Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3570/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 23 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KINH DOANH GỖ LỚN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2019-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Căn cứ Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 372/TTr-SNN ngày 10/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu phát triển

1.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, nhằm nâng cao giá trị kinh doanh rừng trồng, gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm; phát triển rừng trồng gỗ lớn theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có 3.687,7 ha. Khuyến khích, hỗ trợ chủ rừng trồng gỗ lớn tham gia chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

- Xây dựng và phát triển ổn định diện tích rừng kinh doanh gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao với quy mô khoảng 16.715 ha vào năm 2025 và định hướng 20.000 ha vào năm 2030, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu; nâng cao giá trị gia tăng rừng trồng theo định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

- Trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn để nâng cao năng suất, chất lượng gỗ lớn và phát huy giá trị của từng loại rừng trồng; xây dựng các mô hình trồng rừng gỗ lớn, hỗ trợ trồng cây phân tán gỗ lớn, hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho rừng trồng gỗ lớn.

- Đưa năng suất bình quân rừng trồng kinh doanh gỗ lớn bằng cây sinh trưởng nhanh đạt trên 20 m3/ha/năm; đối với cây sinh trưởng chậm năng suất bình quân đạt trên 10 m3/ha/năm.

- Đưa tỷ lệ gỗ lớn bình quân (gỗ xẻ có đường kính ≥ 15cm) từ 30 - 40% sản lượng khai thác hiện nay lên 50 - 60% vào năm 2025.

2. Nội dung chính của đề án

2.1. Phát triển vùng rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn:

Phát triển vùng nguyên liệu kinh doanh gỗ lớn đến năm 2025 đạt khoảng 16.715 ha, định hướng đến năm 2030 đạt khoảng 20.000 ha; cụ thể như sau:

- Duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có; từ năm 2020 - 2025 thực hiện đầu tư chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng trồng gỗ khoảng 22.122 lượt ha/năm, bình quân thực hiện 3.686 ha/năm. Định hướng từ năm 2026 - 2030 thực hiện khoảng 83.575 lượt ha, bình quân thực hiện 16.715 ha/năm.

- Trồng rừng gỗ lớn: Đến năm 2025 thực hiện khoảng 10.000 ha, bình quân 1.600- 1.700 ha/năm; bố trí tại: Công ty Lâm nghiệp Bến Hải 1.451,5 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải 1.008,9 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn 322,2 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông 1.675,4 ha; Các hợp tác xã 126,5 ha; Hộ gia đình, cá nhân... 5.415,5 ha.

- Chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn: Đến năm 2025 chuyển hóa khoảng 2.029 ha từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn, bình quân thực hiện 300 - 350 ha/năm.

- Trồng cây phân tán: Đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trồng khoảng 1,5 triệu cây phân tán gỗ lớn (tương đương 1.000 ha quy đông đặc), bình quân mỗi năm trồng 160 - 200 ngàn cây phân tán làm gỗ lớn (tương đương 80 - 100 ha quy đông đặc).

2.2. Hỗ trợ cấp chứng chỉ FSC cho rừng trồng gỗ lớn:

Đến năm 2025 có khoảng 7.889 ha rừng trồng gỗ lớn được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững, bình quân thực hiện 1.000-1.500 ha/năm; chiếm khoảng 50% diện tích rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn được cấp chứng chỉ. Trong đó, hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng cho các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ khoảng 3.624,7 ha; các hợp tác xã khoảng 71,5 ha; hộ gia đình, cá nhân... khoảng 4.192,8 ha. Định hướng đến năm 2030 có khoảng 80-90% diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn được cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững.

2.3. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp phục vụ trồng rừng gỗ lớn:

Đến năm 2025, hỗ trợ xây dựng khoảng 75 km đường lâm nghiệp phục vụ trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn, bình quân thực hiện khoảng 7-9 km/năm. Ưu tiên bố trí tại các vùng trọng điểm, liền vùng, tập trung lớn diện tích trồng rừng gỗ lớn nhưng chưa có đường lâm nghiệp.

3. Kế hoạch thực hiện

- Năm 2019: Xây dựng và thẩm định, phê duyệt đề án.

- Năm 2020: Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có 3.686 ha; trồng rừng gỗ lớn 1.667 ha; trồng cây phân tán gỗ lớn 85 ha (quy đông đặc); chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 338 ha; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn 1.315,0 ha; xây dựng đường lâm nghiệp 13,0 km.

- Năm 2021: Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có 3.686 ha; trồng rừng gỗ lớn 1.667 ha; trồng cây phân tán gỗ lớn 85 ha (quy đông đặc); chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 338 ha; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn 1.315,0 ha; xây dựng đường lâm nghiệp 15,0 km.

- Năm 2022: Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có 3.686 ha; trồng rừng gỗ lớn 1.667 ha; trồng cây phân tán gỗ lớn 85 ha (quy đông đặc); chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 338 ha; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn 1.315.0 ha; xây dựng đường lâm nghiệp 15,0 km.

- Năm 2023: Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có 3.686 ha; trồng rừng gỗ lớn 1.667 ha; trồng cây phân tán gỗ lớn 85 ha (quy đông đặc); chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 338 ha; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn 1.315.0 ha; xây dựng đường lâm nghiệp 13,0 km.

- Năm 2024: Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có 3.686 ha; trồng rừng gỗ lớn 1.667 ha; trồng cây phân tán gỗ lớn 85 ha (quy đông đặc); chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 338 ha; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn 1.315.0 ha; xây dựng đường lâm nghiệp 13,0 km.

- Năm 2025: Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có 3.686 ha; trồng rừng gỗ lớn 1.665 ha; trồng cây phân tán gỗ lớn 75 ha (quy đông đặc); chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 339 ha; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn 1.314,0 ha; xây dựng đường lâm nghiệp 6,0 km.

- Định hướng giai đoạn 2026 - 2030: Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có khoảng 83.575 lượt ha, bình quân thực hiện 16.715 lượt ha/năm. Trồng 500 ha cây phân tán quy đông đặc, bình quân thực hiện khoảng 100 ha/năm. Phát triển diện tích rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn toàn tỉnh đạt khoảng 20.000 ha.

4. Vốn và nguồn vốn thực hiện

4.1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án: 458.694,0 triệu đồng (Bằng chữ: Bốn trăm năm mươi tám tỷ, sáu trăm chín mươi tư triệu đồng). Trong đó:

- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có: 31.707,3 triệu đồng

- Trồng rừng gỗ lớn: 300.000,0 triệu đồng

- Trồng cây phân tán gỗ lớn: 30.000,0 triệu đồng

- Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn: 60.870,0 triệu đồng

- Hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn: 2.366,7 triệu đồng

- Xây dựng đường lâm nghiệp: 33.750,0 triệu đồng

4.2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện

- Vốn hỗ trợ từ ngân sách: 104.261,7 triệu đồng, chiếm 22,7% tổng vốn.

Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng, đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp và các chính sách ưu đãi khác có liên quan khác; áp dụng 100% định mức hỗ trợ vốn ngân sách (mức hỗ trợ tối đa theo quy định) cho các hạng mục trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn, hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng, xây dựng đường lâm nghiệp phục vụ trồng rừng gỗ lớn. Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 92.792,9 triệu đồng, chiếm 20,2% tổng vốn.

+ Ngân sách Tỉnh hỗ trợ (tùy theo khả năng cân đối): 11.468,8 triệu đồng, chiếm khoảng 2,5% tổng vốn.

- Vốn ngoài ngân sách: vốn doanh nghiệp, cá nhân, vốn vay, vốn dự án, vốn xã hội hóa, các nguồn vốn hợp pháp khác: 354.432,3 triệu đồng, chiếm khoảng 77,3% tổng vốn.

5. Các giải pháp thực hiện

- Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

- Giải pháp tổ chức quản lý và bố trí vùng sản xuất.

- Giải pháp giống, khoa học kỹ thuật, chế biến và khuyến lâm.

- Giải pháp vốn đầu tư.

- Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng rừng trồng gỗ lớn.

- Giải pháp cơ chế, chính sách.

Điều 2. Tổ chức thực hiện đề án:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh. Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Chịu trách nhiệm về việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã bố trí vùng kinh doanh rừng trồng gỗ lớn và tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng tỉnh Quảng Trị.

+ Chủ trì hướng dẫn kỹ thuật: Thâm canh rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang rừng kinh doanh gỗ lớn, quy định tiêu chuẩn chất lượng cây giống để trồng rừng gỗ lớn, xác định cơ cấu cây trồng gỗ lớn theo thẩm quyền được giao.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì đầu mối với các Bộ, ngành Trung ương, xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí đầu tư phát triển rừng trồng gỗ lớn. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan tạo nguồn lực tổng hợp khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển rừng gỗ lớn. Phối hợp các Sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh tùy theo ngân sách cân đối vốn đầu tư hàng năm cho các hạng mục để thực hiện đề án; bố trí kế hoạch thực hiện dài hạn và hàng năm.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở ban ngành có liên quan hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện đề án. Tham mưu cân đối bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động của đề án theo các chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt, quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có liên quan đến phát triển rừng trồng gỗ lớn từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Chỉ đạo, định hướng các chương trình đề tài, dự án trên lĩnh vực công tác liên quan đến phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.

5. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp nhằm phát triển thị trường lâm sản, phát triển làng nghề chế biến gỗ, cơ sở chế biến lâm sản; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở ngành, địa phương có liên quan đẩy mạnh việc giao đất; chuyển diện tích đất đã có quyết định từ các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng về cho địa phương để quản lý sử dụng phát triển rừng trồng gỗ lớn, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện tốt nhất tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đề án.

7. UBND các huyện, thành phố, thị xã: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đề án trên địa bàn theo đúng mục tiêu được phê duyệt, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách phát triển rừng trồng gỗ lớn đến từng chủ rừng trên địa bàn huyện; thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc rừng gỗ lớn đến tận các hộ gia đình. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tích cực vận động chủ rừng tham gia phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn trên địa bàn.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Trị: Chỉ đạo hệ thống các chi nhánh ngân hàng hướng dẫn các tổ, nhóm, chủ rừng lập hồ sơ vay vốn trồng rừng gỗ lớn theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; Thông tư 27/2015/TT-NHNN ngày 15/12/2015 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các quy định của Nhà nước; hỗ trợ, kiểm tra, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay.

9. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện để án được phê duyệt. Các cơ quan truyền thông, báo chí thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu, tuyên truyền về lợi ích của trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký,

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PVP Nguyễn Cửu;
- Lưu VT, NNp.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

Bảng 1. Tổng hợp khối lượng thực hiện đề án

TT

Huyện/TP/TX

Chăm sóc bảo vệ rừng gỗ lớn hiện có (ha)

Trồng rừng gỗ lớn (ha)

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn (ha)

Trồng cây phân tán cung cấp gỗ lớn (quy ha)

Hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng gỗ lớn (ha)

Xây dựng đường lâm nghiệp (km)

1

Vĩnh Linh

1.451,5

1.451,5

32,0

77,0

1.451,5

4,0

2

Gio Linh

842,1

1.214,9

40,0

65,0

1.851,0

15,0

3

Cam Lộ

142,9

1.724,2

520,0

106,0

840,7

15,0

4

Đông Hà

51,5

26,5

20,0

0,0

51,5

4,0

5

Triệu Phong

480,0

555,4

1.173,0

30,0

1.208,4

15,0

6

Quảng Trị

0,0

216,5

126,2

0,0

216,5

7,0

7

Hải Lăng

717,9

3.085,6

67,9

367,0

2.269,4

5,0

8

Đakrông

0,0

767,7

50,0

110,0

0,0

5,0

9

Hướng Hóa

0,0

957,7

0,0

245,0

0,0

5,0

 

Tổng:

3.686,0

10.000,0

2.029,0

1.000,0

7.889,0

75,0

Bảng 2. Phân kỳ khối lượng thực hiện đề án

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Tổng khối lượng

Kế hoạch 2020-2025

Định hướng 2026-2030

Cộng:

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có

Lượt ha

105.691,0

22.116,0

3.686,0

3.686,0

3.686,0

3.686,0

3.686,0

3.686,0

83.575,0

2

Trồng rừng gỗ lớn

Ha

10.000,0

10.000,0

1.667,0

1.667,0

1.667,0

1.667,0

1.667,0

1.665,0

-

3

Trồng cây phân tán gỗ lớn

Ha

1.000,0

500,0

85,0

85,0

85,0

85,0

85,0

75,0

500

4

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

Ha

2.029,0

2.029,0

338,0

338,0

338,0

338,0

338,0

339,0

-

5

Hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn

Ha

7.889,0

7.889,0

1.315,0

1.315,0

1.315,0

1.315,0

1.315,0

1.314,0

-

6

Xây dựng đường lâm nghiệp

Km

75,0

75,0

13,0

15,0

15,0

13,0

13,0

6,0

-

Bảng 3. Tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện đề án

TT

Hạng mục

Tổng vốn (Triệu đồng)

Kế hoạch 2020-2025

Định hướng 2026-2030

Cộng:

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn hiện có

31.7073

6.634,8

1.105,8

1.105,8

1.105,8

1.105,8

1.105,8

1.105,8

25.072,5

2

Trồng rừng gỗ lớn

300.000,0

300.000,0

50.010,0

50.010,0

50.010,0

50,010,0

50.010,0

49.950,0

 

3

Trồng cây phân tán gỗ lớn

30.000,0

15.000,0

2.550,0

2.550,0

2.550,0

2.550,0

2.550,0

2.250,0

15.000,0

4

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

60.870,0

60.870,0

10.140,0

10.140,0

10.140,0

10.140,0

10.140,0

10.170,0

 

5

Hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng trồng gỗ lớn

2.366,7

2.366,7

394,5

394,5

394,5

394,5

394,5

394,2

 

6

Xây dựng đường lâm nghiệp

33.750,0

33.750,0

5.850,0

6.750,0

6.750,0

5.850,0

5.850,0

2.700,0

 

 

Tổng

458.694,0

418.621,5

70.050,3

70.950,3

70.950,3

70.050,3

70.050,3

66.570,0

40.072,5