Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3475/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị Quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Kế hoạch hành động số 111/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Căn cứ Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Dự án hỗ trợ kinh doanh Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) SDGS trong khuôn kh chương trình phcập, kim chứng, thương mại hóa dành cho DNNVV thông qua việc giới thiệu sản phẩm Việt Nam được sản xuất bởi Tsubame-Sanjo và thương hiệu Tsubame-Sanjo tại Việt Nam”;

Căn cứ Quyết định 2511/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Dự án “Phát triển Kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh” của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 51/TTr-SCT ngày 19 tháng 8 năm 2021 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2025 và văn bản số 2616/SCT-QLCN ngày 12 tháng 10 năm 2021 về việc giải trình, bổ sung một số nội dung Chương trình phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Việc xây dựng, ban hành Chương trình phát triển công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra.

2. Việc xây dựng và ban hành Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2025 phải phù hợp với các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp của tỉnh.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII đặt ra “Tốc độ tăng trưởng (GRDP) không tính dầu khí bình quân 7,6%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2021 đạt 10.370 USD. Cơ cấu kinh tế từ dầu khí: Công nghiệp - xây dựng 61,76%”. Thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, hình thành các cụm liên kết, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo tiền đề cho việc hình thành trung tâm cung ứng nguyên vật liệu sản xuất cơ bản tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2025 hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu; nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh cho khoảng 100 doanh nghiệp (trung bình khoảng 20 doanh nghiệp/năm) với gần 600 học viên (trung bình khoảng 120 học viên/năm).

- Phấn đấu đến năm 2022 hỗ trợ từ 40 đến 50 doanh nghiệp tham gia dự án hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản.

- Phấn đấu xây dựng từ 02 đến 03 cụm liên kết, chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ 100% các cụm liên kết, chuỗi giá trị. Phấn đấu tạo được liên kết giữa các doanh nghiệp FDI lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

III. Nội dung chương trình

1. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

a) Mục tiêu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm kỹ năng quản lý, kinh doanh, kỹ năng quản lý sản xuất, năng lực của công nhân kỹ thuật, quản lý cấp trung và cấp cao.

b) Đối tượng đào tạo:

- Quản lý cấp cao: Chủ tịch, giám đốc, giám đốc điều hành, phó giám đốc, phó giám đốc điều hành.

- Quản lý cấp trung: Trưởng, phó phòng.

- Công nhân kỹ thuật, những người trực tiếp vận hành hệ thống thiết bị.

c) Nội dung:

- Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp, mỗi năm 03 lớp, mỗi lớp 30 học viên. Nội dung đào tạo chủ yếu tập trung nâng cao kỹ thuật sản xuất; đào tạo ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất; và nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất.

- Triển khai chương trình “Kết nối chuyên gia”: tập huấn, tư vấn trực tiếp tại công ty cho 10 doanh nghiệp ngành công nghiệp mỗi năm (40 doanh nghiệp trong 04 năm, thực hiện từ năm 2022-2025).

d) Thời gian thực hiện: 2021-2025

e) Kinh phí thực hiện: 3.714,501 triệu đồng (Bằng chữ: Ba tỷ, bảy trăm mười bn triệu, năm trăm lẻ ngàn đồng chẵn). Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước là 2.863,681 triệu đồng; nguồn vốn ngoài ngân sách là 850,820 triệu đồng.

f) Cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp thực hiện với các Trường Đại học, Cao đẳng, các Viện, Trung tâm đào tạo, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Xây dựng tài liệu quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp

a) Mục tiêu: xây dựng tài liệu thu hút đầu tư chuyên nghiệp để phục vụ công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp. Thu hút dự án công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, thân thiện với môi trường và có giá trị gia tăng cao. Cung thông tin chung về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh, về khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các lĩnh vực định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.

b) Đối tượng tiếp cận: chủ các Hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược, có vị thế chi phối trong chuỗi cung ứng toàn cầu, làm đầu tàu lôi kéo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vừa và nhỏ đầu tư.

c) Nội dung:

- Thực hiện mới hoặc tái bán tài liệu thu hút đầu tư brochure giới thiệu thông tin tổng quan và các thế mạnh của tỉnh và các lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư.

- Thực hiện mới hoặc tái bán phim thu hút đầu tư giới thiệu thông tin tổng quan và các thế mạnh của tỉnh và các lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư.

d) Thời gian thực hiện: 2021-2025.

e) Kinh phí thực hiện: 2.528,05 triệu đồng (Bằng chữ: Hai tỷ, năm trăm hai mươi tám triệu, không trăm năm mươi ngàn đng chẵn).

f) Cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch; Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và du lịch.

3. Hỗ trợ kinh doanh Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) SDGs trong khuôn khổ chương trình phổ cập, kiểm chứng, thương mại hóa dành cho DNNVV thông qua việc giới thiệu sản phẩm Việt Nam được sản xuất bởi Tsubame-Sanjo và thương hiệu Tsubame-Sanjo tại Việt Nam

a) Mục tiêu: Triển khai Dự án hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản do JICA tài trợ, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2019.

b) Đối tượng thụ hưởng: các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

c) Nội dung:

- Hoàn thiện công tác xây dựng nhà xưởng sản xuất và trưng bày sản phẩm tại số 08 Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Vũng Tàu.

- Hoạt động sản xuất sản phẩm chung: lựa chọn doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia dự án và tiến hành sản xuất thử sản phẩm vào 04 đợt.

- Hoạt động kiểm soát môi trường: tổ chức 03 đợt kiểm tra môi trường tại khu vực sản xuất.

- Hoạt động marketing: tổ chức khảo sát khách hàng, quảng bá sản phẩm.

- Hoạt động đào tạo: tổ chức 04 đợt đào tạo tại Bà Rịa - Vũng Tàu và 02 đợt đào tạo tại Nhật Bản.

- Hoạt động hỗ trợ xây dựng chính sách: tổ chức 04 buổi workshop trao đổi để xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Hoạt động tổng kết dự án: tổ chức hội thảo tổng kết dự án.

d) Thời gian: 2021-2022

e) Kinh phí thực hiện: 3.236,62 triệu đồng (Bằng chữ: Ba tỷ, hai trăm ba mươi sáu triệu, sáu trăm hai mươi ngàn đng chẵn).

f) Cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với đối tác Nhật Bản và các doanh nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu được chọn.

4. Dự án “Phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của tỉnh” của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (PBEG)

a) Mục tiêu: Triển khai nhiệm vụ của Sở Công Thương trong Dự án Phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của tỉnh của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (PBEG) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2511/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018.

b) Đối tượng: cơ quan quản lý nhà nước tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

c) Nội dung:

- Tổ chức 02 hội thảo kết nối doanh nghiệp hạ nguồn với doanh nghiệp thượng nguồn.

- Tổ chức 03 Hội thảo trao đổi thông tin về định hướng phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm tăng cường liên kết vùng.

- Cung cấp thông tin các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử.

d) Thời gian: 2021-2025

e) Kinh phí thực hiện: 525,356 triệu đồng (Bằng chữ: Năm trăm hai mươi lăm triệu, ba trăm năm mươi sáu ngàn đồng chn).

f) Cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Japan Desk, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

5. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

a) Mục tiêu: triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng: các doanh nghiệp sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện hình thành cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

c) Nội dung:

- Hỗ trợ đào tạo;

- Hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh;

- Hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường;

- Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng;

- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất, thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng.

d) Thời gian: năm 2022-2025

e) Kinh phí thực hiện: 14.760 triệu đồng (Bằng chữ: Mười bn tỷ, bảy trăm sáu mươi triệu đồng chẵn). Trong đó, nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ là 9.240 triệu đồng; nguồn vốn doanh nghiệp là 5.520 triệu đồng.

f) Cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và doanh nghiệp tổ chức thực hiện.

6. Kế hoạch vốn và phân kỳ vốn thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021-2025.

Nguồn vốn thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025 bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.

7. Tổng kinh phí thực hiện chương trình: 24.764.527.000 đồng (bằng chữ: Hai mươi bốn tỷ, bảy trăm sáu mươi bốn triệu, năm trăm hai mươi bảy ngàn đồng). Cụ thể:

- Vốn ngân sách nhà nước: 18.393.707.000 đồng.

- Vốn doanh nghiệp và vốn khác: 6.370.820.000 đồng.

Phân kỳ vốn thực hiện chương trình (có Phụ lục chi tiết kèm theo)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn vốn

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021-2025

Vốn Ngân sách Nhà nước

3.006,080

4.462,640

3.671,495

3.566,963

3.740,529

18.393,707

Vốn doanh nghiệp và vốn khác

 

1.577,4

1.587,27

1.597,634

1.608,516

6.370,820

Tổng cộng

3.006,808

6.040,04

5.204,765

5.164,597

5.349,045

24.764,527

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, gửi Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách theo quy định và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí hàng năm theo quy định quản lý tài chính hiện hành.

3. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực được phân công, nhằm hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Du lịch; Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Công Vinh