ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2007/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 03 tháng 12 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ vào yêu cầu thực tế về trật tự, an toàn cho các hạng mục công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất;
Theo đề nghị của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất tại Tờ trình số 19/BQL-TTr ngày 05 tháng 9 năm 2007, ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 131/BC-STP ngày 11 tháng 9 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Bản quy định tạm thời về đảm bảo trật tự, an toàn các hạng mục công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn; Chủ tịch UBND các xã trong Khu kinh tế Dung Quất; Trưởng Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN CHO CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Quy định này áp dụng tạm thời đối với công tác bảo vệ trật tự an toàn xung quanh các hạng mục công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Việc bảo vệ an toàn các hạng mục công trình bên trong của Nhà máy lọc dầu Dung Quất tuân theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành của Việt nam.
Quy định này nhằm bảo đảm an toàn cho các hạng mục công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cho cộng đồng dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội xung quanh các hạng mục công trình này.
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với các hạng mục công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất bao gồm: Khu vực Nhà máy, Khu bể chứa sản phẩm, Cảng xuất sản phẩm, Phao rót dầu không bến, Đê chắn sóng, Tuyến ống dẫn dầu thô, Tuyến ống dẫn sản phẩm, Tuyến ống dẫn và xả nước biển, Tuyến xả nước thải của Khu vực Nhà máy và của Khu bể chứa sản phẩm, Đường dây điện 22KV từ trạm biến áp 110/22KV Bình Trị đến Khu vực Nhà máy.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hành lang an toàn”: phần đất, mặt nước và khoảng không gian xung quanh các hạng mục công trình, giới hạn bởi các mặt phẳng thẳng đứng cách đều về các phía của công trình với chiều rộng được xác định tại chương II của Quy định này;
2. “Khu vực ảnh hưởng”: phần đất, mặt nước và khoảng không gian xung quanh các hạng mục công trình, giới hạn bởi các mặt phẳng thẳng đứng cách đều về các phía của công trình với chiều rộng được xác định tại chương III của Quy định này.
3. “Khu vực Nhà máy” bao gồm khu nhà hành chính, các phân xưởng công nghệ, các hạng mục phụ trợ, các công trình ngoại vi, khu bể chứa dầu thô nằm trong hàng rào Khu vực Nhà máy;
4. “Khu bể chứa sản phẩm”: nơi chứa các sản phẩm đã qua chế biến của Nhà máy;
5. “Cảng xuất sản phẩm”: nơi xuất các sản phẩm từ Khu bể chứa sản phẩm;
6. “Phao rót dầu không bến (SPM)”: bến phao để cập tàu dầu thô;
7. “Đê chắn sóng”: tuyến đê nằm bên cạnh khu Cảng xuất sản phẩm;
8. “Tuyến ống dẫn dầu thô”: tuyến ống dẫn dầu thô từ SPM đến khu bể chứa dầu thô;
9. “Tuyến ống dẫn sản phẩm”: tuyến ống dẫn các sản phẩm dầu mỏ và một số chất khác từ Khu vực Nhà máy đến Khu bể chứa sản phẩm và từ Khu bể chứa sản phẩm đến Cảng xuất sản phẩm;
10. “Tuyến ống dẫn và xả nước biển”: bao gồm các đường ống dẫn, xả nước biển và các hạng mục thiết bị đi kèm;
11. “Tuyến xả nước thải”: kênh xả nước thải của Khu vực Nhà máy và của Khu bể chứa sản phẩm.
QUY ĐỊNH VỀ HÀNH LANG AN TOÀN.
Điều 3. Hành lang an toàn cho Khu vực Nhà máy
Chiều rộng Hành lang an toàn cho Khu vực Nhà máy là 20m tính từ chân kè taluy; khu vực không có kè taluy tính từ chân hàng rào.
Điều 4. Hành lang an toàn cho Khu bể chứa sản phẩm
Chiều rộng Hành lang an toàn cho Khu bể chứa sản phẩm là 20m tính từ chân kè taluy; khu vực không có kè taluy tính từ chân hàng rào.
Điều 5. Hành lang an toàn cho Cảng xuất sản phẩm
Chiều rộng Hành lang an toàn cho Cảng xuất sản phẩm là 200m tính từ mép ngoài cùng của công trình.
Điều 6. Hành lang an toàn cho Đê chắn sóng
Chiều rộng Hành lang an toàn cho Đê chắn sóng:
1. Phần ngoài biển là 200m tính từ chân đê trở ra.
2. Phần trên bờ là 25m tính từ chân đê trở; cứ đào móng công trình khác sâu thêm 1m thì phải tăng khoảng cách nói trên thêm 10m.
Điều 7. Hành lang an toàn cho Tuyến ống dẫn dầu thô (phần trên bờ)
Chiều rộng Hành lang an toàn cho Tuyến ống dẫn dầu thô phần trên bờ là 18m tính từ mép ngoài của ống ngoài cùng về mỗi bên.
Điều 8. Hành lang an toàn cho Tuyến ống dẫn sản phẩm
Chiều rộng Hành lang an toàn cho Tuyến ống dẫn sản phẩm là 18m tính từ mép ngoài của ống ngoài cùng về mỗi bên.
Điều 9. Hành lang an toàn cho Tuyến ống dẫn và xả nước biển (phần trên bờ)
Chiều rộng Hành lang an toàn cho Tuyến ống dẫn và xả nước biển phần trên bờ là 3m tính từ mép ngoài của ống ngoài cùng về mỗi bên đối với ống và từ mép ngoài cùng đối với bể.
Điều 10. Hành lang an toàn cho Tuyến xả nước thải
Chiều rộng Hành lang an toàn cho Tuyến xả nước thải của Khu vực Nhà máy và của Khu bể chứa sản phẩm là 3m tính từ giới hạn ngoài của kênh xả nước thải.
Chiều rộng Hành lang an toàn cho các hạng mục công trình là 500m về mọi phía tính từ rìa ngoài cùng đối với công trình cố định và từ điểm thả neo đối với công trình di động.
Điều 12. Các quy định trong Hành lang an toàn cho các hạng mục công trình phần trên bờ
Trong Hành lang an toàn, nghiêm cấm các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hạng mục công trình như:
1. Xây dựng nhà cửa, lán trại, chuồng trại súc vật; đào ao, hồ, giếng nước;
2. Trồng cây lâu năm, cây hằng năm;
3. Tổ chức hội họp đông người;
4. Nổ mìn, khai thác đất, đá và các loại khoáng sản khác;
5. Tàng trữ các chất cháy, nổ, các nguồn và các hoạt động sinh lửa;
6. Thải các chất ăn mòn;
7. Phóng uế, đổ rác thải.
Điều 13. Các quy định trong Hành lang an toàn cho các hạng mục công trình phần ngoài biển
1. Trừ các trường hợp đặc biệt do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, người và phương tiên không có trách nhiệm thì không được phép xâm nhập và hoạt động trong khu vực Hành lang an toàn;
2. Các loại phương tiện, tàu thuyền không được thả neo, khai thác hải sản, thăm dò khoáng sản… trong phạm vi 02 (hai) hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình ngoài biển.
Hành lang an toàn cho đường dây điện 22KV từ trạm biến áp 110/22KV Bình Trị đến khu vực Nhà máy thì được áp dụng theo các quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
Trong trường hợp cần sử dụng Hành lang an toàn cho mục đích đặc biệt khác, các chủ dự án phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và có biện pháp bảo đảm an toàn cho các hạng mục công trình của Nhà máy.
Điều 16. Khu vực ảnh hưởng cho các hạng mục công trình phần trên bờ
1. Chiều rộng Khu vực ảnh hưởng cho Khu vực Nhà máy chính là 1km tính từ chân hàng rào Nhà máy.
2. Chiều rộng Khu vực ảnh hưởng cho Khu bể chứa sản phẩm là 1km tính từ chân hàng rào Khu bể chứa sản phẩm.
3. Chiều rộng Khu vực ảnh hưởng cho Tuyến ống dẫn dầu thô, Tuyến ống dẫn sản phẩm được tính từ mép ngoài của ống ngoài cùng về mỗi bên của tuyến ống là 200m.
4. Chiều rộng Khu vực ảnh hưởng cho Tuyến ống dẫn và xả nước biển được tính từ mép ngoài ống ngoài cùng về mỗi bên của tuyến ống hoặc từ mép ngoài về mỗi bên của các hạng mục thiết bị đi kèm là 30m.
5. Chiều rộng Khu vực ảnh hưởng cho Tuyến xả nước thải được tính từ giới hạn ngoài của kênh về mỗi bên là 30m.
Điều 17. Các quy định trong Khu vực ảnh hưởng
Trong phạm vi Khu vực ảnh hưởng, bên ngoài Hành lang an toàn, mọi hoạt động phải tuân theo các quy định sau:
- Không được phép nổ mìn; trong trường hợp đặc biệt thì phải được cấp thẩm quyền đồng ý;
- Các công trình xây mới, thực hiện theo đúng quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Toàn bộ diện tích đất đã được giao cho Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (BQLDA) phải được sử dụng tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai.
Điều 19. Trách nhiệm bảo đảm an toàn cho các hạng mục Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia. Mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn các hạng mục công trình của Nhà máy. Khi phát hiện các hành vi vi phạm, sự cố và nguy cơ xẩy ra sự cố, các tổ chức, cá nhân phải thông báo ngay cho BQLDA hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời xử lý.
Điều 20. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất
1. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người, môi trường và tài sản trong quá trình xây dựng, vận hành các hạng mục công trình;
2. Phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng công an, và các cơ quan hữu quan khác trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn cho các hạng mục công trình của Nhà máy;
3. Khai báo và đăng ký cho hoạt động của các hạng mục công trình theo các quy định hiện hành, thống nhất với các bên liên quan về công tác bảo đảm an toàn cho các hạng mục công trình;
4. Phối hợp với chính quyền và lực lượng công an địa phương tuyên truyền và giáo dục người dân về việc bảo đảm an toàn cho các hạng mục công trình;
5. Thông báo các kế hoạch xây mới, mở rộng và cải tạo hạng mục công trình cho các bên liên quan để phối hợp trong việc bảo đảm an ninh và an toàn chung; chỉ khi có sự chấp thuận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được thực hiện các kế hoạch xây mới, mở rộng và cải tạo các hạng mục công trình;
6. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tiến hành trong phạm vi Hành lang an toàn và thường xuyên khảo sát Khu vực ảnh hưởng;
7. Phân công nhân sự tổ chức bảo vệ, tuần tra, ngăn chặn và báo cáo kịp thời với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý mọi hành vi vô ý hay cố ý xâm phạm Hành lang an toàn; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng đất, khoảng không có ảnh hưởng đến an toàn của các hạng mục công trình trong Khu vực ảnh hưởng.
8. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án và tiến hành việc cắm và duy trì mốc giới và các loại biển báo. Các biển báo, biển chú ý, biển cảnh báo phải được đặt ở những vị trí dễ thấy, phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, rõ ràng và dễ đọc, phải ghi rõ tên cơ quan cũng như địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Điều 21. Trách nhiệm của các chủ dự án khác
1. Khi xây dựng các công trình giao thông đường sắt, đường bộ, kênh dẫn nước, cáp ngầm, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống cấp thoát nước, v.v…, cắt qua các hạng mục công trình của Nhà máy, chủ dự án các công trình trên phải có phương án thiết kế và biện pháp thi công đặc biệt tại khu vực giao cắt được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hạng mục công trình của Nhà máy. Trong quá trình thi công các công trình giao cắt với các hạng mục công trình của Nhà máy, chủ dự án có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho các hạng mục công trình này; phối hợp với BQLDA thực hiện các biện pháp an toàn thích hợp.
2. Chủ dự án các công trình trong Khu vực ảnh hưởng có trách nhiệm:
- Thông báo đầy đủ và kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, BQLDA các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn các hạng mục công trình của Nhà máy;
- Trong quá trình thi công phải bảo đảm an toàn cho các hạng mục công trình của Nhà máy; phối hợp với BQLDA thực hiện các biện pháp an toàn thích hợp.
3. Các chủ dự án khác có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại gây ra đối với các hạng mục công trình của Nhà máy theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các cấp
1. Các sở, ban, ngành và uỷ ban nhân dân các cấp tại các khu vực có các hạng mục công trình của Nhà máy có trách nhiệm:
- Phối hợp với BQLDA trong việc giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ an toàn các hạng mục công trình; đưa nội dung công tác bảo vệ các hạng mục công trình vào kế hoạch công tác thường xuyên;
- Phối hợp với BQLDA kiểm tra việc tuân thủ Quy định này; tham gia ứng cứu các sự cố khẩn cấp và khắc phục hậu quả;
- Ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về an toàn xây dựng, vận hành các hạng mục công trình, thông báo ngay cho BQLDA và các bên liên quan để có biện pháp khắc phục;
- Xử phạt theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm, phá hoại, trộm cắp hay các hành vi khác đe dọa đến an toàn của các hạng mục công trình của Nhà máy theo các quy định của pháp luật.
2. Lực lượng công an có trách nhiệm phối hợp bảo vệ và điều tra xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp phá hoại, trộm cắp vật tư, thiết bị và các sản phẩm của Nhà máy cũng như các hành vi gây nguy hại khác.
Điều 23. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất
1. Thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước trong quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất theo đúng quy định của Pháp luật và Quy định này.
2. Hỗ trợ BQLDA trong việc phát hiện và ngăn chặn các trường hợp vi phạm Quy định này.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời xử lý các vi phạm hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý .
Điều 24. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân
Các tổ chức và cá nhân hoạt động và sinh sống trong phạm vi hành lang an toàn và khu vực ảnh hưởng của các hạng mục công trình nhà máy lọc dầu có trách nhiệm tuân thủ Quy định này.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ an toàn cho các hạng mục công trình của Nhà máy hoặc có công phát hiện, ngăn chặn sự cố, hành vi vi phạm Quy định này, hạn chế những thiệt hại về người và tài sản sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.