- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Quyết định 3303/QĐ-UBND năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Thừa phát lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa
- 7 Quyết định 2773/QĐ-UBND năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch tỉnh Bình Định
- 8 Quyết định 2775/QĐ-UBND năm 2024 thông qua Phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước, Kinh doanh khí thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3396/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 14 tháng 8 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 4884/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 4416/TTr-SYT ngày 09 tháng 8 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giám định y khoa thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Y tế dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo Phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ Y tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH THANH HÓA
(kèm theo Quyết định số: 3396/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
I. Thủ tục hành chính: Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động
(Mã TTHC: 1.002706.000.00.00.H56).
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, số lượng bộ hồ sơ: Sửa đổi, bổ sung quy định về các bộ phận tạo thành của thủ tục này.
Lý do:
- Trình tự thực hiện đang được quy định tại nhiều văn bản gồm: Điều 13 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế; Thông tư số 52/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế; khoản 2 Điều 11 Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế; điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3 Điều 166 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Trong đó, Thông tư số 52/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế đã hết hiệu lực thi hành và trình tự thực hiện đang được áp dụng theo quy định giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, không phải đối với trường hợp tai nạn lao động. Đồng thời, trình tự thực hiện cần phải được quy định trong một văn bản, không nên quy định tại nhiều văn bản để đảm bảo dễ tra cứu, dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Cách thức thực hiện, số lượng bộ hồ sơ chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Xét về thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện thì việc quy định cách thức thực hiện là trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến là phù hợp. Cá nhân người lao động có thể gửi hồ sơ điện tử đến Hội đồng Giám định Y khoa sau đó mới đến thực hiện khám để không phải đi lại nhiều lần.
- Thời hạn giải quyết đang được quy định dẫn chiếu đến nhiều văn bản gồm: khoản 1 Điều 13 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế; khoản 2 Điều 11 Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế và điểm d khoản 2 Điều 39 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Do đó, cần phải được quy định đầy đủ trong một văn bản, không nên quy định dẫn chiếu nhiều văn bản để đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện.
1.2. Thành phần hồ sơ:
- Bỏ thành phần hồ sơ “Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động)”
Lý do:
- Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án đã hết hiệu lực, được thay thế bởi Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; trong Thông tư số 32/2023/TT-BYT không còn quy định về mẫu Giấy chứng nhận thương tích.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế, thành phần hồ sơ đã có “Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án...”. Thành phần hồ sơ này đã phản ánh thương tật của người lao động, do đó không cần thiết phải có giấy chứng nhận thương tích.
- Bỏ thành phần hồ sơ “Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.”
Lý do: Khi đến khám giám định, người khám mang theo giấy tờ này để kiểm tra, không cần phải nộp vào hồ sơ, trong hồ sơ đã có kê khai số căn cước/CMND nên khi khám trực tiếp chỉ cần đối chiếu, kiểm tra trực tiếp là được (theo quy định tại mục 2 Phụ lục số 01 Trình tự giám định y khoa kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/2/2023 của Bộ Y tế).
- Sửa lại thành phần hồ sơ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư số 56/2017/TT-BYT cụ thể như sau “c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động”.
Lý do: Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động đã hết hiệu lực. Theo quy định hiện hành, Biên bản Điều tra tai nạn lao động được quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.
- Sửa đổi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-BYT cụ thể như sau “Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 5 như sau: “d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án mẫu 52/BV2 Phụ lục XXIX Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định...”
Lý do: Mẫu Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT đã được thay thế bởi Mẫu 52/BV2 Phụ lục XXIX được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 53 Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế.
1.3. Mẫu đơn, tờ khai:
- Bỏ phần Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế.
- Bỏ nội dung kê khai về Tuổi trong mẫu Giấy ra viện.
Lý do:
- Mẫu Giấy giới thiệu, Giấy đề nghị có yêu cầu thêm phần Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã. Tuy nhiên, việc xác nhận này là không hợp lý vì không quy định rõ nội dung xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã; trong khi, các thông tin về dân cư đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có thể tra cứu qua căn cước công dân.
- Về bỏ nội dung kê khai Tuổi trong mẫu Giấy ra viện: Nội dung thông tin này không cần thiết do trong Giấy ra viện đã khai thông tin về ngày, tháng, năm sinh.
2. Kiến nghị thực thi
2.1. Kiến nghị đối với Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế:
+ Bãi bỏ điểm b, điểm đ Khoản 1 Điều 5;
+ Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 5 thành như sau “Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động”.
+ Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13: “1. Người lao động hoặc người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ khám giám định và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tuyến đến Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa. Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do”.
2.2. Kiến nghị đối với Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế:
+ Sửa đổi khoản 2, Điều 1 thành như sau: “d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án mẫu 52/BV2 Phụ lục XXIX Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định...”
+ Bỏ phần Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2.
+ Bỏ nội dung Tuổi trong mẫu Giấy ra viện tại Phụ lục 3 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 48,37%.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 135.085.236 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 69.749.160 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm: 65.336.076 đồng/năm.
II. Thủ tục hành chính: Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động
(Mã TTHC: 1.002671.000.00.00.H56).
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, số lượng bộ hồ sơ, mẫu đơn tờ khai: Sửa đổi, bổ sung quy định về các bộ phận tạo thành của thủ tục này.
Lý do: Đã được trình bày tại thủ tục “Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động” nêu trên; thực hiện quy định áp dụng chung cho các thủ tục khám giám định lần đầu.
1.2. Thành phần hồ sơ:
- Bỏ thành phần hồ sơ: “Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.”
Lý do: Khi đến khám giám định, người khám mang theo giấy tờ này để kiểm tra, không cần phải nộp vào hồ sơ, trong hồ sơ đã có kê khai số căn cước/CMND nên khi khám trực tiếp chỉ cần đối chiếu, kiểm tra trực tiếp là được (theo quy định tại mục 2 Phụ lục số 01 Trình tự giám định y khoa kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01/2/2023 của Bộ Y tế).
2. Kiến nghị thực thi
2.1. Kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế (trong đó đã bỏ đi điểm c), như sau:
“3. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau:
3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
a) Giấy giới thiệu đề nghị giám định….…….
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
….
- Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định.”
2.2 Các nội dung sửa đổi về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, số lượng hồ sơ, thời gian, phần xác nhận trong mẫu đơn đã được kiến nghị chung điều khoản sửa đổi như thủ tục “Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động”.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 50,7%.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 388.026.628 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 191.141.412 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm: 196.885.216 đồng/năm.
III. Thủ tục hành chính: Khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất.
(Mã TTHC: 1.002208.000.00.00.H56)
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, số lượng bộ hồ sơ, mẫu đơn tờ khai: Sửa đổi, bổ sung quy định về các bộ phận tạo thành của thủ tục này.
Lý do: Đã được trình bày tại thủ tục “Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động” nêu trên; thực hiện quy định áp dụng chung cho các thủ tục khám giám định lần đầu.
1.2. Thành phần hồ sơ:
- Bỏ thành phần hồ sơ sau: “Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định”
Lý do: Giấy ra viện và tóm tắt hồ sơ bệnh án đã được quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế (sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 5 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế).
2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ điểm c khoản 4 Điều 5 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế.
- Các nội dung sửa đổi về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, số lượng hồ sơ, thời gian, phần xác nhận trong mẫu đơn đã được kiến nghị chung điều khoản sửa đổi như thủ tục “Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động”.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 51%.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.768.512 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.803.724 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm: 3.964.788 đồng/năm./.
- 1 Quyết định 3303/QĐ-UBND năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Thừa phát lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 2773/QĐ-UBND năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 2775/QĐ-UBND năm 2024 thông qua Phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước, Kinh doanh khí thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Bình Định