ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 358/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 16 tháng 03 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 16/TTr-SYT ngày 07/03/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 358/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các dịch bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời khi có dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phát hiện và xử lý kịp thời ca bệnh đầu tiên, giảm số người mắc và tử vong do một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, khống chế kịp thời không để dịch bùng phát.
b) Tăng cường công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe đến mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống dịch.
c) Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm tra giám sát các hoạt động tại địa phương.
d) Đảm bảo về nhân lực, trang thiết bị cần thiết, tại chỗ, sẵn sàng ứng phó một cách có hiệu quả khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
3. Các chỉ tiêu chính
- 100% UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh.
-100% bệnh, dịch mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời, đặc biệt là bệnh nhóm A.
-100% cán bộ làm công tác phòng, chống dịch được cập nhật kiến thức, kỹ năng trong giám sát và phòng chống dịch bệnh
- 100% các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia
- 100% các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm trực tuyến theo quy định của Bộ Y tế
- Giảm 5 - 10% số ca mắc, tử vong do bệnh truyền nhiễm phổ biến so với trung bình giai đoạn 2012-2016.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức, chỉ đạo
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp. Chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo giám sát, phát hiện, kịp thời ứng phó khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
- Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động cụ thể và tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh mới nổi (Cúm A/H7N9, Zika...).
- Quan tâm đến các địa bàn, các xã vùng cao có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao; có biện phát ngăn chặn kịp thời sự phát sinh, bùng phát của dịch bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm mới và các bệnh truyền nhiễm hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Chuyên môn kỹ thuật
a) Các giải pháp giảm mắc
- Tăng cường giám sát bệnh chủ động, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời.
- Duy trì hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại tất cả các tuyến từ y tế thôn, bản đến tuyến tỉnh; chủ động dự báo các bệnh dịch nguy hiểm xảy ra tại địa phương để có biện pháp phòng, chống hiệu quả; xử lý ca bệnh và ổ dịch triệt để.
- Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ngủ màn, ăn chín uống chín; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, thực hiện tốt chỉ tiêu 3 công trình vệ sinh: nhà tắm, giếng nước và nhà tiêu tại các hộ gia đình.
b) Các giải pháp giảm tử vong
- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến; bệnh viện tỉnh điều trị các trường hợp nặng, có đội điều trị cấp cứu cơ động để hỗ trợ tuyến dưới.
- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.
- Cán bộ y tế luôn được cập nhật về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu mới.
3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Tăng cường công tác truyền thông, truyền thông nguy cơ, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, giáo dục vệ sinh tại những nơi có nguy cơ cao, nơi tập trung đông người như: trường học, khu công nghiệp, chợ, bến xe.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình phối hợp với ngành y tế để triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh.
- Triển khai thực hiện các nội dung truyền thông - giáo dục sức khỏe theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh.
4. Phối hợp liên ngành
Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể với ngành y tế trong tổ chức và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh chủ động.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh chủ động trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh của ngành và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai thực hiện.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ tại cộng đồng, tại các cơ sở điều trị, tăng cường khám sàng lọc bệnh nhân, tổ chức thu dung, điều trị, cách ly kịp thời theo quy định. Chỉ đạo các cơ sở điều trị sẵn sàng thu dung và điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.
- Thực hiện chế độ thường trực chống dịch và chế độ báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Giám sát chặt chẽ bệnh trên đàn gia cầm, tại các cơ sở chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, mua bán, ấp nở gia cầm, nơi có ổ dịch cũ.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc giết mổ, mua bán, vận chuyển gia cầm, đặc biệt là các loại gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Phối hợp với ngành y tế xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
3. Sở Công thương
- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hàng vi mua bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm sản xuất, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, các hiện tượng đầu cơ ngâm hàng, nâng giá bất hợp lý, gian lận thương mại, nhất là đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh,...
- Phối hợp với các ngành quản lý giá các mặt hàng thiết yếu, chống hàng giả, hàng kém chất lượng và chống tư thương lợi dụng dịch, bệnh để tăng giá các mặt hàng liên quan.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các nhà trường chủ động phối hợp với ngành y tế tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường.
- Khi có dịch bệnh xảy ra tại nhà trường cần phối hợp với lực lượng y tế thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý tại chỗ theo quy định của chuyên môn để hạn chế tối đa sự lây lan.
- Cung cấp thông tin kịp thời về trường hợp dịch bệnh trong trường học cho ngành y tế để phối hợp xử lý.
5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của ngành, đơn vị mình và phối hợp với ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Ban hành kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý; sẵn sàng hỗ trợ địa phương bạn khi cần thiết.
- Đảm bảo các nguồn lực sẵn sàng ứng phó và chủ động phòng, chống dịch bệnh của địa phương.
IV. ĐẢM BẢO HẬU CẦN
- Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh, Sở Y tế tổng hợp dự toán chi tiết nhu cầu kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa các nguồn lực tham gia phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh) để tổng hợp./.
- 1 Chỉ thị 03/CT-UBND tổ chức triển khai công tác tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm năm 2017 và tăng cường giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 3 Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2017 bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 2017-2020 tỉnh Hà Giang
- 4 Quyết định 6235/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế chi tiêu của Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 1 Quyết định 6235/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế chi tiêu của Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội
- 2 Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 3 Chỉ thị 03/CT-UBND tổ chức triển khai công tác tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm năm 2017 và tăng cường giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2017 bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 2017-2020 tỉnh Hà Giang