Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3528/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG ĐẶC DỤNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HÀM RỒNG, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy chữa cháy rừng;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020; số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực PCCCR giai đoạn 2014-2020; số 396/QĐ-TTg ngày 05/3/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa; số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn cụ thể lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác PCCCR; Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

Căn cứ Quyết định số 2469/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng đến năm 2020; Công văn số 712/UBND-NN, ngày 21/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về chủ trương lập Phương án PCCCR đặc dụng Khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo số 141/BC-SNN&PTNT ngày 25/8/2016 về kết quả thẩm định Phương án phòng cháy chữa cháy rừng đặc dụng Khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, giai đoạn 2017-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng cháy chữa cháy rừng đặc dụng Khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, giai đoạn 2017-2020, với những nội dung sau:

1. Tên phương án: Phương án phòng cháy chữa cháy rừng đặc dụng Khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, giai đoạn 2017-2020.

2. Chủ đầu tư: Ban quản lý di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng.

3. Về mục tiêu và quy mô của Phương án

- Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp về PCCCR cho Ban quản lý di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ về PCCCR nhằm bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, gắn với mục tiêu bảo vệ các di tích, cảnh quan thiên nhiên quần thể Khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, bảo vệ giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Quy mô của phương án: Toàn bộ diện tích đất rừng đặc dụng do Ban quản lý di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa quản lý, trên địa bàn 03 phường, xã: Hàm Rồng, Đồng Cương và Thiệu Dương thành phố Thanh Hóa.

4. Nhiệm vụ của Phương án

4.1. Công tác tuyên truyền PCCCR

Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ rừng, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong khu vực và du khách; thực hiện xã hội hóa công tác PCCCR ở địa phương.

4.2. Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR

Phối hợp với các lực lượng tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng, kỹ thuật PCCCR.

4.3. Biện pháp lâm sinh

- Làm giảm vật liệu cháy bằng biện pháp vệ sinh rừng, xử lý thực bì, phát dây leo, cây bụi trước mùa cháy rừng; tổ chức phát dọn lại hàng năm.

- Xây dựng, tu sửa đường băng cản lửa kết hợp đường tuần tra ven rừng; đường băng cản lửa kết hợp với đường cho lực lượng chữa cháy rừng triển khai khi có cháy rừng xảy ra.

4.4. Xây dựng công trình PCCCR

Xây dựng chòi canh lửa.

4.5. Đầu tư phương tiện, máy móc thiết bị, công cụ phục vụ công tác PCCCR

Mua sắm máy thổi gió, cưa xăng, máy cắt thực bì, cưa tay, trang bị bộ dụng cụ chữa cháy rừng cho lực lượng chữa cháy rừng...

4.6. Kinh phí thực hiện phương án

Tổng kinh phí thẩm định là: 4.668,6 triệu đồng, trong đó:

- Chi phí thực hiện Phương án: 4.386,2 triệu đồng;

- Chi phí chỉ đạo điều hành, chi thường xuyên và chi khác: 282,4 triệu đồng.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo).

4.7. Nguồn vốn đầu tư thực hiện Phương án: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách tỉnh hằng năm.

5. Giải pháp thực hiện

5.1. Giải pháp về tổ chức quản lý, chỉ đạo và điều hành

Hằng năm kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR của đơn vị, thành lập tổ bảo vệ rừng và PCCCR của đơn vị, ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể; tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng; theo dõi, điều hành công tác PCCCR. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng với chính quyền địa phương và các cơ quan, các ngành và đơn vị có liên quan để thực hiện hiệu quả công tác PCCCR trên diện tích được giao.

5.2. Giải pháp tuyên truyền

- Phối hợp các cấp, lực lượng kiểm lâm, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cơ quan báo đài địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về PCCCR ở địa phương, đơn vị, đặc biệt trong thời gian tổ chức các lễ hội, mùa du lịch hàng năm, thời kỳ nắng nóng, khô hanh.

- Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền giúp du khách thập phương và nhân dân chấp hành nghiêm quy định về PCCCR, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, đặc biệt khu vực nguy cơ cao, nơi có các di tích thường xuyên tập trung đông người và các hoạt động khác trong và ven rừng.

5.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Rà soát, xác định bổ sung các vùng trọng điểm cháy để quản lý chặt chẽ vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao; xây dựng và thực hiện hiệu quả phương án PCCCR; phương án tác chiến chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.

- Duy trì, thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh; tu sửa, phát dọn các đường băng cản lửa, các khu vực rừng đã làm giảm vật liệu cháy các năm trước.

- Tập huấn kỹ thuật sử dụng, vận hành và bảo quản các loại phương tiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ kỹ thuật trong PCCCR.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Ban quản lý di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng có trách nhiệm phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện Phương án. Hàng năm, lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các ban, ngành có liên quan: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành mình có trách nhiệm phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa, Ban quản lý di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng triển khai thực hiện Phương án.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Giám đốc Ban quản lý di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để B/cáo);
- Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.
(L79)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

DỰ TOÁN

THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG ĐẶC DỤNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HÀM RỒNG, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 3528/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Hạng mục

Kinh phí thực hiện

Ghi chú

Tổng

Tiến độ thực hiện (năm)

2017

2018

2019

2020

I

Phối hợp tuyên truyền PCCCR

369,6

92,4

92,4

92,4

92,4

 

1

Tuyên truyền trên loa phát thanh và băng rôn

48,0

12,0

12,0

12,0

12,0

 

2

Phối hợp đoàn thanh niên, trường học, các xã liền kề

128,0

32,0

32,0

32,0

32,0

 

3

Tổ chức họp thôn ký cam kết, quy ước bảo vệ và phát triển rừng đối với các hộ dân sống gần rừng, cộng đồng thôn bản (1 năm 1 lần: 16 thôn vùng đệm x 4 năm x 1 cuộc/năm = 64 cuộc).

193,6

48,4

48,4

48,4

48,4

 

II

Đầu tư tập huấn, huấn luyện

200,4

50,1

50,1

50,1

50,1

Điều chỉnh mức chi để thống nhất trong PA và nội dung đã được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ 682/QĐ-UBND ngày 26/02/2016

1

Tập huấn nâng cao năng lực PCCCR.

86,4

21,6

21,6

21,6

21,6

2

Phối hợp với Quân đội, Công an; Kiểm lâm

114,0

28,5

28,5

28,5

28,5

III

Biện pháp lâm sinh

3.104,1

946,7

601,0

719,2

837,2

 

1

Làm giảm vật liệu cháy theo đám

2.576,4

467,0

585,1

703,2

821,2

 

-

Làm giảm vật liệu cháy bằng biện pháp vệ sinh rừng và xử lý thực bì, phát dây leo, cây bụi trước mùa cháy rừng; tổng diện tích 147,78 ha, mỗi năm thực hiện 36,9 ha diện tích rừng nguy cơ cháy cao.

1.868,0

467,0

467,0

467,0

467,0

 

-

Phát lại hằng năm 1 lần/năm

708,5

 

118,1

236,2

354,2

 

2

Đường Băng cản lửa kết hợp đường tuần tra ven rừng: 15,99 ha

527,7

479,7

16,0

16,0

16,0

 

-

Phát lần 1

479,7

479,7

 

 

 

 

-

Phát lại hằng năm (phát 1 lần/năm; không quá 1 triệu/km)

48,0

 

16,0

16,0

16,0

Năm 2017 không phát dọn lại

IV

Đầu tư xây dựng công trình PCCCR

250,0

250,0

 

 

 

 

1

Chòi canh lửa rừng

250,0

250,0

 

 

 

 

V

Đầu tư phương tiện, máy móc thiết bị, công cụ phục vụ công tác PCCCR

422,1

337,1

18,7

47,6

18,7

 

1

Máy thổi gió nhật

34,0

34,0

 

 

 

Theo đơn giá đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 03/3/2016.

2

Máy cắt thực bì

13,0

13,0

 

 

 

3

Cưa xăng

18,0

18,0

 

 

 

4

Trang bị bộ dụng cụ chữa cháy rừng cấp cho lực lượng chữa cháy rừng: dao phát, bàn dập lửa thủ công, bình toong, đèn pin, giày đi rừng, mũ cứng

159,0

159,0

 

 

 

 

5

Mua quần áo bảo hộ PCCCR mùa hè 17 bộ/năm x 1,1 trđ/bộ = 18,7 trđ /năm.

Mua quần áo bảo hộ mùa đông 2 năm 1 bộ, tổng 34 bộ x 1,7 trđ/bộ = 57,8 trđ/năm

132,6

47,6

18,7

47,6

18,7

 

5

Bình khí CO2

34,5

34,5

 

 

 

 

6

Ống nhòm quan sát lửa rừng ban đêm BOSMA (USA) WH-35

18,5

18,5

 

 

 

 

7

Biển nội quy, quy định BVR, PCCCR đặt tại 16 nhà văn hóa của 16 phố, thôn gần rừng, giáp rừng.

8,0

8,0

 

 

 

 

8

Cưa tay siêu sắc

4,5

4,5

 

 

 

 

VI

Kinh phí vật tư nhiên liệu và bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị

40,0

10,0

10,0

10,0

10,0

 

VII

Kinh phí chỉ đạo điều hành, chi thường xuyên và chi khác

282,4

70,6

70,6

70,6

70,6

 

1

Chi tiền làm thêm giờ cho người trực gác mùa cháy rừng và những ngày lễ hội; chi thường xuyên cho cán bộ chỉ đạo, theo dõi phương án

194,4

48,6

48,6

48,6

48,6

 

2

Hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết

48,0

12,0

12,0

12,0

12,0

 

3

Văn phòng phẩm, điện thoại, điện sáng và chi phí khác...

40,0

10,0

10,0

10,0

10,0

 

 

Tổng

4.668,6

1.756,9

842,8

989,9

1.079,0