Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 360/QĐ-UBND

Rạch Giá, ngày 03 tháng 02 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Kiên Giang;
Xét Đề án số 34/ĐA-GTVT ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Sở Giao thông vận tải và Tờ trình số 10/TTr-SNV ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Sở Nội vụ, về việc đề nghị phê duyệt Đề án sửa đổi, bổ sung thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Giao thông vận tải, tỉnh Kiên Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án số 34/ĐA-GTVT ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Sở Giao thông vận tải, về việc sửa đổi, bổ sung thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Giao thông vận tải, tỉnh Kiên Giang (kèm theo Đề án).

Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Đề án đã được phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Bùi Ngọc Sương

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/ĐA-GTVT

Rạch Giá, ngày 15 tháng 6 năm 2009

 

ĐỀ ÁN

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH KIÊN GIANG

PHẦN I

CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI SỞ THỜI GIAN QUA

1. Căn cứ pháp lý

Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;

Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Kiên Giang;

Thực hiện Quyết định số 957/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giao thông vận tải.

2. Tình hình cải cách thủ tục hành chính thời gian qua

Đề án cải cách thủ tục hành chính thời gian qua được áp dụng cho những lĩnh vực sau: Cấp, đổi giấy phép lái xe, bằng thuyền trưởng máy trưởng, đăng ký biển số xe máy thi công, đăng ký hành chính phương tiện thủy nội địa. Cấp giấy phép lưu hành đặc biệt và cấp phép đặt ống vượt qua đường bộ.

Các lĩnh vực khác được thực hiện theo các quy định quản lý hiện hành của ngành đảm bảo đúng theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính.

Tổ chức bộ máy Sở Giao thông vận tải gồm: Giám đốc, 03 phó giám đốc, 05 phòng chuyên môn và 07 đơn vị sự nghiệp trực thuộc bao gồm:

- Văn phòng;

- Thanh tra;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;

- Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái;

- Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông;

- Cảng Hòn Chông;

- Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới;

- Đoạn Quản lý giao thông thủy bộ;

- Xí nghiệp phà Tắc Cậu- Xẻo Rô;

- Xí nghiệp Bến xe - Tàu;

- Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành giao thông;

- Cảng vụ đường thủy nội địa.

Tổng số biên chế được giao năm 2009 là 94 biên chế hành chính, 02 công chức dự bị, 100 biên chế sự nghiệp và 15 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP.

3. Sự cần thiết

Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính là nội dung quan trọng trong chương trình tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Do đó thực hiện công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý giao thông vận tải là yêu cầu cấp thiết đáp ứng sự phát triển trong thời gian tới.

Do nhiệm vụ ngày càng tănglên, số lượng cán bộ công chức không tăng do đó yêu cầu phải sắp xếp lại quy trình phương pháp giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ yêu cầu của tổ chức cá nhân, mặt khác do giải quyết thủ tục hành chính theo Đề án cũ phải đến hai phòng không phù hợp với Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

Từ thực trạng nêu trên đòi hỏi phải tiến hành bổ sung Đề án cải cách thủ tục hành chính nhằm:

- Tổ chức bộ máy phục vụ công tác tiếp nhận và trả kết quả đúng pháp luật, công khai minh bạch phục vụ tốt cho tổ chức và cá nhân đến làm các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải;

- Thu gọn đầu mối quan hệ giao dịch tiếp xúc với công dân, tăng cường trách nhiệm cá nhân, bộ phận chuyên môn trong tiếp nhận và trả kết quả tại đơn vị;

- Phân công trách nhiệm rõ ràng cụ thể, nâng cao ý thức trách nhiệm của tập thể cá nhân trong công tác được giao đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nhân dân.

PHẦN II

PHƯƠNG ÁN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Mục đích, yêu cầu:

Công khai các loại thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tạo điều kiện thuận tiện cho tổ chức cá nhân đến liên hệ làm các thủ tục hành chính. Đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn trong việc giải quyết các hồ sơ thủ tục tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được kịp thời đúng quy định.

Tổ chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến lĩnh vực giao thông tại đầu mối, tránh phiền hà cho cá nhân, tổ chức đến liên hệ được nhanh chóng thuận lợi, tạo sự hài lòng cho nhân dân, tổ chức.

Công tác tiếp nhận và trả kết quả đòi hỏi phải bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ, có kiến thức vững vàng và đạo đức phẩm chất, tinh thần trách nhiệm trong công tác được phân công

2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa:

Thủ tục hành chính phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và phải đúng theo quy định của pháp luật.

Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, thời gian giải quyết từng thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.

Đảm bảo việc tiếp nhận và trả kết quả nhanh chóng, thuận tiện, đúng quy định của pháp luật.

Phối hợp với các bộ phận trong nội bộ cơ quan thực hiện tốt quá trình luân chuyển hồ sơ đảm thời gian giao trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đúng theo quy định.

3. Lĩnh vực thực hiện:

Trong lĩnh vực giao thông theo quy định đơn vị cấp tỉnh thực hiện thủ tục trên 02 lĩnh vực với 83 thủ tục hành chính có liên quan bao gồm: 46 thủ tục thuộc lĩnh vực đường bộ và 37 thủ tục thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa, Trong phạm vi Đề án thực hiện 83 thủ tục hành chính như sau:

Lĩnh vực đường bộ: 46 thủ tục hành chính.

Lĩnh vực đường thủy nội địa: 37 thủ tục hành chính.

4. Tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

a) Tên gọi: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) Cơ cấu tổ chức:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gồm 03 công chức, Tổ trưởng do Phó Chánh văn phòng kiêm nhiệm, cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng.

c) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, được bố trí phòng làm việc riêng có đầy đủ bàn ghế và các phương tiện cần thiết phục vụ công việc và tiếp các tổ chức, cá nhân đến liên hệ làm các thủ tục hành chính, các loại hồ sơ biểu mẫu, hồ sơ, thủ tục, thời gian và quy trình giải quyết được công khai tại nơi đây.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền được quy định theo cơ chế một cửa. Có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích, kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và vào sổ, ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả. Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến các bộ phận chuyên môn xử lý, theo dõi và nhận kết quả từ các bộ phận chuyên môn và trả kết quả cho tổ chức công dân.

- Công khai các quy trình hồ sơ thủ tục, thời gian giải quyết và mức thu phí, lệ phí (nếu có) cho các phòng, bộ phận thụ lý giải quyết, niêm yết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tổ chức, cá nhân biết và làm theo hướng dẫn đồng thời giám sát quá trình thực hiện.

- Tổ chức tiếp nhận và hướng dẫn tổ chức công dân đến liên hệ làm các thủ tục hành chính thuộc ngành giao thông.

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định).

+ Sáng từ: 7giờ 30 đến 10giờ 30;

+ Chiều từ: 13giờ 30 đến 16giờ 30.

Thời gian làm việc còn lại hàng ngày bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao nhận hồ sơ, kết quả với các phòng chuyên môn.

d. Mối quan hệ giữa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng ban chuyên môn:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm báo cáo với Tổ trưởng những khó khăn vướng mắc trong giao tiếp và công việc giải quyết các thủ tục hàng ngày có liên quan đến tổ chức, cá nhân cũng như việc phối hợp giải quyết công việc trong nội bộ các phòng chuyên môn, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc giúp cho Tổ trưởng báo cáo Lãnh đạo kịp thời.

Trưởng các phòng chuyên môn có trách nhiệm chỉ đạo đôn đốc cán bộ được phân công tiếp nhận các thủ tục do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến xử lý, trình Lãnh đạo ký và giao trả kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kịp thời để giao trả cho tổ chức, cá nhân đúng thời gian ghi trên phiếu hẹn.

PHẦN III

QUY ĐỊNH, THỦ TỤC THỜI GIAN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

I . Đường bộ

1. Cấp Giấy phép lái xe cho người dự sát hạch lái xe lần đầu

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2, C;

- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính

d) Phí:

- Đối với hạng A1, A2, A3, A4:

+ Sát hạch lý thuyết: 30.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 40.000 đồng/lần.

- Đối với hạng B1, B2, C, D, E, F:

+ Sát hạch lý thuyết: 70.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 230.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông: 50.000đ/lần.

- Cấp mới giấy phép lái xe cơ giới: 30.000đ/lần cấp.

2. Cấp Giấy phép lái xe cho người dự sát hạch nâng hạng Giấy phép lái xe lên hạng B2, C, D, E và các hạng F:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nâng hạng;

- Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp;

- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch.

- Xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc bản khai có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nếu là chủ xe (hoặc xe của hộ gia đình) về thời gian và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về việc xác nhận; cá nhân chịu trách nhiệm về cam kết trước pháp luật;

- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở có công chứng hoặc chứng thực đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Đối với hạng A1, A2, A3, A4:

+ Sát hạch lý thuyết: 30.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 40.000 đồng/lần.

- Đối với hạng B1, B2, C, D, E, F:

+ Sát hạch lý thuyết: 70.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 230.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông: 50.000đ/lần.

- Cấp mới giấy phép lái xe cơ giới: 30.000đ/lần cấp.

3. Cấp Giấy phép lái xe cho người có giấy phép lái xe còn hạn sử dụng nhưng không còn hồ sơ gốc.

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin đổi giấy phép lái xe.

- Tờ khai nguyên nhân mất hồ sơ gốc được cơ quan công an cấp xã xác nhận.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân.

- Giấy chứng nhận sức khỏe.

- 03 ảnh màu cỡ 3x4 kiểu giấy chứng minh nhân dân.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

- Cấp mới giấy phép lái xe cơ giới: 30.000đ/lần cấp.

4. Cấp Giấy phép lái xe cho người dự sát hạch do Giấy phép lái xe quá hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Giấy phép lái xe.

- Hồ sơ gốc.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

- Đối với hạng A1, A2, A3, A4:

+ Sát hạch lý thuyết: 30.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 40.000 đồng/lần.

- Đối với hạng B1, B2, C, D, E, F:

+ Sát hạch lý thuyết: 70.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 230.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông: 50.000đ/lần.

- Cấp mới giấy phép lái xe cơ giới: 30.000đ/lần cấp.

5. Cấp Giấy phép lái xe cho người dự sát hạch do Giấy phép lái xe quá hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên, không còn hồ sơ gốc:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Giấy phép lái xe.

- Đơn trình báo mất hồ sơ gốc có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

- Đối với hạng A1, A2, A3, A4:

+ Sát hạch lý thuyết: 30.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 40.000 đồng/lần.

- Đối với hạng B1, B2, C, D, E, F:

+ Sát hạch lý thuyết: 70.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 230.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông: 50.000đ/lần.

- Cấp mới giấy phép lái xe cơ giới: 30.000đ/lần cấp.

6. Cấp Giấy phép lái xe cho người dự sát hạch do mất Giấy phép lái xe, còn hạn sử dụng (trừ những trường hợp bị mất do thiên tai như bão lụt, động đất hoặc hỏa hoạn, có xác nhận của chính quyền địa phương; bị cướp, trấn lột, mất trộm có xác nhận rõ vụ việc của cơ quan công an), còn hồ sơ gốc:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Hồ sơ gốc.

- Đơn trình báo mất Giấy phép lái xe có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

- Đối với hạng A1, A2, A3, A4:

+ Sát hạch lý thuyết: 30.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 40.000 đồng/lần.

- Đối với hạng B1, B2, C, D, E, F:

+ Sát hạch lý thuyết: 70.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 230.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông: 50.000đ/lần.

- Cấp mới giấy phép lái xe cơ giới: 30.000đ/lần cấp.

7. Cấp Giấy phép lái xe cho người dự sát hạch do mất Giấy phép lái xe quá hạn sử dụng, còn hồ sơ gốc:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Đơn trình báo mất Giấy phép lái xe có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

- Đối với hạng A1, A2, A3, A4:

+ Sát hạch lý thuyết: 30.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 40.000 đồng/lần.

- Đối với hạng B1, B2, C, D, E, F:

+ Sát hạch lý thuyết: 70.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trong hình: 230.000đ/lần.

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông: 50.000đ/lần.

- Cấp mới giấy phép lái xe cơ giới: 30.000đ/lần cấp.

8. Cấp đổi giấy phép lái xe (Đổi GPLX nước ngoài cấp cho người Việt Nam):

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi GPLX (theo mẫu phụ lục 2).

- Bản photocopy GPLX nước ngoài.

- Bản dịch GPLX nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng nhà nước và đóng dấu giáp lai với bản photocopy GPLX.

- Hai ảnh màu 3x4 cm

- Giấy chứng nhận khám sức khỏe

- Khi nộp hồ sơ thủ tục đổi GPLX, phải xuất trình hộ chiếu và GPLX nước ngoài để đối chiếu hồ sơ.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Cấp đổi GPLX là 30.000đ/ GPLX.

+ Sát hạch lại ôtô là 70.000đ.

+ Sát hạch lại môtô là 30.000đ.

9. Cấp đổi giấy phép lái xe (Đổi GPLX người Việt Nam học tập, cư trú hoặc làm việc ở nước ngoài được người nước ngoài cấp GPLX. Khi trở về nước để cư trú):

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi GPLX (theo mẫu phụ lục 2).

- Bản phototcopy hộ chiếu và thị thực nhập cảnh về Việt Nam.

- Bản dịch GPLX nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng nhà nước và đóng dấu giáp lai với bản photocopy GPLX nước ngoài.

- Giấy chứng nhận khám sức khoẻ.

- 03 ảnh màu 2x3 cm.

- Khi nộp hồ sơ đổi GPLX phải xuất trình hộ chiếu, GPLX nước ngoài cấp để đối chiếu.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Cấp đổi GPLX là 30.000đ/ GPLX.

+ Sát hạch lại ôtô là 70.000đ.

+ Sát hạch lại môtô là 30.000đ.

10. Đổi giấy phép lái xe (đổi GPLX do ngành GTVT cấp):

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi GPLX (theo mẫu tại phụ lục 2).

- Hồ sơ gốc của GPLX (biên bản tổng hợp kết quả và chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp).

- Giấy chứng nhận khám sức khỏe

- Bản photocopy GPLX sắp hết hạn.

- 03 ảnh màu 3x4 cm.

Khi nộp hồ sơ đổi GPLX, người nộp xuất trình GPLX, giấy CMND để đối chiếu.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Cấp đổi GPLX là 30.000đ/ GPLX.

+ Sát hạch lại ôtô là 70.000đ.

+Sát hạch lại môtô là 30.000đ.

11. Cấp đổi giấy phép lái xe (đổi GPLX quân sự do Bộ Quốc Phòng cấp cho quân nhân):

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi GPLX (theo mẫu phụ lục 2)

- Quyết định ra quân trong thời hạn không quá 6 tháng tính từ ngày thủ trưởng cấp trung đoàn trở lên ký.

- Giấy chứng nhận khám sức khỏe.

- Giấy phép lái xe quân sự còn giá trị sử dụng (bản gốc)

- Giấy giới thiệu của Cục quản lý xe máy hoặc chủ nhiệm ngành xe máy cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương.

- 02 ảnh màu 3x4 cm.

- Khi nộp hồ sơ đổi GPLX phải xuất trình, hộ khẩu hoặc CMND để đối chiếu.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Cấp đổi GPLX là 30.000đ/GPLX.

+ Sát hạch lại ôtô là 70.000đ.

+ Sát hạch lại môtô là 30.000đ.

12. Đổi giấy phép lái xe (đổi GPLX do ngành công an cấp. Sau ngày 31/07/1995):

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi GPLX (theo mẫu tại phụ lục 2).

- Quyết định chuyển ngành hoặc quyết định thôi việc của cấp có thẩm quyền ký.

- Giấy chứng nhận khám sức khỏe.

- GPLX của ngành công an cấp (bản gốc)

- Giấy giới thiệu của cơ quan cấp GPLX của ngành Công an.

- 03 ảnh màu 3x4 cm.

- Khi đến nộp hồ sơ đổi GPLX phải xuất trình giấy CMND hoặc hộ khẩu để đối chiếu.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Cấp đổi GPLX là 30.000đ/GPLX.

+ Sát hạch lại ôtô là 70.000đ.

+ Sát hạch lại môtô là 30.000đ.

13. Cấp đổi giấy phép lái xe (đổi GPLX của người nước ngoài cấp cho người nước ngoài):

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi GPLX (theo mẫu phụ lục 2).

- Bản photocoppy GPLX người nước ngoài.

- Bản dịch GPLX người nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng nhà nước và đóng dấu giáp lai với bản photocopy GPLX.

- Bản photocopy hộ chiếu và thị thực.

- Giấy chứng nhận khám sức khỏe.

- 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm.

- Khi nộp hồ sở thủ tục đổi GPLX phải xuất trình GPLX nước ngoài và hộ chiếu.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Cấp đổi GPLX là 30.000đ/GPLX.

+ Sát hạch lại ôtô là 70.000đ.

+ Sát hạch lại môtô là 30.000đ.

14. Di chuyển giấy phép lái xe:

a) Hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị di chuyển quản lý giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

b) Thời gian giải quyết: 5 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

15. Cấp Đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng đăng ký lần đầu:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu);

- Tờ khai hải quan (theo mẫu của Tổng cục Hải quan đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu) hoặc Phiếu chứng nhận xuất xưởng đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước;

- Hóa đơn tài chính.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

Cấp mới kèm theo biển số: 150.000 đồng lần/phương tiện .

16. Cấp Đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng đang sử dụng không có hồ sơ gốc hoặc hồ sơ gốc không đầy đủ:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu);

- Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung liên quan đến quyền sở hữu xe máy chuyên dùng của chủ sở hữu (theo mẫu);

- Bản sao chứng chỉ kiểm định.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

Cấp mới kèm theo biển số: 150.000 đồng lần/phương tiện.

17. Cấp lại Đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng chuyển quyền sở hữu:

a) Hồ sơ gồm:

* Trường hợp chuyển quyền sở hữu trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu);

- Hóa đơn tài chính, hoặc Hợp đồng mua bán, hoặc Giấy chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

* Trường hợp chuyển quyền sở hữu khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu);

- Hóa đơn tài chính, hoặc Hợp đồng mua bán, hoặc Giấy chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

- Hồ sơ cấp đăng ký, biển số lần đầu;

- Phiếu sang tên, di chuyển (theo mẫu)

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: : 30.000 đồng lần/phương tiện.

18. Cấp lại Đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng bị hỏng, bị mất:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoặc biển số bị mất (theo mẫu);

- Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung liên quan đến quyền sở hữu xe máy chuyên dùng của chủ sở hữu (theo mẫu).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số: 30.000 đồng lần/phương tiện;

Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký kèm theo biển số: 150.000 đồng lần/phương tiện.

19. Cấp lại Đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng tạm thời:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai cấp đăng ký, biển số tạm thời (theo mẫu);

- Tờ khai hải quan hoặc Hóa đơn tài chính hoặc Phiếu xuất xưởng.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 50.000 đồng lần/phương tiện

20. Di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu);

- Hóa đơn tài chính, hoặc Hợp đồng mua bán, hoặc Giấy chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

- Hồ sơ cấp đăng ký, biển số lần đầu;

- Phiếu sang tên, di chuyển (theo mẫu)

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 150.000 đồng lần/phương tiện.

21. Thẩm định và chấp thuận khai thác thử tuyến vận tải hành khách chưa có trong danh mục tuyến:

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký mở tuyến bằng ô tô theo tuyến cố định (theo mẫu);

- Phương án hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến (theo mẫu);

- Lịch trình chạy xe (theo mẫu kèm theo phương án hoạt động);

- Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có loại hình kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định;

+ Giấy đăng ký xe ô tô của những xe trong danh sách đăng ký. Đối với xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo giấy giới thiệu hợp tác xã, quyết định kết nạp xã viên theo quy định của pháp luật (bản phô tô có chứng thực), cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (bản phô tô có chứng thực);

+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của những xe trong danh sách đăng ký.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Phí: không

22. Công bố tuyến vận tải hành khách cố định sau thời gian khai thác thử:

a) Hồ sơ gồm:

Đề nghị công bố tuyến vận tải khách cố định bằng xe ô tô sau thời gian khai thác thử.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Phí: không

23. Thẩm định và chấp thuận doanh nghiệp khai thác thử các tuyến vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định nội tỉnh, tuyến vận tải khách cố định liền kề và các tuyến liên tỉnh dưới 1000km:

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký khai thác thử vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định

(theo mẫu);

- Phương án hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến (theo mẫu);

- Lịch trình chạy xe (theo mẫu kèm theo phương án hoạt động);

- Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có loại hình kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định;

+ Giấy đăng ký xe ô tô của những xe trong danh sách đăng ký. Đối với xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo giấy giới thiệu hợp tác xã, quyết định kết nạp xã viên theo quy định của pháp luật (bản phô tô có chứng thực), cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (bản phô tô có chứng thực);

+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của những xe trong danh sách đăng ký.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

24. Bổ sung xe thuộc doanh nghiệp vận tải vào tuyến cố định nội tỉnh, tuyến vận tải khách cố định liền kề và các tuyến liên tỉnh dưới 1000km đã được chấp thuận:

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy bổ sung xe khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định (theo mẫu);

- Phương án hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến (theo mẫu);

- Lịch trình chạy xe (theo mẫu kèm theo phương án hoạt động);

- Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy chấp thuận doanh nghiệp tham gia khai thác vận tải khách cố định bằng ô tô;

+ Giấy đăng ký xe ô tô của những xe trong danh sách đăng ký. Đối với xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo giấy giới thiệu hợp tác xã, quyết định kết nạp xã viên theo quy định của pháp luật (bản phô tô có chứng thực), cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (bản phô tô có chứng thực);

+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của những xe trong danh sách đăng ký.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

25. Chấp thuận đề nghị của doanh nghiệp ngừng khai thác tuyến hoặc ngừng từng xe khai thác trên tuyến cố định nội tỉnh, tuyến vận tải khách cố định liền kề và các tuyến liên tỉnh dưới 1000km đã được chấp thuận.

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị ngừng khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định - Giấy đề nghị phương tiện ngừng khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

26. Cấp Giấy phép liên vận Việt Nam – Lào đối với phương tiện vận tải phi thương mại là xe công vụ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào (theo mẫu);

- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào cho mỗi phương tiện (theo mẫu);

- Bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu:

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đề nghị cấp phép;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không

27. Cấp giấy phép liên vận Việt – Lào đối với phương tiện vận tải thương mại:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào (theo mẫu);

- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào cho mỗi phương tiện  (theo mẫu);

- Bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu:

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đề nghị cấp phép;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: mỗi giai đoạn 02 bộ

d) Phí: không

28. Cấp Giấy phép liên vận Việt Nam – Lào đối với phương tiện vận tải phi thương mại là xe cá nhân:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú (theo mẫu);

- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào cho mỗi phương tiện (theo mẫu);

- Bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu:

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đề nghị cấp phép;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

b) Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: mỗi giai đoạn 02 bộ

d) Phí: không

29. Cấp phù hiệu “xe hợp đồng”:

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị khai thác vận tải khách bằng ô tô theo hợp đồng (theo mẫu).

- Bản phô tô công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong đó có loại hình kinh doanh vận tải khách, vận tải bằng ô tô theo hợp đồng;

+ Giấy đăng ký ô tô những xe trong danh sách đăng ký;

+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giói đường bộ của những xe trong danh sách đăng ký.

* Đối với xe đã đăng ký khai thác tuyến cố định:

Hợp đồng vận chuyển khách có thời hạn được ký kết giữa doanh nghiệp với người thuê vận tải (trong hợp đồng cần ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, địa chỉ cụ thể nơi đi, nơi đến, số lượng khách và hành trình chạy xe).

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Phù hiệu là: 3.000đ/phù hiệu.

+ Sổ 100 trang là: 5.000đ/1 sổ.

+ Sổ 50 trang là: 4.000đ/1 sổ.

30. Cấp phù hiệu “xe TAXI”:

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi (bản phô tô có chứng thực hoặc bản phô tô có kèm theo bản chính để đối chiếu).

- Phương án hoạt động vận tải khách bằng taxi theo mẫu quy định;

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu cho xe taxi của doanh nghiệp kèm theo danh sách xe ô tô theo mẫu quy định.

- Bản phô tô Giấy đăng ký xe ô tô;

* Đối với xe ô tô đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo giấy giới thiệu của hợp tác xã, quyết định kết nạp xã viên theo quy định của pháp luật (bản phô tô có chứng thực), cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (bản phô tô có chứng thực).

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Phù hiệu là: 3.000đ/phù hiệu.

+ Sổ 100 trang là: 5.000đ/1 sổ.

+ Sổ 50 trang là: 4.000đ/1 sổ.

31. Cấp phù hiệu “xe vận chuyển khách du lịch”:

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị khai thác vận tải khách du lịch bằng ô tô (theo mẫu).

- Bản phô tô công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong đó có loại hình kinh doanh vận tải khách du lịch bằng ô tô;

+ Giấy đăng ký ô tô những xe trong danh sách đăng ký;

+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giói đường bộ của những xe trong danh sách đăng ký.

- Văn bản xác nhận đạt tiêu chuẩn xe vận chuyển khách du lịch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

+ Phù hiệu là: 3.000đ/ phù hiệu.

+ Sổ 100 trang là: 5.000đ/1 sổ.

+ Sổ 50 trang là: 4.000đ/1 sổ.

32. Đăng ký vận tải khách công cộng bằng xe buýt:

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký khai thác vận tải khách bằng xe buýt (theo mẫu);

- Phương án chạy xe (theo mẫu);

- Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có loại hình kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt;

+ Giấy đăng ký xe ô tô của những xe trong danh sách đăng ký.

+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của những xe trong danh sách đăng ký.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

33. Đăng ký vận tải khách công cộng bằng xe buýt (đăng ký bổ sung xe khai thác vận tải khách bằng ô tô buýt):

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký bổ sung xe khai thác vận tải khách bằng ô tô buýt (theo mẫu);

- Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Văn bản chấp thuận tham gia khai thác tuyến vận tải khách xe buýt của Sở Giao thông vận tải;

+ Giấy đăng ký xe ô tô của những xe trong danh sách đăng ký bổ sung.

+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của những xe trong danh sách đăng ký bổ sung.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

34. Đăng ký vận tải khách công cộng bằng xe buýt (đăng ký thay xe khai thác vận tải khách bằng ô tô buýt):

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký thay xe khai thác vận tải khách bằng ô tô buýt (theo mẫu);

- Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Văn bản chấp thuận tham gia khai thác tuyến vận tải khách xe buýt của Sở Giao thông vận tải;

+ Giấy đăng ký xe ô tô của những xe trong danh sách đăng ký thay xe.

+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của những xe trong danh sách đăng ký thay xe.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

35. Ngừng khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt:

a) Hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị ngừng khai thác vận tải khách bằng ô tô buýt b) Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

36. Cấp Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động:

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị xây dựng trung tâm sát hạch lái xe của chủ đầu tư;

- Văn bản chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng mới; văn bản chấp thuận chủ trương của Sở Giao thông vận tải đối với trường hợp nâng cấp từ sân tập lái;

- Văn bản đề nghị thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể của trung tâm sát hạch lái xe kèm theo hồ sơ gồm: dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch;

- Văn bản của trung tâm sát hạch đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không

37. Cấp Giấy phép đào tạo lái xe A1, A2, A3 và A4:

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo;

- Báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo theo mẫu;

- Biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe mô tô, máy kéo theo mẫu;

- Hồ sơ giáo viên gồm: bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có công chứng hoặc chứng thực; bản photocopy chứng chỉ sư phạm, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;

- Hồ sơ xe tập lái gồm: bản sao giấy đăng ký xe có công chứng hoặc chứng thực; bản photocopy giấy phép xe tập lái, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không

38. Cấp Giấy phép xe tập lái:

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cấp phép xe tập lái.

- Giấy đăng ký phương tiện của phương tiện trong danh sách đề nghị.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện trong danh sách đề nghị.

- Hợp đồng thuê phương tiện có thời hạn từ 1 năm trở lên, trong trường hợp thuê phương tiện.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí:

Giấy phép sử dụng ô tô tập lái: 30.000đ/lần/phương tiện.

39. Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông đường bộ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải (theo mẫu), kèm theo 02 ảnh 3x4 chụp trong thời gian không quá 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề, nếu là văn bằng, chứng chỉ do nước ngoài cấp phải dịch ra tiếng Việt có công chứng;

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn (theo mẫu).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

40. Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải đường bộ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải (theo mẫu), kèm theo 02 ảnh 3x4 chụp trong thời gian không quá 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ;

- Có chứng chỉ cũ, trường hợp mất chứng chỉ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương.

- Có bản khai kết quả hành nghề theo chứng chỉ đã được cấp;

- Đối với trường hợp đề nghị bổ sung nội dung hành nghề thì phải có thêm bản sao văn bằng chứng chỉ liên quan đến nội dung xin bổ sung.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

41. Chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công của nút giao thông đường nhánh đấu nối vào quốc lộ được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho địa phương quản lý:

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công của nút giao thông đường nhánh đấu nối vào quốc lộ.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức thi công của nút giao thông đường nhánh đấu nối vào quốc lộ.

- Biên bản làm việc (do cơ quan quản lý đường bộ và đơn vị xin phép lập).

- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

42. Giấy phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ đối với đường địa phương:

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cho phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ đối với đường địa phương.

- Biên bản làm việc (do cơ quan quản lý đường bộ và đơn vị xin phép lập).

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không

43. Giấy phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với đường địa phương:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin phép thi công của đơn vị thi công.

- Biện pháp thi công và phương án tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông.

- Các văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý các công trình trong và ngoài ngành đường bộ có liên quan (nếu có).

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Quyết định trúng thầu.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công (đã được cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo phân cấp).

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không

44. Giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác là đường địa phương:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin phép thi công (do cá nhân, cơ quan xin phép làm);

- Bản Cam kết tự di chuyển công trình khi ngành đường bộ có yêu cầu sử dụng, không đòi bồi thường;

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công (đã được cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo phân cấp);

- Văn bản xin phép thoả thuận (chấp thuận) sử dụng tạm hành lang đường bộ;

- Biên bản làm việc (do cơ quan quản lý đường bộ và đơn vị xin phép lập);

- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không

45. Cấp giấy phép lưu hành xe bánh xích:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích (theo mẫu); Kèm theo đơn có vẽ sơ đồ xe ghi đầy đủ, chính xác các kích thước bao ngoài (nếu xe chở hàng phải ghi đầy đủ, chính xác các kích thước bao ngoài khi đã xếp hàng hóa lên xe hoặc lên rơ moóc, sơ mi rơ moóc: chiều cao, chiều rộng, chiều dài), khoảng cách các trục xe, chiều dài đuôi xe;

- Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy đăng ký hoặc giấy đăng ký tạm thời (đối với phương tiện mới nhận) xe, đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc;

+ Các trang ghi về đặc điểm phương tiện và kết quả kiểm định lần gần nhất của Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Trường hợp phương tiện mới nhận chỉ cần bản chụp tính năng kỹ thuật của xe (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe)..

b) Thời gian giải quyết: 02 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không

46. Cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ, quá tải trên đường bộ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải, quá khổ (theo mẫu); vẽ sơ đồ xe ghi đầy đủ, chính xác các kích thước bao ngoài (nếu xe chở hàng phải ghi đầy đủ, chính xác các kích thước bao ngoài khi đã xếp hàng hóa lên xe hoặc lên rơ moóc, sơ mi rơ moóc: chiều cao, chiều rộng, chiều dài), khoảng cách các trục xe, chiều dài đuôi xe;

- Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy đăng ký hoặc giấy đăng ký tạm thời (đối với phương tiện mới nhận) xe, đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc;

+ Các trang ghi về đặc điểm phương tiện và kết quả kiểm định lần gần nhất của Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Trường hợp phương tiện mới nhận chỉ cần bản chụp tính năng kỹ thuật của xe (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe).

b) Thời gian giải quyết: 02 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không

II. Đường thủy

1. Công bố cảng thủy nội địa đối với cảng hàng hóa, hành khách thuộc đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công bố cảng thủy nội địa (theo mẫu);

- Bản sao Quyết định đầu tư xây dựng cảng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Biên bản nghiệm thu đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt cắt ngang công trình cầu cảng và bình đồ vùng nước cảng;

- Bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- Văn bản của đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa và hoàn thành việc thanh thải vật chướng ngại hình thành trong quá trình xây dựng cảng (nếu có);

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi);

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu cảng chuyên xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép

2. Công bố lại cảng thủy nội địa đối với cảng hàng hóa, hành khách thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương, không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài trong trường hợp quyết định công bố cảng hết hạn:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công bố cấp phép lại ghi rõ tình trạng cảng, bến không thay đổi so với hồ sơ đã gửi lần trước.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép

3. Công bố lại cảng thủy nội địa đối với cảng hàng hóa, hành khách thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương, không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài trong trường hợp đầu tư xây dựng bổ sung để nâng cao khả năng thông qua hoặc tiếp nhận được phương tiện lớn hơn:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công bố cấp phép lại ghi rõ tình trạng cảng thay đổi so với hồ sơ đã nộp lần trước.

- Bản sao Quyết định đầu tư xây dựng cảng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Biên bản nghiệm thu đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt cắt ngang công trình cầu cảng và bình đồ vùng nước cảng;

- Bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- Văn bản của đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa và hoàn thành việc thanh thải vật chướng ngại hình thành trong quá trình xây dựng cảng (nếu có);

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi);

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu cảng chuyên xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm).

b) Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép

4. Công bố lại cảng thủy nội địa đối với cảng hàng hóa, hành khách thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương, không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài trong trường hợp phân chia, sáp nhập cảng:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công bố cấp phép lại ghi rõ tình trạng cảng phân chia hay sáp nhập.

- Quyết định hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép phân chia, sáp nhập cảng thủy nội địa;

* Các giấy tờ của các phần được phân chia, sáp nhập:

- Bản sao Quyết định đầu tư xây dựng cảng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Biên bản nghiệm thu đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt cắt ngang công trình cầu cảng và bình đồ vùng nước cảng;

- Bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- Văn bản của đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa và hoàn thành việc thanh thải vật chướng ngại hình thành trong quá trình xây dựng cảng (nếu có);

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi);

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu cảng chuyên xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

5. Công bố lại cảng thủy nội địa đối với cảng hàng hóa, hành khách thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương, không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài trong trường hợp chuyển quyền sở hữu:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công bố cấp phép lại kèm theo các văn bản hợp pháp về chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

6. Cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa;

- Bản sao các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) có xác nhận của đơn vị quản lý đường thủy nội địa về việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đối với phao nổi (nếu sử dụng phao nổi);

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu chuyên xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm).

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

7. Cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương trong trường hợp giấy phép hết hạn:

a) Hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa ghi rõ tình trạng

cảng bến không thay đổi so với hồ sơ đã gửi lần trước.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

8. Cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương trong trường hợp đầu tư xây dựng bổ sung để nâng cao khả năng thông qua hoặc tiếp nhận được phương tiện lớn hơn:

a) Hồ sơ gồm:

* Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa ghi rõ những thay đổi so với hồ sơ đã nộp lần trước, kèm theo các giấy tờ về những thay đổi này:

- Bản sao các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) có xác nhận của đơn vị quản lý đường thủy nội địa về việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đối với phao nổi (nếu sử dụng phao nổi);

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu chuyên xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm).

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

9. Cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương trong trường hợp phân chia, sáp nhập bến TNĐ:

a) Hồ sơ gồm:

* Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa ghi rõ bến phân chia hay sáp nhâp, kèm theo các giấy tờ sau:

- Quyết định hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép phân chia, sáp nhập bến TNĐ;

- Bản sao các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) có xác nhận của đơn vị quản lý đường thủy nội địa về việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đối với phao nổi (nếu sử dụng phao nổi);

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu chuyên xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm).

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/ 1 giấy phép.

10. Cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương trong trường hợp chuyển quyền sở hữu bến TNĐ:

a) Hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, kèm theo các văn bản hợp pháp về chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

11. Cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi mở bến.

- Văn bản của đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;

- Bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải hành khách ngang sông;

- Bản sao bằng, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện vận tải hành khách ngang sông;

- Bản nghiệm thu hoàn công công trình bến có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về đầu tư xây dựng, đối với bến có phương tiện vận tải hành khách ngang sông được phép chở ô tô;

- Hợp đồng thuê bến (trừ trường hợp chủ khai thác bến đồng thời là chủ bến).

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

12. Cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông trong trường hợp giấy phép hết hạn:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi mở bến. Ghi rõ tình trạng bến không thay đổi so với lần trước.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

13. Cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông trong trường hợp đầu tư xây dựng bổ sung để nâng cao khả năng thông qua hoặc tiếp nhận được phương tiện lớn hơn:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi mở bến. Ghi rõ tình trạng bến thay đổi so với hồ sơ đã nộp lần trước, kèm theo các giấy tờ về những thay đổi này:

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

14. Cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông trong trường hợp phân chia, sáp nhập bến khách ngang sông:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi mở bến. Ghi rõ tình trạng bến phân chia hay sáp nhập kèm theo những giấy tờ sau:

- Văn bản hợp pháp về chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

15. Cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông trong trường hợp chuyển quyền sở hữu bến khách ngang sông:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi mở bến. Ghi rõ tình trạng bến phân chia hay sáp nhập kèm theo những giấy tờ sau:

- Văn bản hợp pháp về chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 40.000đ/1 giấy phép.

16. Cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện giao thông đường thủy nội địa.

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải (theo mẫu), kèm theo 02 ảnh 3x4 chụp trong thời gian không quá 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề, nếu là văn bằng, chứng chỉ do nước ngoài cấp phải dịch ra tiếng Việt có công chứng;

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn (theo mẫu)

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: không

17. Đăng ký vận tải khách tuyến cố định trừ các trường hợp tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới:

a) Hồ sơ gồm:

- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định.

- Bản sao các giấy tờ - Bản phô tô có công chứng hoặc có bản gốc để đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa;

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường hoạt động;

+ Danh bạ thuyền viên;

+ Bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, máy trưởng phù hợp với loại phương tiện và tuyến đường thủy nội địa mà phương tiện hoạt động.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không.

18. Đăng ký hành chính phương tiện thủy nội địa (trường hợp phương tiện chưa khai thác đăng ký lần đầu):

a) Hồ sơ gồm:

* Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 1 kèm theo.

- Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

- Hoá đơn nộp lệ phí trước bạ, đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, theo mẫu (phụ lục 1) tại Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005, đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

* Giấy tờ xuất trình để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

- Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật, đối với phương tiện được nhập khẩu;

- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

- Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam, đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài;

- Hợp đồng cho thuê tài chính, đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bên thuê.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ d) Phí: 70.000đ.

19. Đăng ký hành chính phương tiện thủy nội địa (trường hợp phương tiện đang khai thác đăng ký lần đầu):

a) Hồ sơ gồm:

* Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 1a kèm theo.

- Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

- Hoá đơn nộp lệ phí trước bạ, đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, theo mẫu (phụ lục 1) tại Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005, đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

* Giấy tờ xuất trình để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ

20. Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (trường hợp thay đổi tính năng kỹ thuật):

a) Hồ sơ gồm:

* Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 2 kèm theo.

- Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

- Hoá đơn nộp lệ phí trước bạ, đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, theo mẫu (phụ lục 1) tại Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005, đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

- Giấy tờ xuất trình để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện được cấp sau khi phương tiện đã thay đổi tính năng kỹ thuật, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ.

21. Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện):

a) Hồ sơ gồm:

* Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 3 kèm theo.

- Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;

- Hoá đơn nộp lệ phí trước bạ, đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ.

* Giấy tờ xuất trình để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền;

- Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ.

22. Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện);

a) Hồ sơ gồm:

* Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 3 kèm theo.

- Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

- Hồ sơ đăng ký phương tiện còn dấu niêm phong của cơ quan đăng ký phương tiện cũ;

- Hoá đơn nộp lệ phí trước bạ, đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ.

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, theo mẫu (phụ lục 1) tại Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005, đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

*Giấy tờ xuất trình để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền;

- Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ.

23. Đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (trường hợp chủ phương tiện thay đổi trụ sở hoặc chuyển nơi đăng ký hộ khẩu):

a) Hồ sơ gồm:

* Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 4 kèm theo.

- Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

- Hồ sơ đăng ký phương tiện còn dấu niêm phong của cơ quan đăng ký phương tiện cũ;

*Giấy tờ xuất trình để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ.

24. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị mất do phương tiện bị chìm đắm hoặc bị cháy):

a) Hồ sơ gồm:

* Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 5 kèm theo, có xác nhận của cơ quan Cảng vụ Đường thủy nội địa quản lý cảng, bến thủy nội địa nếu phương tiện bị chìm đắm, bị cháy trong khu vực cảng, bến thủy nội địa hoặc có xác nhận của Cảnh sát Giao thông đường thủy quản lý địa bàn nếu phương tiện bị chìm đắm, bị cháy ngoài phạm vi vùng nước của cảng, bến thủy nội địa;

- Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi sau khi sửa chữa đã được cơ quan đăng kiểm cho phép hoạt động;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, theo mẫu (phụ lục 1) tại Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005, đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

* Giấy tờ xuất trình để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện sau khi sửa chữa xong, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ.

25. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị mất vì các lý do khác):

a) Hồ sơ gồm:

* Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 5a kèm theo.

- Hai ảnh khổ 10 x 15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

- Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa, theo mẫu (phụ lục 1) tại Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005, đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

* Giấy tờ xuất trình để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ

26. Đổi giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa:

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp nếu bị cũ, nát, chủ phương tiện có trách nhiệm làm thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa. Chủ phương tiện phải nộp các giấy tờ sau để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 7 kèm theo;

- Hai ảnh khổ 10x15 chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ.

27. Xoá đăng ký phương tiện thủy nội địa:

Chủ phương tiện có trách nhiệm làm thủ tục xoá đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau:

1. Xoá đăng ký vĩnh viễn:

- Phương tiện bị mất tích;

- Phương tiện bị phá hủy;

- Phương tiện không còn khả năng phục hồi;

- Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài;

- Theo đề nghị của chủ phương tiện.

2. Xóa đăng ký để đăng ký lại:

- Chuyển quyền sở hữu phương tiện;

- Thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện.

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Chủ phương tiện phải nộp các giấy tờ sau để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

- Đơn đề nghị xoá đăng ký phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 3a kèm theo.

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 70.000đ.

28. Dự thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa từ hạng 3 trở xuống:

a) Hồ sơ gồm:

1. Danh sách học viên đủ điều kiện tham gia dự học (báo cáo số 1, theo mẫu), kèm theo hồ sơ của học viên có tên trong báo cáo số 1, bao gồm:

- Đơn đề nghị dư thi (theo mẫu);

- 05 ảnh màu 3x4 kiểu chứng minh nhân dân;

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do trung tâm y tế hoặc bệnh viên đa khoa cấp huyện trở lên cấp;

- Bản sao có chứng thực chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện;

- Xác nhận thời gian nghiệp vụ của chủ phương tiện quản lý thuyền viên, trường hợp chủ phương tiện là thuyền viên thì tự chịu trách nhiệm về lời khai của mình;

2. Lịch lên lớp của toàn khoá học;

3. Kết quả học tập của học viên (báo cáo số 2, theo mẫu);

4. Tờ trình về kế hoạch tổ chức thi.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: Phí sát hạch và thi cấp bằng thuyền trưởng hạng ba 170.000đ/lần.

29. Cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở xuống:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu);

- 03 ảnh kiểu chứng minh nhân dân;

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của trung tâm y tế hoặc bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp;

- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp, bằng cao đẳng nghề, bằng đại học thuộc chuyên ngành điều khiển tàu thủy, máy tàu thủy;

- Bản kiểm điểm tập sự có xác nhận của chủ phương tiện nơi thuyền viên làm việc.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 50.000 đồng/bằng.

30. Cấp lại bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở xuống:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu);

- 03 ảnh kiểu chứng minh nhân dân;

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Bản sao bằng (trường hợp hết hạn);

- Đơn trình báo mất bằng có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 50.000đồng/bằng.

31. Cấp đổi bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở xuống:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu);

- 03 ảnh kiểu chứng minh nhân dân;

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Bản sao bằng (trường hợp hết hạn);

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 50.000 đồng/bằng.

32. Chuyển đổi bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa từ hạng ba trở xuống:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu);

- 03 ảnh kiểu chứng minh nhân dân;

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Bản sao có chứng thực bằng hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng được cấp;

- Bản dịch có công chứng sang tiếng Việt (đối với bằng nước ngoài).

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Phí: 50.000đồng/bằng.

33. Chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với các trường hợp thi công trên ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương:

a) Hồ sơ gồm:

* Giai đoạn thực hiện dự án:

1. Văn bản đề nghị xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

2. Phương án thi công công trình.

3. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình gồm:

- Thuyết minh chung về phương án.

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế.

- Phương án bố trí nhân lực.

- Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công, thời gian thực hiện phương án.

- Bảng tổng hợp hạng mục, khối lượng công việc.

* Khi kết thúc dự án:

1. Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định đối với công trình.

2. Tổ chức công tác rà quét, thanh thải vật chướng ngại phát sinh trong quá trình thi công, trong phạm vi vùng nước phục vụ thi công hoặc ngoài vùng nước thi công ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

3. Bàn giao luồng, phạm vi hành lang bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực gồm :

- Biên bản kiểm tra hoàn thành công tác rà quét vùng nước khu vực thi công giữa chủ dự án và đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực trên cơ sở phương án rà quét đã được thống nhất.

- Biên bản của đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận việc lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa của công trình đúng quy định.

- Biên bản bàn giao luồng khu vực thi công giữa chủ dự án công trình với đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực trên cơ sở kiểm tra, rà quét dọn sạch chướng ngại khu vực thi công kèm theo:

+ Bản vẽ bình đồ tổng thể vị trí công trình và phạm vi tổ chức rà quét thanh thải vật chướng ngại trong khu vực thi công có xác nhận của chủ dự án công trình và đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực.

+ Mặt cắt dọc công trình cầu

+ Sơ đồ bố trí báo hiệu đường thủy nội địa của công trình.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: mỗi giai đoạn 02 bộ

d) Phí: không.

34. Chấp thuận đối với trường hợp thi công công trình chỉ nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương và thời gian thi công không quá 7 ngày:

a) Hồ sơ gồm:

1. Văn bản đề nghị xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

2. Phương án thi công công trình.

3. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình gồm:

- Thuyết minh chung về phương án.

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế.

- Phương án bố trí nhân lực.

- Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công, thời gian thực hiện phương án.

- Bảng tổng hợp hạng mục, khối lượng công việc.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: mỗi giai đoạn 02 bộ

d) Phí: không

35. Công bố hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa địa phương:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ trình về đầu tư xây dựng cảng, nội dung bao gồm: Dự kiến quy mô và địa điểm xây dựng, mục đích sử dụng, phạm vi vùng nước, luồng vào cảng, loại phương tiện thủy lớn nhất được phép tiếp nhận, phương án khai thác.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không.

36. Cho ý kiến đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C có liên quan đến an toàn giao thông ĐTNĐ địa phương, ĐTNĐ chuyên dùng nối với ĐTNĐ địa phương:

a) Hồ sơ gồm:

*Giai đoạn lập dự án đầu tư:

a) Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa cho ý kiến. Nội dung phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và kết cấu chính của công trình.

b) Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản đồ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ quốc gia.

c) Ngoài quy định trên còn phải có các tài liệu theo quy định sau đây:

- Đối với cầu trình Cầu:

+ Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không);

+ Bản vẽ mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông;

+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu phao phải thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng mở, vùng nước bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi.

- Đối với công trình điện lực, bưu điện, cấp nước:

+ Bản vẽ, các số liệu thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, điểm ống;

+ Bản vẽ mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông.

- Đối với công trình bến phà:

+ Bản vẽ thể hiện hướng, kích thước các bến ở hai bờ, các công trình phụ trợ và vàng nước cần thiết cho hoạt động của phà.

- Đối với công trình Cảng cá, Cảng làm nhiệm vụ an ninh quốc phòng:

+ Bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, kích thước kết cấu các cầu cảng, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng.

- Đối với công trình kè, công trình chỉnh trị:

+ Bản vẽ thể hiện hướng và các kích thước của công trình, phần công trình nhô từ bờ ra ngoài.

- Đối với thi công vét luồng, khai thác tài nguyên:

+ Bình đồ, các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: mỗi giai đoạn 02 bộ

d) Phí: không.

37. Công bố hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa địa phương:

a) Hồ sơ gồm:

1. Trường hợp thi công công trình:

Tổ chức, cá nhân thi công công trình gửi hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

b) Phương án thi công công trình.

c) Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình gồm:

- Thuyết minh chung về phương án;

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;

- Phương án bố trí nhân lực;

- Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công, thời gian thực hiện phương án;

- Bảng tổng hợp hạng mục, khối lượng công việc.

2. Trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động gửi văn bản đề nghị phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi, quy mô tổ chức hoạt động.

3. Trường hợp có vật chướng ngại đột xuất; phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh:

Cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa căn cứ yêu cầu thực tế để xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

4. Chi phí để công bố hạn chế giao thông như thông báo trên đài phát thanh, truyền hình và chi phí thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn giao thông như bố trí nhân công, lắp đặt đèn….trong thời gian hạn chế giao thông do tổ chức, cá nhân thi công công trình chịu kinh phí.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Phí: không.

PHẦN IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện:

Tổ chức triển khai, quán triệt trong nội bộ khi Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, làm cho cán bộ công chức nắm được ý nghĩa tầm quan trọng của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính nhà nước phục vụ ngày càng tốt hơn cho tổ chức, cá nhân là một trong những tiêu chí xét thi đua khen thưởng vào cuối năm của cơ quan đơn vị.

Khi Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sẽ tổ chức thực hiện, 01 tháng đánh giá sơ bộ rút kinh nghiệm, theo thời gian thực hiện sẽ có báo cáo theo quy định tháng, quý, 6 tháng sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm điều chỉnh cho phù hợp,

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể

2.1 Văn phòng sở:

Tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp thực hiện tốt đề án, bố trí chỗ nơi làm việc cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, tham mưu cho Ban Giám đốc bố trí cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Phối hợp các phòng ban chuyên môn xây dựng quy chế, quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, giao trả lại cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trách nhiệm của từng khâu từ khi tiếp nhận đến khi trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

Tổ chức tập huấn các nội dung có liên quan đến tổng thể cải cách hành chính cho bộ phận cán bộ công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bao gồm:

- Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch 47/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Quy chế, quy trình tiếp nhận và trả kết quả, trách nhiệm của các cá nhân, phòng ban từ khi tiếp nhận đến khi trả kết quả. Nội quy hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Bảng hướng dẫn các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Giao thông vận tải.

2.2 Các phòng ban chuyên môn:

Triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Đề án cho cán bộ công chức đơn vị. Quy trình phối hợp thực hiện giải quyết các hồ sơ của tổ chức cá nhân theo chức năng nhiệm vụ được giao, kịp thời báo cáo xin ý kiến khi có vướng mắc vượt thẩm quyền.

3. Biểu dương khen thưởng kịp thời đối với cá nhân tập thể làm tốt công tác cải cách hành chính, đồng thời có hình thức xử lý khi cán bộ vi phạm quy trình tiếp nhận và trả kết quả, gây phiền hà cho tổ chức cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan.

Đề án thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Giao thông vận tải, trình Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho đơn vị thực hiện.

 

 

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Chánh