ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2007/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 30 tháng 7 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN CỦA QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA UBND TỈNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 24/2006/QĐ-UB NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2006 CỦA UBND TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 136/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 24/2006/QĐ-UB ngày 28/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản của Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-UB ngày 28/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Thay nội dung khoản 4, Điều 24 bằng nội dung như sau:
a) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ trình xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc những vấn đề có liên quan đến các sở, ban, ngành, địa phương khác mà các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã phối hợp bàn bạc nhưng chưa thống nhất được cách giải quyết.
b) Khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ giải quyết công việc, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị đầy đủ văn bản tài liệu liên quan và ý kiến tham mưu rõ ràng bằng văn bản. Đối với các vấn đề có liên quan đến nhiều sở, ban, ngành, địa phương, nếu có ý kiến khác nhau thì cơ quan trình phải báo cáo rõ những ý kiến khác nhau đó và nêu rõ chính kiến của sở, ban, ngành mình trong tờ trình (có thể đưa ra nhiều phương án) để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định. Đối với loại hồ sơ theo quy định phải có ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền thì ý kiến thẩm định phải thể hiện bằng văn bản. Chuyên viên và Chánh, Phó Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết hồ sơ của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tóm tắt nội dung trình và nêu rõ ý kiến tham mưu đề xuất của mình.
c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các công việc mà theo quy định của pháp luật phải có ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn thì phần kính gửi chỉ gửi cho cơ quan chuyên môn để thẩm định, nếu cần gửi cho Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan để biết hoặc báo cáo thì ghi trong phần “nơi nhận”. Không vừa ghi Ủy ban nhân dân tỉnh và sở, ngành chuyên môn trong phần “Kính gửi”.
d) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng chưa có ý kiến của cơ quan chuyên môn theo quy định; chuyển trả lại nơi đã gửi những văn bản vừa gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, vừa gửi các sở, ban, ngành chuyên môn.
2. Thay đổi, bổ sung Chương XI như sau:
a) Giữ nguyên nội dung và thay đổi số thứ tự Điều 44 thành Điều 46, Điều 45 thành Điều 47.
b) Bổ sung Điều 44a và Điều 44b mới như sau:
Điều 44a. Khen thưởng
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình thực hiện Quy chế này thì được xét thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 44b. Xử lý kỷ luật
Các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, không thực hiện đúng quy định của Quy chế này thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ Luật Lao động, Pháp lệnh Cán bộ Công chức và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016
- 2 Quyết định 44/2013/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
- 3 Quyết định 10/2013/QĐ-UBND Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
- 4 Quyết định 53/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 136/2005/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 6 Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 8 Nghị định 171/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 11 Bộ luật Lao động 1994
- 1 Quyết định 10/2013/QĐ-UBND Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016
- 3 Quyết định 44/2013/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
- 4 Quyết định 65/2008/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà