BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3508/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường và Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2016.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3508/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Mục đích
Kế hoạch Theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường và Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2016 nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2. Yêu cầu
- Triển khai đồng bộ và hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi thi hành pháp luật, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Công tác theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện.
- Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm, quan hệ phối hợp của các ngành, các cấp trong công tác triển khai, thực hiện theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng và đưa công tác này vào nề nếp; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
- Thu thập xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường; tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trọng tâm là các lĩnh vực: đất đai, môi trường, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước).
- Điều tra, khảo sát thực tế tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thông qua phiếu khảo sát và khảo sát thực địa đối với một số tổ chức, cá nhân để tìm hiểu về việc thực hiện pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2016; báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong năm 2016.
1. Về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường
- Tổ chức làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện các cơ quan có liên quan và một số doanh nghiệp của địa phương để kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các nội dung sau đây:
+ Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường;
+ Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường;
+ Tình hình tuân thủ pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thông qua phiếu khảo sát và khảo sát thực địa đối với một số tổ chức, cá nhân để nắm thông tin về việc thực hiện pháp luật về tài nguyên và môi trường tại địa phương, cụ thể:
+ Sử dụng 03 loại phiếu điều tra đối với 03 nhóm đối tượng khảo sát: (i) cán bộ, công chức; (ii) người dân; (iii) doanh nghiệp.
+ Địa điểm điều tra: tại mỗi tỉnh sẽ điều tra tại 2 - 3 đơn vị cấp huyện (trong đó bao gồm 01 thành phố trực thuộc tỉnh); tại thành phố sẽ lựa chọn 2 phường, xã; tại huyện sẽ lựa chọn 1 thị trấn và 1 xã.
2. Về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Tổ chức làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan để kiểm tra, trao đổi về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh tập trung vào một số vấn đề như sau:
- Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- Công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, bố trí nguồn lực và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương;
- Việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Việc thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính;
- Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.
1. Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm:
a) Giúp lãnh đạo Bộ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các nội dung theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo Kế hoạch này;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2016 được giao chủ trì thực hiện, cụ thể nội dung, thời gian như sau:
c) Tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường; thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại một số Sở Tài nguyên và Môi trường; thời gian thực hiện Quý III, Quý IV năm 2016.
d) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ lập dự toán chi tiết các nội dung theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2016 được giao chủ trì thực hiện trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt.
2. Các đơn vị: Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật và kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực được giao; cử cán bộ có trình độ tham gia các Đoàn kiểm tra về theo dõi thi hành pháp luật chung của Bộ do Vụ Pháp chế chủ trì tổ chức;
b) Chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật và kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo chuyên đề thuộc lĩnh vực được giao phụ trách;
c) Phê duyệt dự toán chi tiết về dõi thi hành pháp luật và kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực được giao phụ trách trước khi thực hiện và quản lý, sử dụng kinh phí theo chế độ tài chính hiện hành, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
3. Văn phòng Bộ: Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ quản lý kinh phí chi cho công tác theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2016.
4. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính: Hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí theo chế độ tài chính hiện hành và phân bổ kinh phí theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2016 theo kế hoạch.
5. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ triển khai xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2016; báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức thực hiện Kế hoạch thuộc lĩnh vực được giao quản lý về Bộ (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 10 tháng 11 năm 2016.
- 1 Quyết định 4125/QĐ-BGTVT năm 2016 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải
- 2 Quyết định 4061/QĐ-BGTVT năm 2016 Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải
- 3 Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- 4 Thông tư 10/2016/TT-BTNMT Quy định chi tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5 Quyết định 3507/QĐ-BTNMT năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Rà soát, kiểm tra, xử lý, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 7 Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 8 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 10 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 1 Quyết định 3507/QĐ-BTNMT năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Rà soát, kiểm tra, xử lý, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Thông tư 10/2016/TT-BTNMT Quy định chi tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3 Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- 4 Quyết định 4061/QĐ-BGTVT năm 2016 Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải
- 5 Quyết định 4125/QĐ-BGTVT năm 2016 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải