ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2015/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 17 tháng 12 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 14/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2553/TTr-STNMT ngày 06/11/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị)
1. Quy định này quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn (viết tắt là CTR) sinh hoạt và trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan trong việc quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. CTR sinh hoạt trong Quy định này là CTR phát sinh từ sinh hoạt của con người tại các khu dân cư, các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, du lịch, y tế, trường học, cơ quan hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (kể cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người nước ngoài đang cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị) có các hoạt động liên quan đến phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt phải chấp hành Quy định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý CTR sinh hoạt
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTR sinh hoạt phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý.
2. CTR sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn phát sinh; được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt khó phân hủy, có khả năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên (đất đai, năng lượng), chi phí xử lý.
4. Khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR sinh hoạt theo hướng giảm ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiết kiệm tài nguyên, chi phí xử lý.
PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Điều 4. Phân loại, lưu giữ CTR sinh hoạt
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh thực hiện phân loại CTR sinh hoạt theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ.
2. CTR sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, cụ thể:
a) Đảm bảo lưu giữ không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ.
b) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán chất ô nhiễm (mùi, chất ô nhiễm) ra môi trường.
c) Công trình, thiết bị tập kết, phương tiện vận chuyển phải có kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng, nhằm đảm bảo lưu giữ CTR sinh hoạt không được ngấm, rò rỉ nước rác.
Điều 5. Thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt
Hoạt động thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt thực hiện theo các quy định tại Điều 17, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ. Việc thực hiện thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn tỉnh như sau:
1. CTR sinh hoạt phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình phải được phân loại, lưu giữ, thu gom và chuyển đến các điểm tập kết đúng thời gian, đúng nơi quy định.
2. CTR sinh hoạt phát sinh trong các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được bố trí phương tiện, dụng cụ thu gom; bố trí điểm tập kết, lưu giữ và phải ký hợp đồng với chủ thu gom vận chuyển để đưa đi xử lý theo quy định.
3. Trên các tuyến đường, tuyến phố, quảng trường, nơi tập trung đông người phải đặt các thùng rác đựng công cộng để phục vụ việc thu gom, lưu giữ CTR sinh hoạt; đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự giao thông.
4. CTR sinh hoạt từ các tổ chức, hộ gia đình, các điểm tập kết, khu vực công cộng phải được thu gom, vận chuyển về nơi xử lý theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tại các khu đô thị, không lưu giữ rác tại các thùng đựng rác công cộng trên các đường phố và tại các điểm trung chuyển quá 48 giờ; tránh thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt trong giờ cao điểm (trừ trường hợp đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương); không tập kết xe gom, xe vận chuyển tại các địa điểm dễ gây ùn tắc giao thông.
5. CTR sinh hoạt được vận chuyển về các khu xử lý để tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy hoặc chôn lấp theo quy định. Phương tiện vận chuyển CTR sinh hoạt phải là phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành. Trong quá trình vận chuyển CTR sinh hoạt, các phương tiện vận chuyển phải an toàn, đi đúng tuyến đường, không làm rò rỉ, rơi vãi, phát tán bụi, nước rác, mùi; khi vào khu xử lý CTR sinh hoạt phải tuân thủ quy định của đơn vị quản lý.
Điều 6. Lựa chọn và xây dựng các điểm tập kết/trung chuyển CTR sinh hoạt
1. Mạng lưới các điểm tập kết/trung chuyển CTR phải phù hợp với quy hoạch quản lý CTR của tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của UBND tỉnh và quy hoạch của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các điểm tập kết/trung chuyển CTR sinh hoạt có vị trí thuận lợi về giao thông dễ đảm bảo cho việc thu gom và vận chuyển đến các khu xử lý; đáp ứng được các quy định về khoảng cách an toàn đến khu vực dân cư tập trung; phù hợp về địa hình, địa chất theo quy định; đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong quá trình vận hành và đảm bảo mỹ quan đô thị.
3. Xây dựng điểm tập kết/trung chuyển CTR sinh hoạt theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thiết kế mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 2976/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh.
1. CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được xử lý theo các công nghệ: chôn lấp hợp vệ sinh, đốt, chế biến thành phân hữu cơ, sản xuất nhiên liệu hoặc các công nghệ khác phù hợp với đặc tính CTR sinh hoạt đã phân loại. Công nghệ xử lý phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng các quy chuẩn quốc gia về môi trường và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Địa điểm lựa chọn đầu tư xây dựng các khu xử lý, các điểm/bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, lò đốt rác phải phù hợp với quy hoạch quản lý CTR của tỉnh và quy hoạch chung của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thiết kế, lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành các khu xử lý, bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, lò đốt rác phải tuân thủ theo nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.
Điều 8. Phí và kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt
1. Phí vệ sinh là khoản phí bắt buộc theo quy định phải nộp hàng tháng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cung cấp dịch vụ vệ sinh (thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đến địa điểm xử lý). Mức phí vệ sinh do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.
2. Chi phí thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình về trạm trung chuyển/điểm tập kết được thu từ phí vệ sinh.
3. Chi phí thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt từ trạm trung chuyển/điểm tập kết về khu vực xử lý: chi phí xử lý được thu từ nguồn phí vệ sinh còn lại và được xem xét, bù đắp thêm thông qua ngân sách sự nghiệp môi trường được phân bố hàng năm của cấp huyện.
4. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được thực hiện theo hợp đồng giữa chủ phát sinh CTR sinh hoạt và chủ thu gom, vận chuyển, xử lý.
5. Tùy theo năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý của các đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc các chủ phát sinh CTR sinh hoạt ký hợp đồng và thanh toán theo giá dịch vụ thu gom, vận chuyển hoặc bao gồm cả thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
6. Việc áp giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng thực tế hàng năm của UBND cấp huyện và theo mức giá do Sở Xây dựng và Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 9. Chính sách, ưu đãi về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt
1. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng khu xử lý CTR sinh hoạt với các nội dung sau đây:
a) Đầu tư trang thiết bị, phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt; xây dựng các trạm trung chuyển CTR sinh hoạt; xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình thuộc khu xử lý CTR sinh hoạt;
b) Mua sắm trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý CTR sinh hoạt;
c) Đầu tư chuyển giao công nghệ xử lý CTR sinh hoạt.
2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư, tham gia xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt được hưởng các chế độ ưu đãi về đầu tư và các ưu đãi khác theo quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR và một số chính sách ưu đãi cụ thể về công nghiệp xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 08/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh;
2. Quản lý việc sử dụng đất xây dựng mới các khu xử lý CTR; chủ trì lập, thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất để phát triển khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền:
3. Hướng dẫn công tác giải tỏa đền bù để xây dựng khu xử lý CTR; trình UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi về đất đai cho hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR;
4. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, UBND cấp huyện thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường, quản lý CTR và các quy định liên quan (thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) trong quá trình hoạt động của các cơ sở xử lý, các khu xử lý CTR;
5. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn việc cải tạo, phục hồi môi trường của bãi chôn lấp CTR và quy trình đóng bãi chôn lấp CTR sau khi kết thúc hoạt động;
6. Hướng dẫn UBND cấp huyện và các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn thực hiện quản lý CTR sinh hoạt, kiểm tra thực hiện công tác vệ sinh môi trường theo quy định;
7. Hàng năm rà soát nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh; tham gia đánh giá năng lực thực hiện các hợp đồng đấu thầu, đặt hàng của các đơn vị thực hiện (gồm cả khối lượng thực hiện và nguồn kinh phí sử dụng) để báo cáo UBND tỉnh theo quy định;
8. Chịu trách nhiệm chủ trì, theo dõi, tổng hợp về chỉ tiêu thu gom, xử lý CTR sinh hoạt, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã, thành phố
1. Công bố, công khai và triển khai quy hoạch CTR trên địa bàn;
2. Hàng năm, tổ chức điều tra, đánh giá lượng CTR sinh hoạt phát sinh, xây dựng và triển khai kế hoạch thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn;
3. Đầu tư, khuyến khích xã hội hóa và quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý CTR trên địa bàn;
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt;
5. Chủ động nguồn lực để đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương;
6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân tích cực vệ sinh môi trường và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý CTR;
7. Giám sát và tổng hợp các chỉ tiêu về tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt. Định kỳ 01 lần/năm (chậm nhất trước 15/12 hàng năm) báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thu gom. vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nội dung báo cáo theo mẫu tại phụ lục 3 kèm theo Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn
1) Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động thu gom, tập kết, vận chuyển CTR sinh hoạt tại các thôn, làng, bản, tổ dân phố và các tổ chức tự quản về CTR sinh hoạt;
2) Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện trong việc lựa chọn và xây dựng các điểm tập kết/trạm trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn;
3) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể cấp xã tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt.
Điều 13. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện xây dựng theo quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì thẩm định, trình duyệt quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý, khu xử lý CTR; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR theo quy định; hướng dẫn và quản lý các hoạt động xây dựng tại các khu xử lý CTR;
d) Chủ trì, tổ chức phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan lập phương án giá gửi Sở Tài chính chủ trì, tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành đơn giá dịch vụ công ích xử lý CTR trên địa bàn tỉnh;
e) Phối hợp với các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng dịch vụ vệ sinh môi trường (thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt);
f) Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải theo quy hoạch, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
2. Sở Tài chính
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt, dự toán chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh.
c) Lập các phương án giá làm cơ sở thực hiện đấu thầu dịch vụ công ích về CTR có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh;
d) Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư quản lý CTR.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực liên quan đến CTR (thu gom, vận chuyển, xử lý) theo quy định của pháp luật;
b) Tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các dự án xử lý CTR kêu gọi xã hội hóa đầu tư;
c) Thẩm định và trình UBND tỉnh thỏa thuận địa điểm hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR theo quy định;
d) Tham mưu về bố trí vốn ngân sách cho các kế hoạch quản lý CTR đã được UBND tỉnh phê duyệt.
e) Theo dõi tiến độ đầu tư các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh nhất là đối với các hạng mục công trình tái chế chất thải, góp phần giảm thiểu chất thải chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên theo đúng chứng nhận đầu tư được cấp;
f) Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được phân công.
4. Các sở, ban, ngành khác có liên quan:
a) Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý CTR theo đúng quy định của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc quản lý CTR sinh hoạt, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành đã được UBND tỉnh giao;
c) Thường xuyên tuyên truyền, vận động bằng các hình thức thiết thực, hiệu quả đến mọi người dân cùng hưởng ứng, tham gia và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng.
Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh CTR sinh hoạt
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh CTR sinh hoạt có trách nhiệm tham gia vào hoạt động thu gom và thực hiện việc phân loại, lưu giữ CTR sinh hoạt theo quy định tại Điều 4 Quy định này.
2. Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt theo quy định.
3. Chủ nguồn CTR sinh hoạt (các tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi phí theo hợp đồng dịch vụ.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt
Chủ thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt có trách nhiệm phải thực hiện các quy định theo Điều 18, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ; ngoài ra, trên địa bàn tỉnh phải thực hiện thêm một số quy định cụ thể như sau:
1. Thu gom, quét dọn hàng ngày CTR sinh hoạt trên đường, hè phố, nơi công cộng. Trong trường hợp trên đường, hè phố, nơi công cộng có đất, cát, phế thải xây dựng hoặc chất thải sinh hoạt rơi vãi làm mất vệ sinh và mất an toàn giao thông, phải chủ động khắc phục ngay khi kiểm tra hoặc có thông tin phát hiện;
2. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 5 của Quy định này;
3. Chỉ ký hợp đồng với chủ xử lý CTR sinh hoạt có đủ năng lực theo quy định của chính quyền địa phương và đáp ứng các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;
4. Báo cáo định kỳ 01 lần/năm (chậm nhất trước ngày 10/12 hàng năm) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu đến UBND cấp huyện (đơn vị chủ quản dịch vụ), Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt theo quy định. Nội dung báo cáo theo mẫu tại phụ lục 1 kèm theo Quy định này.
Điều 16. Trách nhiệm của chủ xử lý CTR sinh hoạt
1. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, hoàn thành hồ sơ đề nghị xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý CTR sinh hoạt tổ chức quản lý vận hành cơ sở, giám sát chất thải, các sự cố môi trường và một số nội dung yêu cầu khác theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ;
2. Báo cáo định kỳ 01 lần/năm (chậm nhất trước ngày 10/12 hàng năm) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu đến UBND cấp huyện (đơn vị chủ quản trong hợp đồng dịch vụ), Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt theo quy định. Nội dung báo cáo theo mẫu tại phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn các sở, ban, ngành UBND cấp huyện tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Quy định này; hàng năm tổng hợp, đánh giá, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành và UBND các cấp tổ chức quán triệt, tuyên truyền nội dung Quy định này đến các tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường, quản lý CTR; vận động nhân dân thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn, đổ rác đúng thời gian, đúng nơi quy định; phối hợp với UBND các cấp kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý CTR sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các đơn vị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT (CTRSH) CỦA CHỦ THU GOM, VẬN CHUYỂN
(Kèm theo Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày / /2015 của UBND tỉnh Quảng Trị)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH
NĂM ...
(Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12)
Kính gửi: - Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi có địa điểm cơ sở);
- UBND huyện/thị xã/thành phố.
1. Thông tin chung:
Tên chủ thu gom, vận chuyển CTRSH:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Hợp đồng dịch vụ/giao kế hoạch/đặt hàng của cơ quan chức năng:
Hợp đồng ký kết với cơ sở xử lý CTRSH được cơ quan chức năng cấp Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu BVMT (ghi cụ thể Giấy xác nhận):
2. Tình hình chung về hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH trong năm vừa qua:
- Phạm vi thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn mà đơn vị thực hiện (bao nhiêu thôn/xã/phường/thị trấn trên tổng số đơn vị hành chính của huyện/thị xã/thành phố?
- Tần suất thu gom, vận chuyển đối với CTRSH của các khu vực như thế nào? (Thời gian/lần)?
- Tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn mà đơn vị thực hiện? (khoảng ………. %?)
- Khái quát về tình hình phân loại các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn (đã phân loại chưa? Phân loại như thế nào? Ước tính % được phân loại?)
- Nguồn kinh phí để đơn vị hoạt động:
+ Từ nguồn thu phí vệ sinh các hộ gia đình (đồng).
+ Từ hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển (đồng).
+ Từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của địa phương bù đắp (đồng)
+ Nguồn xã hội hóa khác (đồng).
3. Kế hoạch hoạt động trong năm tới:
4. Các vấn đề khác (việc thực hiện các kế hoạch: sửa chữa, bảo trì và vệ sinh các thiết bị,
phương tiện thu gom, vận chuyển; đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và công nhân thu gom,
vận chuyển; tổ chức khám chữa bệnh, trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ quản lý và công nhân; quản lý, vận hành hệ thống GPS).
| Cá nhân/Người có thẩm quyền ký |
Phụ lục 1A: Tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH
(Kèm theo PHỤ LỤC 1)
a. Khối lượng CTRSH được thu gom và vận chuyển từ các hộ gia đình, cá nhân và khu vực công cộng
Nguồn phát sinh | Khối lượng (kg) | Ghi chú |
Hộ gia đình, cá nhân |
|
|
Khu vực công cộng |
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
b. Khối lượng CTRSH được thu gom và vận chuyển từ các tổ chức phát sinh chuyển giao CTRSH:
Tên các tổ chức | Khối lượng (kg) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
c. Thông tin về các chủ cơ sở xử lý CTRSH tiếp nhận để xử lý CTRSH do mình thu gom, vận chuyển:
Tên chủ cơ sở xử lý CTRSH | Khối lượng (kg) | Ghi chú |
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ CTRSH CỦA CHỦ XỬ LÝ
(Kèm theo Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày / /2015 của UBND tỉnh Quảng Trị)
(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ GIẤY XÁC NHẬN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ CTRSH NĂM ...
(Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12)
Kính gửi: - Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi có địa điểm cơ sở);
- UBND huyện/thị xã/thành phố.
1. Thông tin chung:
Tên chủ xử lý CTRSH:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Địa điểm thực hiện xử lý:
Các văn bản pháp lý liên quan đến năng lực xử lý CTRSH:
Hợp đồng dịch vụ/giao kế hoạch/đặt hàng của cơ quan chức năng
2. Tình hình chung về việc xử lý CTRSH trong năm báo cáo:
- Khái quát chung về phạm vi/địa bàn hoạt động, số lượng đơn vị hợp đồng xử lý, lượng CTRSH được xử lý, phương pháp xử lý…
- Nguồn kinh phí để đơn vị hoạt động:
+ Từ hợp đồng dịch vụ xử lý (đồng).
+ Từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của địa phương bù đắp (đồng).
+ Nguồn xã hội hóa khác (đồng).
3. Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTRSH trong năm:
4. Kế hoạch hoạt động trong kỳ báo cáo tới:
5. Các vấn đề khác (việc thực hiện kế hoạch: Kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; phòng ngừa và ứng phó sự cố; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; đào tạo, tập huấn định kỳ):
| Cá nhân/Người có thẩm quyền ký |
Phụ lục 2A: Thống kê về chất thải
(Kèm theo PHỤ LỤC 2)
a. Số lượng CTRSH được xử lý
Tên chất thải | Số lượng (kg) | Phương pháp xử lý | Ghi chú |
|
|
| (nêu cơ sở xử lý tương ứng trong trường hợp có nhiều hơn một cơ sở; hoặc xuất khẩu, tái sử dụng…; hoặc chưa xử lý) |
Tổng số lượng |
|
|
|
b) Thông tin về các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển CTRSH:
Tên chủ nguồn thải, chủ vận chuyển | Số lượng (kg) | Ghi chú |
Chủ nguồn thải hợp đồng xử lý trực tiếp |
|
|
|
|
|
Chủ thu gom vận chuyển |
|
|
Tổng số lượng |
|
|
Phụ lục 2B: Bản sao các kết quả phân tích liên quan đến chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTRSH trong kỳ báo cáo tới.
Phụ lục 2C: Sổ giao nhận CTRSH
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTRSH CỦA UBND CẤP HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày / /2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị)
ỦY BAN NHÂN DÂN …
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ….. tháng ….. năm ….. |
BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT NĂM ...
(Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12)
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tình hình chung về phát sinh CTRSH:
2. Tình hình chung về hoạt động của các chủ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH có cơ sở trên địa bàn huyện:
3. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
4. Các vấn đề khác:
5. Kết luận và kiến nghị:
Nơi nhận: | TM. UBND … |
Phụ lục 3A: Thống kê CTRSH theo các chủ thu gom, vận chuyển chủ xử lý trên địa bàn
(Kèm theo PHỤ LỤC 3)
TT | Chủ thu gom, vận chuyển và xử lý | Số lượng CTRSH (kg) | Ghi chú |
1 | Chủ thu gom, vận chuyển |
|
|
|
|
|
|
2 | Chủ xử lý |
|
|
|
|
|
|
3 | Tổng số lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển và xử lý |
|
|
- 1 Quyết định 69/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Quyết định 2148/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban chỉ đạo Quản lý chất thải rắn tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3 Báo cáo 25/BC-UBND năm 2016 về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 5 Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 6 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 7 Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
- 8 Quyết định 1826/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Quảng Trị đến năm 2015
- 9 Nghị quyết 02/2013/NQ-HĐND về quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10 Quyết định 2133/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt bổ sung dự toán Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11 Quyết định 1099/QĐ-UBND năm 2009 về một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 12 Thông tư 121/2008/TT-BTC hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 15 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2133/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt bổ sung dự toán Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 1826/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Quảng Trị đến năm 2015
- 3 Nghị quyết 02/2013/NQ-HĐND về quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Báo cáo 25/BC-UBND năm 2016 về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5 Quyết định 2148/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban chỉ đạo Quản lý chất thải rắn tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 6 Quyết định 69/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Yên