- 1 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 2 Bộ luật Lao động 1994
- 3 Luật Hải quan 2001
- 4 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5 Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6 Quyết định 100/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 83/2002/QĐ-TTg về phạm vi áp dụng chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới của tỉnh Cao Bằng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3 Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 4 Quyết định 1753/QĐ-TTg năm 2010 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 27/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2 Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2020 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2019
- 3 Quyết định 18/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 330/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 16 tháng 3 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế;
Căn cứ Quyết định số 83/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về phạm vi áp dụng chính sách đối với các Khu kinh tế cửa khẩu biên giới tỉnh Cao Bằng;
Căn cứ Quyết định 1753/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phạm vi việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng;
Căn cứ Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Đề án chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng;
Căn cứ Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc điều chuyển nhiệm vụ, quyền hạn của các sở quản lý chuyên ngành về Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh;
Căn cứ quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ủy quyền và giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng;
Xét đề nghị của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tại Tờ trình số 487/TTr-BQL ngày 19 tháng 12 năm 2011 và Báo cáo số 87/BC-BQL ngày 06 tháng 3 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị trong công tác quản lý Nhà nước tại Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH CAO BẰNG VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 330/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 03 năm 2012)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định nội dung phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị (gọi tắt là Ủy ban nhân dân huyện, thị) trong việc quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực hoạt động trong các Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (sau đây gọi tắt là Khu kinh tế tỉnh).
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động trong Khu kinh tế tỉnh.
1. Việc phối hợp quản lý Nhà nước dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị các quy định pháp luật hiện hành, nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất trên các lĩnh vực hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động trong Khu kinh tế tỉnh.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức và cá nhân tại Khu kinh tế tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện tốt cơ chế một cửa và một cửa liên thông theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.
3. Các sở, ban, ngành có trách nhiệm phối hợp giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính có liên quan theo đề nghị của cơ quan đầu mối hoặc của nhà đầu tư trong phạm vi thời gian quy định đối với loại thủ tục hành chính đó.
Điều 3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý
Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc điều chuyển nhiệm vụ, quyền hạn của các sở quản lý chuyên ngành về Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ủy quyền và giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng.
Điều 4. Xúc tiến, thu hút đầu tư
1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị:
Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Ban Quản lý thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế tỉnh; khi có nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư vào khu kinh tế tỉnh qua các sở, ban, ngành thì giới thiệu để Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh trực tiếp làm việc với nhà đầu tư.
2. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển Khu kinh tế tỉnh hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị, các sở, ngành liên quan thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển Khu kinh tế tỉnh.
c) Trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế tỉnh.
3. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển trên toàn tỉnh Cao Bằng.
b) Phối hợp với Ban quản lý thực hiện công tác quảng bá xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển Khu kinh tế tỉnh.
Điều 5. Cấp Giấy chứng nhận Đầu tư
1. Ban Quản lý thực hiện:
a) Tiếp nhận đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào Khu kinh tế tỉnh, bao gồm cả các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư.
e) Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp thì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Phối hợp, cung cấp thông tin cho Ban Quản lý để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, để tránh việc đặt trùng tên hoặc nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh Cao Bằng.
3. Công an tỉnh thực hiện:
Phối hợp với Ban Quản lý thẩm tra xác minh năng lực tài chính và các yếu tố liên quan đến an ninh Quốc gia của các nhà đầu tư khi có yêu cầu.
4. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị:
Cử đại diện tham dự trực tiếp hoặc tham gia ý kiến bằng văn bản với Ban Quản lý khi được yêu cầu đối với những dự án cần tham khảo ý kiến của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 6. Quản lý và sử dụng đất đai
1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ do Ban Quản lý lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định giao đất cho Ban Quản lý Khu kinh tế để tổ chức xây dựng Khu kinh tế theo quy định sau: Giao đất một lần cho Ban Quản lý Khu kinh tế để xây dựng Khu phi thuế quan, Khu công nghiệp thuộc Khu thuế quan của Khu kinh tế. Giao đất theo kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được phê duyệt của Khu kinh tế.
b) Phối hợp với Ban Quản lý giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trong Khu kinh tế tỉnh theo thẩm quyền.
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước khác về đất đai trong Khu kinh tế tỉnh, ngoài những nội dung mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã ủy quyền cho Ban Quản lý.
2. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
b) Ban Quản lý Khu kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
c) Ban Quản lý chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng đất, mặt nước trong Khu kinh tế tỉnh, nếu phát hiện việc lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích thì phải có biện pháp hành chính ngăn chặn kịp thời, đồng thời thông báo bằng văn bản cho chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân xã, huyện, tỉnh) để xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền đã phân cấp.)
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền vận động đến các tổ chức cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết các trường hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng sai mục đích, xây dựng trái phép theo đúng quy định; phối hợp với Ban Quản lý giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo thẩm quyền.
1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tổng hợp kế hoạch bảo vệ môi trường của Ban Quản lý đưa vào kế hoạch bảo vệ môi trường chung của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý trong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm tra xác nhận việc thực hiện, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án. Hàng năm lập danh sách các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định danh mục và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
c) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và Ủy ban nhân dân các huyện, thị tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn thư khiếu nại của cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh trong công tác bảo vệ môi trường.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ khác của ngành về quản lý và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Định kỳ hàng năm, 5 năm xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và dự trù kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế tỉnh gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động trong Khu kinh tế tỉnh.
c) Xây dựng, tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế tỉnh.
3. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
Phối hợp với Ban Quản lý và các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong Khu kinh tế tỉnh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị:
a) Tham gia phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong Khu kinh tế tỉnh thuộc đối tượng lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
b) Tham gia phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các dự án tại các khu chức năng trong Khu kinh tế tỉnh với dân cư khu vực xung quanh. Tham gia góp ý kiến thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường.
Điều 8. Bồi thường hỗ trợ và tái định cư
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị:
b) Chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền vận động đến các tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện giải phóng mặt bằng theo Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c) Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện lập phương án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tổ chức thẩm định.
d) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức cưỡng chế các trường hợp hộ dân chây ỳ, không thực hiện việc di dời theo đúng quy định của pháp luật.
e) Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và Ban Quản lý thực hiện dự án xây dựng các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
g) Thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nguồn gốc đất đai, tài sản của người bị thu hồi theo thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Cử lãnh đạo và cán bộ quản lý tham gia vào Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án do Ban Quản lý làm chủ đầu tư.
b) Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện nhiệm vụ hoặc nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc theo quy định.
c) Trên cơ sở phương án tái định cư được duyệt, Ban Quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bố trí đất tái định cư cho các hộ dân.
1. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế tỉnh.
b) Quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp và khu chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu đã được phê duyệt nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch.
c) Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch trong Khu kinh tế tỉnh theo thẩm quyền được giao.
e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có liên quan bảo đảm mọi hoạt động trong Khu kinh tế phù hợp quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển Khu kinh tế tỉnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan.
2. Trách nhiệm của Sở Xây dựng:
a) Hướng dẫn, phối hợp với Ban Quản lý kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.
b) Tham gia phối hợp với Ban Quản lý xem xét, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Khu kinh tế tỉnh và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 (hoặc 1/2000) các khu chức năng trong Khu kinh tế tỉnh.
1. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Cấp, gia hạn, điều chỉnh Giấy phép xây dựng đối với các công trình, dự án của các nhà đầu tư.
b) Kiểm tra việc xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong, ngoài hàng rào các dự án theo quy hoạch chi tiết được duyệt, các công trình, dự án xây dựng do Ban Quản lý cấp giấy phép xây dựng.
c) Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành khi thực hiện kết nối hạ tầng kỹ thuật các khu chức năng trong Khu kinh tế tỉnh với cơ sở hạ tầng chung.
2. Trách nhiệm của Sở Xây dựng:
Phối hợp và hỗ trợ Ban Quản lý trong việc: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, gồm các khâu: Lập và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu (về khối lượng, chất lượng), bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng, giám định sự cố công trình xây dựng trong Khu kinh tế tỉnh khi có đề nghị của Ban Quản lý.
3. Trách nhiệm của các sở chuyên ngành:
Các sở quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng trong Khu kinh tế tỉnh trong thời gian quy định. Nếu quá thời gian quy định mà các Sở chuyên ngành không có ý kiến thì được xem như đã đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung liên quan đến ngành quản lý trong dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt. Đồng thời cử cán bộ tham gia phối hợp để giải quyết các công việc liên quan đến ngành mình theo đề nghị của Ban Quản lý.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị:
Phối hợp hoặc chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường phối hợp với Ban Quản lý trong việc thực hiện quy hoạch, xây dựng các công trình tại Khu Kinh tế tỉnh theo đúng quy định.
1. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật khác về lao động.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chức năng trong việc đào tạo nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp; giải quyết việc tranh chấp lao động và đình công theo thẩm quyền tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu chức năng thuộc Khu kinh tế tỉnh.
2. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Phối hợp với Ban Quản lý và các cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, điều tra tai nạn lao động và giải quyết việc tranh chấp lao động, đình công trong các doanh nghiệp tại các khu chức năng thuộc Khu kinh tế tỉnh theo các quy định hiện hành.
b) Tiếp nhận, hướng dẫn đăng ký các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
3. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị:
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của Bộ Luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động.
1. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước về phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong Khu kinh tế; tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương và vốn ngân sách tỉnh hàng năm cho các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong Khu kinh tế tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển Khu kinh tế thuộc thẩm quyền và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, định kỳ 05 năm và hàng năm, xem xét lại giá thuê đất, các loại phí và lệ phí có liên quan tại các khu chức năng của Khu kinh tế tỉnh trình để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phù hợp với mặt bằng kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định về mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nước chuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất không qua đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất trong Khu kinh tế tỉnh.
2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trên cơ sở nhu cầu vốn thực hiện xây dựng và phát triển Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng, phối hợp với các cơ quan chuyên môn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh phương án bố trí vốn cho phát triển Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng trên cơ sở kế hoạch vốn hỗ trợ hàng năm của Chính phủ và nguồn vốn huy động tổng hợp từ các nguồn khác.
b) Phối hợp đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển Khu kinh tế tỉnh.
3. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
a) Phối hợp đề xuất làm việc với Bộ Tài chính và các, Bộ, ngành Trung ương giải quyết vốn tạm ứng ngân sách Trung ương để bổ sung nguồn chi đầu tư công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển Khu kinh tế tỉnh.
b) Đề xuất cân đối và bố trí kinh phí sự nghiệp đáp ứng nhu cầu duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội khác, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong Khu kinh tế tỉnh.
c) Tham gia phối hợp cùng Ban Quản lý đề xuất phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho các công trình của Khu kinh tế tỉnh.
d) Tham gia phối hợp cùng Ban Quản lý đề xuất phân bổ nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư hàng năm để thực hiện mời gọi đầu tư phát triển Khu kinh tế tỉnh.
Điều 13. Quản lý an ninh, trật tự, an ninh biên giới, an toàn xã hội và phòng cháy chữa cháy
1. Trách nhiệm của Công an tỉnh và Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng:
a) Tổ chức chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Ban Quản lý thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước và đảm bảo về an ninh trật tự (ANTT), an ninh khu vực biên giới theo quy định của pháp luật tại Khu kinh tế tỉnh.
b) Chỉ đạo Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) thẩm tra, phê duyệt thiết kế PCCC các dự án, công trình đầu tư trong khu kinh tế tỉnh theo quy định; nghiệm thu hệ thống PCCC đối với các công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng; tổ chức tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ về công tác PCCC; hướng dẫn các doanh nghiệp lập phương án và thực tập phương án PCCC; kiểm tra định kỳ kỹ thuật an toàn PCCC đối với các doanh nghiệp và toàn khu kinh tế.
c) Thẩm định các công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia, xây dựng phương án bảo vệ an toàn các công trình, mục tiêu kinh tế trọng điểm.
2. Trách nhiệm của Chính quyền huyện, thị:
Chỉ đạo các lực lượng công an cơ sở phối hợp với Ban Quản lý và các doanh nghiệp bảo đảm ANTT tại các khu chức năng thuộc khu kinh tế tỉnh.
3. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
Ban Quản lý có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Biên phòng trong việc kiểm tra công tác giữ gìn ANTT, đề xuất những biện pháp thực hiện công tác ANTT tại các khu chức năng thuộc Khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp. Cung cấp thông tin cho Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh về tình hình đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp khi có yêu cầu.
4. Trách nhiệm của các doanh nghiệp:
a) Tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản và ANTT trong hàng rào doanh nghiệp mình, giáo dục người lao động chấp hành ANTT nơi công cộng.
b) Phối hợp với lực lượng bảo vệ của Ban Quản lý và lực lượng Công an bảo vệ ANTT trong Khu kinh tế tỉnh trong giữ gìn ANTT.
c) Phát hiện và thông báo kịp thời cho Ban Quản lý và lực lượng Công an những biểu hiện mất ANTT trong và ngoài doanh nghiệp.
Điều 14. Quản lý hoạt động tại các chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu
1. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Thực hiện quản lý, cấp phép kinh doanh theo quy định cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các chợ thuộc Khu kinh tế cửa khẩu.
b) Tham gia ý kiến với các Sở, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện về quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị:
a) Tổ chức quản lý các chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu, nhưng không do Ban Quản lý trực tiếp quản lý.
b) Cấp phép kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có) kinh doanh tại các chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu không do Ban Quản lý trực tiếp quản lý.
Điều 15. Quản lý hoạt động thương mại trong Khu kinh tế cửa khẩu
1. Trách nhiệm của Ban Quản lý:
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thực hiện tốt Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong Khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2009.
b) Phối hợp với Cục Hải quan, Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện tốt công tác quản lý về ANTT, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại khu vực khu phi thuế quan và khu vực cửa khẩu biên giới.
2. Trách nhiệm của Cục Hải quan:
a) Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu vận chuyển vào ra khu phi thuế quan và quản lý công tác xuất, nhập khẩu hàng hóa qua lại biên giới, cửa khẩu theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Phối hợp với Ban Quản lý, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý khu phi thuế quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại khu vực biên giới theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trách nhiệm của Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng:
Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý, Cục Hải quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý tình hình ANTT tại khu vực biên giới theo quy định. Cử cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng, quản lý quy hoạch tại các Khu kinh tế cửa khẩu khi có đề nghị của Ban Quản lý.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Phối hợp và chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Ban Quản lý, Cục Hải quan, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng trong việc giữ gìn ANTT tại khu phi thuế quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Thanh tra, kiểm tra và tổ chức triển khai các quy định ngành
1. Ban Quản lý là cơ quan đầu mối tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp hoạt động trong các khu chức năng thuộc Khu kinh tế tỉnh.
2. Các cơ quan Nhà nước có chức năng khi trực tiếp thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra phải phối hợp với Ban Quản lý trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo quy định, tránh trùng lắp, chồng chéo.
3. Các cơ quan Nhà nước có chức năng triển khai các nghiệp vụ về hoạt động ngành liên quan đến doanh nghiệp hoạt động trong các khu chức năng thuộc khu kinh tế tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tránh trùng lặp, chồng chéo và gây phiền hà cho doanh nghiệp.
1. Trên cơ sở Quy chế phối hợp này, đối với các lĩnh vực cần quy định cụ thể về quy trình, thời gian giải quyết công việc, nhất là các thủ tục có liên quan đến cơ chế “một cửa liên thông”, giao Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan liên quan ban hành quy chế phối hợp cụ thể để tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế này.
2. Giao Trưởng ban Ban Quản lý có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quy chế này. Định kỳ 06 tháng và hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan có trách nhiệm thường xuyên phối hợp, triển khai thực hiện nghiêm túc những nội dung của quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các cơ quan có liên quan và các nhà đầu tư phản ánh kịp thời cho Ban Quản lý để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 953/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước trong khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp kèm theo Quyết định 330/QĐ-UBND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2 Quyết định 27/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3 Quyết định 27/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1 Quyết định 75/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động trong Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 12/2015/QĐ-UBND Sửa đổi Điều 13 Quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Quyết định 1753/QĐ-TTg năm 2010 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 100/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7 Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 8 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 11 Quyết định 83/2002/QĐ-TTg về phạm vi áp dụng chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới của tỉnh Cao Bằng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Luật Hải quan 2001
- 13 Bộ luật Lao động 1994
- 1 Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2 Quyết định 12/2015/QĐ-UBND Sửa đổi Điều 13 Quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 75/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động trong Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 27/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5 Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2020 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2019