ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2008/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 24 tháng 4 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15 tháng 01 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;
Theo đề nghị của liên Sở: Tài Chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 332/TTrLS-TC-NN&PTNT ngày 25 tháng 3 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách chi hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH CHI HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Quy định này cụ thể hóa nội dung và định mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng hỗ trợ
1. Phạm vi hỗ trợ:
Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc được xây dựng và thực hiện trên địa bàn các thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 theo danh sách được Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc phê duyệt cho tỉnh Bình Thuận. Giao Ban Dân tộc có thông báo danh sách các thôn, xã đặc biệt khó khăn cho các địa phương biết thực hiện.
2. Đối tượng hỗ trợ:
Đối tượng được dự án hỗ trợ gồm hộ nghèo và nhóm hộ, cụ thể như sau:
a) Hộ nghèo theo quyết định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ;
b) Nhóm hộ: nhóm hộ được dự án hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Gồm những hộ nghèo và những hộ khác đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản; có cùng mối quan tâm chung đến phát triển sản xuất và tự nguyện hợp tác giúp đỡ lẫn nhau;
- Có cam kết hoặc có nội quy hoạt động trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của từng thành viên trong nhóm; đóng góp nguồn lực (công lao động, vật tư, tiền…) thực hiện dự án và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn để tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên;
- Có tổ trưởng do các thành viên trong nhóm bầu ra để quản lý điều hành hoạt động của nhóm;
- Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo trong nhóm do Ủy ban nhân dân xã quy định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Hộ và nhóm hộ được lựa chọn công khai, dân chủ từ thôn, bản trên cơ sở những hộ nghèo hơn được ưu tiên hỗ trợ đầu tư trước, Ủy ban nhân dân xã lập thành danh sách hộ, nhóm hộ thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân xã, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
1. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất gồm các nội dung sau:
a) Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công;
b) Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất;
c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất (áp dụng với các hộ nghèo);
d) Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Nội dung hoạt động cụ thể của Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, quy trình thực hiện, nghiệm thu, bàn giao… thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15 tháng 01 năm 2007 và Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010.
2. Các mức chi quy định tại Quyết định này là mức chi tối đa cho các nội dung của dự án. Trong quá trình lập dự án, các địa phương có thể áp dụng mức thấp hơn tùy theo tình hình thực tế của địa phương mình.
Điều 4. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công
1. Tuyên truyền các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả. In ấn, phát hành và phổ biến tới các hộ dân một số quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông, lâm sản…
Mức hỗ trợ tối đa không quá: 07 triệu đồng/mô hình. Riêng mô hình đòi hỏi kỹ thuật cao tối đa không quá 10 triệu đồng/mô hình.
2. Tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài địa phương.
a) Tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất gắn với từng mô hình sản xuất trong phạm vi địa bàn huyện do Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt;
b) Tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất ngoài địa bàn huyện hoặc ngoài tỉnh, tùy theo quy mô, nhu cầu và nguồn kinh phí của dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung.
Về mức hỗ trợ tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm: theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: hỗ trợ tiền tàu xe đi và về theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường của tuyến đường tham quan, khảo sát; hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát tối đa 50.000 đồng/người/ngày; hỗ trợ tiền phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá: 100.000 đồng/người/ngày.
3. Tập huấn, bồi dưỡng, truyền nghề để nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: nội dung và mức chi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tổ chức các hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể:
a) Chi thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập;
b) Hỗ trợ nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu cho dân trong thời gian tập huấn không quá 20.000 đồng/người/ngày;
c) Hỗ trợ tiền ăn cho học viên là nông dân, ngư dân trong thời gian tập huấn là: 15.000 đồng/người/ngày, riêng đối với hộ nghèo: 20.000 đồng/người/ngày;
d) Bồi dưỡng cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 40.000 đồng/người/ngày.
4. Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Mức hỗ trợ:
a) Đối với miền núi, vùng sâu, hỗ trợ tối đa 60% mức chi phí về giống và tối đa 40% chi phí về vật tư chính;
b) Đối với các hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, hỗ trợ tối đa 100% mức chi phí về giống và vật tư chính;
c) Chi phí cho công tác tổ chức, chỉ đạo mô hình trình diễn áp dụng theo Thông tư Liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và Thông tư Liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 21 tháng 5 năm 2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06 tháng 4 năm 2006.
Điều 5. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất (áp dụng với các hộ nghèo)
a) Các nội dung hỗ trợ:
- Các loại giống đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm và thủy sản;
- Các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương: giống cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu…;
- Phân hóa học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác.
b) Mức hỗ trợ: 100% mức chi phí về giống và vật tư chính đối với các hộ nghèo.
Điều 6. Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất
1. Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi các giống cây, con mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản). Mức hỗ trợ:
a) Đối với miền núi, vùng sâu, hỗ trợ tối đa 60% mức chi phí về giống và tối đa 40% chi phí về vật tư chính;
b) Đối với các hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, hỗ trợ tối đa 100% mức chi phí về giống và vật tư chính;
c) Chi phí cho công tác tổ chức, chỉ đạo mô hình trình diễn áp dụng theo Thông tư Liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và Thông tư Liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 21 tháng 5 năm 2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06 tháng 4 năm 2006.
2. Mô hình sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản áp dụng hỗ trợ đối với hộ hoặc nhóm hộ có lập dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ tối đa 50% thiết bị chính nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng/mô hình;
b) Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo hỗ trợ tối đa 75% thiết bị chính nhưng mức hỗ trợ không quá 125 triệu đồng/mô hình.
3. Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn bao gồm: lập quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Mức hỗ trợ: tùy theo quy mô, nhu cầu của từng dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổng hợp và phối hợp với các sở, ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 7. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch
a) Các nội dung hỗ trợ: máy sấy, bảo quản, chế biến nông, lâm sản, công cụ, trang thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp;
b) Mức hỗ trợ: theo từng dự án được duyệt nhưng tối đa không quá 3.000.000 đồng/hộ.
Điều 8. Nguồn vốn, thủ tục triển khai
Nguồn vốn thực hiện Dự án này từ nguồn vốn Chương trình 135 do ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh và các nguồn vốn lồng ghép khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Vốn sự nghiệp hỗ trợ thực hiện các nội dung tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Quy định này.
Thủ tục triển khai gồm kế hoạch và dự toán chi tiết do chủ đầu tư lập, được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ hoạt động của Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, địa bàn và đạt hiệu quả sử dụng vốn. Giao cho Ủy ban nhân dân xã làm chủ đầu tư thực hiện dự án, trường hợp do năng lực cán bộ xã không đảm đương được thì Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp làm chủ đầu tư. Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra giám sát thực hiện dự án trên địa bàn huyện.
3. Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện và nhân dân trong xã về toàn bộ hoạt động của Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn.
4. Các nội dung khác không nêu tại Quy định này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15 tháng 01 năm 2007 và Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15 tháng 01 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010.
5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra, giám sát theo dõi việc thực hiện Quy định này. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tham mưu đề xuất ý kiến, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, kiến nghị, giải quyết những nội dung thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành Trung ương./.
- 1 Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2 Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1 Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho các xã, các ấp đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2 Nghị quyết 87/2014/NQ-HĐND quy định định mức hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 – 2015
- 3 Nghị quyết 15/2009/NQ-HĐND thông qua định mức hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa IX, kỳ họp thứ 13 ban hành
- 4 Quyết định 22/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý đầu tư, thực hiện các dự án Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 5 Thông tư 79/2007/TT-BNN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BNN hưóng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 50/2007/TTLT-BTC-BNN- BTS sửa đổi Thông tư 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 7 Thông tư 01/2007/TT-BNN hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Thông tư liên tịch 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban Dân tộc - Bộ kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 9 Thông tư liên tịch 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triễn nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 10 Quyết định 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết 15/2009/NQ-HĐND thông qua định mức hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa IX, kỳ họp thứ 13 ban hành
- 2 Quyết định 22/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý đầu tư, thực hiện các dự án Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 3 Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 4 Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 5 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6 Nghị quyết 87/2014/NQ-HĐND quy định định mức hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 – 2015
- 7 Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho các xã, các ấp đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh