BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2007/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 17/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 4 năm 2002 và được sửa đổi, bổ sung tại các Quyết định số 13/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 4 năm 2004, Quyết định số 06/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 17 tháng 02 năm 2005, Quyết định số 19/2006/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 5 năm 2006, Quyết định số 11/2007/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
1. Bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào Điều 4 như sau:
“3. Môn thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2:
a) Đối với thí sinh chưa tham dự kỳ thi lần 1: thi tất cả các môn;
b) Đối với thí sinh đã tham dự kỳ thi lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp: thi lại tất cả các môn của kỳ thi lần 1 có điểm dưới 5,0 hoặc thí sinh lùa chọn, đăng ký thi lại một số môn có điểm dưới 5,0.
4. Bảo lưu điểm thi:
Điểm kỳ thi lần 1 của các môn thí sinh không thi lại trong kỳ thi lần 2 được bảo lưu để xét tốt nghiệp cho kỳ thi lần 2 trong cùng năm.”
2. Bổ sung khoản 3 vào Điều 6 như sau:
“3. Đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2:
a) Học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng chưa tham dự kỳ thi lần 1;
b) Thí sinh đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp, không vi phạm quy chế thi từ mức bị đình chỉ thi trở lên.”
“Điều 8b. Quy định về các tài liệu vật dụng thí sinh được phép và không được phép mang vào phòng thi.
1. Thí sinh được phép mang vào phòng thi:
- Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ;
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và Bảng tính tan đối với môn thi Hoá học, Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.
2. Thí sinh mang vào phòng thi các tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi không đúng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc các phương tiện thu phát thông tin cá nhân, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.”
4. Bổ sung khoản 5 vào Điều 10 như sau:
“5. Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) trung học phổ thông lần 2:
Tổng điểm bảo lưu + Tổng điểm các bài thi lần 2 + Tổng điểm khuyến khích (nếu có)
ĐXTN = Tổng số môn thi
5. Khoản 5 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Thời gian thực hiện
a) Tiếp nhận đơn xin phúc khảo: Trong vòng 05 ngày kể từ ngày công bố danh sách tốt nghiệp tạm thời;
b) Việc phúc khảo phải hoàn thành trong thời gian 15 ngày kể từ ngày công bố danh sách tốt nghiệp tạm thời. Kết quả phúc khảo được niêm yết công khai ngay sau khi Hội đồng phúc khảo hoàn tất công việc.”
6. Khoản 7 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ 7. Tất cả những người làm nhiệm vụ tại Hội đồng coi thi đều phải được học tập, nắm vững quy chế thi; không được mang theo và sử dụng phương tiện thu, phát thông tin cá nhân trong khu vực thi khi các buổi thi đang tiến hành.”
7. Bổ sung khoản 8 vào Điều 22 như sau:
“8. Hội đồng coi thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2:
Căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi, các đơn vị thành lập các Hội đồng coi thi, xác định địa điểm tổ chức thi; có thể thành lập Hội đồng coi thi liên trường hoặc thành lập Hội đồng coi thi chung cho cả trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông.”
8. Bổ sung vào điểm b khoản 2 Điều 27 các đoạn sau:
“-Xử lý kết quả 2 lần chấm độc lập như sau:
+ Điểm toàn bài bằng nhau hoặc lệch dưới 1,0 điểm : hai giám khảo thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh;
+ Điểm toàn bài lệch nhau từ 1,0 điểm đến 2,0 điểm: hai giám khảo đối thoại và báo cáo tổ trưởng chấm thi để thống nhất điểm, sau đó ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì tổ trưởng chấm thi quyết định điểm; tổ trưởng và hai giám khảo ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh;
+ Điểm toàn bài lệch nhau từ trên 2,0 điểm: tổ trưởng chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba, phân công một giám khảo khác chấm trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng màu mực khác.
- Xử lý kết quả 3 lần chấm như sau:
+ Nếu kết quả 2 trong 3 lần chấm giống nhau: tổ trưởng chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức, rồi cùng các giám khảo chấm bài thi ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh;
+ Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau đến dưói 3,0 điểm: tổ trưởng chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi cùng các giám khảo chấm bài thi ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh;
+ Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau trên 3,0 điểm: tổ trưởng chấm thi tổ chức chấm tập thể, đại diện giám khảo và tổ trưởng chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh. Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 19/2006/QĐ-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông sửa đổi Quyết định 17/2002/QĐ-BGD&ĐT,Quyết định 13/2004/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định 06/2005/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 06/2005/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 11/2007/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông theo Quyết định 17/2002/QĐ-BGDĐT được sửa đổi tại các Quyết định 13/2004/QĐ-BGDĐT, 06/2005/QĐ-BGD&ĐT, 19/2006/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Quyết định 13/2004/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Quyết định 17/2002/QĐ-BGD&ĐT về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Quyết định 08/2008/QĐ-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Quyết định 08/2008/QĐ-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành