ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2013/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 04 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia phòng chống tội phạm;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 49/TTr-CAT-PV11 ngày 22 tháng 10 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 203/2006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 04/11//2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
1. Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm (sau đây gọi tắt là Câu lạc bộ) là tổ chức xã hội của quần chúng tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã; là tập hợp những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tâm huyết trong việc bảo vệ an ninh trật tự, góp phần xây dựng nếp sống văn minh; cùng nhau vận động, giáo dục, cảm hóa những người có hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Câu lạc bộ được trực tiếp và phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của phong trào phòng, chống tội phạm ở cơ sở, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; tích cực tham gia các hoạt động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện thông báo cho cơ quan Công an các thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; tham gia bắt người có hành vi phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.
1. Giúp hội viên và nhân dân hiểu biết để cùng thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy ước của khu dân cư; trực tiếp phát hiện và góp phần hạn chế sự phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội ở cơ sở.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương thức hoạt động của Câu lạc bộ để ngày càng thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, phát huy phong trào phòng, chống tội phạm ở địa phương; giúp đỡ và tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc diện giáo dục tại xã, phường, thị trấn và những người có quá khứ phạm tội sớm hòa nhập vào cộng đồng.
3. Tích cực góp phần đưa hoạt động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng mạnh mẽ, thu hút đông đảo quần chúng phát hiện tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tham gia bắt người có hành vi phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã.
1. Câu lạc bộ làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ; nêu gương để cảm hóa các hành vi xấu; lấy truyền thống, đạo đức tốt đẹp để giáo dục người lầm lỗi; phổ biến pháp luật để thuyết phục, răn đe người vi phạm.
2. Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy; sự quản lý của UBND cấp xã; sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành Công an, Tư pháp, Quân sự và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã.
3. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và các quy định tại Quy chế này; tích cực tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức; nâng cao năng lực hoạt động; không lợi dụng công tác để trục lợi hay thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Tự nguyện tham gia bắt người có hành vi phạm tội quả tang và người có quyết định truy nã giao cho cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÂU LẠC BỘ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) quyết định thành lập ở mỗi xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) một Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm.
Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm có 02 bộ phận gồm: Đội xung kích chống tội phạm và Đội Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Câu lạc bộ có Ban chủ nhiệm; các Đội có Đội trưởng, Đội phó và các Hội viên. Ban chủ nhiệm có 01 chủ nhiệm, 02 phó chủ nhiệm và các thành viên. Mỗi Đội trong Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm có 1 Đội trưởng, từ 2 đến 3 Đội phó và các Hội viên. Mỗi Đội có thể chia thành nhiều Tổ để hoạt động; mỗi Tổ có 1 Tổ trưởng, 1 Tổ phó và các Hội viên.
1. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ:
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định bổ nhiệm.
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
b) Trưởng Công an cấp xã làm Phó chủ nhiệm thường trực Câu lạc bộ - Đội trưởng Đội xung kích chống tội phạm.
c) Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã làm Phó chủ nhiệm - Đội trưởng Đội Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Chủ nhiệm Câu lạc bộ phân công từng thành viên trong Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ chịu trách nhiệm động viên, giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục từng Hội viên; việc nhận xét, đánh giá là để giúp các Hội viên tiến bộ và báo cáo các cơ quan, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Chủ nhiệm Câu lạc bộ quy định quy chế hoạt động của từng Đội và quy chế phối hợp hoạt động giữa các Đội của Câu lạc bộ trong phạm vi địa bàn.
đ) Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm thường trực là người được quyền phát ngôn và thực hiện chế độ thông tin báo cáo với cấp trên theo quy định; Phó Chủ nhiệm - Đội trưởng Đội Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các Hội viên tuyệt đối không được phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về hoạt động của Câu lạc bộ.
2. Các Đội trong Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm
Đội trưởng và các Đội phó trong Câu lạc bộ do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định số lượng và bổ nhiệm. Đội trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành và báo cáo lên Ban chủ nhiệm những kết quả hoạt động của Đội.
a) Đội xung kích chống tội phạm
- Đội phó Đội xung kích chống tội phạm có thể chọn từ đại diện cơ quan quân sự, Đoàn thanh niên; Trưởng khu phố (ấp); những Hội viên tốt, tích cực, có nhiều thành tích, có uy tín trong khu phố (ấp) để quyết định bổ nhiệm.
- Thông qua sự lựa chọn của Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp xã đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã quyết định số lượng, bổ nhiệm các Đội phó.
- Đội xung kích chống tội phạm phải thường xuyên có các hoạt động phòng, chống tội phạm trong phạm vi địa bàn để phát hiện và bắt người có hành vi phạm tội quả tang, người đang có quyết định truy nã; kịp thời cung cấp cho cơ quan Công an các thông tin về đối tượng nghi vấn có hành vi phạm tội.
b) Đội Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Đội phó Đội Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có thể chọn đại diện Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân cấp xã; Trưởng khu phố (ấp); Đảng viên hoặc người có uy tín trong khu phố (ấp) để bổ nhiệm.
- Đội Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải thường xuyên tổ chức các hoạt động phổ biến những văn bản pháp luật có các quy định trực tiếp hoặc có liên quan trong hoạt động của Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, những văn bản pháp luật có liên quan trong cuộc sống hoặc những văn bản mới ban hành ….
c) Các Tổ trong mỗi Đội
Tổ trưởng là thành viên Ban chỉ huy Đội; Tổ trưởng và Tổ phó do Đội trưởng đề nghị thông qua Trưởng Công an cấp xã tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã bổ nhiệm.
Tổ trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động của Tổ theo kế hoạch chung của Đội và báo cáo những hoạt động của Tổ lên Ban chỉ huy Đội.
3. Hội viên Câu lạc bộ
- Hội viên Câu lạc bộ là người thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn cấp xã có đơn tự nguyện xin tham gia vào Câu lạc bộ, được Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thẩm tra nếu đủ tiêu chuẩn mới kết nạp.
- Hội viên Đội xung kích chống tội phạm là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có lý lịch rõ ràng, có việc làm ổn định; không có tiền án, tiền sự về ma túy; tự nguyện tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ và được Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận. Lực lượng nòng cốt của Đội xung kích chống tội phạm có thể cơ cấu từ lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng dân phòng do Công an cấp xã tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm Câu lạc bộ:
a) Chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của UBND cấp xã;
b) Chịu sự lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tư pháp, Công an và cơ quan Quân sự cấp huyện;
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ theo từng quý, năm và báo cáo UBND cấp xã để chỉ đạo thực hiện;
d) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các hoạt động của Câu lạc bộ; tổ chức và chủ trì các phiên họp Ban chủ nhiệm và các cuộc họp của Câu lạc bộ; lập dự toán kinh phí hàng năm cho hoạt động của Câu lạc bộ trình UBND cùng cấp phê duyệt;
đ) Báo cáo tình hình hoạt động của Câu lạc bộ cho UBND cấp xã, phòng Tư pháp, Công an và cơ quan Quân sự cấp huyện theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 01 năm hoặc khi có yêu cầu; đề nghị khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Câu lạc bộ;
e) Ban hành quyết định kết nạp Hội viên Câu lạc bộ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi Ban chủ nhiệm xem xét chấp thuận kết nạp;
g) Chủ nhiệm Câu lạc bộ sử dụng con dấu của UBND cấp xã để điều hành công tác và hoạt động của Câu lạc bộ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ:
a) Giúp Chủ nhiệm Câu lạc bộ thực hiện công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy chế này và theo sự phân công của Chủ nhiệm;
b) Giữ mối quan hệ với ngành chuyên môn cấp trên; chuẩn bị nội dung báo cáo, chương trình, kế hoạch cho các cuộc họp thường kỳ và đột xuất của Ban chủ nhiệm và của Câu lạc bộ theo sự phân công của Chủ nhiệm;
c) Trực tiếp triển khai kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ thuộc phạm vi chuyên môn ngành mình;
d) Phó Chủ nhiệm phụ trách từng Đội trực tiếp tham mưu cho Chủ nhiệm Câu lạc bộ xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức tập huấn về pháp luật và nghiệp vụ cho Hội viên; chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đội do mình phụ trách;
đ) Tập hợp đơn xin gia nhập Hội viên Câu lạc bộ; đề nghị khen thưởng, kỷ luật trình Ban chủ nhiệm xem xét;
e) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ
1. Chịu sự chỉ đạo của Chủ nhiệm Câu lạc bộ về công tác phòng chống tội phạm; thực hiện các công việc do Chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm phân công.
2. Đoàn kết gắn bó với hội viên để từng bước đưa Câu lạc bộ hoạt động có nề nếp và hiệu quả; nghiên cứu góp ý vào các dự thảo, đóng góp các biện pháp, chủ trương để xây dựng Câu lạc bộ.
3. Vận động các đối tượng thuộc diện giáo dục tại xã, phường, thị trấn; những người đang chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo; những người mới chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương; người vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự tham gia Câu lạc bộ; tham gia xét kết nạp Hội viên Câu lạc bộ.
4. Tổ chức các cuộc họp, học tập của Câu lạc bộ hoặc của tổ theo sự phân công của chủ nhiệm Câu lạc bộ.
5. Thông báo kết quả công tác hàng tháng cho phó chủ nhiệm thường trực Câu lạc bộ.
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội viên theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội viên
1. Nhiệm vụ của Hội viên
a) Tôn trọng và thực hiện các quy định của Câu lạc bộ; sống và làm việc theo pháp luật;
b) Rèn luyện tính tình vui vẻ, hòa đồng, thẳng thắn, thật thà, cầu thị; không mặc cảm, tự ti; tin tưởng vào sự giúp đỡ của mọi người và sẵn lòng giúp đỡ người khác;
c) Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, học tập của Câu lạc bộ; chấp hành các quy định, kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ;
d) Phát hiện, vận động, cảm hóa, hướng dẫn và giới thiệu Hội viên mới cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ để kết nạp;
đ) Tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương;
e) Chủ động nắm tình hình, phát hiện, cung cấp cho lực lượng Công an các thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; tham gia bắt người có hành vi phạm tội quả tang, người có Quyết định truy nã giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo pháp luật;
g) Tham gia tuần tra giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương và truy bắt tội phạm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
h) Chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật; tu dưỡng rèn luyện đạo đức và năng lực, kỹ năng công tác. Không được lợi dụng công tác để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc trục lợi cá nhân.
2. Quyền hạn của Hội viên
a) Được cung cấp thông tin về pháp luật, mượn sách, báo, tài liệu pháp lý để nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật;
b) Yêu cầu Câu lạc bộ bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước pháp luật khi bị xâm phạm;
c) Tham gia sinh hoạt, tọa đàm, trao đổi, học tập, tập huấn chuyên đề về pháp luật và tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ; được tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm các Câu lạc bộ ở trong và ngoài tỉnh;
d) Thảo luận, biểu quyết các vấn đề về kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ;
đ) Hội viên Đội tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật và các kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Hội viên Đội xung kích chống tội phạm được tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật và các kỹ năng phát hiện, bắt quả tang người đang thực hiện hành vi phạm tội và người có Quyết định truy nã; được cấp giấy chứng nhận Hội viên.
Biểu mẫu giấy chứng nhận Hội viên do UBND tỉnh ban hành. Giao Chủ tịch UBND cấp xã cấp giấy chứng nhận Hội viên theo đề nghị của Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
g) Hội viên Đội xung kích chống tội phạm được trang bị dùi cui điện, dùi cui cao su, găng tay bắt dao và chịu sự quản lý, hướng dẫn sử dụng của cơ quan Công an và Quân sự. Giao Trưởng Công an cấp xã đề xuất việc trang cấp, quản lý, hướng dẫn sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Thay đổi thành viên Ban chủ nhiệm
Thành viên Ban chủ nhiệm có thể thay đổi trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức thay đổi người đại diện tham gia thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
2. Do có sự sắp xếp, bố trí lại nhân sự của UBND cấp xã, của các tổ chức là thành viên Câu lạc bộ.
3. Thành viên Ban chủ nhiệm có đơn xin thôi đảm nhận nhiệm vụ hoặc do vi phạm kỷ luật đến mức không thể tham gia thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
Khi có sự thay đổi thành viên Ban chủ nhiệm thì cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị, Chủ nhiệm Câu lạc bộ báo cáo và tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định thay đổi thành viên Ban chủ nhiệm. Việc thay đổi chủ nhiệm Câu lạc bộ do Đảng ủy, UBND cấp xã xem xét và đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.
4. Khi thành viên Ban chủ nhiệm vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định tại quy chế này, vi phạm chuẩn mực đạo đức lối sống, không còn đủ uy tín tham gia điều hành hoạt động Câu lạc bộ thì tùy theo mức độ vi phạm, UBND cấp xã xem xét báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thay đổi thành viên Ban chủ nhiệm.
1. Người xin tham gia làm Hội viên của Câu lạc bộ nộp đơn tại Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
2. Nội dung của đơn xin tham gia Hội viên Câu lạc bộ phải đầy đủ các thông tin cá nhân và tùy điều kiện cụ thể của từng người sao cho thể hiện được sự tự nguyện mong muốn tham gia Câu lạc bộ của người viết đơn.
3. Người nhận đơn có trách nhiệm chuyển cho Phó chủ nhiệm thường trực Câu lạc bộ trong thời gian nhanh nhất để tập hợp báo cáo Chủ nhiệm, thông qua Ban chủ nhiệm thẩm tra, xác minh, xem xét, ban hành quyết định kết nạp, thông báo trong cuộc họp, sinh hoạt của Câu lạc bộ hoặc tổ.
Điều 10. Chế độ làm việc của Ban chủ nhiệm
1. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ hoạt động kiêm nhiệm theo nguyên tắc dân chủ, tập trung, biểu quyết các vấn đề theo đa số.
2. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ họp định kỳ hàng tháng và có thể họp đột xuất; Chủ nhiệm Câu lạc bộ triệu tập các cuộc họp Ban chủ nhiệm và cử một thành viên ghi biên bản cuộc họp sinh hoạt của Câu lạc bộ.
Điều 11. Nội dung cuộc họp của Ban chủ nhiệm
1. Xem xét báo cáo (hàng tháng, 06 tháng và tổng kết năm) của Câu lạc bộ
a) Xây dựng kế hoạch công tác 06 tháng và hàng năm của Câu lạc bộ;
b) Thông qua dự toán kinh phí hoạt động và báo cáo chi tiết thu, chi của Câu lạc bộ;
c) Xem xét kết quả công tác tháng và xác định nội dung sinh hoạt, học tập tháng sau của Câu lạc bộ và của Hội viên;
d) Xét kết nạp Hội viên;
đ) Phát động thi đua và xét khen thưởng cho tập thể và cá nhân Hội viên;
e) Đánh giá và xác nhận kết quả phấn đấu của Hội viên;
g) Xét kỷ luật đối với Hội viên vi phạm;
h) Xem xét các công việc khác của Câu lạc bộ.
2. Các báo cáo kết quả hoạt động, nội dung sinh hoạt, học tập, kế hoạch công tác, kết quả xét kết nạp Hội viên sau khi thông qua Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm ký chứng thực và được triển khai thực hiện trong Câu lạc bộ.
Dự toán kinh phí hoạt động, báo cáo chi tiêu mua sắm, kết quả xét khen thưởng, kỷ luật Hội viên; sau khi thông qua Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm ký chứng thực trình UBND cấp xã quyết định trước khi triển khai thực hiện.
Điều 12. Chuẩn bị nội dung cuộc họp của Ban chủ nhiệm
1. Hàng tháng, Phó Chủ nhiệm thường trực tổng hợp kết quả hoạt động của các tổ, kết quả công tác của từng thành viên Ban Chủ nhiệm dự thảo báo cáo kết quả hoạt động tháng của Câu lạc bộ; căn cứ kế hoạch hoạt động quý của Câu lạc bộ và chỉ đạo của Chủ nhiệm để dự thảo kế hoạch công tác tháng.
2. Giữa tháng 5 và giữa tháng 11 hàng năm, Phó Chủ nhiệm thường trực tổng hợp kết quả hoạt động của Câu lạc bộ từ các báo cáo công tác tháng để dự thảo báo cáo sơ kết 06 tháng và báo cáo tổng kết công tác năm. Các thành viên Ban chủ nhiệm căn cứ chỉ đạo của các ban, ngành và nhiệm vụ chính trị của địa phương dự kiến những việc sẽ thực hiện 06 tháng cuối năm và năm sau gửi cho Phó Chủ nhiệm thường trực để tổng hợp thành dự thảo Kế hoạch công tác 06 tháng cuối năm và Kế hoạch công tác năm sau của Câu lạc bộ.
3. Các Phó Chủ nhiệm căn cứ vào các văn bản, quy định của pháp luật, những hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch công tác để dự toán kinh phí hoạt động năm của Câu lạc bộ.
1. Hàng năm, Câu lạc bộ họp sơ kết 6 tháng và tổng kết năm:
a) Câu lạc bộ họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm vào tháng 5 hoặc tháng 6;
b) Câu lạc bộ họp tổng kết năm, triển khai kế hoạch công tác năm tiếp theo, công bố khen thưởng phát động thi đua vào tháng 11 hoặc tháng 12.
2. Căn cứ kế hoạch công tác hoặc yêu cầu nhiệm vụ, sự hướng dẫn của cấp trên, Câu lạc bộ sinh hoạt toàn thể hoặc sinh hoạt từng tổ định kỳ mỗi tháng một lần. Trường hợp đột xuất hoặc theo đề nghị của hơn một nữa số thành viên Ban chủ nhiệm hoặc quyết định của Chủ nhiệm Câu lạc bộ thì tổ chức sinh hoạt đột xuất, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chủ trì sinh hoạt và phân công thành viên ghi biên bản.
3. Nội dung sinh hoạt định kỳ.
a) Thông báo quyết định kết nạp hội viên mới (nếu có), tình hình thi đua khen thưởng, tình hình phấn đấu hoạt động của hội viên;
b) Thông báo tình hình thời sự trong nước và thế giới (những dịp kỷ niệm lễ lớn có thể mời Báo cáo viên về nói chuyện thời sự);
c) Tuyên truyền một số nội dung pháp luật (chú ý những quy định liên quan đến đời sống, lao động, công tác của hội viên, những văn bản pháp luật mới) nhiệm vụ này do tuyên truyền viên pháp luật cấp xã thực hiện (đối với những nội dung quan trọng được nhiều hội viên quan tâm nếu thấy cần thiết thì mời Báo cáo viên pháp luật của huyện hoặc của tỉnh về triển khai);
d) Tổ chức văn nghệ, thể thao, đọc sách, báo,…;
đ) Triển khai kế hoạch công tác do Ban chủ nhiệm đề ra;
e) Mạn đàm, trao đổi giữa các hội viên về những vấn đề diễn ra hàng ngày ở địa phương (chú ý những vấn đề liên quan trực tiếp đến hội viên và gia đình, người thân của hội viên) trong trao đổi, mạn đàm cần liên hệ đến các quy định của pháp luật, liên hệ truyền thống đạo đức và quy ước khu dân cư, phát hiện gương người tốt, nêu gương những hành vi phù hợp pháp luật đạo đức và phê phán những hành vi chưa phù hợp;
g) Xây dựng và động viên phong trào đoàn kết, giúp đỡ nhau trong đời sống, sinh hoạt và làm ăn kinh tế (có thể tổ chức quỹ xoay vòng, giúp nhau trong giải quyết việc làm...);
h) Thông báo về tình hình phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn, thảo luận đề xuất các giải pháp phòng chống.
(Căn cứ điều kiện cụ thể, người chủ trì sinh hoạt có thể bố trí từng nội dung trước, sau và có thể thêm hoặc bớt nội dung để tạo hấp dẫn, thu hút hội viên tham gia)
4. Nội dung sinh hoạt đột xuất:
Có thể có một số nội dung như sinh hoạt định kỳ và thêm các nội dung thuộc công tác đột xuất (theo đề nghị của một nửa số thành viên Ban chủ nhiệm hoặc theo quyết định của Chủ nhiệm Câu lạc bộ).
Điều 14. Chuẩn bị nội dung sinh hoạt của Câu lạc bộ
1. Tổ trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt; nếu Câu lạc bộ chưa phân tổ thì Chủ nhiệm Câu lạc bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt toàn thể Câu lạc bộ (gọi chung là người chủ trì sinh hoạt).
2. Người chủ trì sinh hoạt cần nắm vững kế hoạch công tác của Ban chủ nhiệm để triển khai; liên hệ chặt chẽ và phân công một số công tác cụ thể cho thành viên Ban Chủ nhiệm hoặc Hội viên nòng cốt sinh hoạt trong tổ tạo nhân tố tích cực, đầu tàu trong sinh hoạt; phân công hoặc mời báo cáo viên, tuyên truyền viên, cần nói rõ yêu cầu nội dung, thời gian thực hiện; sắp xếp cụ thể chương trình sinh hoạt, liên hệ chuẩn bị địa điểm; phân công hội viên phục vụ chuẩn bị một số việc cụ thể (bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, nước uống).
3. Báo cáo viên, tuyên truyền viên được phân công hoặc được mời phải chuẩn bị tốt nội dung theo yêu cầu, ngắn gọn, xúc tích, đảm bảo thời gian và tính hấp dẫn (chú ý gợi ý cho các hội viên hỏi rồi giải đáp có liên hệ thực tế tại địa phương); phải có mặt đúng thời gian được thông báo.
4. Thành viên Ban Chủ nhiệm, Hội viên nòng cốt sinh hoạt tại tổ hăng hái phát biểu ý kiến, gợi mở, động viên cho các Hội viên phát biểu, mạn đàm, nêu những vấn đề đang diễn ra hàng ngày ở địa phương, những vấn đề liên quan trực tiếp đến Hội viên và gia đình, người thân của Hội viên; trên cơ sở những vấn đề do Hội viên nêu ra mà liên hệ các quy định của pháp luật, các quy định trong quy ước khu dân cư, truyền thống đạo đức, dân tộc lý giải phân tích đúng, sai; việc nên làm và việc không nên làm để mọi người nhận thức đúng đắn; đồng thời hướng dẫn các Hội viên ứng xử phù hợp, đối với các tình huống cụ thể đó.
5. Người chủ trì sinh hoạt phải nắm biết những hội viên có khả năng văn nghệ, thể thao để bố trí xen ghép chương trình văn nghệ, thể thao và các nội dung sinh hoạt, tạo bầu không khí thoải mái, vui tươi, hấp dẫn.
6. Chuẩn bị buổi sinh hoạt đột xuất thì người chủ trì phải nắm vững nội dung, yêu cầu đột xuất từ Chủ nhiệm Câu lạc bộ để chuẩn bị. Những yêu cầu đột xuất thường là những vấn đề rất cụ thể, cần được triển khai chu đáo (đối với các tổ có thể mời Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chủ trì cuộc họp).
Các nội dung phối hợp khác thì chuẩn bị như Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Điều 15. Hoạt động của hội viên Câu lạc bộ
1. Hội viên phải tham gia đầy đủ các cuộc họp, sinh hoạt của Câu lạc bộ; lắng nghe, phát biểu ý kiến; tích cực tham gia văn nghệ, thể thao theo khả năng.
2. Tích cực tìm hiểu, chấp hành pháp luật và vận động nhân dân cùng chấp hành các quy định của địa phương.
3. Phấn đấu hoàn thành những công việc được Tổ trưởng, thành viên Ban Chủ nhiệm hoặc Chủ nhiệm phân công; tham gia với Tổ trưởng để tổ chức các cuộc sinh hoạt Tổ.
4. Tích cực phát hiện và tố giác các hành vi trái pháp luật của người khác với Tổ trưởng, người có thẩm quyền.
5. Hội viên trong Đội xung kích chống tội phạm phải thường xuyên tham gia các hoạt động của Đội để nâng cao kỹ năng phát hiện, bắt người có hành vi phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã; tích cực tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực hoạt động; không lợi dụng công việc để trục lợi hay thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1. Trường hợp bắt người có hành vi phạm tội quả tang và người có quyết định truy nã: các Hội viên phải báo ngay cho Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ và giao ngay người bị bắt cho Công an nơi gần nhất.
2. Trường hợp phát hiện đối tượng nghi vấn phạm tội hoặc truy đuổi người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã ra ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn của mình hoạt động: các hội viên phải báo ngay cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ để báo cáo cơ quan Công an có thẩm quyền tổ chức phối hợp và thông báo cho Đội xung kích chống tội phạm ở các địa bàn khác cùng tham gia.
3. Cơ quan Công an khi tiếp nhận tin báo về tội phạm và người bị bắt từ Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm có trách nhiệm tiếp nhận ngay để xử lý theo thẩm quyền.
4. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với hoạt động của Đội xung kích chống tội phạm trong phạm vi địa bàn mình phụ trách.
5. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng về pháp luật, các kỹ năng cần thiết cho các hội viên của Đội xung kích chống tội phạm ở địa phương quản lý; quy định chi tiết quy chế phối hợp giữa các Đội xung kích chống tội phạm trong phạm vi địa bàn cấp huyện với nhau và với Công an cấp xã; chỉ đạo các Đội nghiệp vụ thuộc Công an cấp huyện trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm, trong truy bắt và tiếp nhận tội phạm…
6. Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn tổ chức tập huấn, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật và các kỹ năng cần thiết cho hội viên Đội Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÂU LẠC BỘ
Điều 17. Nơi làm việc, sinh hoạt của Câu lạc bộ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí nơi làm việc, nơi họp sinh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho Câu lạc bộ hoạt động.
2. Nơi làm việc, sinh hoạt của Câu lạc bộ được bố trí ghế ngồi, bàn ghế làm việc, đèn, quạt, kệ sách, báo và những vật dụng cần thiết khác.
Điều 18. Kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ
1. Kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ gồm nguồn thu và các khoản chi do tập thể Ban Chủ nhiệm dự toán hàng năm cùng với kế hoạch hoạt động; Phó Chủ nhiệm thường trực Ban Chủ nhiệm có trách nhiệm thực hiện thu, chi đúng quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của Chủ nhiệm.
2. Nguồn thu gồm:
a) Đóng góp của Hội viên; căn cứ điều kiện của Câu lạc bộ có thể thỏa thuận thống nhất (bằng biên bản cuộc họp) mức Hội phí của Hội viên;
b) Các khoản tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân;
c) Khoản hỗ trợ từ quỹ quốc phòng - an ninh theo Quyết định 75/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành quy định việc đóng góp, quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
d) Từ các nguồn kinh phí nêu trên, nếu không đủ chi thì được hỗ trợ từ ngân sách của xã, phường, thị trấn.
3. Các khoản chi:
a) Mua sách, báo, in ấn tài liệu;
b) Văn phòng phẩm;
c) Trang bị phương tiện làm việc của Câu lạc bộ;
d) Mời báo cáo viên, tuyên truyền viên;
đ) Tổ chức cuộc họp, sinh hoạt;
e) Chi hỗ trợ xăng phục vụ công tác tuần tra;
g) Chi thăm hỏi động viên, điều trị hội viên bị tai nạn, ốm đau do đi làm nhiệm vụ;
h) Chi hỗ trợ sửa chữa phương tiện bị hư hỏng trong quá trình truy bắt tội phạm;
i) Chi thưởng hội viên lập thành tích xuất sắc;
k) Chi khác.
Mức chi và thủ tục chi theo quy định hiện hành.
1. Cá nhân, tổ chức hoạt động tích cực, có thành tích tốt trong phong trào phòng chống tội phạm ở địa phương được tập thể, tổ hoặc Câu lạc bộ bình bầu thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Cá nhân vi phạm quy chế này thì tùy theo mức độ và trường hợp cụ thể sẽ bị phê bình, kiểm điểm, khiển trách, cảnh cáo trong Câu lạc bộ hoặc khai trừ ra khỏi Câu lạc bộ.
3. Trong trường hợp Hội viên trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét hưởng chế độ chính sách theo quy định tại các Điểm d, đ, e Khoản 1 Điều 17 và các Điểm đ, e Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; nếu tài sản bị hư hại thì được xem xét hỗ trợ.
1. Những Câu lạc bộ đã thành lập trước khi Quy chế này có hiệu lực thì UBND cấp xã có trách nhiệm căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với quy định tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện những khó khăn vướng mắc thì UBND cấp xã và UBND cấp huyện phản ảnh về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
1. Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy chế này; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cơ chế hoạt động cho Câu lạc bộ.
2. Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Điều 18 và Khoản 3, Điều 19 của Quy chế này.
3. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, văn hóa phẩm độc hại và mua bán người (Ban chỉ đạo 138) của tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và tổng kết báo cáo tình hình hoạt động của Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm theo định kỳ và đột xuất./.
- 1 Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm tỉnh Hà Nam
- 2 Quyết định 898/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm tỉnh Bắc Kạn
- 3 Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- 4 Quyết định 75/2011/QĐ-UBND về Quy định việc đóng góp, quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng an ninh ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7 Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về việc tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới do Chính Phủ ban hành
- 8 Quyết định 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm do Thủ tướng Chính Phủ ban hành