ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3305/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 21 tháng 10 năm 2008 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 45/PCLBTW ngày 31/3/2008 của Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, về việc triển khai thực hiện chiến lược;
Xét đề nghị tại Công văn số 1964/NN&PTNT-ĐĐ ngày 20/10/2008 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia về phòng, chống và GNTT đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và GNTT đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa với các nội dung chủ yếu sau:
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
- Tình hình thiên tai và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua và yêu cầu phát triển ổn định, bền vững của tỉnh.
- Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa từ năm 2006 - 2010.
- Các qui hoạch phát triển của tỉnh và các ngành liên quan đã được duyệt.
1. Mục tiêu chung:
Huy động mọi nguồn lực đế thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển ổn định và bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Chủ động phương án PCLB & TKCN; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai bão lũ; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ PCLB&TKCN trên địa bàn.
- Triển khai các qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch xây dựng, qui hoạch phòng chống lũ và đê điều... đảm bảo phù hợp với qui hoạch phát triển KTXH của tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tránh nhiệm của cán bộ, nhân viên, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân, tránh tư tưởng chủ quan coi nhẹ công tác PCLB&TKCN; lồng ghép các nội dung PCLB&GNTT vào các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội của các ban, ngành và địa phương.
- Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 80% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra; bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn theo nội dung Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006.
- Bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều; nâng cao mức chống lũ của hệ thống đê sông; hoàn thành củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển có tính đến mực nước biển dâng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu để bảo vệ dân cư, phát triển kinh tế biển, bảo đảm an ninh, quốc phòng và vùng ven biển.
- Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước quan trọng cấp quốc gia như hồ Cửa Đạt, Yên Mỹ, sông Mực..., các hồ chứa có khu dân cư đông đúc hoặc cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du.
- Hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá; 100% tàu, thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc.
- Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống của nhân dân vùng ven sông, suối, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn.
- Phối hợp với Bộ GTVT đảm bảo an toàn cho các tuyến đường Quốc lộ 1A, đường HCM, đường sắt Bắc Nam và củng cố, nâng cấp các Quốc lộ 45, 217... và các đường tỉnh lộ, giao thông nông thôn đảm bảo đến năm 2020 có 100% xã có đường ô tô về tận thôn, xã.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật và cơ chế chính sách trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
- Rà soát hệ thống văn bản đã có; nghiên cứu xây dựng mới các cơ chế, chính sách, văn bản luật trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai trên cơ sở Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão và các chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
- Xây dựng cơ chế, chính sách cứu trợ thiên tai cho những vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, lũ lụt.
- Hoàn thiện các văn bản quy định về chính sách cho những người trực tiếp làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy chỉ huy phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai ở các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị.
- Rà soát, bổ sung hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp của các Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị.
- Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Nâng cấp các trụ sở làm việc đồng thời đầu tư trang thiết bị và công nghệ bảo đảm điều kiện làm việc cho các cơ quan đảm trách nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở các cấp.
3. Lồng ghép nội dung Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 vào chương trình, kế hoạch phát triển KTXH của các ngành, các địa phương:
- Việc xây dựng các chương trình phát triển KTXH ngắn hạn hay dài hạn của các địa phương, các ngành nhất thiết phải tính đến các tác động của thiên tai, để đảm bảo phát triển bền vững.
- Rà soát, bổ sung việc lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH đã được lập của các ngành, các địa phương.
4. Lập và rà soát qui hoạch đã có
- Rà soát các qui hoạch của từng ngành, từng lĩnh vực của các huyện và lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT trong những qui hoạch đã có; đối với những quy hoạch phát triển đang xây dựng cần để cập nội dung phòng chống thiên tai theo nội dung của chiến lược.
- Hoàn chỉnh qui hoạch phòng chống lũ và đê điều trên phạm vi toàn tỉnh, để sớm công bố và triển khai thực hiện.
5. Xã hội hóa và phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện chính sách xã hội hóa đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, trong đó: tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch, quản lý và giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng. Xây dựng năng lực tự phòng ngừa thiên tai theo phương châm “tự cứu mình trước khi người khác đến cứu”, phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong cứu trợ thiên tai. Tổ chức lực lượng tự ứng phó tự nguyện của cộng đồng để tham gia cứu hộ, cứu nạn. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả. Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nước có các hình thức hỗ trợ đa dạng, hiệu quả cho người dân và địa phương bị thiên tai.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt nguồn nhân lực cho bộ máy tổ chức quản lý, tham mưu, điều hành công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
6. Nâng cao nhận thức của cộng đồng
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai bằng nhiều phương tiện như: phát thanh truyền hình, tờ rơi... Đưa những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình giáo dục trong các nhà trường, nhằm giáo dục cho học sinh hiểu và biết cách đối phó với các tình huống thiên tai; đồng thời hỗ trợ cho gia đình và cộng đồng.
- Phát triển các chương trình tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, chú trọng tới cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ cơ sở.
7. Tiếp tục phát huy kinh nghiệm truyền thống, đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào thực tế
- Những kinh nghiệm truyền thống về PCLB&GNTT của chính quyền và quần chúng nhân dân, trong đó có việc tổ chức triển khai công tác PCLB hàng năm, công tác dự báo cảnh báo thiên tai, sơ tán dân... phải được duy trì, phát huy và đúc rút thành những bài học kinh nghiệm cho các cấp, các ngành và nhân dân biết, áp dụng trong thực tiễn phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
- Hiện đại hóa hệ thống thông tin, liên lạc, cảnh báo sớm thiên tai từ tỉnh đến các địa phương. Chú trọng các hình thức thông tin liên lạc có hiệu quả, nhất là ở vùng núi, vùng biển, vùng sâu, vùng xa.
- Khuyến khích áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc; khuyến khích ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
8. Củng cố hệ thống đê điều, hồ đập
- Tăng cường khả năng chống lũ cho hệ thống đê sông, thực hiện đồng bộ các nội dung: lập quy hoạch phòng, chống lũ cho các hệ thống sông, rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống đê, làm cơ sở cho công tác xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ đê điều, cải tạo và nâng cấp công trình dưới đê, xử lý những khu vực nền đê yếu, hoàn thiện mặt cắt đê theo đúng tiêu chuẩn, cứng hóa mặt đê kết hợp giao thông nông thôn.
- Tăng cường khả năng thoát lũ của lòng sông bao gồm: Giải phóng các vật cản ở bãi sông, lòng sông; nạo vét lòng dẫn và hoàn thiện các phương án phân lũ.
- Tăng cường đầu tư cho trồng cây phòng hộ đê điều, việc chăm sóc bảo vệ cây phòng hộ.
- Thực hiện chương trình khôi phục và nâng cấp đê biển, trồng cây chắn sóng và trồng rừng phòng hộ ven biển.
- Đầu tư xây dựng nâng cao khả năng thoát lũ của các công trình phân lũ, chậm lũ.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình hồ chứa nước, sửa chữa và nâng cấp, bổ sung, các công trình tràn sự cố để đảm bảo an toàn cho đập; hoàn thiện các quy trình vận hành hồ chứa đê công trình sử dụng đa mục tiêu, đặc biệt là các hồ chứa lớn tham gia điều tiết cắt giảm lũ cho hạ lưu và cấp nước trong mùa kiệt.
9. Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, quản lý nghề cá
- Xây dựng hệ thống quản lý các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, đặc biệt là quản lý tàu thuyền đánh bắt hải sản và ngư dân trên biển trước và trong khi thiên tai đang xảy ra.
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc kết hợp truyền tin cảnh báo, dự báo thiên tai tới tàu thuyền và công trình trên biển. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng bán chuyên trách của ngư dân trên các tàu, thuyền.
10. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn
Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và nhân dân ở địa phương; tổ chức thường xuyên diễn tập phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đối với các ngành, các địa phương. Chú trọng bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; nâng cao khả năng ứng cứu tại chỗ cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển bằng các phương tiện hoạt động trên sông, trên biển.
11. Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
- Tăng cường hợp tác với các địa phương khác trong cả nước về công tác cảnh báo, dự báo, giáo dục, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, các bài học thực tiễn, tiến tới xây dựng các thỏa thuận hợp tác về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Trong những năm qua, đã có một số tổ chức nước ngoài tài trợ cho các dự án trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, như: dự án trồng rừng ngập mặn ven biển tại huyện Nga Sơn, Hậu Lộc của tổ chức Care; dự án tăng cường năng lực cộng đồng trong công tác phòng ngừa thảm họa và cứu trợ khẩn cấp lấy trẻ em làm trọng tâm do Ủy ban châu Âu tài trợ... Đã triển khai rất có hiệu quả, được đối tác đánh giá cao và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ trong tương lai, đây là 1 nguồn lực rất quan trọng đối với tỉnh trong việc thực hiện chiến lược. Chủ trương trong thời gian tới của tính là tiếp tục hợp tác tốt, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
1. Giải pháp phi công trình
- Lập và rà soát các qui hoạch trong tỉnh để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược phòng chống thiên tai, bao gồm: Tiếp tục lập và hoàn chỉnh qui hoạch phòng chống lũ và đê điều trên địa bàn toàn tỉnh; lập bản đồ ngập lụt, hạn hán, bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, bản đồ vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão và nước dâng…;lập qui hoạch dân cư ven biển, ven sông và vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; qui hoạch rừng phòng hộ ven biển...
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn. Trang bị máy thông tin liên lạc và các trang thiết bị an toàn cho các phương tiện tàu thuyền đi biển, đặc biệt là tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ.
- Tăng cường tuyên truyền các kiến thức về thiên tai và cách phòng tránh nhằm nâng cao nhận thức cho chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh.
- Khôi phục, phát triển và bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh nhằm phòng chống lũ, chống xói mòn và cải thiện môi trường. Tích cực trồng cây chắn sóng bảo vệ đê; trồng rừng phòng hộ ven biển bảo vệ bờ và hệ thống đê biển.
- Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai nhằm né tránh, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất.
- Xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ cho vùng sống chung với lũ, vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai lũ lụt.
- Tiếp tục kiện toàn và hoàn thiện bộ máy Ban Chỉ huy PCLB các cấp từ tỉnh xuống đến thôn, xã. Tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác PCLB&GNTT theo hướng chuyên môn hóa.
- Di dời các hộ dân đang sinh sống ở các vùng nguy hiểm ven sông suối, hạ lưu các hồ đập, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất... đến nơi an toàn. Trước mắt ưu tiên di dời ngay 5.009 hộ (23.684 khẩu) nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
2. Giải pháp công trình
- Chương trình tu bổ, nâng cấp hệ thống đê sông đảm bảo chống lũ theo tần suất thiết kế và qui hoạch phòng chống lũ được duyệt.
- Chương trình tu bổ, nâng cấp hệ thống đê biển và đê cửa sông theo Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên khôi phục và nâng cấp các đoạn đê kè biển bị bão số 6, số 7 năm 2005 phá hoại nhưng chưa được tu bổ.
- Chương trình xây dựng các hồ chứa đa mục tiêu trên thượng nguồn các sông nhằm điều tiết dòng chảy và tham gia cắt giảm lũ cho hạ du. Trước mắt ưu tiên đầu tư xây dựng các hồ Hủa Na trên sông Chu; bản Uôn, Pama trên sông Mã.
- Chương trình đảm bảo an toàn cho hệ thống các hồ đập hiện có. Trước mắt trong giai đoạn 2008 - 2015 đầu tư sửa chữa, nâng cấp 127 hồ đập có nguy cơ cao mất an toàn khi lũ bão xảy ra.
- Chương trình xây dựng các công trình phòng chống sạt lở, ưu tiên các vị trí có dân cư và các công trình trọng điểm.
- Chương trình tu bổ, nâng cấp công trình tiêu úng; nạo vét, khơi thông luồng lạch tăng cường tiêu thoát lũ cho hệ thống sông trong tỉnh.
- Chương trình mở rộng khẩu độ cầu, cống trên hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt bảo đảm thoát lũ.
- Chương trình xây dựng các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu, thuyền. Trước mắt ưu tiên xây dựng 2 âu trú bão Lạch Trường và Lạch Bạng theo Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Dự án tăng cường hệ thống thông tin liên lạc xuống các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa đặc biệt là các vùng thường xuyên có lũ quét và sạt lở đất xảy ra.
- Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn (các tuyến đường trọng điểm, xung yếu cần thiết cho việc cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra).
1. Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án (có phụ lục chi tiết kèm theo) được triển khai từ năm 2009-2020. Tỉnh sẽ xem xét lồng ghép một số chương trình dự án vào trong các đề án chương trình, kế hoạch phát triển KTXH đã được lập của các ngành, các địa phương. Các chương trình, dự án còn lại tỉnh sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan để triển khai thực hiện.
2. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện
- UBND tỉnh Thanh Hóa là cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020 của tỉnh.
- Ban chỉ huy PCLB tỉnh là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020 của tỉnh, có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình kế hoạch hành động của các Sở, ban, ngành và các huyện. Là cơ quan đầu mối liên hệ với Trung ương và các tổ chức quốc tế để tổ chức thực hiện chiến lược.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể từng năm; xác định rõ từng nội dung cần ưu tiên để phân giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện, trên cơ sở các danh mục chương trình, dự án đã nêu trong bản kế hoạch hành động.
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch hành động theo định kỳ hàng năm, 5 năm, 10 năm để đánh giá, rút ra các bài học kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời, hợp lý các nội dung, giải pháp trong chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020 của tỉnh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan, căn cứ vào chương trình, kế hoạch hành động để bố trí vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách của tỉnh và kêu gọi các nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện các chương trình, dự án đã đề ra.
- Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đã nêu trong kế hoạch hành động; lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế, xã hội của ngành và địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB tỉnh.
1. Nguồn lực của tỉnh: Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, ngân sách của tỉnh rất hạn hẹp, vì vậy để triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, nguồn kinh phí của tỉnh chủ yếu tập trung vào thực hiện việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đến công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương; kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo PCLB& GNTT từ tỉnh đến các xã phường; tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác PCLB&GNTT từ tỉnh đến cơ sở; tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức về phòng chống giảm nhẹ thiên tai; đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng.
2. Nguồn lực TW: Nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư hàng năm cho các dự án xây dựng mới, nâng cấp, tu bổ các công trình, các dự án quy hoạch, các dự án tăng cường trang thiết bị dự báo, cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất.
3. Tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn khác tập trung cho các dự án, công trình PCLB&GNTT trọng điểm.
4. Kêu gọi và tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào những dự án trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. UBND các huyện được giao quyền chủ động trong việc đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp vào lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
VII. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Các tiêu chí đánh giá
- Về hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Xem xét sự phù hợp với Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão và các chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, thực tế của địa phương.
- Về tổ chức:
+ Xem xét tính hợp lý của việc phân công, phân nhiệm, mức độ chuyên môn hóa của đội ngũ cán bộ. Tỷ lệ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được tập huấn nâng cao năng lực.
+ Sự phối hợp của các Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị.
- Về nâng cao nhận thức của cộng đồng: Tỷ lệ dân thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; xem xét tính hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, tập huấn, giáo dục.
- Về lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình, kế hoạch phát triển KTXH của các ngành, các địa phương: Xem xét việc dự trù tác động của các loại hình thiên tai và các giải pháp phòng ngừa, đối phó, thích nghi với thiên tai trong các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH của các ngành, các địa phương đã hợp lý hay chưa.
- Việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai:
+ Mức độ hiện đại hóa hệ thống thông tin, liên lạc, cảnh báo sớm thiên tai từ tỉnh đến các cơ sở.
+ Mức độ ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Về nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo:
+ Xem xét tính kịp thời, chính xác của các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai.
+ Số xã nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ ống được lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm.
- Về củng cố hệ thống đê điều, hồ đập:
+ Số km đê được đầu tư gia cố ổn định, đảm bảo khả năng chống lũ đúng tần suất quy định.
+ Đánh giá khả năng thoát lũ của các lòng sông chính.
+ Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, độ che phủ của rừng.
+ Xem xét hiện trạng và độ an toàn của các hồ chứa, tính hợp lý của quy trình, vận hành các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn.
- Về hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, quản lý nghề cá: Tỷ lệ tàu thuyền được trang bị hệ thống thông tin liên lạc hoàn chỉnh; đánh giá khả năng truyền tin cảnh báo, dự báo bão tới tàu thuyền của các đài duyên hải.
- Về nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn: Xem xét về tổ chức lực lượng, mức độ thường xuyên diễn tập, mức độ trang bị các phương tiện chuyên dùng.
- Đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án phòng chống GNTT:
+ Tỷ lệ người dân sống trong vùng tác động của chương trình, dự án được hưởng lợi.
+ Sự bền vững của dự án trước tác động của thiên tai (mức độ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trước và sau khi có dự án, hiệu quả tổng hợp về KTXH do dự án mang lại...).
2. Phân định thời kỳ đánh giá
Đánh giá thường xuyên hàng năm, 5 năm, 10 năm.
3. Biện pháp tổ chức thực hiện việc đánh giá
- Tổ chức tạo điều kiện cho người dân, cộng đồng tham gia giám sát các chương trình, dự án phòng chống GNTT.
- Phát hành phiếu điều tra, thăm dò về chất lượng, hiệu quả của chương trình, dự án mang lại.
- Thuê tổ chức tư vấn độc lập đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Thanh Hóa là tỉnh thường xuyên chịu tác động của thiên tai, ngân sách của tỉnh còn khó khăn. Để thực hiện được Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020 như đã đề ra, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách của tỉnh là không đủ, do đó đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm như: Di dời, tái định cư các hộ dân đang sinh sống ở các vùng nguy hiểm ven sông suối, hạ lưu các hồ đập, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất... đến nơi an toàn; xây dựng các hồ chứa lợi dụng tổng hợp ở thượng nguồn các sông nhằm cắt giảm lũ cho hạ du; tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ đập; xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; trang bị máy thông tin liên lạc và các trang thiết bị an toàn cho các phương tiện tàu thuyền đi biển, đặc biệt là tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ của tỉnh.
- Căn cứ Quyết định này các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống và GNTT đến năm 2020 của ngành và địa phương mình.
- Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình dự án theo đúng Luật Xây dựng 2003; Luật đấu thầu 2005 và Nghị định 16/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 99/2007/ NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Đê điều và PCLB Thanh Hóa, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 3305/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Chủ tịch)
TT | Tên chương trình, dự án | Mục tiêu | Tóm tắt nội dung | Kinh phí thực hiện (tỷ đồng) | Thời gian thực hiện |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
I | Chương trình hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, thi hành pháp luật, cơ chế, chính sách | ||||
1.1 | Rà soát, ban hành các chính sách cứu trợ phục hồi sau thiên tai | Nhằm nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất sau thiên tai. | Rà soát, ban hành các chế độ, chính sách cứu trợ và hỗ trợ đời sống, khôi phục sản xuất cho vùng chịu tác động của thiên tai. | 0,5 | Hàng năm |
1.2 | Rà soát, ban hành các chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên bị thiên tai | Nhằm giúp những vùng này khắc phục khó khăn, phát triển KTXH một cách bền vững. | Rà soát, bổ sung các chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho vùng thường xuyên bị thiên tai ổn định sản xuất và phát triển KTXH bền vững | 0,5 | Hàng năm |
II. | Kiện toàn tổ chức, bộ máy |
|
|
|
|
2.1 | Kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai | Tăng cường năng lực chỉ huy điều hành công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai | Tổ chức bộ máy, phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên để chỉ đạo công tác PCLB &GNTT ở các cấp, các ngành | 0,5 | Hàng năm |
2.2 | Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai | 100% cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn | Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm công tác PCLB&GNTT ở các cấp, các ngành | 2 | Hàng năm |
III. | Lập và rà soát quy hoạch |
|
|
|
|
3.1 | Lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê & Qui hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa | Qui hoạch phòng chống lũ, đê điều các tuyến sông có đê làm cơ sở cho việc tu bổ, xây dựng và các qui hoạch khác có liên quan | Xác định mức đảm bảo phòng chống lũ, lũ thiết kế và giải pháp phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh | 3 | 2008 - 2009 |
3.2 | Rà soát, bổ sung qui hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ | Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, nhằm giảm thiểu mức độ tàn phá của bão lũ | Xác định phạm vi, giải pháp thực hiện nhằm khoanh nuôi, phát triển rừng phòng hộ | 2 | 5 năm /1 lần |
3.3 | Rà soát, bổ sung qui hoạch dân cư vùng có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở các huyện miền núi | Định hướng đầu tư, xây dựng, di dời, sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở 11 huyện miền núi | Điều tra, xác định dân cư, xây dựng phương án di dời dân vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất. | 3 | 5 năm /1 lần |
3.4 | Rà soát, bổ sung qui hoạch dân cư vùng có nguy cơ sạt lở vùng bờ sông, cửa sông, ven biển | Định hướng đầu tư, xây dựng, di dời, sơ tán dân vùng nguy hiểm và chung sống an toàn với lũ bão | Điều tra, xác định dân cư, xây dựng phương án di dời dân vùng có nguy hiểm; xác định giải pháp chung sống an toàn với lũ bão | 3 | 5 năm /1 lần |
3.5 | Rà soát bổ sung quy hoạch sử dụng đất gắn với nhiệm vụ phòng chống thiên tai | - Bảo đảm cho việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao, bền vững | Rà soát bổ sung quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở trù tính đến các tác động của thiên tai. | 1,5 | 5 năm /1 lần |
3.6 | Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai | - Bảo đảm cho quy hoạch xây dựng tại những khu vực này bền vững, có tính khả thi cao. | Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng trên cơ sở trù tính đến các tác động của thiên tai, đưa ra các giải pháp phòng ngừa, thích nghi. | 1,5 | 5 năm /1 lần |
3.7 | Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất | Làm cơ sở cho việc di dân, lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm và các chính sách hỗ trợ khác. | - Điều tra khảo sát những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. - Lập bản đồ khoanh vùng nguy cơ; bản đồ địa chất, thổ nhưỡng. | 2 | 2009-2011 |
3.8 | Lập bản đồ phân vùng ngập lụt, đánh giá rủi ro do lũ | Phục vụ công tác phòng ngừa, định hướng chính sách phát triển KTXH tại những vùng này. | - Khảo sát địa hình, lập bình đồ toàn tỉnh. - Công tác nội nghiệp - Lập bản đồ, báo cáo tổng hợp | 2 | 2009 - 2011 |
3.9 | Lập bản đồ phân vùng đánh giá rủi ro hạn hán | Định hướng chính sách đầu tư, phát triển KTXH tại những vùng này. | - Điều tra vùng thường xuyên bị hạn - Đánh giá mức độ hạn - Đánh giá khả năng của nguồn nước. | 1 | 2009 - 2011 |
3.10 | Lập bản đồ xác định nguy cơ bão, nước dâng | - Phục vụ công tác di dời, sơ tán dân khi xảy ra bão, nước dâng. | - Điều tra vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của bão và nước dâng - Khoanh vùng trên bản đồ - Xác định các phương án di dời dân. | 1 | 2009 - 2012 |
3.11 | Lập bản đồ xác định nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển | - Phục vụ công tác quy hoạch - Làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư. | - Điều tra các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển. - Đánh giá mức độ nguy cơ trên cơ sở xem xét tình hình địa chất, dòng chảy sông, biển. - Đánh dấu cụ thể lên bản đồ | 2 | 2009-2012 |
IV. | Chương trình nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh | ||||
4.1 | Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo bão lũ cho vùng đồng bằng, ven biển | - Phục vụ công tác chỉ huy, điều hành, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Chủ động hơn trong đối phó, giảm mức thấp nhất thiệt hại, do thiên tai gây ra | - Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo - Áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác dự báo, cảnh báo; tập huấn, nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên môn. | 5 | 2009-2015 |
4.2 | Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo bão lũ quét, sạt lở đất cho các huyện miền núi. | - Phục vụ công tác chỉ huy, điều hành, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Chủ động hơn trong đối phó, giảm mức thấp nhất thiệt hại, do thiên tai gây ra | - Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo - áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác dự báo, cảnh báo; tập huấn, nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên môn. | 5 | 2009-2015 |
V. | Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng | ||||
5.1 | Đưa kiến thức về thiên tai vào chương trình học cho học sinh phổ thông | - Làm cho ý thức phòng tránh thiên tai trong cộng đồng được hình thành từ rất sớm. | Nghiên cứu hình thức thích hợp để đưa kiến thức về thiên tai và cách phòng tránh vào chương trình học phổ thông | 2 | 2009-2020 |
5.2 | Đào tạo, tập huấn về thiên tai và biện pháp phòng tránh cho các cộng đồng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. | - Đảm bảo 80% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. | - Tổ chức các lớp tập huấn tại địa bàn dân cư. - Phát hành tờ rơi tuyên truyền. | 1,5 | Hàng năm |
5.3 | Tổ chức thông tin tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh | - Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. | - Xây dựng các chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình thích hợp, sinh động để đạt hiệu quả tuyên truyền cao. | 1 | Hàng năm |
VI. | Chương trình trồng và bảo vệ rừng phòng hộ | ||||
6.1 | Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn | - Phấn đấu đến năm 2010 độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh đạt 53%; bảo vệ, phát triển trong những năm tiếp theo | - Khảo sát những khu vực còn đất trống đồi núi trọc chưa được trồng rừng - Giao khoán trồng cho các tổ chức, cá nhân; bảo vệ và chăm sóc rừng | 200 | 2009-2020 |
6.2 | Trồng cây chắn sóng bảo vệ đê điều | - Bảo vệ hệ thống đê điều. Góp phần phát triển KTXH, tạo cảnh quan, môi trường. | - Khảo sát, lập kế hoạch trồng - Giao khoán trồng cho các tổ chức, cá nhân; bảo vệ và chăm sóc cây sau khi trồng | 100 | 2009-2020 |
6.3 | Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển. | - Bảo vệ bờ và hệ thống đê biển trước sóng bão. - Tạo kế sinh nhai cho cộng đồng dân cư ven biển. | - Khảo sát, lập kế hoạch trồng - Giao khoán trồng cho các tổ chức, cá nhân; bảo vệ và chăm sóc rừng sau khi trồng | 150 | 2009-2020 |
VII | Chương trình tăng cường năng lực quản lý thiên tai và ứng dụng khoa học công nghệ | ||||
7.1 | Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý thiên tai cấp tỉnh, huyện, xã. | - Đảm bảo công tác chỉ huy, điều hành công tác phòng chống, GNTT kịp thời, chính xác và hiệu quả. | - Thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy. - Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ. - Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. | 10 | 2009- 2020 |
7.2 | Tăng cường năng lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn của tỉnh | - Đảm bảo công tác tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả, xung kích đi đầu trong cứu nạn cứu hộ khi thiên tai xảy ra | - Kiện toàn tổ chức bộ máy. - Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ và diễn tập. - Trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng yêu cầu TKCN. | 100 | 2009- 2020 |
7.3 | Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh | - Đi tắt đón đầu những thành tựu KHCN mới trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, áp dụng vào thực tiễn của tỉnh, tạo ra hiệu quả đột phá trong phòng chống GNTT. | - Áp dụng những tiến bộ KHCN trong công tác phòng chống lụt bão & GNTT. - Liên hệ, hợp tác với những đơn vị đủ năng lực chuyển giao công nghệ mới. | 20 | 2009 - 2020 |
7.4 | Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc và tổ chức quản lý đối với các tàu thuyền hoạt động trên biển | - Đảm bảo 100% tàu thuyền hoạt động trên biển được trang bị HT thông tin liên lạc đúng tiêu chuẩn. - Đảm bảo thông tin về bão, ATNĐ được cung cấp cho các tàu thuyền trên biển kịp thời và chính xác. - Đảm bảo công tác đăng ký, đăng kiểm chặt chẽ hơn. | - Rà soát trang bị thông tin trên tất cả tàu thuyền toàn tỉnh. - Lập danh sách những tàu thuyền trang bị chưa đủ thiết bị TT. - Có chính sách hỗ trợ việc mua thiết bị TT liên lạc cho những tàu này. - Tăng cường đầu tư trang bị, nâng cao năng lực cho các đài thông tin duyên hải. - Kiện toàn công tác đăng ký đăng kiểm, đảm bảo chặt chẽ, chính xác. | 100 | 2009 - 2020 |
7.5 | Xây dựng chương trình đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già yếu và tàn tật tại những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai | - Đảm bảo cho các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thiên tai là trẻ em, người già yếu và tàn tật được an toàn. | - Xây dựng phương án bảo đảm an toàn riêng cho các đối tượng này khi thiên tai xảy ra. | 1 | Hàng năm |
7.6 | Tổ chức lực lượng tình nguyện viên tham gia trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. | - Hỗ trợ tích cực, chia sẻ nhiệm vụ với các cơ quan chuyên trách phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. | - Đoàn thanh niên các cấp phối hợp với chính quyền các địa phương, tuyển chọn thành lập các đội tình nguyện viên, tập huấn kiến thức cơ bản về phòng tránh và GNTT | 1 | Hàng năm |
VIII | Biện pháp công trình | ||||
8.1 | Chương trình tu bổ, nâng cấp hệ thống đê sông đảm bảo chống và được lũ theo đúng tần suất thiết kế | Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống đê sông, bảo vệ dân sinh KTXH phát triển bền vững của tỉnh | Xây dựng kế hoạch, huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư tu bổ, nâng cấp các tuyến đê sông đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế. | 1.500 | 2009-2020 |
8.2 | Chương trình hoàn thiện, nâng cấp hệ thống đê biển và đê cửa sông | Nâng mức đảm bảo của hệ thống đê biển, đê cửa sông nhằm bảo vệ dân cư, phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển | Xây dựng kế hoạch, huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư tu bổ, nâng cấp các tuyến đê biển và đê cửa sông. | 1.000 | 2009- 2020 |
8.3 | Chương trình tu bổ, nâng cấp đảm bảo an toàn cho hệ thống | Đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình hồ, đập trong tỉnh hồ đập | Xây dựng kế hoạch, huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư tu bổ, nâng cấp các hồ đập đảm bảo an toàn tuyệt đối. | 800 | 2009-2020 |
8.4 | Chương trình xây dựng các công trình phòng chống sạt lở và phát triển bền vững | Chủ động phòng chống sạt lở, đảm bảo an toàn dân cư, an sinh xã hội công trình phòng chống sạt lở | Xây dựng kế hoạch, huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư xây dựng các | 700 | 2009- 2020 |
8.5 | Chương trình mở rộng khẩu độ cầu, cống trên hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt bảo đảm thoát lũ. | - Tăng cường khả năng tiêu thoát lũ. - Đảm bảo an toàn cho các công trình độ cầu, cống trên hệ thống giao thông | - Rà soát, lập kế hoạch, huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư để mở rộng khẩu | 100 | 2009-2020 |
8.6 | Chương trình xây dựng các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu, thuyền. | Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khi có bão và ATNĐ xảy ra | Xây dựng kế hoạch, huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư, xây dựng | 500 | 2008- 2015 |
8.7 | Chương trình tu bổ, nâng cấp các công trình tiêu úng; nạo vét khơi thông luồng lạch | Chống ngập úng và tăng cường tiêu thoát lũ khi có mưa lũ xảy ra | Rà soát, lập kế hoạch và huy động nguồn vốn, kêu gọi đầu tư, xây dựng | 700 | 2009- 2020 |
8.8 | Chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sống chung với lũ | Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, phát triển bền vững vùng thường xuyên bị ngập lũ | Rà soát, lập kế hoạch và huy động nguồn vốn, kêu gọi đầu tư xây dựng. | 800 | 2009- 2020 |
8.9 | Chương trình tăng cường hệ thống thông tin liên lạc đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa thường xuyên xảy ra thiên tai | Tăng cường thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy điều hành, tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra | Khảo sát, lập dự án và huy động nguồn vốn, kêu gọi đầu tư xây dựng. | 200 | 2009-2015 |
8.10 | Chương trình đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn (các tuyến đường trọng điểm, xung yếu phục vụ công tác PCLB, TKCN) | Đảm bảo giao thông phục vụ công tác PCLB & TKCN, khắc phục hậu quả thiên tai | Khảo sát, lập dự án và huy động nguồn vốn, kêu gọi đầu tư xây dựng. | 500 | 2009- 2020 |
3.11 | Tiếp tục xây dựng các hồ chứa nước trên thượng nguồn nhằm điều tiết dòng chảy và tham gia cắt lũ cho hạ du | Lợi dụng tổng hợp, điều tiết dòng chảy, tham gia cắt giảm lũ cho hạ du, phát triển KTXH | Tiếp tục khảo sát lập dự án, huy động mọi nguồn vốn và kêu gọi đầu tư xây dựng các hồ chứa trên thượng nguồn các sông Mã, sông Chu | 30.000 | 2009- 2020 |
- 1 Quyết định 687/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về quản lý, phát hành và cấp biển xe hộ đê làm nhiệm vụ khẩn cấp về phòng chống thiên tai trên địa bàn do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 2 Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lụt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017
- 3 Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định
- 4 Chỉ thị 01/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5 Nghị định 03/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Chính phủ
- 6 Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 8 Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 9 Quyết định 58/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 46/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật Đấu thầu 2005
- 12 Quyết định 288/2005/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 15 Luật xây dựng 2003
- 16 Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 1 Chỉ thị 01/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2 Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định
- 3 Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lụt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017
- 4 Quyết định 687/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về quản lý, phát hành và cấp biển xe hộ đê làm nhiệm vụ khẩn cấp về phòng chống thiên tai trên địa bàn do tỉnh Hòa Bình ban hành