khoản sửa đổi bổ sung được đính kèm và là bộ phận của hợp đồng bảo hiểm
| ||||||
Tổng số phí bảo hiểm
(Bao gồm cả phụ phí của các điều khoản sửa đổi bổ sung nói trên)
| . . . . . . . , ngày . . . . tháng . . . . năm
| |||||
PHỤ LỤC 3
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM XÂY DỰNG
I. PHÍ BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT:
1. Đối với các công trình có giá trị dưới 50 triệu Đô la Mỹ:
Mã hiệu | Loại công trình xây dựng | Phí cơ bản (‰ GTCT theo thời gian xây dựng tiêu chuẩn) | Phụ phí (‰ GTCT theo năm) | Mức khấu trừ (loại) | Thời gian xây dựng tiêu chuẩn (tháng) | |
Rủi ro động đất (tính theo độ nhậy cảm của công trình) | Rủi ro lũ | |||||
1000 | Nhà ở không có tầng hầm |
|
|
|
|
|
1010 | Nhà tới 2 tầng (cấu trúc xây dựng nhẹ) | 2,00 | C | 0,10 | M | 9 |
1011 | Nhà tới 2 tầng (cấu trúc xây) | 1,60 | C | 0,10 | M | 9 |
1110 | Nhà có 1 tầng hầm cao tới 5 tầng | 1,90 | C | 0,15 | M | 12 |
| từ 6-12 tầng | 0,06/1 tầng | E |
| M | 18 |
| từ 13-25 tầng | 0,05/1 tầng | F |
| M | 24 |
1111 | Nhà có 2-3 tầng hầm cao 5 tầng | 2,20 | C | 0,25 | M | 12 |
| Từ 6-12 tầng | 0,06/1 tầng | E |
| M | 18 |
| Từ 13-25 tầng | 0,05/1 tầng | F |
| M | 24 |
2000 | Trụ sở và hội trường |
|
|
|
|
|
2100 | Trụ sở làm việc |
|
|
|
|
|
2110 | Trụ sở văn phòng và ngân hàng không có hoặc có một tầng hầm cao tới 5 tầng | 2,00 | C | 0,15 | M | 12 |
| Từ 6-12 tầng | 0,08/1 tầng | E |
| M | 18 |
| Từ 13-25 tầng | 0,06/1 tầng | F |
| M | 24 |
2111 | Trụ sở văn phòng và ngân hàng có 2-3 tầng hầm cao tới 5 tầng | 2,30 | C | 0,25 | M | 12 |
| Từ 6-12 tầng | 0,08/1 tầng | E |
| M | 18 |
| Từ 13-25 tầng | 0,06/1 tầng | F |
| M | 24 |
2120 | Cửa hàng bách hoá cao 3 tầng không có hoặc có 1 tầng hầm | 2,40 | C | 0,15 | M | 18 |
| Từ 4-12 tầng | 0,07/1 tầng | E |
| M | 24 |
2121 | Cửa hàng tổng hợp cao tới 3 tầng có 2-3 tầng hầm | 2,50 | C | 0,25 | M | 18 |
| Từ 4-12 tầng | 0,07/1 tầng | E |
| M | 24 |
2130 | Trường học, ký túc xá, nhà trẻ không có hoặc có 1 tầng hầm cao tới 3 tầng | 2,10 | C | 0,15 | M | 18 |
| Từ 4-12 tầng | 0,07/1 tầng | E |
| M | 24 |
2131 | Trường học, ký túc xá, nhà trẻ với 2-3 tầng hầm |
|
|
|
|
|
| cao tới 3 tầng | 2,30 | C | 0,25 | M | 18 |
| Từ 4-12 tầng | 0,07/1 tầng | E |
| M | 24 |
2140 | Trường đại học không hay có một tầng hầm cao 3 tầng | 2,30 | C | 0,15 | M | 18 |
| Từ 4-12 tầng | 0,07/1 tầng | E |
| M | 24 |
| Trường đại học có 2-3 tầng hầm cao tới 3 tầng | 2,50 | C | 0,25 | M | 18 |
| Từ 4-12 tầng | 0,07/1 tầng | E |
| M | 24 |
2150 | Gara không có hay có một tầng hầm cao tới 2 tầng | 2,40 | C | 0,20 | M | 18 |
| Từ 3-12 tầng | 0,07/1 tầng | E |
| M | 24 |
| Gara có 2-3 tầng hầm cao tới 2 tầng | 2,60 | C | 0,30 | M | 18 |
| Từ 3-12 tầng | 0,07/1 tầng | E |
| M | 24 |
2160 | Gara ngầm với 2 tầng ngầm | 2,60 | D | 0,30 | M | 18 |
| Gara ngầm với 3 tầng ngầm | 3,12 | D | 0,50 | M | 24 |
| Gara ngầm với 4 tầng ngầm | 3,70 | D | 0,50 | M | 24 |
| Gara ngầm với 5 tầng ngầm | 4,50 | D | 0,50 | M | 30 |
2170 | Bệnh viện, trạm điều dưỡng không có hay có 1 tầng ngầm cao 3 tầng | 2,40 | C | 0,20 | M | 24 |
| Từ 4-12 tầng | 0,08/1 tầng | E |
| M | 30 |
| Bệnh viện, trạm điều dưỡng có 2-3 tầng ngầm cao 3 tầng | 2,70 | C | 0,30 | M | 24 |
| Từ 4-12 tầng | 0,08/1 tầng | E |
| M | 30 |
2190 | Khách sạn và nhà hàng không hay có 1 tầng hầm cao tới 5 tầng | 2,50 | D | 0,15 | M | 18 |
| Từ 6-12 tầng | 0,08/1 tầng | E |
| M | 24 |
| Từ 13-25 tầng | 0,07/1 tầng | F |
| M | 30 |
| Khách sạn và nhà hàng có 2-3 tầng hầm cao tới 5 tầng | 2,70 | D | 0,25 | M | 18 |
| Từ 6-12 tầng | 0,08/1 tầng | E |
| M | 24 |
| Từ 13-25 tầng | 0,07/1 tầng | F |
| M | 30 |
2200 | Hội trường |
|
|
|
|
|
2210 | Nhà hát, phòng hoà nhạc, rạp chiếu phim | 3,00 | E | 0,20 | M | 18 |
2220 | Triển lãm và phòng họp | 3,60 | E | 0,20 | M | 18 |
2240 | Phòng tập thể dục thể thao cao tới 20 m | 2,70 | E | 0,15 | M | 18 |
2250 | Bể bơi trong nhà (có mái che) cao 20 m | 3,20 | E | 0,20 | M | 18 |
2270 | Nhà chứa máy bay cao tới 25 m | 4,10 | E | 0,20 | M | 18 |
3000 | Công trình công nghiệp |
|
|
|
|
|
3100 | Nhà máy xí nghiệp |
|
|
|
|
|
3110 | Xí nghiệp cao tới 3 tầng | 2,80 | C | 0,15 | M | 12 |
| Từ 4-6 tầng | 0,07/1 tầng | D |
| M | 18 |
3120 | Xí nghiệp với mái hình răng cưa cao tới 20 m | 2,70 | D | 0,02 | M | 12 |
3210 | Kho lạnh cao tới 3 tầng | 2,80 | D | 0,15 | M | 18 |
| Từ 4-6 tầng | 0,80/1 tầng | D |
| M | 18 |
3220 | Nhà kho cao tới 3 tầng | 2,80 | C | 0,15 | M | 12 |
| Từ 4-6 tầng | 0,08/1 tầng | D |
| M | 18 |
3550 | Nhà máy điện Diezen | 3,20 | D | 0.20 | M | 24 |
4000 | Tháp, thùng chứa |
|
|
|
|
|
4110 | Tháp nước |
|
|
|
|
|
| - Sức chứa tới 200 m3 | 3,40 | E | 0,20 | M | 12 |
| - Sức chứa tới 500 m3 | 3,60 | F | 0,25 | M | 18 |
| - Sức chứa tới 1000 m3 | 3,90 | G | 0,25 | M | 24 |
4200 | Thùng chứa |
|
|
|
|
|
| - Cao tới 15m | 3,10 | E | 0,20 | M | 12 |
| - Cao tới 30 m | 3,40 | F | 0,20 | M | 18 |
5000 | Công tác chuẩn bị, làm đường, sân bay |
|
|
|
|
|
5100 | Công tác chuẩn bị: san, đắp nền, đào hố, đóng cọc | 2,00 | C | 0,20 | N | 12 |
5200 | Đường quốc lộ, đường liên tỉnh (không có các công trình phụ) | 4,00 | C | 0,20 | N |
|
5201 | Các sân bãi (bãi đỗ xe, sân trong nhà) | 2,00 | C | 0,15 | N | 12 |
5210 | Đường phố (nằm trong các quận, huyện nội, ngoại thành phố hoặc các tỉnh) | 2,00 | C | 0,15 | N | 12 |
5400 | Sân bay (không bao gồm nhà cửa), chỉ đối với đường băng, đường lăn bánh, đường tắc-xi | 2,00 | C | 0,25 | N | 12 |
6000 | Công trình cung cấp nước: kênh, hồ chứa nước, cửa van, cửa cống | 6,5 | C | 0,30 | N |
|
6200 | Đê, đập, kè, cầu cảng | 10,0 | C | 0.30 | N |
|
8200 | Cầu |
|
|
|
|
|
8210 | Cầu bêtông cốt sắt dưới 50m | 5,50 | F | 0,25 | N | 24 |
| Cầu bêtông cốt sắt từ 50 m đến 100m | 6,80 | F | 0,25 | N | 30 |
| Cầu bêtông cốt sắt trên 100m | 7,80 | F | 0,25 | N | 38 |
9000 | Hệ thống cống, hệ thống thoát nước, đường ống trạm xử lý nưóc, hệ thống cấp nước... |
|
|
|
|
|
9110 | Hệ thống cống phải đào sâu tới 3 m | 3,50 | C | 0,30 | N | 12 |
9120 | Đường ống ngầm (khí, nước, cống thoát nước) phải đào sâu tới 3m | 3,50 | C | 0,30 | N | 12 |
9200 | Trạm xử lý nước thải | 3,50 | C | 0,35 | N | 12 |
9300 | Trạm bơm (chỉ áp dụng cho trạm phát) | 2,80 | C | 0,25 | N | 12 |
9400 | Bể chứa nước trên mặt đất |
|
|
|
|
|
9410 | Bể chứa nước |
|
|
|
|
|
| với sức chứa tới 250m3 | 2,70 | C | 0,15 | N | 6 |
| với sức chứa từ 250-500m3 | 2,90 | C | 0,20 | N | 9 |
| với sức chứa từ 500-1000m3 | 3,10 | D | 0,25 | N | 12 |
| với sức chứa từ 1000-2500m3 | 3,30 | E | 0,25 | N | 18 |
9420 | Bể chứa nước ngầm với sức chứa tới 250 m3 | 2,90 | C | 0,20 | N | 6 |
| từ 250- 500m3 | 3,10 | C | 0,25 | N | 9 |
| từ 500-1000m3 | 3,30 | C | 0,30 | N | 12 |
| từ 1000-2500m3 | 3,30 | C | 0,35 | N | 18 |
9500 | Trạm xử lý nước | 3,10 | C | 0,25 | N | 24 |
2. Đối với các công trình có giá trị từ 50 triệu Đô la Mỹ trở lên:
Phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận và được xác định trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm của một công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm được các tổ chức định giá quốc tế xếp hạng có khả năng tài chính tốt (Standard & Poor's xếp hạng từ BBB trở lên, Moody's xếp hạng từ A trở lên…) cung cấp.
II. PHÍ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA:
Phí bảo hiểm của phần trách nhiệm đối với người thứ ba được tính bằng 5% phí bảo hiểm của phần bảo hiểm thiệt hại vật chất, với hạn mức trách nhiệm không vượt quá 50% giá trị công trình được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất và tối đa không quá 3 triệu Đô la Mỹ. Tỷ lệ phí bảo hiểm này chỉ áp dụng với điều kiện bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất và trách nhiệm đối với người thứ ba trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp hạn mức trách nhiệm vượt quá giới hạn trên hoặc bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba bằng một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt, phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp và bên mua bảo hiểm thoả thuận.
PHỤ LỤC 4
PHỤ PHÍ BẢO HIỂM XÂY DỰNG
I. Biểu phụ phí rủi ro động đất:
Độ nhạy cảm của công trình | Phụ phí rủi ro động đất | |
Khu vực 0 | Khu vực I | |
C D E F G | 0 0 0 0 0 | 0,20 0,22 0,24 0,26 0,30 |
II. Phân chia khu vực động đất
Khu vực 1: Bao gồm các tỉnh: Sơn La, Lao Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên.
Khu vực 0: Bao gồm các tỉnh còn lại.
Ghi chú: C, D, E, F, G là các ký hiệu quy định về độ nhạy cảm của công trình.
PHỤ LỤC 5
MỨC KHẤU TRỪ ĐỐI VỚI PHẦN THIỆT HẠI VẬT CHẤT.
1. Đối với các công trình có giá trị dưới 50 triệu Đô la Mỹ:
Giá trị bảo hiểm (USD) | Mức khấu trừ loại "M" | Mức khấu trừ loại "N" | ||
Đối với rủi ro thiên tai | Đối với rủi ro khác | Đối với ro ro thiên tai | Đối với rủi ro khác | |
Tới 500.000 1.000.000 5.000.000 30.000.000 50.000.000 | 5.000 7.500 10.000 15.000 25.000 | 1.000 1.500 3.000 4.000 5.000 | 7.500 10.000 15.000 25.000 35.000 | 2.000 2.000 4.000 7.500 10.000 |
2. Đối với các công trình có giá trị từ 50 triệu Đô la Mỹ trở lên:
Mức khấu trừ sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận, được xác định trên cơ sở mức khấu trừ tương ứng với giá trị công trình của một công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm được các tổ chức định giá quốc tế xếp hạng có khả năng tài chính tốt (Standard & Poor's xếp hạng từ BBB trở lên, Moody's xếp hạng từ A trở lên…) cung cấp.
Ghi chú: M, N là các ký hiệu quy định về loại mức khấu trừ.
QUY TẮC
BẢO HIỂM LẮP ĐẶT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1. Đối tượng bảo hiểm
Quy tắc bảo hiểm này được áp dụng đối với những đối tượng bảo hiểm sau đây, với điều kiện là những đối tượng bảo hiểm đó được ghi trong hợp đồng bảo hiểm:
1. Các máy móc, dây chuyền đồng bộ trong một nhà máy, xí nghiệp trong quá trình lắp ráp các máy móc, thiết bị đó;
2. Phần công việc xây dựng phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình lắp ráp;
3. Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình lắp ráp;
4. Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường và thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm;
5. Trách nhiệm đối với người thứ ba.
Điều 2. Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm
Trong Quy tắc bảo hiểm này, bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm được hiểu như sau:
1. Bên mua bảo hiểm là chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án). Trường hợp phí bảo hiểm đã được tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện việc mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm.
2. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
Điều 3. Hợp đồng bảo hiểm
Thoả thuận bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm bao gồm Quy tắc bảo hiểm này, Giấy yêu cầu bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm (nếu có).
Điều 4. Giấy yêu cầu bảo hiểm.
Khi yêu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (đính kèm theo Quy tắc bảo hiểm này) cho doanh nghiệp bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm.
Điều 5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (đính kèm Quy tắc bảo hiểm này).
Điều 6. Thời hạn bảo hiểm
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này bắt đầu từ lúc khởi công công trình hoặc từ khi các hạng mục được bảo hiểm có tên trong hợp đồng bảo hiểm được dỡ xuống công trường, cho dù thời hạn bắt đầu bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm có thể khác. Hợp đồng bảo hiểm sẽ tiếp tục có hiệu lực cho tới sau khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần vận hành chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào xảy ra trước, nhưng sẽ không quá 4 tuần kể từ ngày bắt đầu chạy thử (trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản). Trong trường hợp một bộ phận của xưởng máy hay một số cỗ máy đã được chạy thử hoặc vận hành hay bàn giao thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với phần đó hoặc bộ phận máy móc đó sẽ chấm dứt, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm đối với các bộ phận còn lại.
Đối với các hạng mục cũ sử dụng lại, hiệu lực bảo hiểm sẽ chấm dứt ngay trước khi các hạng mục đó được chạy thử.
Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm lắp đặt chỉ thực sự có hiệu lực sau khi người được bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản. Mức phí bảo hiểm được xác định theo Biểu phí bảo hiểm lắp đặt quy định tại Phụ lục 3 và Phụ phí bảo hiểm lắp đặt quy định tại Phụ lục 4 đính kèm Quy tắc bảo hiểm này.
Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày quy định trong hợp đồng. Mọi trường hợp kéo dài thời hạn bảo hiểm đều phải được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bằng văn bản.
Điều 7. Điều kiện chung áp dụng đối với cả bảo hiểm thiệt hại vật chất và bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Quy tắc bảo hiểm này, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm, khai báo và trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi ghi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm. Đây là điều kiện tiên quyết để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đề phòng tổn thất hay trách nhiệm có thể xảy ra và phải tuân thủ mọi qui chế và kiến nghị của các nhà thiết kế. Những chi phí phát sinh liên quan đến việc áp dụng các biện pháp nói trên do người được bảo hiểm chịu.
3. Vào bất kỳ thời gian hợp lý nào, đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền xem xét và kiểm tra rủi ro được bảo hiểm. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm mọi chi tiết, thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin và bằng văn bản về bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào đối với các rủi ro được bảo hiểm (người được bảo hiểm tự chịu chi phí cho việc thông báo này). Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết và nếu cần doanh nghiệp bảo hiểm có thể điều chỉnh phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm cho phù hợp.
Người được bảo hiểm không được tự ý tiến hành hay chấp nhận bất cứ sự thay đổi quan trọng nào làm tăng mức độ rủi ro bảo hiểm, trừ khi việc đó được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản.
4. Trong trường hợp xảy ra những sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm này, người được bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin và sau đó bằng văn bản, nêu rõ tính chất và mức độ tổn thất,
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất,
c) Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó,
d) Cung cấp mọi thông tin và chứng từ, văn bản theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm xác định tính chất và mức độ tổn thất,
e) Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với tổn thất vật chất hay trách nhiệm phát sinh từ tổn thất đó nếu trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm không nhận được thông báo tổn thất.
Sau khi thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ. Còn trong mọi trường hợp khác, nhất thiết phải có mặt đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm để giám định tổn thất trước khi thực hiện việc sửa chữa hay thay thế. Nếu đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định trong khoảng thời gian được xem là hợp lý theo tình hình thực tế thì người được bảo hiểm có quyền xúc tiến việc sửa chữa hay thay thế.
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bất kỳ hạng mục được bảo hiểm nào bị tổn thất sẽ chấm dứt nếu hạng mục đó không được sửa chữa kịp thời và chu đáo.
5. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện, phối hợp hoặc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện mọi hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ mọi quyền và lợi ích mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi thanh toán hoặc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này, cho dù những hành động và những biện pháp đó được thực hiện trước hoặc sau khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm.
Các quyền mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng bao gồm cả quyền được miễn trách nhiệm hoặc quyền đòi bên thứ ba (không phải là người được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này) bồi hoàn. Chi phí phát sinh liên quan đến các công việc này do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
6. Mọi tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm trong việc bảo hiểm theo Quy tắc này trước hết được giải quyết trên cơ sở thương lượng. Nếu hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, tranh chấp đó sẽ được giải quyết tại toà án theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Nếu có sự gian lận trong yêu cầu bồi thường về bất kỳ phương diện nào hoặc nếu có bất kỳ sự khai báo sai sự thật nào được đưa ra hoặc được sử dụng nhằm hỗ trợ cho yêu cầu bồi thường đó, hoặc nếu người được bảo hiểm hoặc người thay mặt họ sử dụng bất kỳ phương tiện hay thủ đoạn gian lận nào nhằm trục lợi bảo hiểm thì tất cả mọi quyền lợi theo Quy tắc bảo hiểm này sẽ không có giá trị.
Các quyền lợi bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này cũng sẽ không còn giá trị nếu trong phạm vi 3 tháng kể từ ngày yêu cầu bồi thường bị từ chối hoặc trọng tài đưa ra phán quyết về việc giải quyết yêu cầu bồi thường đó, người được bảo hiểm không có khiếu nại đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
8. Nếu vào thời điểm phát sinh yêu cầu bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm này mà có bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm nào khác cũng bảo hiểm tổn thất vật chất hay trách nhiệm đó thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ có trách nhiệm bồi thường đối với yêu cầu bồi thường về tổn thất vật chất hay trách nhiệm đó theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận với tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã giao kết.
Điều 8. Các điểm loại trừ áp dụng chung cho bảo hiểm thiệt hại vật chất và bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại vật chất hoặc trách nhiệm đối với người thứ ba gây nên bởi, phát sinh từ hoặc có thể quy cho:
1. Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài (có tuyên chiến hay không tuyên chiến), nội chiến, bạo loạn, bạo động có thể dẫn đến nổi dậy vũ trang hoặc dành chính quyền;
2. Hành động khủng bố có nghĩa là hành động do một người hay một nhóm người thực hiện đơn độc hoặc nhân danh hoặc có liên quan đến bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào vì mục đích chính trị, tôn giáo, tư tưởng hoặc các mục đích tương tự bao gồm cả ý đồ gây ảnh hưởng đến bất kỳ chính phủ nào, làm cho dân chúng hoặc bất kỳ bộ phận dân chúng nào lo sợ.
Những loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này không bao gồm những tổn thất, thiệt hại, chi phí, phí tổn do bất kỳ nguyên nhân nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, bắt nguồn từ hoặc có liên quan đến bất kỳ hành động nào được thực hiện để kiểm soát, ngăn chặn, dập tắt hoặc có liên quan đến những sự kiện được nêu tại khoản 1 và 2 của Điều này.
Nếu căn cứ theo những loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này mà doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường cho tổn thất, thiệt hại, chi phí hay phí tổn theo hợp đồng bảo hiểm, thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm chứng minh rằng các tổn thất, thiệt hại, chi phí hay phí tổn đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm và không thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này.
3. Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ;
4. Hành động cố ý hay sơ suất lặp đi lặp lại của người được bảo hiểm;
5. Ngừng công việc dù là toàn bộ hay một phần;
6. Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính, bao gồm:
- Tổn thất hay thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm, đặc biệt là bất kỳ sự thay đổi bất lợi nào về dữ liệu, phần mềm hoặc các chương trình máy tính do việc xoá, làm hỏng hoặc làm biến dạng các cấu trúc ban đầu của dữ liệu, phần mềm, chương trình máy tính đó gây ra và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh do có nguyên nhân từ các tổn thất trên trừ các tổn thất hoặc thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm là hậu quả trực tiếp từ một thiệt hại vật chất được bảo hiểm xảy ra đối với phần vật chất của tài sản.
- Tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc mất hoặc suy giảm khả năng sử dụng, truy cập các dữ liệu, phần mềm hay các chương trình máy tính và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh có nguyên nhân từ các tổn thất trên.
Điều 9. Bảo hiểm thiệt hại vật chất
1. Cam kết bảo hiểm
Nếu trong thời hạn bảo hiểm, bất kỳ một hạng mục tài sản nào có tên trong hợp đồng bảo hiểm hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục đó bị tổn thất vật chất bất ngờ và không lường trước được do bất kỳ nguyên nhân nào khác với những nguyên nhân bị loại trừ dưới đây gây ra tới mức cần phải sửa chữa hoặc thay thế thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm tổn thất đó theo quy định tại Quy tắc bảo hiểm này bằng cách trả tiền, sửa chữa hoặc thay thế (theo sự lựa chọn của doanh nghiệp bảo hiểm). Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó và trong phạm vi hạn mức trách nhiệm bồi thường đối với mỗi sự kiện bảo hiểm (nếu có). Tổng số tiền bồi thường không vượt quá tổng số tiền được bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra tai nạn dẫn đến yêu cầu bồi thường với điều kiện số tiền bảo hiểm cho chi phí này đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Các điểm loại trừ áp dụng đối với bảo hiểm thiệt hại vật chất
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Mức khấu trừ quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải tự chịu mức khấu trừ này trong mỗi sự kiện bảo hiểm (Mức khấu trừ được xác định theo quy định tại Phụ lục 5 - Mức khấu trừ đối vởi phần thiệt hại vật chất (đính kèm Quy tắc bảo hiểm này);
b) Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả, bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm trễ, do không thực hiện được công việc, thiệt hại mất hợp đồng;
c) Những tổn thất trực tiếp do thiết kế sai, do khuyết tật của nguyên vật liệu hay khuôn mẫu, do tay nghề kém nhưng không phải lỗi trong khi lắp đặt;
d) Các hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ô xy hoá, kết tạo vảy cứng;
e) Mất mát hay thiệt hại đối với hồ sơ, bản vẽ, chứng từ kế toán, hoá đơn, tiền, tem phiếu, văn bản, chứng thư nợ, cổ phiếu, thư bảo lãnh, séc, vật liệu bao gói như hòm, thùng, hộp;
g) Mất mát hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
3. Điều khoản bảo hiểm áp dụng đối với bảo hiểm thiệt hại vật chất
3.1. Số tiền bảo hiểm:
Đối với hạng mục máy móc quy định tại khoản 1 và phần công việc xây dựng quy định 2 của Điều 1 của Quy tắc bảo hiểm này: Số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm không được thấp hơn giá trị đầy đủ của mỗi hạng mục tại thời điểm hoàn thành việc lắp đặt, bao gồm cả cước phí vận chuyển, thuế hải quan, các loại thuế khác, chi phí lắp đặt.
Trong trường hợp có sự biến động đáng kể về tiền lương hay giá cả, người được bảo hiểm cần phải điều chỉnh lại số tiền bảo hiểm. Việc điều chỉnh này chỉ có hiệu lực sau khi đã được ghi vào hợp đồng bảo hiểm hoặc có văn bản chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong trường hợp có tổn thất, nếu phát hiện thấy số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị của tài sản được bảo hiểm. Mọi đối tượng và khoản mục chi phí đều phải tuân theo điều kiện này một cách riêng rẽ.
3.2. Cơ sở giải quyết bồi thường:
Trong mọi trường hợp có tổn thất, cơ sở để giải quyết bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm như sau:
a) Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được, cơ sở giải quyết bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi.
b) Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, cơ sở để giải quyết bồi thường là giá trị thực tế của hạng mục đó ngay trước khi xảy ra tổn thất trừ đi giá trị thu hồi.
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường các khoản chi phí mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và theo mức mà các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm, với điều kiện người được bảo hiểm phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và điều khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường sau khi đã chấp nhận các tài liệu, chứng từ cần thiết để chứng minh rằng việc sửa chữa đã được tiến hành hay việc thay thế đã được thực hiện. Mọi tổn thất có thể sửa chữa được đều phải được sửa chữa, nhưng nếu chi phí sửa chữa tương đương hay vượt quá giá trị của hạng mục đó tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất thì việc thanh toán bồi thường sẽ được thực hiện trên cơ sở quy định tại điểm b, khoản 3.2 của Điều này.
Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như chi phí đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng chi phí sửa chữa.
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung và/hoặc nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.
3.3. Mở rộng phạm vi bảo hiểm:
Theo Quy tắc bảo hiểm này, trường hợp bên mua bảo hiểm muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với phần thiệt hại vật chất thì có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm bằng văn bản về số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
3.4. Tài sản xung quanh:
Mọi tổn thất đối với tài sản để tại công trường hay để tại vùng phụ cận công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm chỉ được bồi thường nếu như tổn thất đó xảy ra liên quan trực tiếp tới việc lắp đặt hay thử nghiệm các hạng mục được bảo hiểm thiệt hại vật chất và xảy ra trong thời hạn bảo hiểm với điều kiện số tài sản đó phải được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Phần mở rộng bảo hiểm này không áp dụng đối với máy móc và trang thiết bị phục vụ công việc xây dựng, lắp đặt.
Điều 10. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
1. Cam kết bảo hiểm
Trong phạm vi các số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những số tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường những thiệt hại phát sinh do việc gây ra:
a) Thương vong hay ốm đau bất ngờ cho người thứ ba (chết hay không chết người),
b) Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba,
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh với điều kiện những thiệt hại nêu trên có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các hạng mục được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tại khu vực công trường hay khu vực phụ cận trong thời hạn bảo hiểm.
Đối với những yêu cầu bồi thường được chấp nhận thanh toán, ngoài các khoản chi phí phải trả thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thêm cho người được bảo hiểm:
- Tất cả chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm;
- Tất cả các chi phí đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm,
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm thuộc phần này không vượt quá hạn mức bồi thường ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Những điểm loại trừ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Mức khấu trừ quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải tự chịu mức khấu trừ này trong mỗi sự kiện bảo hiểm;
b) Chi phí chế tạo, chế tạo lại, nâng cấp, sửa chữa hay thay thế các hạng mục được bảo hiểm hoặc có thể được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
c) Trách nhiệm do hậu quả của:
i) Các thương vong, ốm đau gây ra cho người làm thuê hay công nhân của nhà thầu hay của chủ công trình hoặc của bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình được bảo hiểm toàn bộ hay một phần theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay gây ra cho thành viên trong gia đình họ;
ii) Tổn thất gây ra đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý, chăm nom, coi sóc hay kiểm soát của nhà thầu, của chủ công trình hay của bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình được bảo hiểm toàn bộ hay một phần theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay của người làm thuê hoặc công nhân của một trong những người nói trên;
iii) Tai nạn gây ra bởi xe cơ giới được phép lưu hành trên đường công cộng hay bởi phương tiện vận tải thuỷ hay máy bay;
ix) Bất kỳ thoả thuận nào của người được bảo hiểm về việc trả một khoản tiền dưới hình thức đền bù hay dưới hình thức khác, trừ khi trách nhiệm đó thuộc trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
d) Trách nhiệm phát sinh do người được bảo hiểm cung cấp hoặc không cung cấp lời khuyên, dịch vụ có tính chất chuyên môn hoặc do bất cứ lỗi hoặc thiếu sót nào có liên quan;
e) Trách nhiệm phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn trừ việc phá huỷ hoặc gây thiệt hại đến đối tượng bảo hiểm do ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn xuất phát từ bất cứ rủi ro được bảo hiểm nào và trách nhiệm phát sinh liên quan đến các vật liệu hoặc chất phế thải sẵn có hay được thải ra;
g) Trách nhiệm phát sinh từ hay có liên quan đến chất Amiăng;
h) Trách nhiệm liên quan đến tiền phạt khi không thực hiện hợp đồng.
3. Các điều kiện bảo hiểm áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
a) Người được bảo hiểm hay người thay mặt người được bảo hiểm không được tự ý thừa nhận, đề xuất, hứa hẹn thanh toán hay bồi thường các khoản tiền liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi cần thiết doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tiến hành bào chữa hoặc giải quyết bất kỳ khiếu nại nào dưới danh nghĩa người được bảo hiểm hay có quyền đứng tên người được bảo hiểm để tiến hành khởi kiện hay thực hiện các biện pháp khác đòi bồi thường thiệt hại và có toàn quyền hành động trong việc tiến hành tranh tụng hay giải quyết khiếu nại. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin có liên quan và hỗ trợ khi doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu.
b) Đối với tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bồi thường cho một vụ tai nạn (sau khi trừ đi bất kỳ khoản tiền đền bù nào đã trả cho vụ tai nạn đó) hoặc trả một khoản tiền ít hơn đúng với số tiền có thể chấp nhận bồi thường cho vụ tai nạn đó, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu thêm bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến tai nạn đó theo quy định tại Điều này.
PHỤ LỤC 1
GIẤY YÊU CẦU BẢO HIỂM LẮP ĐẶT
1. Tên công trình (nếu công trình chia thành nhiều hạng mục, đề nghị ghi rõ hạng mục nào được bảo hiểm) |
| ||
| |||
| |||
| |||
2. Địa điểm công trình
Nước/Tỉnh/Huyện Thành phố/Thị trấn/Xã |
| ||
| |||
| |||
| |||
3. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư (chủ giao thầu) |
| ||
| |||
4. Tên và địa chỉ của chủ thầu chính |
| ||
| |||
| |||
5. Tên và địa chỉ của các nhà thầu phụ |
| ||
| |||
| |||
6. Tên và địa chỉ của người chế tạo các hạng mục chính |
| ||
| |||
| |||
7. Tên và địa chỉ của công ty giám sát công việc lắp đặt |
| ||
| |||
| |||
8. Tên và địa chỉ của kỹ sư tư vấn |
| ||
| |||
| |||
9. Bên mua bảo hiểm | Đề nghị ghi rõ người nào từ mục 3 đến mục 8 trên đây là Bên mua bảo hiểm và những bên nào được khai báo là Người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. | ||
Bên mua bảo hiểm ở mục số: Người được bảo hiểm ở mục số: | |||
10..Nêu rõ loại thiết bị được lắp đặt (nếu là thiết bị cũ - second hand thì đề nghị ghi rõ) Nếu là máy móc: tên người chế tạo, số, loại, kích thước, công suất, trọng lượng, áp suất, nhiệt độ... Nếu là nhà máy hoàn chỉnh: sơ đồ tổng thể, tính chất các công việc xây dựng (nếu có) |
| ||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
11. Thời gian bảo hiểm | Bắt đầu thời hạn bảo hiểm | ||
Thời gian lưu kho trước khi lắp ráp tháng | |||
Bắt đầu thời gian lắp đặt | |||
Thời gian lắp đặt/xây dựng tháng | |||
Thời gian chạy thử tuần | |||
Trường hợp yêu cầu bảo hiểm cả giai đoạn bảo hành | Thời gian bảo hành tháng | ||
Chấm dứt thời hạn bảo hiểm | |||
12. Loại sơ đồ, thiết kế và nguyên vật liệu của công trình này đã được sử dụng và/hoặc thử trong
*Đề nghị cho biết tên các công trình tương tự mà chủ thầu đã tiến hành xây lắp | |||
b) Các công trình trước do chính chủ thầu tiến hành | |||
| |||
| |||
| |||
| |||
13. .Đây có phải là mở rộng nhà máy sẵn có không? * Nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động trong quá trình lắp đặt không? (kèm theo sơ đồ nếu có) | có không | ||
có không | |||
| |||
| |||
| |||
14. Nhà xưởng và công việc xây dựng đã hoàn tất chưa? | có không | ||
| |||
15. Các công việc do nhà thầu phụ đảm nhận |
| ||
| |||
| |||
16. Có khả năng xảy ra hiểm họa tích tụ rủi ro của:
* Nếu có, cho biết cụ thể | Đề nghị cho biết các thông tin từ câu hỏi số 16 đến số 21 càng nhiều càng tốt Cháy có* không | ||
Nổ có* không | |||
| |||
| |||
17. Mực nước ngầm |
| ||
18. Sông, hồ, biển... gần nhất
Mực nước của các sông, hồ, biển... đó | Tên Khoảng cách (tới công trình)
| ||
Thấp nhất Trung bình Mực nước cao nhất ghi nhận được | |||
Độ cao trung bình của khu vực công trình | |||
19. Điều kiện khí tượng | Mùa mưa từ tới | ||
Lượng mưa cao nhất (mm) trong 1 giờ 1 ngày 1 tháng | |||
20. Các hiểm hoạ của động đất, núi lửa, sóng thần
Điều kiện đất đai: | Trong lịch sử đã có núi lửa phun, sóng thần tại khu vực của nơi đặt công trình chưa? | ||
Đã có động đất xảy ra ở vùng này chưa? | |||
* Nếu có, nêu rõ cường độ (Mercalli) độ lớn (Richter) | |||
Thiết kế của công trình được bảo hiểm có dựa trên các quy định về kiến trúc tại vùng có động đất không? | |||
Các loại đất đai khác: | |||
Có các khiếm khuyết địa chấn trong khu vực? | |||
21. Nếu có thể, ước tính tỷ lệ thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra đối với giá trị bảo hiểm, trong một sự cố do | a) Động đất b) Hoả hoạn | ||
c) Các hiểm hoạ khác (Ghi cụ thể) | |||
22. Có yêu cầu bảo hiểm cho trang thiết bị xây/lắp (dàn giáo, lán trại, dụng cụ...) không? * Cho biết sơ bộ và ghi rõ giá trị của hạng mục này vào mục số 28.3 dưới đây | |||
| |||
| |||
| |||
23. Có yêu cầu bảo hiểm cho máy móc xây/lắp (máy xúc, ủi, cần cẩu vv...) không? * Đính kèm danh mục các máy móc chủ yếu với giá trị mua mới và ghi tổng số giá trị của máy móc vào mục số 28.4 dưới đây. | |||
| |||
| |||
| |||
| |||
| |||
24. Có yêu cầu bảo hiểm các ngôi nhà và/hoặc các công trình kiến trúc, có sẵn trên hay nằm kề sát bên công trường, thuộc sở hữu, chăm nom hay coi sóc của chủ thầu hay chủ đầu tư, cho các thiệt hại phát sinh do hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của công việc xây dựng không? | Có* Không | ||
*) Miêu tả cụ thể các ngôi nhà/công trình kiến trúc đó: | |||
| |||
| |||
| |||
25. Có yêu cầu bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba không? * Nêu sơ bộ các ngôi nhà, và/hoặc các công trình kiến trúc không thuộc Chủ đầu tư hay chủ thầu (kèm theo sơ đồ nếu được) Ghi rõ giới hạn trách nhiệm muốn được bảo hiểm vào mục số 28.6 dưới đây | Có* Không | ||
| |||
| |||
| |||
26. Có yêu cầu bảo hiểm thêm cả các chi phí phụ (trường hợp có tổn thất) cho: | Vận chuyển nhanh (express), làm nghề giờ, làm đêm, làm trong ngày lễ? Có Không | ||
27. Ghi rõ các yêu cầu đặc biệt muốn được mở rộng phạm vi bảo hiểm |
| ||
| |||
| |||
28. Nêu rõ số tiền và giới hạn trách nhiệm cần thiết muốn bảo hiểm |
|
Loại tiền | |
Phần I -Thiệt hại vật chất | Hạng mục được bảo hiểm | Số tiền bảo hiểm (ghi riêng từng khoản dưới đây) | |
1. Công tác lắp đặt, chia ra như sau: 1.1. Các hạng mục được lắp ráp 1.2. Cước phí vận chuyển 1.3. Thuế Hải quan và thuế khác 1.4. Chi phí lắp đặt |
| ||
| |||
| |||
| |||
2. Công việc phần xây dựng |
| ||
3. Trang thiết bị xây/lắp |
| ||
4. Máy móc xây/lắp |
| ||
5. Chi phí dọn dẹp vệ sinh (giới hạn) |
| ||
6. Tài sản nằm trên đất của Chủ đầu tư hay khu vực công trường, thuộc quyền sở hữu, quản lý, kiểm soát, coi sóc (Giới hạn bồi thường - xem khoản 3.4 Điều 9 của Quy tắc bảo hiểm lắp đặt) |
| ||
Tổng số tiền được bảo hiểm theo phần I |
| ||
Ghi rõ giới hạn yêu cầu bồi thường trong các trường hợp xảy ra hiểm hoạ sau: | |||
Các rủi ro đặc biệt được bảo hiểm | Giới hạn trách nhiệm (1) | ||
Động đất, núi lửa, sóng thần |
| ||
Bão, lốc, lũ, lụt, đất lở |
| ||
| |||
Phần II -Trách nhiệm đối với người thứ ba | Đối tượng được bảo hiểm | Giới hạn trách nhiệm (2) | |
1. Thương tật 1.1. Cho mỗi người 1.2. Tổng số |
| ||
| |||
2. Thiệt hại tài sản |
| ||
3. Trường hợp yêu cầu giới hạn trách nhiệm hỗn hợp |
| ||
(1) Giới hạn trách nhiệm liên quan đến mỗi và mọi tổn thất và/hoặc một loạt các tổn thất nhưng phát sinh từ một sự cố.
(2) Giới hạn trách nhiệm liên quan đến một hay một loạt tai nạn nhưng phát sinh từ một sự cố.
Chúng tôi xin cam kết rằng, lời kê khai trong Giấy yêu cầu bảo hiểm này là đầy đủ và trung thực mà chúng tôi có được. Chúng tôi cũng xin thoả thuận rằng, Giấy yêu cầu bảo hiểm này là cơ sở đồng thời là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm được cấp liên quan tới các rủi ro trên. Chúng tôi hiểu và thoả thuận rằng, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm phù hợp với những điều khoản của hợp đồng bảo hiểm và chúng tôi (Người được bảo hiểm), dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không đưa ra bất kỳ khiếu nại nào khác. Doanh nghiệp bảo hiểm tiếp nhận các thông tin trên hoàn toàn tin tưởng.
Khai tại ...................................................... ngày........... tháng............ năm
Người khai (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 2
GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM LẮP ĐẶT
Tên và địa chỉ Người được bảo hiểm
| Tên công trình :
Địa điểm công trình :
| ||||||
Phần I- Thiệt hại vật chất |
|
| |||||
| Các hạng mục được bảo hiểm | Giá trị bảo hiểm | Mức khấu trừ | ||||
| 1. Công việc Lắp đặt
1.1 Giá trị hạng mục được lắp đặt (Kèm theo danh mục nếu cần thiết)
1.2 Cước vận chuyển
1.3 Thuế hải quan và thuế khác
1.4 Chi phí lắp đặt
2. Công việc xây dựng
3. Chi phí dọn dẹp hiện trường
4. Tài sản trên và xung quanh khu vực công trường thuộc quyền quản lý, sở hữu , trông nom hay coi sóc của chủ Công trình
|
|
| ||||
| Tổng số tiền bảo hiểm của Phần I |
|
| ||||
|
|
|
| ||||
| Rủi ro | Hạn mức bồi thường (1) | Mức khấu trừ | ||||
| Động đất, nứi lửa, Sóng thần Bão tố, gió lốc, lũ lụt, Đất lở |
|
| ||||
| (1) Hạn mức bồi thường về mỗi và mọi mất mát hay thiệt hại và/hoặc hàng loạt mất mát hay thiệt hại nảy sinh từ một sự cố | ||||||
Phần II - Trách nhiệm đối với người thứ ba | |||||||
| Hạng mục được bảo hiểm | Hạn mức bồi thường (2) | Mức khấu trừ | ||||
| 1. Thương tật
1.1 Cho một người 1.2 Cho tổng số người
2. Thiệt hại tài sản
|
|
| ||||
| (2) Hạn mức bồi thường về mỗi và mọi mất mát hay thiệt hại và/hoặc hàng loạt mất mát hay thiệt hại nảy sinh từ một sự cố | ||||||
Thời hạn bảo hiểm (Tuỳ thuộc vào điều khoản liên quan đến thời hạn bảo hiểm) Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm bao gồm tuần chạy thử máy
| |||||||
Kèm theo hợp đồng bảo hiểm này là Giấy yêu cầu bảo hiểm số :
Các văn bản điều khoản sửa đổi bổ sung được đính kèm và là bộ phận của hợp đồng bảo hiểm:
| |||||||
Tổng số phí bảo hiểm
(Bao gồm cả phụ phí của các điều khoản sửa đổi bổ sung nói trên)
| . . . . . . . , ngày . . . . tháng . . . . năm
| ||||||
PHỤ LỤC 3
I. Phí bảo hiểm thiệt hại vật chất:
1. Đối với các công trình có giá trị dưới 50 triệu Đô la Mỹ:
Mã hiệu | Mã hiệu (Máy móc, thiết bị hay các hạng mục được lắp đặt | Phí cơ bản (‰GTCT theo thời gian lắp đặt tiêu chuẩn) | Phụ phí (‰ GTCT theo năm) | Mức khấu trừ (loại) | Thời gian lắp đặt tiêu chuẩn (tháng) | |
Rủi ro động đất (tính theo độ nhậy cảm công trình) | Rủi ro bão và lũ lụt (tính theo sức chịu đựng công trình) | |||||
0100 | Thuộc ngành giao thông - vận tải - nói chung | 3,0 | E | II | M | 12 |
0101 | Băng chuyền | 2,2 | D | I | M | 9 |
0102 | Băng tải (trừ trong công nghiệp mỏ) | 2,2 | D | I | M | 8 |
0110 | Hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) | 3,0 | E | I | N | 12 |
0111 | Lắp ráp toa xe và đầu máy của hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) | 2,3 | D | II | N | 12 |
0112 | Xây dựng hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) | 3,0 | E | I | N | 12 |
0120 | Hệ thống xe lửa 2 đường ray (trừ đường tàu điện 0140 và đường tàu điện ngầm 0150) | 2,7 | D | II | M | 12 |
0121 | Lắp đặt toa xe và đầu máy của hệ thống xe lửa 2 đường ray | 2,3 | D | II | M | 12 |
0122 | Xây dựng đường xe lửa 2 đường ray | 2,8 | D | II | M | 12 |
0130 | Đường xe cáp | 6,5 | G | III | N | 12 |
0140 | Đường xe điện | 2,5 | D | II | N | 12 |
0150 | Đường tàu điện ngầm | 2,6 | E | II | N | 12 |
0160 | Đường sắt bánh răng | 3,0 | E | II | N | 12 |
0171 | Lắp đặt các thiết bị ở cảng | 3,2 | D | III | N | 12 |
0172 | Lắp đặt động cơ của các phương tiện vận tải thủy | 3,0 | D | II | N | 8 |
0181 | Lắp đặt các thiết bị, máy móc ở sân bay | 2,8 | D | II | N | 12 |
0182 | Lắp ráp máy bay | 3,0 | D | III | N | 12 |
0300 | Ngành khai thác mỏ |
|
|
|
|
|
0350 | Thiết bị khai thác mỏ lộ thiên | 3,5 | E | II | N | 12 |
0360 | Thiết bị khai thác than lộ thiên | 3,2 | E | II | N | 12 |
0380 | Thiết bị khai thác quặng lộ thiên | 3,2 | E | II | N | 12 |
0381 | Thiết bị nạo vét hạng nặng trong khai thác mỏ lộ thiên | 2,8 | D | II | N | 6 |
0382 | Thiết bị chế biến quặng kim loại | 3,0 | D | I | N | 12 |
0700 | Ngành in ấn |
|
|
|
|
|
0700 | Công nghiệp in ấn nói chung | 3,0 | D | I | M | 12 |
0701 | Máy in quay | 3,0 | D | I | M | 12 |
0703 | Máy in (loại trừ máy in quay mã 0701) | 2,6 | D | I | M | 8 |
0705 | Thiết bị chụp, máy quét (scanner), thiết bị chế tạo bản in kẽm | 2,4 | C | I | M | 8 |
0706 | Máy đóng sách | 2,2 | C | I | M | 6 |
0800 | Ngành hoá chất |
|
|
|
|
|
0800 | Công nghiệp hoá chất nói chung | 3,1 | E | II | N | 18 |
0810 | Nhà máy sản xuất phân bón – loại thông thường | 3,2 | E | I | N | 18 |
0831 | Nhà máy chế biến cao su tổng hợp, chất đàn hồi, nhà máy sản xuất săm lốp | 3,4 | F | I | N | 18 |
| Nhà máy tái chế săm lốp | 3,0 | F | I | N | 12 |
0832 | Nhà máy chế biến vật dụng bằng chất dẻo, sợi tổng hợp | 3,4 | F | I | N | 18 |
0840 | Nhà máy sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, thuốc trừ sâu | 3,1 | E | I | N | 12 |
0845 | Nhà máy sản xuất dầu, mỡ, sáp, xà phòng, bột giặt, sơn | 2,9 | F | I | N | 12 |
0862 | Nhà máy sản xuất khí | 3,0 | F | I | N | 12 |
0863 | Nhà máy chưng cất không khí và khí | 3,8 | E | I | N | 18 |
0885 | Nhà máy sản xuất than, muội than, than chì | 3,0 | D | I | N | 12 |
0900 | Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm kim loại |
|
|
|
|
|
0900 | Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm kim loại nói chung | 2,6 | D | I | N | 12 |
0910 | Chế tạo máy nói chung | 2,3 | D | I | M | 12 |
0911 | Máy nén |
|
|
|
|
|
| - Tới 75 KW | 2,5 | C | I | M | 4 |
| - Tới 1500 KW | 3,0 | D | I | N | 6 |
| Máy nén khí |
|
|
|
|
|
| - Loại piston tới 1500 KW | 3,6 | D | I | N | 6 |
| - Loại trục quay tới 3000 KW | 3,8 | D | I | N | 6 |
| Máy lạnh | 3,5 | C | I | N | 6 |
0912 | Bơm |
|
|
|
|
|
| Bộ bơm ly tâm |
|
|
|
|
|
| - Tới 75 KW | 2,2 | C | I | M | 4 |
| - Tới 1500 KW | 3,0 | D | I | N | 6 |
| Loại bơm dùng piston | 2,5 | C | I | N | 4 |
| Loại bơm dùng dưới giếng sâu (không dùng cho công tác khoan) |
|
|
|
|
|
| - Mô tơ không ngâm dưới nước | 3,4 | D | I | N | 6 |
| - Mô tơ ngâm dưới nước | 4,2 | E | I | N | 6 |
0913 | Quạt các loại | 2,8 | C | I | M | 6 |
0921 | Cầu thép |
|
|
|
|
|
| Nhịp đơn dài 50 m | 3,7 | G | III | N | 9 |
| Nhịp đơn dài 100 m | 4,9 | G | III | N | 9 |
| Nhịp đơn dài 150 m | 6,0 | G | III | N | 9 |
| Cầu treo dài tới 150 m | 5,8 | G | III | N | 9 |
0922 | Các công-ten-nơ và bồn chứa lớn |
|
|
|
|
|
| Bồn chứa không có lớp tráng bọc tới 100m3 | 2,8 | E | II | M | 6 |
| Bồn chứa có lớp tráng bọc tới 100m3 | 3,2 | F | II | M | 6 |
| Thùng chứa không có lớp tráng bọc | 2,5 | E | I | M | 6 |
| Thùng chứa có lớp tráng bọc | 3,0 | F | I | M | 6 |
0923 | Cấu trúc bằng thép trong các công trình thuỷ lực (loại trừ các kết cấu bằng thép trong nhà máy thuỷ điện – xem mã 3569) | 2,8 | C | II | N | 6 |
0924 | Tháp, cột ăng ten, cần cẩu tới 50 m | 4,0 | D | III | M | 6 |
| Cẩu treo di động | 3,4 | F | I | M | 6 |
| Cẩu giàn | 3,7 | E | II | M | 6 |
| Cẩu tháp | 4,0 | E | III | M | 6 |
| Cẩu cáp | 4,5 | E | II | M | 6 |
| Cẩu cầu cần trục | 4,5 | E | III | M | 6 |
0925 | Các cấu trúc bằng thép cao tới 50 m | 4,0 | F | II | M | 12 |
0940 | Nhà máy chế tạo phương tiện tải đường bộ | 2,6 | D | I | M | 12 |
0950 | Nhà máy chế tạo máy bay | 2,8 | E | I | M | 12 |
0960 | Nhà máy chế tạo tàu vũ trụ | 2,8 | E | I | M | 12 |
0970 | Nhà máy chế tạo tàu thuỷ (xưởng đóng tàu) | 3,0 | D | II | N | 12 |
| (Các công tác lắp ráp xe cơ giới, máy bay, tàu vũ trụ, tàu thuỷ xem biểu phí ngành GTVT mã 0100) |
|
|
|
|
|
1000 | Ngành công nghiệp điện |
|
|
|
|
|
1000 | Chế tạo điện nói chung | 2,5 | C | II | M | 12 |
| Mô tơ điện tới 50 KW | 2,2 | C | II | M | 4 |
| Mô tơ điện tới 1500 KW | 3,0 | D | II | M | 6 |
| Mô tơ máy phát điện đồng bộ | 3,1 | D | II | M | 6 |
1001 | Nhà máy chế tạo thiết bị máy tính điện tử | 2,3 | C | II | M | 9 |
1010 | Nhà máy chế tạo thiết bị phát điện và phân phối điện | 2,3 | D | II | M | 9 |
1020 | Nhà máy chế tạo thiết bị điều khiển và thông tin liên lạc | 2,3 | D | II | M | 9 |
1030 | Nhà máy chế tạo thiết bị điện y tế | 2,3 | C | II | M | 9 |
1100 | Công nghiệp sản xuất kim loại |
|
|
|
|
|
1100 | Công nghiệp sản xuất kim loại nói chung | 4,5 | E | I | N | 18 |
| Sắt và thép |
|
|
|
|
|
1110 | Nhà máy luyện kim | 4,3 | E | I | N | 18 |
1111 | Nhà máy luyện gang (sản xuất gang thỏi) | 4,5 | F | I | N | 18 |
1112 | Nhà máy sản xuất phôi thép | 4,5 | F | I | N | 18 |
1120 | Nhà máy cán thép nói chung | 4,2 | E | I | N | 18 |
1121 | Nhà máy cán thép - cán nóng | 4,2 | E | I | N | 18 |
1122 | Nhà máy cán thép - cán nguội (Thép tấm cỡ mỏng) | 4,0 | E | I | N | 18 |
1130 | Xưởng đúc | 3,8 | D | I | N | 18 |
| Các kim loại không chứa sắt |
|
|
|
|
|
1160 | Nhà máy luyện kim nói chung | 4,5 | E | I | N | 18 |
1161 | Nhà máy luyện nhôm | 4,2 | E | I | N | 18 |
1170 | Nhà máy cán nói chung | 4,1 | E | I | N | 18 |
1171 | Nhà máy cán nóng | 4,1 | E | I | N | 18 |
1172 | Nhà máy cán nguội | 3,9 | E | I | N | 18 |
1180 | Xưởng đúc | 3,8 | D | I | N | 18 |
1400 | Ngành thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc |
|
|
|
|
|
1400 | Công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc nói chung | 2,4 | C | I | M | 12 |
1410 | Nhà máy sản xuất bơ sữa | 2,3 | C | I | M | 12 |
1420 | Nhà máy sản xuất bia | 2,4 | D | I | M | 12 |
1421 | Nhà máy sản xuất rượu | 2,5 | D | I | M | 12 |
1430 | Máy đóng chai | 2,3 | C | I | M | 12 |
1500 | Nhà máy sản xuất bánh mì | 2,2 | C | I | M | 12 |
1510 | Thiết bị sản xuất mỡ ăn và dầu thực vật | 2,4 | D | I | M | 12 |
1520 | Nhà máy xay (bột, gia vị...) | 2,5 | D | I | M | 12 |
1521 | Nhà máy sản xuất tinh bột | 2,5 | D | I | M | 12 |
1530 | Nhà máy chế biến thịt | 2,4 | C | I | M | 12 |
1540 | Nhà máy đóng hộp (cá, thịt, rau quả) | 2,4 | C | I | M | 12 |
1550 | Nhà máy sản xuất Socola, kẹo | 2,4 | C | I | M | 12 |
1560 | Nhà máy rang, xay cà phê | 2,4 | C | I | M | 12 |
1561 | Nhà máy chế biến chè | 2,4 | C | I | M | 12 |
1570 | Nhà máy sản xuất thuốc lá | 2,2 | C | I | M | 12 |
1580 | Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc | 2,3 | D | I | M | 12 |
1600 | Nhà máy xản xuất đường và tinh luyện đường | 3,9 | D | I | M | 18 |
1601 | Nhà máy sản xuất đường từ củ cải đường | 3,8 | D | I | M | 18 |
1602 | Nhà máy sản xuất đường từ mía | 3,9 | D | I | M | 18 |
1700 | Lắp đặt trong nhà (trong khách sạn, nhà, bệnh viện, cửa hàng, văn phòng) |
|
|
|
|
|
1700 | Lắp đặt nói chung | 2,5 | E | I | M | 10 |
1701 | Thiết bị sưởi | 2,3 | E | I | M | 10 |
1702 | Thiết bị điều hoà không khí | 2,7 | E | I | M | 10 |
1703 | Thang máy nâng và thang máy cuốn | 2,5 | E | I | M | 10 |
1704 | Thiết bị bếp | 3,0 | D | I | M | 10 |
1705 | Thiết bị y tế | 2,7 | E | I | M | 10 |
1706 | Thiết bị khử trùng | 2,7 | E | I | M | 10 |
1707 | Thiết bị làm lạnh | 2,3 | E | I | M | 10 |
1708 | Thiết bị ánh sáng | 2,3 | E | I | M | 10 |
1710 | Rạp chiếu phim, phòng quay truyền hình, quay phim | 2,5 | E | I | M | 10 |
1800 | Ngành chế biến gỗ |
|
|
|
|
|
1800 | Công nghiệp chế biến gỗ nói chung | 3,2 | D | I | M | 12 |
1801 | Nhà máy sản xuất tấm Foocmica | 3,2 | D | I | M | 12 |
1802 | Nhà máy sản xuất gỗ dán | 3,2 | D | I | M | 12 |
1803 | Nhà máy sản xuất ván ép (từ mùn cưa) | 3,2 | D | I | M | 12 |
1804 | Nhà máy sản xuất đồ dùng gia đình | 3,0 | D | I | M | 12 |
1805 | Nhà máy cưa | 3,1 | D | I | M | 12 |
2000 | Kho chứa |
|
|
|
|
|
2000 | Kho chứa nói chung | 2,8 | C | I | M | 12 |
2001 | Thiết bị và máy móc trong kho lạnh | 3,1 | D | I | M | 12 |
2002 | Máy làm lạnh dùng trong kho lạnh | 3,5 | D | I | N | 12 |
2200 | Ngành nông nghiệp |
|
|
|
|
|
2200 | Ngành nông nghiệp nói chung | 2,6 | C | I | M | 12 |
2201 | Máy móc trong nông nghiệp | 2,6 | C | I | M | 12 |
2202 | Trại chăn nuôi gia súc | 2,7 | C | I | M | 12 |
2203 | Trại chăn nuôi gia cầm | 2,6 | C | I | M | 12 |
2204 | Các máy móc làm vườn | 2,7 | C | I | M | 12 |
2300 | Ngành da |
|
|
|
|
|
2300 | Công nghiệp da nói chung | 2,6 | C | I | M | 12 |
2301 | Xưởng thuộc da | 2,6 | C | I | M | 12 |
2302 | Nhà máy chế biến da | 2,4 | C | I | M | 12 |
2500 | Ngành giấy, bìa |
|
|
|
|
|
2500 | Công nghiệp giấy và bìa nói chung | 4,2 | E | II | N | 24 |
2510 | Nhà máy sản xuất giấy và bìa | 4,2 | E | II | N | 24 |
2511 | Nhà máy gia công giấy và bìa | 3,8 | E | II | N | 24 |
2502 | Nhà máy sản xuất bột giấy và xenlulô | 4,2 | F | II | N | 24 |
2521 | Thiết bị chế biến bột giấy và xenlulô | 3,8 | E | II | N | 24 |
2600 | Hệ thống thông tin |
|
|
|
|
|
2600 | Hệ thống thông tin nói chung | 2,5 | E | II | M | 12 |
2601 | Tổng đài điện thoại | 2,0 | E | II | M | 12 |
2603 | Cáp thông tin (bao gồm công việc đào đất) | 3,0 | C | III | M | 12 |
2604 | Cáp thông tin (loại trừ công việc đào đất) | 2,5 | C | II | M | 12 |
2610 | Thiết bị Radio và TV (Riêng đối với ăngten, xem mã 0924) | 2,5 | C | II | M | 12 |
2700 | Ngành vật liệu xây dựng |
|
|
|
|
|
2700 | Ngành vật liệu xây dựng nói chung | 3,0 | D | I | N | 15 |
2710 | Nhà máy nhựa đường | 3,5 | E | I | N | 18 |
2720 | Nhà máy kính | 3,2 | F | I | N | 18 |
2730 | Nhà máy sản xuất vôi, thạch cao | 3,0 | D | I | N | 15 |
2740 | Nhà máy sản xuất đá, sỏi và cát | 3,5 | D | II | N | 15 |
2750 | Nhà máy xi-măng | 3,5 | E | I | N | 24 |
2751 | Nhà máy Amiăng | 3,1 | D | I | N | 15 |
2752 | Nhà máy bê tông | 3,1 | D | I | N | 15 |
2760 | Nhà máy gạch và gốm | 3,6 | C | I | N | 12 |
2770 | Nhà máy chế biến đá | 3,3 | C | I | N | 15 |
2800 | Ngành dệt (sợi tự nhiên và nhân tạo) |
|
|
|
|
|
2800 | Công nghiệp dệt nói chung | 2,3 | D | I | M | 12 |
2801 | Nhà máy sơ chế nguyên liệu thô | 2,2 | D | I | M | 15 |
2802 | Nhà máy sợi và chỉ | 2,0 | D | I | M | 15 |
2803 | Nhà máy dệt và đan sợi | 2,3 | D | I | M | 15 |
2804 | Nhà máy sản xuất quần áo | 2,2 | D | I | M | 12 |
2805 | Thiết bị giặt là quần áo | 2,1 | D | I | M | 12 |
2807 | Nhà máy chế biến sợi đay | 2,3 | D | I | M | 12 |
2810 | Thiết bị nhuộm, hấp, tẩy | 2,2 | D | I | M | 12 |
2900 | Thiết bị sấy khô | 2,3 | E | I | M | 12 |
3400 | Xử lý cấp và thoát nước |
|
|
|
|
|
3400 | Xử lý nước (cấp, thoát) nói chung | 2,7 | D | II | M | 12 |
3410 | Hệ thống chứa nước | 2,5 | D | II | M | 12 |
3411 | Thiết bị xử lý nước | 2,4 | D | II | M | 12 |
3420 | Hệ thống phân phối nước | 2,7 | D | II | M | 12 |
3430 | Hệ thống thoát nước | 2,5 | D | II | M | 12 |
3500 | Ngành năng lượng |
|
|
|
|
|
3510 | Nhà máy nhiệt điện - than đá, dầu, than non (nhiệt độ hơi tới 5400C) |
|
|
|
|
|
| tới 10 MW một máy | 4,6 | D | II | N | 9 |
| tới 50 MW một máy | 4,5 | D | II | N | 12 |
| tới 150 MW một máy | 4,4 | D | II | N | 18 |
| tới 300MW một máy | 4,4 | D | II | N | 24 |
3512 | Turbin hơi nước (nhiệt độ hơi tới 5400C) |
|
|
|
|
|
| tới 10MW | 4,9 | D | I | N | 6 |
| tới 50 MW | 4,9 | D | I | N | 9 |
| tới 150 MW | 5,6 | D | I | N | 12 |
| tới 300 MW | 6,0 | D | I | N | 15 |
3513 | Máy phát trong nhà máy nhiệt điện |
|
|
|
|
|
| tới 180 MVA | 4,1 | D | II | N | 12 |
| tới 400 MVA | 5,0 | D | II | N | 18 |
3514 | Nồi hơi bao gồm cả phụ kiện thông thường |
|
|
|
|
|
| Nồi hơi dạng ống (nhiệt độ hơi tới 5400C) |
|
|
|
|
|
| tới 50 tấn/giờ | 2,4 | D | II | N | 9 |
| tới 200 tấn/giờ | 2,6 | D | II | N | 12 |
| tới 1000 tấn/giờ | 2,9 | D | II | N | 12 |
| Các loại nồi hơi khác |
|
|
|
|
|
| tới 75 tấn/giờ | 3,1 | D | II | N | 12 |
| tới 150 tấn/giờ | 3,9 | D | II | N | 18 |
| Nồi hơi cấp nhiệt | 2,4 | D | I | N | 4 |
| ống dẫn hơi | 2,2 | C | I | M | 6 |
3550 | Nhà máy điện Diezen |
|
|
|
|
|
| tới 5000 KW/máy | 3,6 | D | I | M | 9 |
| tới 10000 KW/máy | 3,8 | D | I | N | 12 |
3553 | Máy phát trong nhà máy điện Diezen tới 12 MVA | 3,8 | D | II | N | 6 |
3554 | Động cơ Diezen trong nhà máy điện Diezen tới 5000 KW |
|
|
|
|
|
| - Lắp đặt | 2,8 | D | I | N | 3 |
| - Tháo dỡ | 3,9 | D | II | N | 6 |
3580 | Trạm phân phối điện |
|
|
|
|
|
| Tới 100 KV | 2,6 | D | II | N | 12 |
| Trên 100 KV | 3,0 | D | II | N | 12 |
3584 | Máy biến thế |
|
|
|
|
|
| Tới 10 MVA | 3,1 | C | II | N | 3 |
| Tới 50 MVA | 3,5 | C | II | N | 3 |
| Tới 100 MVA | 4,0 | C | II | N | 3 |
| Tới 250 MVA | 4,4 | C | II | N | 6 |
| Tới 400 MVA | 4,8 | C | II | N | 6 |
3591 | Nhà máy điện dùng tua-bin khí công nghiệp |
|
|
|
|
|
| Tới 40 MW/máy | 4,9 | D | II | N | 6 |
| Tới 60 MW/máy | 5,3 | D | II | N | 9 |
3592 | Cải tạo và xây dựng mới lưới điện | 3,2 | D | II | N |
|
4300 | Ngành Quang học |
|
|
|
|
|
4300 | Công nghiệp quang học nói chung | 2,3 | D | II | M | 12 |
4301 | Nhà máy chế tạo dụng cụ chính xác | 2,3 | D | II | M | 12 |
4302 | Nhà máy chế tạo dụng cụ quang học | 2,3 | D | II | M | 12 |
4500 | Trung tâm nghiên cứu, tính toán, kiểm tra và phòng thí nghiệm |
|
|
|
|
|
4500 | Trung tâm nghiên cứu, tính toán, kiểm tra và phòng thí nghiệm nói chung | 3,0 | D | II | M | 9 |
4501 | Lắp đặt máy tính điện tử | 3,0 | D | II | M | 9 |
4502 | Hệ thống nghiên cứu về áp lực | 2,8 | D | II | M | 9 |
4503 | Hệ thống nghiên cứu về hạt nhân và phóng xạ | 3,1 | D | II | M | 9 |
2. Đối với các công trình có giá trị từ 50 triệu Đô la Mỹ trở lên:
Phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận và được xác định trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm của một công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm được các tổ chức định giá quốc tế xếp hạng có khả năng tài chính tốt (Standard & Poor's xếp hạng từ BBB trở lên, Moody's xếp hạng từ A trở lên…) cung cấp.
II. Phí bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba:
Phí bảo hiểm của phần trách nhiệm đối với người thứ ba được tính bằng 5% phí bảo hiểm của phần bảo hiểm thiệt hại vật chất, với hạn mức trách nhiệm không vượt quá 50% giá trị công trình được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất và tối đa không quá 3 triệu Đô la Mỹ. Tỷ lệ phí bảo hiểm này chỉ áp dụng với điều kiện bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất và trách nhiệm đối với người thứ ba trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp hạn mức trách nhiệm vượt quá giới hạn trên hoặc bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba bằng một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt, phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp và bên mua bảo hiểm thoả thuận.
PHỤ LỤC 4
PHỤ PHÍ BẢO HIỂM LẮP ĐẶT
I. Biểu phụ phí rủi ro động đất:
Độ nhạy cảm của công trình (1) | Phụ phí rủi ro động đất | |
Khu vực 0 | Khu vực I | |
C D E F G | 0 0 0 0 0 | 0,20 0,22 0,24 0,26 0,30 |
Phân chia khu vực động đất
Khu vực 1: Bao gồm các tỉnh: Sơn La, Lao Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên.
Khu vực 0: Bao gồm các tỉnh còn lại.
II. Biểu phụ phí rủi ro bão và lụt:
Sức chịu đựng của công trình (2) | Phụ phí rủi ro bão | Phụ phí rủi ro lụt | ||||
KV1 | KV2 | KV3 | KV1 | KV2 | KV3 | |
I II III | 0,05 0,10 0,15 | 0,10 0,15 0,20 | 0,15 0,20 0,25 | 0,05 0,10 0,20 | 0,15 0,20 0,30 | 0,25 0,30 0,40 |
Phân chia khu vực rủi ro:
a. Phân chia khu vực rủi ro bão:
Khu vực 1: Bao gồm các tỉnh sau đây: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lao Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Khu vực 2: BAO GỒM CÁC TỈNH SAU ĐÂY: CAO BẰNG, LẠNG SƠN, THÁI NGUYÊN, BẮC CẠN, QUẢNG NINH, PHÚ THỌ, VĨNH PHÚC, HOÀ BÌNH, HÀ TÂY, ĐẮC NÔNG, ĐẮC LẮC, LÂM ĐỒNG, GIA LAI, KON TUM, BÌNH THUẬN, ĐỒNG NAI.
Khu vực 3: Bao gồm các tỉnh sau đây: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, TP Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận.
b. Phân chia khu vực rủi ro lũ lụt:
Khu vực 1: Bao gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
Khu vực 2: Bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Hà, Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang.
Khu vực 3: Bao gồm các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, TP Đà Nẵng, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Chú ý: Việc phân chia khu vực ở trên chỉ là tương đối, trong khi tiến hành khai thác bảo hiểm cho công trình cần căn cứ vào vị trí cụ thể của công trình và các yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt: khoảng cách tới sông, hồ nước gần nhất, khả năng mưa lớn làm nước tràn bờ gây lụt; vị trí cao thấp của công trình so với địa điểm khác trong cùng khu vực.
Ghi chú: (1): C, D, E, F, G là các ký hiệu quy định về độ nhạy cảm của công trình.
(2): I, II, III là các ký hiệu quy định về sức chịu đựng của công trình.
PHỤ LỤC 5
MỨC KHẤU TRỪ ĐỐI VỚI PHẦN THIỆT HẠI VẬT CHẤT.
1. Đối với các công trình có giá trị dưới 50 triệu Đô la Mỹ:
Giá trị bảo hiểm (USD) | Mức khấu trừ loại "M" | Mức khấu trừ loại "N" | ||
Đối với rủi ro thiên tai | Đối với rủi ro khác | Đối với ro ro thiên tai | Đối với rủi ro khác | |
Tới 500.000 1.000.000 5.000.000 30.000.000 50.000.000 | 5.000 7.500 10.000 15.000 25.000 | 1.000 1.500 3.000 4.000 5.000 | 7.500 10.000 15.000 25.000 35.000 | 2.000 2.000 4.000 7.500 10.000 |
2. Đối với các công trình có giá trị từ 50 triệu Đô la Mỹ trở lên:
Mức khấu trừ sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận, được xác định trên cơ sở mức khấu trừ tương ứng với giá trị công trình của một công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm được các tổ chức định giá quốc tế xếp hạng có khả năng tài chính tốt (Standard & Poor's xếp hạng từ BBB trở lên, Moody's xếp hạng từ A trở lên…) cung cấp.
Ghi chú: M, N là các ký hiệu quy định về loại mức khấu trừ.
- 1 Quyết định 53/2008/QĐ-BTC công bố văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 53/2008/QĐ-BTC công bố văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 2 Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 3 Nghị định 42/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm
- 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- 5 Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng