ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2019/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 19 tháng 9 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa Quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1036/TTr-SCT ngày 08/8/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:
(Có Quy định, đính kèm)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 và thay thế Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 36/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quyết định này quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; bột, tinh bột; bánh, mứt, kẹo thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương.
b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương.
c) Các tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý và phân cấp quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương
1. Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã.
2. Phân cấp quản lý gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp.
3. Đảm bảo nguyên tắc một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
4. Đảm bảo việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ thực phẩm.
5. Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành Công Thương.
6. Hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương phải bảo đảm không chồng chéo giữa các cơ quan trong tỉnh, giữa cấp tỉnh và địa phương. Trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thì thực hiện như sau:
a) Kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm ngành Công Thương của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên.
b) Kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.
Chương II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG
Điều 3. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoặc đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành Công Thương đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị khác có liên quan.
8. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức, ý thức về chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm cho phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, phòng Kinh tế thành phố.
9. Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.
Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn, bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
b) Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ bao gồm cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong các chợ (trừ chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản) thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
3. Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương.
4. Chỉ đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, phòng Kinh tế thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn.
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên phạm vi địa bàn.
1. Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm xã, phường, thị trấn.
2. Thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương.
3. Phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của ngành Công Thương trên địa bàn.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đột xuất, định kỳ quý, 6 tháng, hàng năm tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương về Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Công Thương chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện quy định này. Định kỳ, đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương về công tác quản lý an toàn thực phẩm ngành.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện Quy định này và triển khai đến Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đột xuất, định kỳ quý, 6 tháng, hàng năm tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm của ngành Công Thương về Sở Công Thương.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, UBND các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phản ánh bằng văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 48/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 2 Quyết định 48/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1 Quyết định 23/2019/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Quyết định 18/2019/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 4 Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 5 Quyết định 21/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6 Quyết định 25/2019/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 7 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương
- 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 10 Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liểu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 14 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 1 Quyết định 48/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 2 Quyết định 21/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3 Quyết định 25/2019/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4 Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 5 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 6 Quyết định 23/2019/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7 Quyết định 18/2019/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn