ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2020/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 14 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận phường đạt văn minh đô thị, thị trấn đạt văn minh đô thị;
Thực hiện Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 334 /TTr-SNV ngày 16 tháng 11 năm 2020 và Văn bản số 2515/SNV-XDCQ&CTTN ngày 04 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2020 và thay thế Quyết định số 76/2004/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn đánh giá, phân loại chất lượng chính quyền cơ sở.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2020/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum (gọi chung là chính quyền địa phương ở cấp xã).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Chính quyền địa phương ở cấp xã gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thẩm định, đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Mục đích đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở cấp xã
1. Việc đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở cấp xã nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và tăng cường công tác quản lý nhà nước ở cơ sở; chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật công vụ; đánh giá đúng thực chất hoạt động của Chính quyền cơ sở trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
2. Thông qua đánh giá, xếp loại khẳng định những mặt ưu điểm, những mặt còn hạn chế, yếu kém, qua đó phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh ở xã, phường, thị trấn. Đồng thời làm cơ sở để giúp cho các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng hoạch định cơ chế, chính sách góp phần xây dựng, củng cố chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh.
3. Kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở cấp xã là tiêu chí để bình xét thi đua - khen thưởng và đánh giá, xếp loại đối với các tập thể, cán bộ, công chức cuối năm.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện đánh giá, xếp loại
1. Việc tiến hành đánh giá, xếp loại phải dựa trên kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở cấp xã theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và trên cơ sở các tiêu chuẩn tại Quy định này; đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, toàn diện, dân chủ, công khai, minh bạch, phản ánh đúng tình hình thực tế.
2. Việc đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở cấp xã là công việc quan trọng được tiến hành hằng năm tạo động lực thi đua xây dựng chính quyền địa phương ở cấp xã trong sạch, vững mạnh.
Điều 4. Nội dung các tiêu chuẩn và cách tính điểm đánh giá chính quyền địa phương ở cấp xã
Việc đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở cấp xã được tính bằng thang điểm 100 cho các nội dung theo 5 tiêu chuẩn, cụ thể như sau:
TT | Tiêu chuẩn | Điểm tối đa | Ghi chú |
I | Tiêu chuẩn số 1: Tổ chức và hoạt động của chính quyền ở cấp xã | 20 |
|
1 | Hoạt động của Hội đồng nhân dân | 10 |
|
1.1 | Ban hành các Nghị quyết sát với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương; thực hiện đúng quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định; nghị quyết ban hành phù hợp với quy định của pháp luật | 4 |
|
1.2 | Chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo đúng quy định của luật (đảm bảo về thời gian và nội dung, chất lượng kỳ họp); đại biểu tham dự đầy đủ các kỳ họp hoặc không tham dự nhưng có lý do chính đáng | 2 |
|
1.3 | Có xây dựng chương trình giám sát và thực hiện tốt chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân trong mọi lĩnh vực của địa phương | 2 |
|
1.4 | Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tham gia tiếp xúc cử tri theo quy định | 2 |
|
2 | Hoạt động của Ủy ban nhân dân | 10 |
|
2.1 | Thực hiện đầy đủ chế độ họp thường kỳ theo đúng quy định | 1 |
|
2.2 | Thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. | 2 |
|
2.3 | Xây dựng và tổ chức thực hiện đảm bảo các chương trình công tác theo kế hoạch | 2 |
|
2.4 | Thực hiện việc tổ chức đối thoại với nhân dân ít nhất một năm một lần | 1 |
|
2.5 | Quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật | 1 |
|
2.6 | Giải quyết kịp thời, đúng quy định đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; không có vụ khiếu nại tập thể vượt cấp, không có đơn, thư tồn đọng | 1 |
|
2.7 | Thực hiện cơ chế “một cửa” “một cửa liên thông” có hiệu quả, hàng năm giải quyết hồ sơ của các tổ chức và công dân đạt 100% | 1 |
|
2.8 | Thực hiện hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ kịp thời đảm bảo 100% | 1 |
|
II. | Tiêu chuẩn số 2: Về thực hiện chức năng, nhiệm vụ | 35 |
|
1 | Về kinh tế | 10 |
|
1.1 | Hoàn thành 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế hằng năm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và của cấp trên giao theo kế hoạch | 2 |
|
1.2 | Hoàn thành 100% chỉ tiêu thu ngân sách được cấp có thẩm quyền giao trong năm và thực hiện minh bạch, rõ ràng trong thu, chi ngân sách theo quy định | 2 |
|
1.3 | Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai, khoáng sản không để tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân | 2 |
|
1.4 | Khai thác sử dụng và bảo vệ tốt các công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học... trên địa bàn | 1 |
|
1.5 | Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Không để ra tình trạng cháy nổ, dịch bệnh trên địa bàn | 1 |
|
1.6 | Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt việc cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, công tác giải phóng mặt bằng tại địa phương | 1 |
|
1.7 | Tổ chức quản lý tốt mốc giới, bản đồ địa giới hành chính; không để các tranh chấp địa giới hành chính xảy ra | 1 |
|
2 | Về giáo dục, văn hóa - xã hội, y tế | 10 |
|
2.1 | Xây dựng kế hoạch và phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương | 1 |
|
2.2 | Trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch | 1 |
|
2.3 | Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, trung cấp,..) đạt chỉ tiêu theo kế hoạch | 1 |
|
2.4 | Xây dựng nếp sống văn minh và thực hiện tốt các quy ước, hương ước, thực hiện đạt chỉ tiêu về gia đình văn hóa; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu ở địa phương | 1 |
|
2.5 | Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống, giữ gìn và phát huy các hoạt động mang bản sắc văn hóa dân tộc vào các dịp lễ của dân tộc | 1 |
|
2.6 | Xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người và gia đình có công với nước | 1 |
|
2.7 | Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình; làm tốt công tác bình đẳng giới, không để xảy ra bạo lực gia đình trên địa bàn | 1 |
|
2.8 | Thực hiện tốt chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương | 1 |
|
2.9 | - Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đạt chuẩn quy định. | 1 |
|
2.10 | Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế | 1 |
|
3 | Về đảm bảo An ninh quốc phòng- trật tự xã hội | 10 |
|
3.1 | Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân; hoàn thành chỉ tiêu bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của pháp luật | 1 |
|
3.2 | Xây dựng kế hoạch công tác quốc phòng, quân sự địa phương; thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra trọng án, đặc biệt đối với các xã biên giới phải làm tốt công tác giữ vững chủ quyền | 2 |
|
3.3 | Thực hiện tốt công tác huấn luyện và diễn tập đảm bảo các yêu cầu về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên theo quy định, đảm bảo trực sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra | 2 |
|
3.4 | Tổ chức tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu được giao đảm bảo chất lượng | 1 |
|
3.5 | Thực hiện tốt công tác quản lý hành chính về an ninh trật tự, quản lý hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng | 2 |
|
3.6 | Quản lý tốt các hoạt động tín ngưỡng , tôn giáo không để xảy ra tình trạng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây chia rẽ, mất đoàn kết, kích động, bạo loạn về an ninh, trật tự trên địa bàn | 1 |
|
3.7 | Không để tình trạng truyền đạo trái phép xẩy ra trên địa bàn | 1 |
|
4 | Xây dựng nông thôn mới; xây dựng "phường đạt văn minh đô thị"; " thị trấn đạt văn minh đô thị" | 5 |
|
4.1 | Tổ chức thực hiện hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo Kế hoạch; đối với các xã đã được công nhận nông thôn mới thực hiện việc duy trì các tiêu chí theo quy định (áp dụng đối đối với xã) | 5 |
|
4.2 | Tổ chức thực hiện và hoàn thành việc xây dựng "phường đạt văn minh đô thị"; "thị trấn đạt văn minh đô thị" theo kế hoạch (áp dụng đối với phường, thị trấn) | 5 |
|
III | Tiêu chuẩn số 3: Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị | 20 |
|
1 | Quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội | 10 |
|
1.1 | Chính quyền địa phương tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội động viên Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương | 2 |
|
1.2 | Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội cùng cấp | 3 |
|
1.3 | Xây dựng các quy chế phối hợp công tác giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với ủy ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp, các đoàn thể quần chúng và thực hiện tốt quy chế đó | 2 |
|
1.4 | Thực hiện tốt việc lắng nghe, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương | 3 |
|
2 | Củng cố đội ngũ cán bộ, công chức | 10 |
|
2.1 | Làm tốt công tác quy hoạch, có kế hoạch bồi dưỡng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức | 3 |
|
2.2 | 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định | 4 |
|
2.3 | Đánh giá cán bộ, công chức đúng quy trình, thời gian quy định.100% cán bộ, công chức đạt từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên | 3 |
|
IV | Tiêu chuẩn số 4: Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn | 10 |
|
1 | Chỉ đạo Thôn, Tổ dân phố vận động, tổ chức nhân dân tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội. Phối hợp với Ban thanh tra nhân dân tổ chức hoạt động có chất lượng, hiệu quả | 2 |
|
2 | Hoạt động của Ban chỉ đạo được thường xuyên: Họp định kỳ, xây dựng chương trình hoạt động, tham mưu kịp thời cho cấp ủy Đảng và chính quyền trong việc tổ chức sơ kết, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp trên, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và thực hiện. | 2 |
|
3 | Thực hiện công khai đầy đủ 11/11 nội dung cần công khai theo quy định | 3 |
|
4 | Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại địa phương (chấm điểm theo khung tiêu chí quy) | 3 |
|
4.1 | Kết quả xếp loại tốt | 3 |
|
4.2 | Kết quả xếp loại khá | 2 |
|
4.3 | Kết quả xếp loại trung bình | 1 |
|
4.4 | Kết quả xếp loại yếu | 0 |
|
V | Tiêu chuẩn số 5: Kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính | 15 |
|
1 | Kết quả xếp loại xuất sắc: | 15 |
|
2 | Kết quả xếp loại tốt | 10 |
|
3 | Kết quả xếp loại khá | 5 |
|
4 | Kết quả xếp loại trung bình | 2 |
|
5 | Kết quả xếp loại yếu | 0 |
|
Điều 5. Cách tính điểm (từ tiêu chuẩn số 1 đến tiêu chuẩn số 4)
1. Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định thì đạt điểm tối đa theo thang điểm quy định.
2. Triển khai thực hiện nhưng còn hạn chế thì điểm số được tính bằng 50% theo thang điểm quy định.
3. Không triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định không tính điểm (điểm bằng 0 điểm).
4. Căn cứ để tham khảo tính điểm: Các báo cáo, số liệu, tài liệu có liên quan và qua kiểm tra thực tế (nếu cần thiết).
Điều 6. Xếp loại chính quyền địa phương ở cấp xã
Căn cứ tổng số điểm và các điều kiện đạt được, chính quyền địa phương ở cấp xã được phân thành 4 loại như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Đạt tổng số từ 90 điểm trở lên; đồng thời phải đảm bảo các điều kiện: 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định và 100% cán bộ, công chức được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành nhiệm vụ trở lên”, trong đó có từ 80% được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
Trường hợp không đảm bảo các điều kiện về tỷ lệ đánh giá, xếp loại cán bộ công chức và tỷ lệ đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nêu trên thì bị hạ một bậc xếp loại.
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Đạt tổng số từ 70 điểm đến dưới 90 điểm, trong đó phải đảm bảo thêm điều kiện: 100% cán bộ, công chức được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành nhiệm vụ trở lên”, trong đó có từ 50% được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
Trường hợp không đảm bảo điều kiện về tỷ lệ đánh giá, xếp loại đối với cán bộ công chức nêu trên thì bị hạ một bậc xếp loại.
3. Hoàn thành nhiệm vụ: Đạt tổng số từ 50 điểm đến dưới 70 điểm, trong đó phải đảm bảo thêm điều kiện: 80% cán bộ, công chức được xếp loại ở mức “Hoàn thành nhiệm vụ trở lên”. Tập thể Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn không bị xử lý kỷ luật (trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật nhưng tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
Trường hợp không đảm bảo các điều kiện về tỷ lệ đánh giá, xếp loại đối với cán bộ công chức nêu trên thì bị hạ một bậc xếp loại.
4. Không hoàn thành nhiệm vụ: Đạt tổng số điểm dưới 50 điểm.
5. Hạ cấp độ xếp loại chính quyền địa phương xuống một bậc (trừ chính quyền địa phương bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ) đối với chính quyền địa phương vi phạm (cấp có thẩm quyền kết luận bằng văn bản) một trong các nội dung sau:
a) Nội bộ mất đoàn kết;
b) Vi phạm quy chế dân chủ, để xảy ra điểm nóng trên địa bàn;
c) Có cán bộ, công chức vi phạm pháp luật hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự;
d) Đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng, lãng phí.
HỒ SƠ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở CẤP XÃ
Điều 7. Lập hồ sơ đề nghị đánh giá, xếp loại
1. Tháng 11 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp để đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở cấp xã; thành phần bao gồm: Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội cấp xã và thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
a) Tờ trình đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc xếp loại;
b) Biên bản và kết quả chấm điểm tại cuộc họp theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Chậm nhất ngày 15 tháng 12 hàng năm, Hội đồng Thẩm định Ủy ban nhân dân cấp huyện họp đánh giá, xếp loại chính quyền cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Thư ký Hội đồng: Trưởng phòng Nội vụ;
c) Các thành viên Hội đồng gồm: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trưởng các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trưởng Công an cấp huyện; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện;
d) Mời đại diện các tổ chức sau tham dự thành viên Hội đồng thẩm định: Thường trực Huyện ủy, thành ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện và các đoàn thể cùng cấp.
2. Chậm nhất 20 tháng 12 hằng năm Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định đánh giá, xếp loại đối với quyền địa phương ở cấp xã trên địa bàn huyện (trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định cấp huyện) và công khai kết quả xếp loại để nhân dân trên địa bàn biết.
3. Chậm nhất ngày 31 tháng 12 hằng năm Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
Điều 9. Khen thưởng và kỷ luật
1. Khen thưởng
a) Hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ kết quả xếp loại chính quyền cấp xã, Quyết định khen thưởng những đơn vị đạt loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
b) Những đơn vị 03 năm liền đạt loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập thủ tục đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng theo quy định.
2. Kỷ luật
Chính quyền cấp xã xếp loại chưa hoàn thành nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ mức độ vi phạm tiến hành thực hiện việc kiểm điểm đối với tổ chức và xử lý kỷ luật cá nhân có liên quan; đồng thời yêu cầu tổ chức vi phạm xây dựng kế hoạch để khắc phục những hạn chế, yếu kém.
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã: phối hợp, chỉ đạo tổ chức triển khai việc đánh giá và lập hồ sơ đánh giá, xếp loại trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Nội vụ) đảm bảo thời gian theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Căn cứ nội dung các tiêu chuẩn và cách tính điểm đánh giá chính quyền địa phương ở cấp xã tại Điều 4 Quy định này, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện.
b) Theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo kịp thời việc thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
3. Sở Nội vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đánh giá, xếp loại chính quyền địa phương ở cấp xã trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo đúng quy định./.