BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3562/QĐ-BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2015 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/ND-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch quản lý nghề cá ngừ đại dương ở Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ NGHỀ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở VIỆT NAM
(Ban hành kèm Quyết định số 3562/QĐ-BNN-TCTS ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Nghề cá ngừ/hoạt động khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam được quản lý nhằm đảm bảo khai thác bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho ngư và đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch quản lý nghề cá ngừ đại dương của Việt Nam phải bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; phải phù hợp với định hướng phát triển ngành Thủy sản trên cơ sở sắp xếp, phân bố lại tàu cá khai thác hải sản phù hợp với khả năng nguồn lợi, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo.
Phù hợp với với chiến lược, quy hoạch tổng thể và các kế hoạch khác của ngành thủy sản và được thực thi có hiệu quả bởi một bộ máy theo dõi, giám sát, điều chỉnh, thực thi và tuân thủ pháp luật.
Quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả, công bằng nguồn lợi cá ngừ phân bố ở EEZ của Việt Nam dựa trên các cơ sở khoa học tốt nhất và được cập nhật thường xuyên. Các quyết định quản lý, sử dụng nguồn lợi cá ngừ đại dương cần dựa trên tiếp cận thận trọng và hệ sinh thái.
Các hoạt động thương mại và sử dụng cá ngừ đại dương tuân thủ các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hợp tác tích cực với Ủy ban nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) và các nước trong khu vực để thực thi có hiệu quả các giải pháp bảo vệ và quản lý cá ngừ đại dương ở các vùng biển chung và giáp ranh. Hài hòa hóa các giải pháp quản lý nguồn lợi cá ngừ ở vùng biển cả và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
a) Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của kế hoạch quản lý là nghề khai thác cá ngừ đại dương được quản lý phù hợp chuẩn mực quốc tế thông qua áp dụng các giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn lợi để phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam.
b) Mục tiêu theo giai đoạn:
Giai đoạn 2015-2020:
- Các quy định và thể chế quản lý nguồn lợi cá ngừ được xây dựng phù hợp luật Thủy sản và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc hướng tới.
- Hệ thống giám sát tàu khai thác cá ngừ đại dương (VMS) trên vùng biển Việt Nam được thiết lập và đưa vào sử dụng.
- Sản lượng lên bến của cá ngừ đại dương tại các điểm lên cá được thống kê đảm bảo truy suất nguồn gốc.
- Hệ thống nhật ký khai thác được củng cố và vận hành ổn định.
- Điều tra khoa học về nguồn lợi cá ngừ được đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm phục vụ việc đánh giá nguồn lợi và quản lý hoạt động khai thác.
- Cơ cấu đội tàu khai thác được kiểm soát và báo cáo cập nhật hàng tháng.
- Thiết lập và đưa vào hoạt động Tổ chức tư vấn quản lý nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam.
Giai đoạn 2020-2030:
- Thực thi giám sát hiệu quả hoạt động khai thác cá ngừ đại dương ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Việc thu thập và phân tích số liệu được cải thiện và duy trì để phục vụ tốt cho việc ra quyết định khai thác quản lý và bảo vệ nguồn lợi cá ngừ đại dương.
- Nguồn lợi cá cá ngừ được giữ ở mức bền vững dựa trên các dữ liệu khoa học về sinh học, môi trường, kinh tế xã hội tốt nhất.
- Cá ngừ và sản phẩm cá ngừ được cấp giấy chứng nhận nhân sinh thái của Hội đồng quản lý biển quốc tế (MSC).
Kế hoạch quản lý áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, hoạt động khai thác, thương mại và sử dụng cá ngừ đại dương ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2030. Giai đoạn 2015-2020 tập trung áp dụng đối với nghề câu khai thác cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Giai đoạn 2020-2030 áp dụng cho cá ngừ vằn, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng khai thác bằng nghề câu vàng, nghề câu tay, nghề lưới vây, nghề lưới rê và các nghề khác trên phạm vi toàn quốc.
Một số giải pháp được áp dụng cho các tàu của Việt Nam tham gia khai thác cá ngừ đại dương ở các vùng biển khác ngoài vùng CEZ của Việt Nam hoặc áp dụng cho hoạt động buôn bán cá ngừ khai thác tại EEZ của Việt Nam hoặc vận chuyển đến Việt Nam.
Các kế hoạch quản lý khác của các tỉnh có thể được thiết lập nhưng phải tuân thủ, phù hợp các mục tiêu, nguyên tắc và các giải pháp của kế hoạch quản lý này.
5. Nội dung của kế hoạch quản lý:
Nội dung 1: Hoàn chỉnh hệ thống quy định và thể chế quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương.
Nội dung 2: Thiết lập và duy trì hệ thống thu thập, xử lý dữ liệu phục vụ quản lý nghề cá.
Nội dung 3: Thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động khai thác nguồn lợi cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam.
Nội dung 4: Phối hợp kiểm soát hoạt động khai thác, bảo vệ và thương mại sản phẩm cá ngừ với các nước và tổ chức quốc tế.
a) Giải pháp về cơ chế chính sách
- Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của các Nghị định liên quan đến quản lý khai thác, bảo vệ, sử dụng và thương mại thủy sản.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) rà soát, điều chỉnh hoạt động thống kê thủy sản đáp ứng tốt việc quản lý nghề cá.
b) Giải pháp về quản lý nhà nước
- Hình thành các tổ chức tư vấn cho quản lý nguồn lợi và nghề cá theo loài, nhóm loài, nghề, vùng biển.
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý thủy sản, và hỗ trợ các hội, hiệp hội tham gia có hiệu quả vào quá trình quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương.
- Thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát, thu thập sản lượng cá ngừ lên bến nhằm chống lại hành động đánh bắt bất hợp pháp và thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động khai thác cá ngừ thường xuyên, liên tục thông qua cảng cá, bến cá.
- Xây dựng cơ chế hợp tác trong kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác cá ngừ đại dương trên biển đảm bảo an toàn, đúng pháp luật với các lực lượng chức năng khác: biên phòng, cảnh sát biển, hải quân...
c) Giải pháp về tài chính
- Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt cơ chế sử dụng phí đăng ký, đăng kiểm tàu cá và phí cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm thủy sản để thực hiện việc quản lý, thu thập số liệu nguồn lợi và nghề cá tại các địa phương.
- Tiếp tục phối hợp với WCPFC thực hiện các hoạt động: thu thập số liệu, nghiên cứu, điều chỉnh văn bản pháp quy.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương dựa vào quyền khai thác để tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động quản lý.
- Nguồn vốn thực hiện kế hoạch: Ngân sách Trung ương của Bộ Nông nghiệp cấp qua Tổng cục Thủy sản thực hiện các nội dung cấp quốc gia, cấp vùng. Ngân sách địa phương cấp qua Sở NN&PTNT các tỉnh thực hiện các nội dung của kế hoạch trong phạm vi quản lý của tỉnh.
d) Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế WCPFC, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), Ủy ban nghề cá Châu Á - Thái Bình Dương (APFIC), Trung tâm Phát triển nghề cá Đông nam Á (SEAPDEC) để nâng cao năng lực của hệ thống quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương ở Việt Nam.
- Làm việc với các tổ chức nghề cá thế giới và các quốc gia để đưa một số tàu cá Việt Nam đủ điều kiện ra khai thác ở các vùng biển chung và vùng biển EEZ của các nước khác.
- Hợp tác với WCPFC, FAO, SEAFDEC và các tổ chức quốc tế khác thực hiện các chương trình nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi, thu thập thông tin phục vụ quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương ở biển Việt Nam và các khu vực lân cận.
a) Tổng cục Thủy sản
- Cơ quan thường trực quản lý việc thực hiện và hướng dẫn thực hiện kế hoạch này trên phạm vi toàn quốc.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch này và trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh bổ sung kế hoạch này.
- Tham mưu và trình Bộ trưởng ban hành cơ chế quản lý thực hiện kế hoạch và thành lập các tổ chức tư vấn quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương.
- Đề xuất mức kinh phí hàng năm cần thiết để Bộ trưởng xem xét, phê duyệt.
- Đầu mối hợp tác quốc tế về khai thác, bảo vệ, sử dụng và thương mại cá ngừ đại dương.
b) Sở NN và PTNT các tỉnh ven biển
- Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương trong phạm vi được giao quản lý.
- Phối hợp với các tỉnh và Tổng cục Thủy sản thực hiện đầy đủ các nội dung của kế hoạch này.
- Đề xuất và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện các nội dung của kế hoạch này trong phạm vi toàn tỉnh.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến, ngư dân khai thác, sử dụng và thương mại cá ngừ đại dương thực hiện đúng các quy định của kế hoạch này.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT.
c) Hội, hiệp hội thủy sản
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các hoạt động thu thập số liệu.
- Tăng cường năng lực hoạt động của hội, hiệp hội bảo đảm là một tổ chức thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho cho ngư dân trong các hoạt động: tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, kỹ thuật, vay vốn, bảo hiểm...
- Tham gia các hoạt động tư vấn và quyết định chính sách quản lý nghề cá của nhà nước.
PHỤ LỤC
CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TT | Hoạt động | Hiện trạng | Kết quả dự kiến | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | |||
1. Quy định và thể chế quản lý | ||||||||
1 | Thành lập chế độ quản lý nghề cá ngừ đại dương: nguyên tắc/chế độ quản lý, thể chế điều hành, các công cụ quản lý | Một chế độ quản lý chung chung, tổng hợp dựa trên 3 phương thức sản lượng cho phép, hạn chế cường lực và quy định kỹ thuật chưa cụ thể cho cá ngừ được quy định trong Luật Thủy sản, các nghị định 59/2005/NĐ- CP, 33/2010/NĐ-CP , 32/2010/NĐ-CP , 103/2013/NĐ-CP | Văn bản về quản lý cá ngừ đại dương được ban hành: nguyên tắc/chế độ quản lý (hạn ngạch, giới hạn cường lực..) được xác định; một hệ thống quản lý được thiết lập và các giải pháp/công cụ quản lý được xác định | Chủ trì: Tổng cục Thủy sản(TCTS) Phối hợp: Vụ Pháp chế, Vụ KHCN&MT, Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMF) | 2015-2017 | |||
2 | Xây dựng các quy định kỹ thuật bảo vệ nguồn lợi cá ngừ: kích thước ngư cụ, phương pháp khai thác, cỡ cá khai thác, vùng cấm, thời gian cấm.... | Chưa quy định cho cá ngừ đại dương | Xây dựng văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản được ban hành có nội dung liên quan | Chủ trì: TCTS, Phối hợp Vụ Pháp chế, RIMF, | 2015-2016 | |||
3 | Thiết lập hệ thống thu thập số liệu: sản lượng lên bến, thu mẫu tại cảng, giám sát tàu cá, thu số liệu tại các cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ. | Chưa hình thành và hoạt động 1 cách hệ thống | Xây dựng văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản được ban hành có nội dung liên quan | Chủ trì: TCTS, Phối hợp: Vụ PC, Vụ Tổ chức cán bộ | 2015-2016 | |||
4 | Củng cố hệ thống nhật ký và báo cáo khai thác |
| Bổ sung chế tài và sửa đổi biểu mẫu cho Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2013 | Chủ trì: TCTS, Phối hợp: Vụ PC | 2015-2016 | |||
5 | Quy định cảng được phép lên cá ngừ và chợ đấu giá cá ngừ | Chưa có | Văn bản quy định một số cảng cá được phép lên cá ngừ đại dương và tổ chức chợ đấu giá cá ngừ đại dương | Chủ trì: TCTS, Phối hợp: Vụ PC | 2016-2018 | |||
II. Thu thập số liệu phục vụ quản lý nghề cá ngừ đại dương (xem xét phù hợp với phương pháp của WCPFC) | ||||||||
6 | Hoàn thiện CSDL trên nền tảng của dự án WPEA- OFM có tích hợp với CSDL khác đang có ở VN | Vận hành bởi TCTS, RIMF, các Chi cục KT&BVNLTS của 3 tỉnh Bình Định (BD), Phú Yên (PY), Khánh Hòa (KH), RIMF, VASEP. | Một cơ sở dữ liệu (CSDL) đồng bộ, thống nhất, dễ sử dụng cho phục vụ quản lý nghề cá ngừ đại dương được thiết lập | Chủ trì: TCTS, Phối hợp: Chi Cục KT&BVNLTS, RIMF | 2016 cho BET& YFT 2017 cho SKJ | |||
7 | Thống kê sản lượng cá ngừ đại dương và các loài khác khai thác bằng nghề câu vàng, câu tay, lưới rê, lưới vây cá ngừ | WPEA-OFM tại BD, KH, PY Đề án 47 cho một số điểm lên cá trọng điểm. | Toàn bộ sản lượng lên bến của các nghề nói trên được thống kê đầy đủ | Chủ trì: TCTS, Phối hợp: các Chi Cục KT&BVNLTS, RIMF, Trung tâm Tin học thủy sản | Từ 2015 cho BET, YFT, SKJ ở BĐ, PY, KH và từ 2016 cho các tỉnh khác | |||
8 | Duy trì việc thu mẫu sinh học tại bến cá đối với cá ngừ đại dương và các loài cá khác | WPEA-OFM ở BD, KH, PY, Đề án 47 cho một số điểm lên cá trọng điểm. | CSDL về tham số sinh học của cá ngừ đại dương và các loài khác được cập nhật | Chủ trì: TCTS, Phối hợp: các Chi Cục KT&BVNLTS, RIMF | Từ 2015 cho BET, YFT, SKJ ở BĐ, PY, KH và từ 2016 cho các tỉnh khác | |||
9 | Thu và phát nhật ký và báo cáo khai thác đối với các nghề khai thác cá ngừ đại dương | WPEA-OFM ở BD, KH, PY và một số dự án khác | CSDL về chuyến biển, ngư trương, sản lượng... của các tàu khai thác cá ngừ đại dương thủy sản | Chủ trì: TCTS, Phối hợp: các Chi Cục KT&BVNLTS, RIMF, Trung tâm Tin học | Cho nghề câu từ 2015 Cho các nghề khác từ 2016 | |||
10 | Thu thập số liệu tại cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ | Chưa có hoặc không thuộc hệ thống quản lý nghề cá | CSDL về số lượng, giá trị cá ngừ đại dương được giao dịch qua các cơ sở | Chủ trì: TCTS và các Chi cục KT&BVNLTS; Phối hợp Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) | Cho BET, SKJ & YFT ở BIX PY, KH, TP.HCM từ 2015 và ở các tỉnh khác từ 2016 | |||
11 | Đánh giá cường lực khai thác (số ngày khai thác trên biển của các đội tàu) của nghề khai thác cá ngừ đại dương | Số lượng tàu thuyền được báo cáo định kỳ | CSDL về cường lực khai thác (số ngày hoạt động) được cập nhật hàng tháng | Chủ trì: TCTS và các Chi cục KT&BVNLTS | Cho nghề câu vàng và câu tay ở BD, PY, KH từ 2015 Cho nghề rê, vây ở các tỉnh khác từ 2017 | |||
12 | Thu thập số liệu về kinh tế-xã hội nghề cá ngừ đại dương | Không được thu thập thường xuyên. Một phần của đề án 47 | CSDL về kinh tế-xã hội nghề cá (thu nhập, chi phí, lao động, việc làm...) của nghề cá ngừ đại dương được cập nhật hàng năm. | Chủ trì: TCTS Phối hợp: RIMF, Viện KTQHTS và các Chi cục KT&BVNLTS | Hàng năm từ 2015 | |||
14 | Thực hiện giám sát hoạt động của các tàu khai thác cá ngừ đại dương | Chưa được thiết kế. Được thực hiện trong các dự án nghiên cứu độc lập | Cơ sở dữ liệu về thông tin chuyến biển, sản lượng, thành phần loài, mức độ tuân thủ quy định pháp luật... của các tàu khai thác cá ngừ đại dương | Chủ trì: TCTS Phối hợp: RIMF và các Chi cục KT&BVNLTS | Hàng năm từ 2015 | |||
III. Thực hiện các biện pháp quản lý |
|
| ||||||
15 | Cung cấp các cơ sở khoa học về sinh học, sinh thái, kinh tế, xã hội và quản lý cho xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý nghề cá ngừ đại dương | Không đồng bộ | Báo cáo tư vấn cho quản lý được xây dựng hàng năm và theo yêu cầu của cơ quan quản lý | Chủ trì: Tổng cục TS Phối hợp: Hội đồng/nhóm tư vấn, RIMF, Viện KTQHTS, | Hàng năm từ 2015 (dưới sự tài trợ của WCPFC) | |||
16 | Xác định sản lượng tối ưu bền vững (MSY) trung bình cho giai đoạn 2015- 2018 phục vụ xây dựng kế hoạch trung hạn của ngành và xác định sản lượng cho phép khai thác (TAC) đối với mắt to (BET), vây vàng (YFT), Sọc dưa (SKJ) các vùng biển và cho từng tàu khai thác | Trữ lượng tức thời, MSY của cá ngừ đại dương được xác định năm 2005 | Sản lượng tối ưu bền vững (MSY) trung bình của mắt to (BET), vây vàng (YFT), Sọc dưa (SKJ) giai đoạn 2015- 2020 và TAC của chúng được xác định | Chủ trì: Tổng cục TS Phối hợp: Hội đồng/nhóm tư vấn, RIMF Viện KTQHTS, WCPFC | Hàng năm từ 2015 (dưới sự tài trợ của WCPFC) | |||
17 | Xác định cường lực khai thác phù hợp khả năng nguồn lợi | Chưa xác định | Tổng số cường lực khai thác (ngày khai thác, số tàu...) được xác định | Chủ trì: Tổng cục TS Phối hợp: Hội đồng/nhóm tư vấn, RIMF, Viện KTQHTS, WCPFC, | Hàng năm từ 2015 (dưới sự tài trợ của WCPFC) | |||
18 | Áp dụng chế độ quản lý hạn ngạch khai thác và quyền khai thác đối với nghề câu BYT & YFT | Quy định trong luật nhưng không được hướng dẫn thực hiện | Hạn ngạch khai thác được phân bổ cho từng tàu và sản lượng của từng tàu được kiểm soát | Chủ trì: TCTS; Phối hợp: các Chi cục KT&BVNLTS, Hiệp hội cá ngừ đại dương | Từ 2018 | |||
19 | Thực thi các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nguồn lợi cá ngừ đại dương | Chưa đầy đủ | Tất cả các hoạt động khai thác cá ngừ phải tuân thủ các quy định này | Chủ trì: Cục Kiểm ngư Phối hợp, các Chi cục KT&BVNLTS, Biên phòng | Từ 2018 | |||
20 | Sử dụng VMS để giám sát hoạt động khai thác cá ngừ đại dương | Đang triển khai | Tất cả các tàu khai thác cá ngừ đại dương được giám sát | Chủ trì: TCTS Phối hợp: các Chi cục KT&BVNLTS. Kiểm ngư | - 2015: 30% số tàu câu cá ngừ. - 2020: 60% các tàu câu cá ngừ. - 2030: 50% các tàu lưới vây, lưới rê cá ngừ. | |||
IV. Thương mại cá ngừ và sản phẩm cá ngừ | ||||||||
21 | Thực hiện các giải pháp và hiệp định quốc tế về bảo vệ và sử dụng nguồn lợi cá ngừ | Một số nội dung đã được thực hiện | Tất cả các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi, nghề cá ngừ đại dương của WCPFC được áp dụng và tuân thủ | Chủ trì: TCTS Phối hợp: các Chi cục KT&BVNLTS, WCPFC, Kiểm ngư | Đưa vào quy định năm 2015-2017 và thực thi, tuân thủ từ 2017 | |||
22 | Thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với các tàu khai thác cá ngừ tại cảng và trên biển | Không có thông tin | Được thực hiện thường xuyên | Chủ trì: Cục Kiểm ngư/TCTS Phối hợp: các Chi cục KT&BVXLTS, Biên phòng, WCPFC | Từ năm 2015 cho tàu câu vàng, câu tay BYT& YFT và từ 2017 các nghề khác | |||
23 | Cấp phép khai thác cho tàu Việt Nam hoạt động ở vùng ngoài vùng biển VN (WCPFC, Ủy ban cá ngừ vùng Đại Tây Dương (ICCAT). Ủy ban cá ngừ vùng Ấn Độ Dương (TOTC) hoặc EEZ các nước khác) | Chưa thực hiện | Nguyên tắc khung được xác định, số lượng tùy theo thực tế | Chủ trì: Tổng cục TS Phối hợp: WCPFC, ICCAT, IOTC, và các nước khác | Từ 2018 | |||
24 | Lập danh sách tàu hoạt động IUU | Một số tàu đã được ghi chép | Tất cả các tàu khai thác cá ngừ được kiểm tra thường xuyên | Chủ trì: Cục Kiểm ngư/TCTS, Phối hợp: các Chi cục KT&BVNLTS, Biên phòng, WCPFC | Từ 2015 cho nghề câu vàng, câu tay BYT & YFT, từ 2015 cho các nghề khác | |||
25 | Kiểm soát hoạt động trao đổi, vận chuyển cá ngừ trên biển và tại các cảng | Chưa có thông tin | Tất cả hoạt động trao đổi, chuyển tải cá ngừ được kiểm soát và báo cáo đầy đủ đảm bảo quản lý nguồn gốc rõ ràng | Chủ trì: Cục Kiểm ngư/TCTS, Phối hợp: các Chi cục KT&BVNLTS, Biên phòng, WCPFC | Từ 2016 | |||
26 | Thương mại cá ngừ và sản phẩm cá ngừ có nguồn gốc từ Việt Nam và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc và truy xuất nguồn gốc | Đang thực hiện (có thể chưa có hệ thống chặt chẽ) | Tổ chức bộ máy và khung nguyên tác được hoàn thiện hệ thống hơn trong khuôn khổ hiệp định chung của WTO. Tất cả cá ngừ và sản phẩm cá ngừ có nguồn gốc từ Việt Nam được truy xuất nguồn gốc và được cấp chứng nhận nguồn gốc | Chủ trì: TCTS Phối hợp: các Chi cục KT&BVNLTS, Biên phòng, WCPFC, NAFIQAD | Tiếp tục | |||
27 | Điều kiện ATVSTP đối với cá ngừ và sản phẩm cá ngừ đại dương | Chưa có thông tin | Được thiết lập/hoàn thiện 1 cách hệ thống trong khuôn khổ các nguyên tắc của WTO. | Chủ trì: NAFIQAD, Phối hợp: WCPFC | Tiếp tục | |||
28 | Cấp giấy chứng nhận nhãn sinh thái của Hội đồng quản lý biển thế giới (MSC) cho cá ngừ và sản phẩm cá ngừ khai thác ở vùng biển Việt Nam | Chưa có | Giấy chứng nhận nhãn sinh thái cho cá ngừ và sản phẩm cá ngừ khai thác ở vùng biển Việt Nam được cấp bởi MSC | Chủ trì: TCTS Phối hợp: WWF, WCPFC | 2020 | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1 Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
- 3 Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và hướng dẫn Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về lĩnh vực thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 890/QĐ-BNN-XD năm 2011 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển (giai đoạn I) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 5 Quyết định 67/QĐ-TCTS-KTBVNL năm 2010 ban hành Hướng dẫn về đồng quản lý nghề cá tại Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành
- 6 Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 7 Nghị định 32/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
- 8 Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 9 Luật Thủy sản 2003
- 1 Quyết định 890/QĐ-BNN-XD năm 2011 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển (giai đoạn I) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 67/QĐ-TCTS-KTBVNL năm 2010 ban hành Hướng dẫn về đồng quản lý nghề cá tại Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành
- 3 Công văn số 6313/VPCP-KTTH về việc vốn đầu tư hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển do Văn phòng Chính phủ ban hành