ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3406/2006/QĐ-UBND | Hạ Long, ngày 31 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÓNG CỬA MỎ VÀ HOÀN NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CÁC MỎ KHOÁNG SẢN RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, Quy chế đóng cửa mỏ các mỏ khoáng sản rắn ban hành kèm theo Quyết định số 1456/QĐ-ĐCKS ngày 04 tháng 9 năm 1997 của Bộ Công nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 323/TT-TNMT ngày 19 tháng 10 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đóng cửa mỏ và hoàn nguyên môi trường các mỏ khoáng sản rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 2. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐÓNG CỬA MỎ VÀ HOÀN NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CÁC MỎ KHOÁNG SẢN RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3406/2006/QĐ-UBND ngày 31/10/2006)
Điều 1. Mục đích của việc đóng cửa mỏ, hoàn nguyên môi trường
- Để thanh lý các mỏ sau khi đã khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong ranh giới mỏ được giao hoặc kết thúc khai thác trong một phần diện tích mỏ để bảo vệ trữ lượng khoáng sản chưa khai thác hoặc chưa khai thác hết.
- Đưa các công trình, bãi thải đất đá về trạng thái ổn định và đảm bảo an toàn, phục hồi môi trường, môi sinh, đất đai ở khu vực khai thác khoáng sản sau khi kết thúc một phần hay toàn bộ diện tích ranh giới mỏ được giao.
- Làm cơ sở để bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn lại theo quy định của Luật Khoáng sản và quản lý diện tích đất đã sử dụng vào khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Đất đai.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a. Đối tượng áp dụng:
- Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường và chính quyền địa phương các cấp thuộc tỉnh.
b. Phạm vi áp dụng:
- Quy định áp dụng cho việc đóng cửa mỏ đối với các mỏ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc đóng cửa phần diện tích để bảo vệ do trữ lượng khoáng sản tại đó chưa khai thác hết hoặc trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực (giấy phép bị thu hồi, giấy phép hết hạn, trả lại giấy phép).
- Quy định áp dụng cho việc hoàn nguyên môi trường đối với tất cả các mỏ trên địa bàn tỉnh khi kết thúc khai thác một phần diện tích mỏ hoặc trong trường hợp trả lại một phần diện tích khai thác mỏ.
Điều 3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc đóng cửa mỏ hoặc hoàn nguyên môi trường theo quy định tại điều 33 của Luật Khoáng sản.
- Trước khi kết thúc khai thác, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập hồ sơ đóng cửa mỏ hoặc hồ sơ hoàn nguyên môi trường trình duyệt theo quy định, tổ chức thực hiện theo hồ sơ được duyệt, lập báo cáo kết quả thực hiện và bàn giao đất đai, tài nguyên khoáng sản còn lại cho cơ quan có thẩm quyền.
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc đóng cửa mỏ, việc hoàn nguyên môi trường theo đề án được phê duyệt. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại điều 11 Nghị định số 150/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ dùng quỹ phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đã ký quỹ để thực hiện việc hoàn nguyên môi trường.
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ (hợp lệ) đóng cửa mỏ hoặc hồ sơ hoàn nguyên môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức nghiệm thu việc thực hiện đề án đóng cửa mỏ hoặc đề án hoàn nguyên môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức việc bàn giao đất đai, tài nguyên khoáng sản còn lại giữa tổ chức, cá nhân khai thác mỏ cho cơ quan chức năng (Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức cá nhân khác) theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định, nghiệm thu hồ sơ đóng cửa mỏ hoặc hồ sơ hoàn nguyên môi trường.
- Giám sát quá trình thực hiện hồ sơ đóng cửa mỏ, hồ sơ hoàn nguyên môi trường.
- Nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản còn lại theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nội dung hồ sơ xin đóng cửa mỏ hoặc hồ sơ hoàn nguyên môi trường
Hồ sơ được lập thành 03 bộ, mỗi bộ gồm:
1. Tờ trình xin phê duyệt
2. Phần bản vẽ:
- Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác, đổ thải, mặt bằng chế biến, các công trình tại thời điểm kết thúc hoạt động.
- Bản vẽ thiết kế hoàn nguyên môi trường khu vực khai thác, đổ thải, mặt bằng chế biến và các công trình.
3. Thuyết minh: Phải làm rõ các vấn đề sau:
- Hồ sơ pháp lý khai thác mỏ
- Tóm tắt lịch sử khai thác khoáng sản
- Trữ lượng khoáng sản được đánh giá, xét duyệt; trữ lượng khoáng sản đưa vào thiết kế, trữ lượng thực tế đã khai thác, còn lại; tỷ lệ tổn thất.
- Kết quả hoạt động khai thác khoáng sản.
- Việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước đã thực hiện đến thời điểm xin đóng cửa mỏ hoặc kết thúc khai thác.
- Lý do kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ hay một phần mỏ.
- Hiện trạng số lượng, khối lượng và mức độ an toàn của các công trình mỏ kể cả bãi thải.
- Khối lượng thi công và các biện pháp đóng cửa mỏ, hoàn nguyên môi trường, những công việc phải làm để đảm bảo an toàn sau khi đóng cửa mỏ, biện pháp phục hồi đất đai, môi trường. Lịch trình thi công và thời gian cam kết hoàn thành.
- Kiến nghị về việc bảo vệ hoặc sử dụng hợp lý các công trình và khu vực mỏ sau khi kết thúc khai thác.
- Chi phí thực hiện hoàn nguyên môi trường và cơ sở đảm bảo cho nguồn chi phí đó kể cả bồi thường do việc đóng cửa mỏ gây ra. Các cam kết thực hiện của tổ chức, cá nhân.
4. Bản sao các hồ sơ.
- Giấy phép khai thác mỏ kèm theo bản đồ khu vực khai thác mỏ được cấp, thiết kế mỏ và quyết định phê duyệt.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản phê duyệt.
- Hồ sơ quản lý sử dụng đất đai.
Điều 7. Nội dung báo cáo kết quả thực hiện đóng cửa mỏ hoặc hoàn nguyên môi trường
Hồ sơ được lập 03 bộ, mỗi bộ gồm:
1. Tờ trình xin phê duyệt
2. Phần bản vẽ:
- Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác, đổ thải, mặt bằng chế biến, các công trình tại thời điểm kết thúc hoạt động.
- Bản đồ hiện trạng kết thúc thi công hoàn nguyên môi trường khu vực khai thác, đổ thải, mặt bằng chế biến, các công trình.
3. Thuyết minh: Phải làm rõ các vấn đề sau:
- Giải trình các biện pháp, lịch trình và kết quả thi công việc hoàn nguyên môi trường.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
- Đánh giá hiện trạng mức độ an toàn của các công trình kể cả bãi thải.
- Kiến nghị về việc bảo vệ hoặc sử dụng hợp lý các công trình mỏ và khu vực mỏ tiếp theo.
Điều 8. Trình tự thực hiện
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
- Nộp hồ sơ đóng cửa mỏ hoặc hồ sơ hoàn nguyên môi trường đảm bảo hợp lệ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thực hiện nội dung theo quyết định phê duyệt.
- Nộp báo cáo kết quả thực hiện đóng cửa mỏ hoặc hoàn nguyên môi trường đảm bảo tính hợp lệ cho Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thực hiện các công việc bàn giao theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt./.
- 1 Quyết định 913/QĐ-UBND năm 2012 chấm dứt hiệu lực thi hành Quyết định 3406/2006/QĐ-UBND quy định đóng cửa mỏ và hoàn nguyên môi trường mỏ khoáng sản rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2 Quyết định 913/QĐ-UBND năm 2012 chấm dứt hiệu lực thi hành Quyết định 3406/2006/QĐ-UBND quy định đóng cửa mỏ và hoàn nguyên môi trường mỏ khoáng sản rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1 Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 2 Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 3 Nghị định 150/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Luật Đất đai 2003
- 6 Quyết định 1456/1997/QĐ-ĐCKS về Quy chế đóng cửa mỏ các khoáng sản rắn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 7 Luật Khoáng sản 1996