Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 35/2008/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN Y TẾ”

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “Kỹ thuật thiết bị cơ điện Y tế”;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề: Kỹ thuật thiết bị cơ điện Y tế”;

Trên cơ sở Bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “Kỹ thuật thiết bị cơ điện Y tế” và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(ban hành kèm theo Quyết định số 35/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: Kỹ thuật thiết bị cơ điện Y tế

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh:

- Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương có bổ sung văn hóa Trung học phổ thông theo Quyết định của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề.

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được cơ sở y sinh về gây mê.

+ Trình bày được cơ sở sinh lý về hệ hô hấp.

+ Trình bày được cơ sở giải phẫu sinh lý thận trong cơ thể người

+ Trình bày được chức năng, cấu tạo cơ bản của các thiết bị cơ điện y tế.

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của thiết bị y tế.

+ Biết được quy trình vận hành các thiết bị cơ điện y tế.

- Kỹ năng:

+ Lắp đặt thiết bị cơ điện y tế đúng kỹ thuật.

+ Vận hành thiết bị cơ điện y tế đúng quy trình.

+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ điện y tế.

+ Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các thiết bị cơ điện y tế.

+ Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị cơ điện y tế.

+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm.

1.2. Chính trị, đạo đức – Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Tiếp thu được truyền thống dân tộc, hiểu biết đường lối chính sách của Nhà nước; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; trung thành với Tổ quốc.

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, có vốn hiểu biết xã hội, có kỹ năng sống để sống tự lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 104 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2660 h.

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 370 h. Trong đó thi tốt nghiệp: 200 h.

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 h.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2450 h.

+ Thời gian học bắt buộc: 2000 h.

+ Thời gian học tự chọn: 450 h.

+ Thời gian học lý thuyết: 601 h.

+ Thời gian thực hành: 1849 h.

3. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc; thời gian và phân bổ thời gian, đề cương chi tiết chương trình của từng môn học/mô đun đào tạo bắt buộc

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

Mã môn học, mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

I

Các môn học chung

 

 

210

84

126

MH01

Chính trị

1

2

30

28

2

MH02

Pháp luật

1

1

15

14

1

MH03

Giáo dục thể chất

1

1

30

0

30

MH04

Giáo dục quốc phòng

1

1

45

14

31

MH05

Tin học cơ bản

1

1

30

0

30

MH06

Ngoại ngữ

1

1

60

28

32

II

Các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

2450

601

1849

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH7

Kỹ thuật điện

1

1

90

60

30

MH8

Kỹ thuật xung

1

2

75

58

17

MH9

Linh kiện điện tử

1

1

75

36

39

MH10

Kỹ thuật mạch điện tử

1

1

90

48

42

MH11

Kỹ thuật số

1

2

90

37

53

MĐ12

Hình họa – vẽ kỹ thuật

1

1

75

57

18

MH13

Kỹ thuật đo lường

1

2

90

46

44

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

 

 

 

MH14

An toàn lao động

1

2

45

32

13

MH15

Quản lý trang thiết bị cơ điện y tế

2

3

45

42

3

MĐ16

Thiết bị phụ trợ phòng mổ

1

2

30

15

15

MĐ17

Nồi cất nước

1

2

30

15

15

MĐ18

Máy răng

1

2

45

15

30

MĐ19

Nồi hấp tiệt trùng

2

3

45

15

30

MĐ20

Tủ sấy tiệt trùng

2

3

45

15

30

MĐ21

Lồng ấp trẻ sơ sinh

2

3

45

15

30

MĐ22

Thiết bị nhà giặt

2

3

45

15

30

MĐ23

Hệ thống khí y tế

2

3

45

15

30

MĐ24

Máy thở

2

3

45

15

30

MĐ25

Máy gây mê kèm thở

2

3

45

15

30

MĐ26

Hệ thống thận nhân tạo

2

3

60

20

40

MĐ27

Thiết bị lạnh y tế

2

3

45

15

30

 

Thực hành, thực tập tốt nghiệp

 

 

800

 

800

 

Thực tập tại cơ sở

2

4

400

0

400

 

Thực tập tốt nghiệp

2

4

200

0

200

 

Thi tốt nghiệp

2

4

200

0

200

 

Các môn học tự chọn

 

 

450

0

450

 

Tổng cộng:

 

 

2660

685

1975

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A, 2A)

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung trình độ trung cấp nghề để xác định chương trình dạy nghề:

Chương trình khung đào tạo là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khóa học 3 năm được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của chương trình khung trình độ trung cấp nghề, nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Chương trình khung này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy theo niên chế, các hình thức đào tạo không chính quy được thực hiện theo chương trình khung riêng.

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Các môn học tự chọn được bố trí trong học kỳ 3 và học kỳ 4;

- Học kỳ 4 bố trí: 05 mô đun

- Học kỳ 5 bố trí: 05 mô đun

Trong đó yêu cầu tối thiểu người học phải đăng ký tham gia học các mô đun tự chọn ít nhất có tổng số thời gian: 450 giờ.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

(Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

MĐ28

Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm sinh hóa

1

2

75

24

51

MĐ29

Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm miễn dịch

1

2

75

21

54

MĐ30

Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm điện giải – khí máu

2

3

75

13

62

MĐ31

Kính hiển vi

1

2

75

16

59

MĐ32

Dao mổ điện cao tần

1

2

75

28

47

MĐ33

Máy ghi sóng điện tim

2

3

75

28

47

MĐ34

Máy ghi sóng điện não

1

2

75

28

47

MĐ35

Máy phá rung tim

1

2

75

28

47

MĐ36

Thiết bị trị liệu sóng ngắn

2

3

75

28

47

MĐ37

Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế 1

1

2

75

35

40

MĐ38

Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế 2

2

3

75

35

40

Tổng cộng:

 

 

1050

360

690

4.2.2. Hướng dẫn xác định đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A).

4.3. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các môn học, mô đun tự chọn được xây dựng theo định hướng phát triển hoặc theo chuyên môn sâu, hoặc theo hướng mở rộng kiến thức, kỹ năng nghề;

- Để phát triển chuyên môn thì các môn học được xây dựng cập nhật theo sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ nghề kỹ thuật thiết bị cơ điện y tế;

- Để mở rộng được kiến thức, kỹ năng nghề các môn học được xây dựng theo các nghề có liên hệ gắn với nghề kỹ thuật thiết bị cơ điện y tế, như nghề kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế, nghề kỹ thuật thiết bị điện tử y tế, nghề kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế và các môn học mô đun này cũng được cập nhật theo tiến bộ của chuyên ngành tương ứng.

4.4. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo và hướng dẫn thi tốt nghiệp

4.4.1. Kiểm tra kết thúc môn học

- Hình thức kiểm tra hết môn: có thể áp dụng một trong những phương pháp sau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

-Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8h.

4.5.2. Thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 24h

Không quá 24h

4.5. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Tham quan các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất, sửa chữa, kinh doanh thiết bị y tế, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ;

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học giới thiệu và trình bày các tiến bộ, công nghệ mới và các thiết bị hiện đại do các hãng trong và ngoài nước thực hiện;

- Tổ chức các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên;

- Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề.

4.7. Các chú ý khác

- Tất cả các môn học/mô đun đều là môn kiểm tra. Điểm tổng kết được tính theo điều 12 của Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

- Những tài liệu tham khảo được đưa ra kèm theo các môn học là những tài liệu được sử dụng để tham khảo xây dựng chương trình các môn học/mô đun và đây cũng là tài liệu cho giáo viên và người học có thể sử dụng để giảng dạy, học tập.

- Đối với các cơ sở thực tập ngoài trường đào tạo nghề kỹ thuật thiết bị cơ điện bao gồm: các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tuyến tỉnh (thành), tuyến trung ương; các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (thành), tuyến trung ương có đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh được Bộ Y tế quy định, có Phòng vật tư kỹ thuật (hoặc tương đương) với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế của Việt Nam hoặc nước ngoài có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ khả năng hướng dẫn thực tập./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(ban hành kèm theo Quyết định số 35/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: Kỹ thuật thiết bị cơ điện Y tế

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 53

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề.

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

Sau khi học xong, sinh viên Cao đẳng nghề kỹ thuật Thiết bị Cơ điện y tế có khả năng trình bày được một cách hệ thống kiến thức giáo dục đại cương bậc Cao đẳng về:

+ Đại cương về Toán cao cấp, Vật lý đại cương, hóa đại cương, Tin học đại cương, …

+ Một số môn cơ sở phù hợp với nghề đào tạo.

Kiến thức chuyên môn:

+ Trình bày được cơ sở y sinh về gây mê.

+ Trình bày được cơ sở sinh lý về hệ hô hấp.

+ Trình bày được cơ sở giải phẫu sinh lý thận trong cơ thể người.

+ Trình bày được chức năng, cấu tạo cơ bản của các thiết bị cơ điện y tế.

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của thiết bị cơ điện y tế.

+ Biết được quy trình vận hành các thiết bị cơ điện y tế.

+ Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện y tế.

+ Đề xuất các giải pháp về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Kỹ năng:

+ Lắp đặt thiết bị cơ điện y tế đúng kỹ thuật.

+ Vận hành thiết bị cơ điện y tế đúng quy trình.

+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ điện y tế.

+ Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các thiết bị cơ điện y tế.

+ Sửa chữa được các thiết bị có ứng dụng công nghệ tiên tiến.

+ Theo dõi và giám sát tham gia quá trình sửa chữa thiết bị cơ điện y tế của các chuyên gia kỹ thuật.

+ Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị cơ điện y tế.

+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm.

1.2. Chính trị, đạo đức – Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Tiếp thu được truyền thống dân tộc, hiểu biết đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; trung thành với Tổ quốc.

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, có vốn hiểu biết xã hội, có kỹ năng sống để tự lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

- Về thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 156 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3770 h.

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 410 h. Trong đó thi tốt nghiệp: 200 h.

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 h.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3320 h.

Trong đó:

+ Thời gian học bắt buộc: 2645 h.

+ Thời gian học tự chọn: 675 h.

+ Thời gian học lý thuyết: 1015 h.

+ Thời gian thực hành: 2305 h.

3. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc; thời gian và phân bổ thời gian, đề cương chi tiết chương trình của từng môn học/mô đun đào tạo bắt buộc

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

I

Các môn học chung

 

 

450

255

195

MH01

Chính trị

2

3

90

90

0

MH02

Pháp luật

1

2

30

30

0

MH03

Giáo dục thể chất

1

1

60

15

45

MH04

Giáo dục quốc phòng

1

1

75

30

45

MH05

Tin học cơ bản

1

2

75

30

45

MH06

Ngoại ngữ

1

1

120

60

60

II

Các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

3320

1015

2305

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH07

Ứng dụng ma trận trong kỹ thuật thiết bị cơ điện

1

1

60

41

19

MH08

Phương pháp tính

1

2

45

27

18

MH09

Xác suất và thống kê

2

3

45

33

12

MH10

Vật lý ứng dụng trong thiết bị cơ điện

1

1

60

35

25

MH11

Hóa sinh

1

1

45

36

9

MH12

Hình họa – vẽ kỹ thuật

1

1

75

57

18

MH13

Cơ lý thuyết

1

2

30

23

7

MH14

Cơ kỹ thuật

1

2

45

30

15

MH15

Kỹ thuật nhiệt

2

3

30

28

2

MH16

Kỹ thuật điện

1

1

90

60

30

MH17

Kỹ thuật xung

2

3

75

58

17

MH18

Linh kiện điện tử

1

2

75

36

39

MH19

Kỹ thuật mạch điện tử

1

2

90

48

42

MH20

Kỹ thuật số

2

3

90

37

53

MH21

Cấu trúc máy tính

2

4

90

43

47

MH22

Kỹ thuật đo lường

2

3

90

46

44

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

 

 

 

MH23

An toàn lao động

2

4

45

32

13

MH24

Giải phẫu và sinh lý học cơ thể người

2

4

45

42

3

MH25

Quản lý trang thiết bị cơ điện y tế

3

5

45

42

3

MH26

Cơ sở kỹ thuật thiết bị cơ điện

2

3

75

49

26

MH27

Kỹ thuật xét nghiệm

2

4

75

27

48

MĐ28

Thiết bị phụ trợ phòng mổ

2

4

30

15

15

MĐ29

Nồi cất nước

2

4

30

15

15

MĐ30

Máy răng

2

4

45

15

30

MĐ31

Nồi hấp tuyệt trùng

3

5

45

15

30

MĐ32

Tủ sấy tiệt trùng

3

5

45

15

30

MĐ33

Lồng ấp trẻ sơ sinh

3

5

45

15

30

MĐ34

Thiết bị nhà giặt

3

5

45

15

30

MĐ35

Hệ thống khí y tế

3

5

45

15

30

MĐ36

Máy thở

3

5

45

15

30

MĐ37

Máy gây mê kèm thở

3

5

45

15

30

MĐ38

Hệ thống thận nhân tạo

3

5

60

20

40

MĐ39

Thiết bị lạnh y tế

3

5

45

15

30

 

Thực hành, thực tập tốt nghiệp

 

 

800

 

800

 

Thực tập tại cơ sở

3

6

400

0

400

 

Thực tập tốt nghiệp

3

6

200

0

200

 

Thi tốt nghiệp

3

6

200

0

200

 

Các môn học tự chọn bắt buộc chọn 675h

 

 

675

0

675

 

Tổng cộng:

 

 

3770

1270

2500

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B, 2B)

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để xác định chương trình dạy nghề:

Chương trình khung đào tạo là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khóa học 3 năm được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Chương trình khung này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy theo niên chế, các hình thức đào tạo không chính quy được thực hiện theo chương trình khung riêng.

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các môn học tự chọn được bố trí trong học kỳ 4 và học kỳ 5;

- Học kỳ 4 bố trí: 07 mô đun

- Học kỳ 5 bố trí: 07 mô đun

Trong đó yêu cầu tối thiểu người học phải đăng ký tham gia học các mô đun tự chọn ít nhất có tổng số thời gian: 675h.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

MĐ40

Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm sinh hóa

2

4

75

24

51

MĐ41

Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm miễn dịch

2

4

75

21

54

MĐ42

Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm điện giải – khí máu

3

5

75

13

62

MĐ43

Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm huyết học

3

5

75

14

61

MĐ44

Kính hiển vi

2

4

75

16

59

MĐ45

Dao mổ điện cao tần

2

4

75

28

47

MĐ46

Máy ghi sóng điện tim

3

5

75

28

47

MĐ47

Máy ghi sóng điện não

2

4

75

28

47

MĐ48

Máy theo dõi bệnh nhân

3

5

75

28

47

MĐ49

Máy phá rung tim

2

4

75

28

47

MĐ50

Thiết bị trị liệu sóng ngắn

3

5

75

28

47

MĐ51

Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế 1

2

4

75

35

40

MĐ52

Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế 2

3

5

75

35

40

MĐ53

Máy siêu âm

3

5

30

34

41

Tổng cộng:

 

 

1050

360

690

4.2.2. Hướng dẫn xác định đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B).

4.3. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Các môn học, mô đun tự chọn được xây dựng theo định hướng phát triển hoặc theo chuyên môn sâu, hoặc theo hướng mở rộng kiến thức, kỹ năng nghề;

- Để phát triển chuyên môn thì các môn học được xây dựng cập nhật theo sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ kỹ thuật thiết bị cơ điện y tế;

- Để mở rộng được kiến thức, kỹ năng nghề các môn học được xây dựng theo các nghề có liên hệ gắn với nghề kỹ thuật thiết bị cơ điện y tế, như nghề kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế, nghề kỹ thuật thiết bị điện tử y tế, nghề kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế và các môn học mô đun này cũng được cập nhật theo tiến bộ của chuyên ngành tương ứng.

4.4. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo và hướng dẫn thi tốt nghiệp

4.4.1. Kiểm tra kết thúc môn học

- Hình thức kiểm tra hết môn: có thể áp dụng một trong những phương pháp sau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

-Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8h.

4.4.2. Thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 24h

Không quá 24h

4.5. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Tham quan các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất, sửa chữa, kinh doanh thiết bị y tế, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ;

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học giới thiệu và trình bày các tiến bộ, công nghệ mới và các thiết bị hiện đại do các hãng trong và ngoài nước thực hiện;

- Tổ chức các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên;

- Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề.

4.6. Các chú ý khác:

- Tất cả các môn học/mô đun đều là môn kiểm tra. Điểm tổng kết được tính theo điều 12 của Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

- Những tài liệu tham khảo được đưa ra kèm theo các môn học là những tài liệu được sử dụng để tham khảo xây dựng chương trình các môn học/mô đun và đây cũng là tài liệu cho giáo viên và người học có thể sử dụng để giảng dạy, học tập.

- Đối với các cơ sở thực tập ngoài trường đào tạo nghề kỹ thuật thiết bị cơ điện bao gồm: các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tuyến tỉnh (thành), tuyến trung ương; các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (thành), tuyến trung ương có đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh được Bộ Y tế quy định, có Phòng vật tư kỹ thuật (hoặc tương đương) với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hướng dẫn thực tập; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế của Việt Nam hoặc nước ngoài có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ khả năng hướng dẫn thực tập./.