ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3359/QĐ-UBND | Đã Nẵng, ngày 31 tháng 7 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 24/6/2004 và Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;
Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 162/2016/TT-BQP ngày 21/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định một số điều Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3202/TTr-SGTVT ngày 22/7/2019 về việc đề nghị ban hành Quy trình kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi là Quy trình kiểm soát).
Điều 2. Quy trình kiểm soát này thay thế các quy trình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất tại Công văn số 4885/UBND-QLĐTh ngày 06/7/2016, Công văn số 4642/UBND-BCH ngày 18/6/2018, Công văn số 6931/UBND-SGTVT ngày 04/9/2018.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quyết định này có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các quy định tại các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Công an thành phố; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố; Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Du lịch; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3353/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
1. Phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với Cảng sông Hàn và các cảng, bến thủy nội địa thuộc khu vực biên giới biển thành phố Đà Nẵng và được tổ chức điểm xuất phát đầu tiên hoặc đích đến cuối cùng của chuyến hành trình.
2. Trình tự các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục rời cảng, bến (Đơn vị thực hiện: Cảng vụ đường thủy nội địa, Trạm kiểm soát Biên phòng).
a) Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thực hiện thủ tục rời cảng, bến theo quy định (thành phần hồ sơ do Cảng vụ đường thủy nội địa, Trạm kiểm soát Biên phòng niêm yết).
b) Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định và đảm bảo tình trạng làm việc ổn định các thiết bị (ca-mê-ra, VHF, AIS,..) Cảng vụ đường thủy nội địa thông báo chủ cảng, bến; Trạm kiểm soát Biên phòng thông báo cho lực lượng kiểm soát Biên phòng để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
c) Trong trường hợp phương tiện đi vào vùng nước cảng biển, Trực ban Cảng vụ đường thủy nội địa xác nhận qua thư điện tử với Trực ban Cảng vụ hàng hải về các thông tin liên quan và thông báo thông tin phản hồi từ Cảng vụ hàng hải cho thuyền trưởng và Trạm kiểm soát Biên phòng.
Bước 2. Kiểm soát hành khách, cấp giấy phép rời cảng, bến và phát lệnh xuất phát (Đơn vị thực hiện: Trạm kiểm soát Biên phòng; Chủ cảng, bến; Cảng vụ đường thủy nội địa).
a) Chủ cảng, bến kiểm soát vé hành khách vào khu vực lên phương tiện. Trạm kiểm soát Biên phòng kiểm tra giấy tờ tùy thân của hành khách theo quy định tại vị trí kiểm soát.
b) Trạm kiểm soát Biên phòng chủ trì tổ chức việc kiểm tra theo quy định tại điểm e, Điều 11 Thông tư số 162/2016/TT-BQP ngày 21/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chủ cảng, bến kiểm tra: số lượng hành khách có mặt trên phương tiện theo danh sách hành khách trước khi phương tiện rời cảng, bến; chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện (tình trạng mặc áo phao của hành khách, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện, ...vv).
Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, chủ cảng, bến và Trạm kiểm soát Biên phòng ký tên vào danh sách hành khách, đóng dấu “KIỂM SOÁT ĐI” của Trạm kiểm soát Biên phòng. Đồng thời chủ cảng, bến thông báo kết quả kiểm tra cho Cảng vụ đường thủy nội địa.
c) Cảng vụ đường thủy nội địa cấp giấy phép rời cảng, bến. Thuyền trưởng, hoặc thuyền phó nhận giấy phép và xuất trình Trạm kiểm soát Biên phòng.
d) Cảng vụ đường thủy nội địa phát lệnh rời cảng, bến đồng thời xác nhận thông tin và thông báo với Cảng vụ hàng hải khi phương tiện rời cảng, bến (đối với phương tiện có hành trình đi vào vùng nước cảng biển).
Trường hợp phương tiện đón, trả khách ngoài khu vực cảng, bến (được cơ quan có thẩm quyền cho phép): Thuyền trưởng hoặc thuyền phó nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định, Trạm kiểm soát Biên phòng và Cảng vụ đường thủy nội địa cử cán bộ trực tiếp phối hợp kiểm tra phương tiện tại vị trí neo đậu. Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, Trạm kiểm soát Biên phòng ký tên và đóng dấu “KIỂM SOÁT ĐI”, Cảng vụ đường thủy nội địa cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa và xác nhận thông tin, thông báo phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa.
Bước 3. Kiểm tra, giám sát hoạt động phương tiện sau khi rời cảng, bến (Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.)
a) Các cơ quan đơn vị liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của phương tiện, thuyền viên và hành khách trên tuyến hoạt động.
b) Đối với phương tiện có hành trình đi vào vùng nước cảng biển, Cảng vụ đường thủy nội địa phối hợp với Cảng vụ hàng hải kiểm tra, giám sát hoạt động của phương tiện.
Bước 4. Kiểm soát phương tiện vào cảng, bến (Đơn vị thực hiện: Cảng vụ đường thủy nội địa; Trạm Kiểm soát Biên phòng; Chủ cảng, bến).
a) Trước khi phương tiện vào cảng, bến thuyền trưởng hoặc thuyền phó thông báo lịch trình bằng VHF hoặc các phương tiện thông tin thích hợp khác với Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải (đối với phương tiện có hành trình đi vào vùng nước cảng biển) và thực hiện thủ tục vào cảng, bến theo quy định (thành phần hồ sơ do Cảng vụ đường thủy nội địa, Trạm kiểm soát Biên phòng niêm yết).
b) Khi phương tiện kết thúc hành trình và vào cảng, bến để hành khách rời phương tiện, thuyền trưởng ký xác nhận vào danh sách hành khách. Các đơn vị: Trạm Kiểm soát Biên phòng, Cảng vụ đường thủy nội địa và chủ cảng, bến kiểm tra, ký xác nhận số lượng hành khách rời phương tiện.
1. Phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với cảng, bến thủy nội địa được tổ chức điểm dừng của chuyến hành trình trên tuyến vận tải được công bố theo quy định.
2. Trình tự các bước thực hiện
Bước 1 (Người thực hiện: Thuyền trưởng hoặc thuyền phó): Trước khi phương tiện vào cảng, bến, thuyền trưởng hoặc thuyền phó có trách nhiệm thông báo chủ cảng, bến hoặc đơn vị quản lý, khai thác được biết về thông tin liên quan đến phương tiện, thời gian vào cảng, bến.
Khi phương tiện vào cảng, bến, thuyền trưởng hoặc thuyền phó nộp danh sách hành khách, danh sách thuyên viên, giấy phép rời cảng, bến cho chủ cảng, bến hoặc đơn vị quản lý, khai thác.
Bước 2 (Người thực hiện: Chủ cảng, bến hoặc đơn vị quản lý, khai thác): Chủ cảng, bến hoặc đơn vị quản lý, khai thác cập nhật thông tin phương tiện (tên phương tiện, số đăng ký; số giấy phép rời cảng, bến; số hành khách theo danh sách; thời gian vào cảng, bến) vào Sổ theo dõi và phối hợp với thuyền trưởng hướng dẫn hành khách rời tàu an toàn.
Bước 3 (Người thực hiện: Thuyền trưởng): Thuyền trưởng thông báo cho chủ cảng, bến hoặc đơn vị quản lý, khai thác về thời gian phương tiện rời cảng, bến và ký xác nhận vào Sổ theo dõi.
Bước 4 (Người thực hiện: Chủ cảng, bến hoặc đơn vị quản lý, khai thác): Chủ cảng, bến hoặc đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra số lượng hành khách trên tàu (so với danh sách hành khách), ký xác nhận vào danh sách hành khách và bàn giao thuyền trưởng quản lý. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm an ninh trật tự, an toàn giao thông, kịp thời thông báo lực lượng chức năng để xử lý theo quy định pháp luật.
Bước 5 (Người thực hiện: Thuyền trưởng): Thuyền trưởng thông báo xác nhận đến Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa về tình trạng phương tiện, hành khách khi rời cảng, bến và hành trình tiếp theo.
Mục II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Giao Công an thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Du lịch, Cảng vụ đường thủy nội địa và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy trình kiểm soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi là Quy trình kiểm soát) tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định.
2. Chủ cảng, bến: Ngoài thực hiện trách nhiệm theo quy định hiện hành về quản lý cảng, bến do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định, các quy định của pháp luật khác có liên quan, chịu trách nhiệm thực hiện nội dung liên quan tại Quy trình kiểm soát.
3. Thuyền trưởng, thuyền phó: Ngoài việc thực hiện trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền phó theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các quy định của pháp luật khác có liên quan, chịu trách nhiệm:
a) Thực hiện nội dung liên quan tại Quy trình kiểm soát và phổ biến nội quy an toàn trên phương tiện để hành khách thực hiện; hướng dẫn hành khách xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu cơ quan chức năng.
b) Chấp hành chế độ thông báo, xác báo theo quy chế quản lý hoạt động của hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải VTS thông qua Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng (kênh 16) và các lực lượng quản lý liên quan hoặc bằng các kênh thông tin liên lạc khác (Đối với phương tiện hoạt động tại vùng nước cảng biển).
c) Giữ liên lạc qua máy thông tin VHF với Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng (kênh 16), Cảng vụ đường thủy nội địa (kênh 14), đơn vị kiểm soát Biên phòng và Cảng vụ hàng hải khu vực gần nhất với tần suất 30phút/01 lần để được hướng dẫn luồng chạy tàu và báo cáo tình hình liên quan an ninh, an toàn trên phương tiện và hành trình của phương tiện (Đối với phương tiện hoạt động tại vùng nước cảng biển).
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố
a) Phân công đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ của Trạm kiểm soát Biên phòng được quy định tại Quy trình kiểm soát, phối hợp với Cảng vụ đường thủy nội địa thống nhất mẫu danh sách hành khách; danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ và thông báo áp dụng.
b) Công khai niêm yết thủ tục biên phòng áp dụng cho các đối tượng liên quan tại cảng, bến thủy nội địa.
5. Sở Du lịch kiểm soát hoạt động của hướng dẫn viên, đơn vị lữ hành có chương trình tham quan bằng phương tiện thủy nội địa và xử lý các hành vi vi phạm có liên quan thuộc thẩm quyền của ngành Du lịch.
6. Cảng vụ đường thủy nội địa
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của phương tiện qua hệ thống ca-mê-ra giám sát trên phương tiện, thiết bị nhận dạng tự động (AIS). Trong trường hợp phát hiện vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm, thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để xử lý theo quy định, đồng thời yêu cầu thuyền trưởng chấp hành hướng dẫn của Cảng vụ đường thủy nội địa nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hành khách và phương tiện.
b) Công khai niêm yết thủ tục rời, vào cảng, bến thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa.
7. Trong trường hợp điều kiện thời tiết không đảm bảo hoạt động hoặc có dấu hiệu liên quan đến an ninh, an toàn đối với an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mất an toàn đối với hành khách, thuyền viên, Trạm kiểm soát Biên phòng chủ trì, phối hợp với Cảng vụ đường thủy nội địa và chủ cảng, bến yêu cầu thuyền trưởng ngừng hoạt động và đưa phương tiện vào vị trí neo đậu an toàn.
8. Kết thúc công việc trong ngày, các đơn vị tham gia kiểm soát hoạt động tại cảng, bến: Trạm kiểm soát Biên phòng; Cảng vụ đường thủy nội địa; chủ cảng, bến ký biên bản ghi nhận về tình trạng hoạt động tại cảng, bến và bàn giao Trạm kiểm soát Biên phòng quản lý./.
- 1 Quyết định 2225/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Thí điểm sử dụng phương tiện xe bốn bánh (từ 9 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi) chạy bằng năng lượng điện vận chuyển khách du lịch trong phạm vi hạn chế trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2 Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt thông số kỹ thuật của xe buýt và bộ nhận diện thương hiệu thuộc đề án Đầu tư xe buýt mui hở 01 tầng và 02 tầng vận chuyển khách tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng
- 4 Thông tư 162/2016/TT-BQP quy định thực hiện Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa do tỉnh Lai Châu ban hành
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 9 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 1 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa do tỉnh Lai Châu ban hành
- 2 Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt thông số kỹ thuật của xe buýt và bộ nhận diện thương hiệu thuộc đề án Đầu tư xe buýt mui hở 01 tầng và 02 tầng vận chuyển khách tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3 Quyết định 2225/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Thí điểm sử dụng phương tiện xe bốn bánh (từ 9 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi) chạy bằng năng lượng điện vận chuyển khách du lịch trong phạm vi hạn chế trên địa bàn thành phố Cần Thơ