ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3483/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 7 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Công văn số 12733/BTC-TCT ngày 13 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc phối hợp chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu;
Xét đề nghị của Cục Thuế thành phố tại Tờ trình số 5514/TT-CT ngày 14 tháng 6 năm 2017 về việc phê duyệt đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trong kinh doanh bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trong kinh doanh bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
Điều 2. Giao Cục Thuế thành phố là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Cục trưởng Cục Thuế thành phố, Giám đốc các Sở: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, thủ trưởng các sở ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRONG KINH DOANH BÁN LẺ XĂNG, DẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3483/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015.
Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012.
Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012.
Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu.
Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Công văn số 12733/BTC-TCT ngày 13 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc phối hợp chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Xăng, dầu là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ cho nhu cầu đời sống, kinh tế xã hội và được nhà nước quan tâm quản lý về giá cũng như chất lượng. Hoạt động kinh doanh xăng, dầu có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó một phần lớn là các cửa hàng tư nhân. Tuy nhiên ý thức chấp hành tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, về hóa đơn chứng từ của các cơ quan nhà nước, của người tiêu dùng, của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu còn hạn chế dẫn đến gây hiện tượng bất bình đẳng trong kinh doanh, gây tổn hại đến các cửa hàng kinh doanh khác, người tiêu dùng và sự phát triển của địa phương.
Nhằm khắc phục những vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn nói chung, cũng như quản lý thuế đối kinh doanh xăng dầu nói riêng cần thực hiện đúng nguyên tắc “thu đúng, thu đủ, thu kịp thời”, đảm bảo chống thất thu ngân sách nhà nước; đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ chấp hành chính sách pháp luật về thuế của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, việc ban hành đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trong kinh doanh bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là nội dung cần thiết và cấp bách hiện nay.
- Quản lý chặt chẽ sản lượng bán ra của các cửa hàng bán xăng dầu làm căn cứ kê khai nộp thuế góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
- Chống tiêu cực trong việc mua, bán hóa đơn của các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu; tăng cường tính tự giác và gắn trách nhiệm có tính bắt buộc của các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trong việc cung cấp hóa đơn hợp pháp khi bán cho người tiêu dùng.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu và bảo vệ cho người tiêu dùng.
- Tổ chức thực hiện đề án phải đảm bảo khách quan, minh bạch, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
- Cục Thuế thành phố chủ trì đề án và phối hợp với Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường), Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân quận huyện.
1. Phạm vi điều chỉnh của Đề án
- Tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian thực hiện đề án:
+ Dự kiến thực hiện và hoàn thành dán tem: trong tháng 9/2017.
+ Ghi nhận chỉ số sau khi dán tem và báo cáo theo quý.
2. Một số quy định chung
2.1. Quy định tem niêm phong
Cục Thuế thành phố phát hành các loại tem sau:
- Tem dán đồng hồ công tơ tổng: tem loại bóc vỡ, chống giả có ký hiệu và số sê ri, biểu tượng Cục Thuế.
- Tem mã vạch dán trên các cột đo xăng dầu: tem loại bóc vỡ, có mã vạch, chống giả có ký hiệu và số sê ri, biểu tượng Cục Thuế.
2.2. Xác định doanh thu tính thuế bán lẻ xăng, dầu
Doanh thu tính thuế = số lượng xăng, dầu tiêu thụ trong kỳ (bao gồm bán không qua đồng hồ công tơ tổng) x (đơn giá bán theo thông báo của doanh nghiệp đầu mối theo từng thời điểm xuất bán)
Trong đó:
- Kiểm tra liên lưu hóa đơn (liên 1) của hàng hóa bán ra để đối chiếu với các chỉ số phản ánh trên công tơ tổng.
- Số lượng tiêu thụ trong kỳ căn cứ các chỉ số đầu kỳ, chỉ số cuối kỳ được thể hiện qua các biên bản kiểm tra định kỳ hay đột xuất.
- Kiểm tra đối chiếu hợp đồng kinh tế, hóa đơn chứng từ để xác định lượng và giá trị xăng dầu mua vào tương ứng với lượng và giá trị xăng dầu bán ra.
- Lưu ý kiểm tra số lượng mua bán xăng dầu dưới các hình thức giao thẳng đến các công trình, nhà máy.... không qua đồng hồ công tơ tổng.
- Trong quá trình ghi nhận chỉ số hoặc kiểm tra, thanh tra nếu xét thấy cần phải kiểm tra lượng xăng dầu tồn kho thực tế tại cửa hàng để có cơ sở xác định tính trung thực của hồ sơ khai thuế thì tiến hành kiểm kê xăng, dầu tồn kho tại cửa hàng kinh doanh.
2.3. Xác định trách nhiệm của cửa hàng kinh doanh xăng dầu
- Các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu tự xác định các chỉ số thể hiện trên đồng hồ công tơ tổng để tính toán sản lượng xăng, dầu xuất bán làm cơ sở cho việc kê khai thuế.
- Trường hợp các cửa hàng kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không lập hóa đơn chứng từ, không ghi chép hạch toán so sách theo quy định để trốn thuế, gian lận thương mại phải kiên quyết xử lý nghiêm minh. Các cửa hàng kinh doanh không được sử dụng bất cứ một loại hóa đơn, chứng từ khác ngoài những hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật để cung cấp và thu tiền của người mua mỗi khi có giao dịch.
- Tất cả các tổ chức cá nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có nghĩa vụ và trách nhiệm phối hợp để thực hiện dán tem niêm phong vào các vị trí cần thiết liên quan đến hoạt động của đồng hồ công tơ tổng và tem mã vạch dán trên các cột đo xăng dầu.
- Cung cấp cho đoàn dán tem, đoàn ghi nhận chỉ số định kỳ, đột xuất, đoàn kiểm tra, thanh tra các tài liệu, số liệu cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý thuế theo quy định.
- Các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu phải có trách nhiệm bảo quản tem niêm phong đang dán trên đồng hồ công tơ tổng và tem mã vạch dán trên các cột đo xăng dầu theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu tự ý bóc dỡ, làm hỏng tem niêm phong sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
- Trường hợp cột đo xăng dầu bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế, bảo hành các chi tiết, bộ phận, chức năng liên quan đến đồng hồ tổng đã được niêm phong thì doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải kịp thời thực hiện đúng quy định tại Khoản 6, Điều 6, Thông tư số 15/2015/TT-BKHVN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng thời có văn bản báo gửi đến Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan thuế tại địa bàn trực tiếp để giải quyết, xác nhận chỉ số công tơ tại thời điểm đó và dán lại tem, niêm phong sau khi hoàn thành sửa chữa, thay thế, bảo hành.
Trường hợp ngoài giờ hành chính, các cửa hàng xăng dầu nếu có các cột đo bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế, bảo hành các chi tiết, bộ phận, chức năng liên quan đến đồng hồ tổng thì các cửa hàng cung cấp trung thực chỉ số công tơ, hình ảnh xác thực và cung cấp cho cơ quan thuế.
Thực hiện đầy đủ và đúng quy định của Luật Kế toán và các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu; khi bán xăng, dầu phải xuất đầy đủ hóa đơn theo quy định cho người mua. Thực hiện nghiêm túc việc kê khai thuế, nộp thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
2.4. Xác định trách nhiệm của cơ quan tham gia đề án
- Không gây phiền hà và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải dễ thực hiện, dễ kiểm tra và có hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý thuế đối với hoạt động này nói riêng.
- Công khai tên cơ quan, tên công chức, số điện thoại để liên lạc.
- Phải giải quyết kịp thời trong thời hạn 03 ngày làm việc (theo điểm b Khoản 6 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN) khi nhận được thông tin có sự cố như tem niêm phong bị rách, hư hỏng phải sửa chữa, thay thế, bảo hành các chi tiết, bộ phận, chức năng liên quan đến đồng hồ tổng của các cửa hàng kinh doanh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi.
- Cơ quan thuế các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra tem niêm phong công tơ tổng đối với tất cả cột đo xăng, dầu; xử lý đối với các trường hợp có tác động chủ quan của các cửa hàng kinh doanh làm ảnh hưởng đến các chỉ số công tơ tổng dẫn đến sai lệch số lượng xăng, dầu tiêu thụ trong kỳ.
1. Cục Thuế thành phố
- Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Tổ chỉ đạo công tác triển khai dán tem niêm phong đồng hồ công tơ tổng và tem mã vạch các cột đo xăng dầu (gọi tắt là Tổ công tác) với thành phần gồm: Cục trưởng Cục Thuế làm Tổ trưởng, đại diện lãnh đạo các Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ làm Tổ phó, đại diện lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và lãnh đạo Phòng Kiểm tra - Cục Thuế làm Tổ viên và một cán bộ Cục Thuế thành phố làm thư ký.
- Quyết định thành lập các Tổ kiểm tra liên ngành gồm công chức Cục Thuế, Sở Công Thương và Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức dán tem niêm phong công tơ tổng và tem mã vạch dán trên các cột đo xăng dầu.
- Phát hành và quản lý tem dán niêm phong theo quy định.
- Chủ trì cùng Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai và thông báo cho doanh nghiệp biết bằng văn bản việc thực hiện dán tem trước ít nhất 05 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị và cử người có thẩm quyền để làm việc.
- Cùng với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ ghi nhận số liệu trên đồng hồ công tơ tổng trước khi dán tem và dán tem đồng hồ công tơ tổng và các bộ phận có liên quan đến đồng hồ công tơ tổng.
- Sau khi hoàn thành việc dán tem theo định kỳ, đột xuất Cục Thuế thành phố thực hiện việc ghi nhận chỉ số, đồng thời kiểm tra các vị trí dán tem. Trường hợp phát hiện các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có hành vi vi phạm về bảo quản tem đã dán, Cục Thuế có trách nhiệm lập biên bản, thông báo chuyển cho Sở Khoa học và Công nghệ để xử lý theo đúng quy định.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Thuế các quận huyện tham gia thực hiện việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua việc dán tem các đồng hồ công tơ tổng và tem mã vạch dán trên các cột đo xăng dầu trên các phương tiện đo xăng dầu của các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn.
- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Đề án gắn với nội dung chính sách, pháp luật thuế tại các hội nghị triển khai chính sách, pháp luật thuế, hội nghị đối thoại về thuế.
- Định kỳ ba (03) tháng cùng với Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Công Thương họp đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Trước khi dán tem đồng hồ công tơ tổng và tem mã vạch dán trên các cột đo xăng dầu, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm xác định các cột đo xăng dầu đã được kiểm định, có đầy đủ tem, dấu, giấy chứng nhận kiểm định và còn hiệu lực theo quy định. Nếu công tơ tổng (kiểu cơ khí, kiểu cơ điện) của cột đo xăng dầu không còn hoạt động thì Tổ kiểm tra liên ngành yêu cầu cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tiến hành sửa chữa, khắc phục theo thời gian quy định và báo cáo Tổ kiểm tra liên ngành. Tổ kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành thực hiện việc dán tem niêm phong.
- Cùng với Cục Thuế thành phố, Sở Công Thương tập huấn cho các công chức tham gia tổ kiểm tra liên ngành về vị trí và các bộ phận liên quan đến đồng hồ công tơ tổng, cách thức dán tem.
- Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) chịu trách nhiệm xác định vị trí dán tem. Cùng với Cục Thuế thành phố và Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường) ghi nhận số liệu trên đồng hồ công tơ tổng trước khi dán tem và dán tem đồng hồ công tơ tổng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Tham gia việc kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các cột đo xăng dầu có dán tem theo đề nghị của Cục Thuế thành phố.
3. Sở Công Thương
- Có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời yêu cầu từng doanh nghiệp có bản cam kết chấp hành và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai sót, vi phạm.
- Xác định và lập danh sách chi tiết các doanh nghiệp và số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố, để dự kiến thời gian, nhân lực, vật lực của đơn vị khi tham gia các Tổ kiểm tra công tác dán tem niêm phong. Gửi cho Cục Thuế thành phố để cùng phối hợp thực hiện.
- Phối hợp cử công chức tham gia các tổ kiểm tra liên ngành do Cục Thuế thành phố quyết định thành lập thực hiện niêm phong bằng phương pháp dán tem đồng hồ công tơ tổng và tem mã vạch dán trên các cột đo xăng dầu. Cùng với Cục Thuế thành phố và Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) ghi nhận số liệu trên đồng hồ công tơ tổng trước khi dán tem và dán tem đồng hồ công tơ tổng.
- Thông báo cho Cục Thuế thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ về các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu mới thành lập đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc ngưng hoạt động.
4. Sở Tài chính
- Đề xuất và tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, cấp kinh phí thực hiện đề án trên cơ sở dự toán Cục Thuế thành phố xây dựng.
- Thông báo về giá cả thị trường của một số sản phẩm xăng dầu theo từng thời điểm để cơ quan thuế tham khảo, xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua đối với các cơ sở kinh doanh khai thuế không trung thực, đầy đủ.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Phối hợp xử lý kịp thời các tình huống theo chức năng trong quá trình tổ chức thực hiện dán niêm phong tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nhân dân, doanh nghiệp và nhất là các cửa hàng kinh doanh đang hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn toàn thành phố biết và thực hiện.
2. Đẩy mạnh dịch vụ công hỗ trợ người nộp thuế qua điện thoại, kịp thời giải đáp các vướng mắc theo yêu cầu của các cửa hàng kinh doanh; duy trì và phát huy tính hiệu quả của “đường dây nóng” để người dân phản ánh giúp cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế ngày càng hiệu quả hơn.
3. Xây dựng Hệ thống quản lý thuế trên lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Để xử lý số liệu về chỉ số xăng dầu đầu kỳ và cuối kỳ sau khi bộ phận ghi nhận tại các cột bơm xăng dầu, Cục Thuế thành phố sẽ xây dựng Hệ thống quản lý thuế trên lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Hệ thống quản lý thuế trên lĩnh vực kinh doanh xăng dầu được xây dựng, kết nối giữa Văn phòng Cục và 24 Chi cục Thuế quận, huyện nhằm đảm bảo cho việc xử lý thông tin nhanh chóng và tự động tổng hợp thông tin của từng cột bơm, từng cửa hàng kinh doanh đến từng doanh nghiệp, đảm bảo số lượng chính xác, tránh sai lệch.
Các thông tin của cơ sở kinh doanh xăng dầu sẽ được xây dựng có tính kết nối giữa doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xăng dầu - cửa hàng kinh doanh xăng dầu - cột đo: Toàn bộ các thông tin sẽ được mã hóa tại từng cột bơm, từng cửa hàng kinh doanh, kết nối từng mã số thuế của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xăng dầu.
Sơ đồ truyền thông tin
- Theo định kỳ hàng quý, công chức thuế đầu mối tại Chi cục sẽ thực hiện cập nhật chỉ tiêu trên đồng hồ công tơ tổng của từng cột bơm vào Hệ thống. Hệ thống sẽ thực hiện truyền tin về máy chủ tại Văn phòng Cục và tự động tổng hợp số liệu theo từng doanh nghiệp - mã số thuế theo các chỉ tiêu: Tổng sản lượng bán ra, số thuế GTGT đầu ra phải kê khai, đây là các căn cứ để so sánh với số liệu kê khai trên tờ khai thuế của doanh nghiệp.
Bộ phận kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm thực hiện phân tích, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời đối với các vi phạm.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đề án, nếu có các quy định mới liên quan đến quản lý, thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, Cục Thuế thành phố có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 1898/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định liên quan đến quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu, xăng dầu, thuốc lá của tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Quyết định 1203/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn thành phố Cần Thơ"
- 3 Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu thông qua giải pháp quản lý đồng hồ (công tơ) trên các phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4 Công văn 12733/BTC-TCT năm 2016 đề nghị phối hợp chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 1656/QĐ-UBND năm 2016 Đề án “Tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
- 6 Luật kế toán 2015
- 7 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 10 Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 11 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 12 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 13 Luật đo lường 2011
- 14 Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt bổ sung dự toán quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 15 Luật quản lý thuế 2006
- 16 Luật Thương mại 2005
- 1 Quyết định 1898/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định liên quan đến quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu, xăng dầu, thuốc lá của tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Quyết định 1203/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn thành phố Cần Thơ"
- 3 Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu thông qua giải pháp quản lý đồng hồ (công tơ) trên các phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4 Quyết định 1656/QĐ-UBND năm 2016 Đề án “Tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
- 5 Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt bổ sung dự toán quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020