Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3643/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 15 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN MỤC TIÊU KHÔNG CÓ NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2015-2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập; Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 159/QĐ-UB ngày 16/01/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc tập trung đối tượng lang thang xin ăn; Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của UBND thành phố Nha Trang về việc ban hành Đề án đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang tại Tờ trình số 5795/TTr-LĐTBXH ngày 10/12/2015,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thực hiện mục tiêu không có người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2015-2020” (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Các cơ quan, đơn vị liên quan theo nhiệm vụ, trách nhiệm được giao triển khai tổ chức thực hiện đề án đảm bảo mục tiêu, tiến độ đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi hành);
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo (2b);
- Lưu: VT, TmN, QP, HPN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Bắc

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN MỤC TIÊU KHÔNG CÓ NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
(Kèm theo Tờ trình 5795TTr-UBND ngày 10/12/2015 của UBND thành phố Nha Trang)

Phần I

THỰC TRẠNG NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG; SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Đánh giá công tác giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2002 - 2014

Qua 12 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU ngày 28/6/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phòng chống ma tuý, tội phạm cướp giật và giải quyết tệ nạn ăn xin, công tác giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang đã đạt được một số kết quả tích cực bình quân mỗi năm đã có trên 200 lượt người lang thang xin ăn được tập trung vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa. Việc tập trung người lang thang xin ăn đã từng bước làm giảm đáng kể số người lang thang, xin ăn tại các khu di tích lịch sử, các khu danh lam thắng cảnh, công viên, bến tàu, bến xe, các chợ, các tuyến đường trọng điểm, ... trên địa bàn thành phố, góp phần tạo cảnh quan môi trường văn minh, lịch sự và tạo mỹ quan đô thị thúc đẩy ngành du lịch thành phố ngày càng phát triển.

Giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn được tập trung theo quy định của pháp luật bằng nhiều biện pháp như: nuôi dưỡng tập trung đối với các đối tượng trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tâm thần, người tàn tật nặng; trả về nơi cư trú đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động đã xác minh được địa chỉ, quê quán; tổ chức tập trung để giáo dục đối với các đối tượng tái phạm nhiều lần.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, vẫn còn một số bất cập, tồn tại sau:

- Công tác tập trung người lang thang xin ăn chưa được thực hiện thường xuyên liên tục mà chủ yếu thực hiện theo các đợt cao điểm vào các ngày lễ lớn, dịp lễ hội, dịp tết,... Nguyên nhân do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, chưa có lực lượng thường trực để tổ chức tập trung người lang thang xin ăn một cách liên tục nên chưa kịp thời phát hiện người lang thang xin ăn để tổ chức tập trung. Bên cạnh đó, do việc quy định thế nào là người lang thang xin ăn chưa rõ ràng nên vẫn có một số đối tượng lợi dụng bán hàng rong để xin ăn dẫn đến việc phát hiện, tập trung đối tượng còn nhiều khó khăn.

- Quy trình tổ chức tập trung người lang thang xin ăn chưa được quy định cụ thể nên việc lập hồ sơ ban đầu, hồ sơ quản lý đối tượng chưa chặt chẽ, gây khó khăn trong việc xử lý khi có sự việc xảy ra.

- Việc giải quyết người lang thang xin ăn trong độ tuổi lao động chưa triệt để công tác giáo dục và dạy nghề cho đối tượng chưa có hiệu quả cao nên tình trạng người lang thang xin ăn tái phạm nhiều lần vẫn còn.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân đối với tình trạng người lang thang xin ăn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo được sự hợp tác của cộng đồng đối với việc giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn.

- Chưa có chế độ, chính sách ưu đãi cho cán bộ làm công tác giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn nên chưa thực sự tạo động lực cho cán bộ phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm cao.

II. Thực trạng tình hình người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang hiện nay

Cùng với sự phát triển của thành phố Nha Trang và sự thu hút khách du lịch đến Nha Trang, người lang thang xin ăn từ các nơi cũng đến Nha Trang để lang thang, xin ăn kiếm sống. Trong 5 năm trở lại đây, đã có gần 1.000 lượt người lang thang, xin ăn được tập trung, cụ thể:

- Năm 2010: tập trung 253 lượt người; trong đó: người trong tỉnh: 125 lượt người; người ngoài tỉnh: 128 lượt người.

- Năm 2011: tập trung 229 lượt người; trong đó: người trong tỉnh: 76 lượt người; người ngoài tỉnh: 153 lượt người.

- Năm 2012: tập trung 229 lượt người; trong đó: người trong tỉnh: 36 lượt người; người ngoài tỉnh: 197 lượt người.

- Năm 2013: tập trung 137 lượt người; trong đó: người trong tỉnh: 21 lượt người; người ngoài tỉnh: 116 lượt người.

- Năm 2014: tập trung 218 lượt người; trong đó: người trong tỉnh: 39 lượt người; người ngoài tỉnh: 179 lượt người.

Người lang thang xin ăn được chia làm nhiều loại đối tượng như: người không có khả năng lao động phải đi lang thang xin ăn để kiểm sống (trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật nặng); người tâm thần đi lang thang; người trong độ tuổi lao động nhưng lười lao động xin ăn kiếm sống; các đối tượng lang thang xin ăn trá hình; các đối tượng tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm) không có nơi cư trú ổn định phải lang thang ...

III. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Thành phố Nha Trang có Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những Vịnh đẹp nhất thế giới, hàng năm lượng khách du lịch đến Nha Trang ngày càng đông, vì vậy việc đảm bảo mỹ quan đô thị, xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện là hết sức cần thiết; trong đó, việc giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn là một trong các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả.

IV. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của liên Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghi định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp các ngành và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2020, thành phố Nha Trang cơ bản không còn tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn, góp phần tạo cảnh quan đô thị và môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thực hiện tốt quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP được tiếp nhận vào chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.

- Phấn đấu đến năm 2020, 100% xã, phường trên địa bàn thành phố Nha Trang không có người của địa phương có hành vi lang thang xin ăn.

II. Phạm vi và thời gian thực hiện Đề án

1. Phạm vi: Đề án được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Nha Trang.

2. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2015 đến năm 2020.

III. Đối tượng điều chỉnh của Đề án

1. Đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ

Những người lang thang có hành vi xin tiền, xin thức ăn; những người đi xin dưới nhiều hình thức như: đàn hát để xin, giả danh tu sĩ Phật giáo để đi khất thực, giả danh người bị cơ nhỡ, bị mất cắp trên đường để xin ăn; người vừa làm một công việc nào đó vừa kết hợp với việc xin ăn như: đánh giày, bán hàng rong... và một số hình thức khác.

2. Đối tượng khác theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (quy định tại Điềm c Khoản 2 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ).

- Người có dấu hiệu tâm thần lang thang trên đường phố: những người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần trên đường phố có hành vi gây nguy hiểm cho người khác, gây mất trật tự xã hội hoặc ăn ngủ những nơi công cộng như vỉa hè, chợ, bến xe, nhà ga, công viên, chùa...

- Các đối tượng có nguy cơ gây mất trật tự an toàn xã hội: những người không có nghề nghiệp, không có nhà cửa, sống lang thang không có nơi cư trú nhất định; những người có nhà cửa nhưng bỏ nhà đi sống lang thang, không nghề nghiệp ổn định, ngủ ở những nơi công cộng như vỉa hè, chợ, bến xe, nhà ga, công viên, chùa...

IV. Giải pháp giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang

1. Giải pháp về tổ chức tập trung người lang thang xin ăn

1.1. UBND thành phố Nha Trang Quyết định thành lập Đội Chuyên trách tập trung người lang thang xin ăn thành phố Nha Trang (gọi tt là Đội 524)

a) Tổ chức bộ máy của Đội:

- Quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Đội do UBND thành phố Nha Trang ban hành sau khi Đề án được UBND tỉnh phê duyệt; Đội trực thuộc và sử dụng con dấu của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Nha Trang khi thực hiện nhiệm vụ. Đội trưởng do Lãnh đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm.

- Nhân sự ban đầu của Đội gồm 11 người, với thành phần như sau:

+ 02 cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ 02 cán bộ Công an thành phố;

+ Nhân viên hợp đồng: 07 nhân viên i tượng: Tốt nghiệp Phổ thông trung học trở lên, hưởng lương theo quy định; trong đó có nhân viên y tế là nữ)

b) Điều kiện vật chất của Đội:

- Đội có Phòng làm việc riêng (được bố trí tại Khu Liên cơ số 30 Hoàng Hoa Thám, Nha Trang).

- Đội có đường dây điện thoại nóng để thường xuyên tiếp nhận thông tin về người lang thang xin ăn.

- Kinh phí hoạt động của Đội được bố trí vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của UBND thành phố Nha Trang.

1.2. Tăng cường công tác rà soát địa bàn, tổ chức tập trung người lang thang xin ăn

- UBND thành phố Nha Trang chỉ đạo UBND các xã, phường thường xuyên tổ chức rà soát tại địa bàn để kịp thời phát hiện người lang thang xin ăn trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với Đội 524 để tổ chức tập trung người lang thang xin ăn; đồng thời có kế hoạch quản lý điều tra, phân loại cụ thể đối tượng lang thang xin ăn để thực hiện các giải pháp can thiệp, trợ giúp phù hợp cho từng đối tượng. Đưa công tác giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn vào nội dung đánh giá hoạt động chỉ đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền cơ sở; xếp loại thi đua hằng năm của các xã, phường và là cơ sở bình xét thôn tổ văn hóa.

- Đội 524 trực tiếp nhận xử lý thông tin về người lang thang xin ăn để kịp thời tổ chức triển khai nhiệm vụ.

- Trong quá trình tổ chức tập trung, cần chú ý công tác tư vấn, kiểm tra thông tin để tránh tình trạng tập trung đối tượng sai quy định.

1.3. Khuyến khích người dân thông báo về tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang

- Người dân khi phát hiện có người lang thang xin ăn trên địa bàn có trách nhiệm thông báo cho Đội 524 qua số điện thoại đường dây nóng hoặc báo cho UBND xã, phường nơi gần nhất.

- Có chế độ hỗ trợ cho người dân đầu tiên báo tin đúng và chính xác đối tượng: 100.000đ/tin/người đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định.

2. Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và nhận thức của người dân đối với hành vi lang thang, xin ăn

2.1. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền về tác hại của hành vi lang thang xin ăn đối với việc xây dựng thành phố Nha Trang văn minh, thân thiện.

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của người dân trong việc cùng với chính quyền giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn.

- Tuyên truyền để cho người dân hiểu các biện pháp giải quyết người lang thang xin ăn của Đề án là hỗ trợ lâu dài, bền vững đối với bản thân người lang thang xin ăn, đảm bảo nhân quyền và có tính nhân văn cao.

- Tuyên truyền phổ biến các chính sách, chủ trương, biện pháp giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang. Đồng thời thông báo cho người dân biết về số điện thoại nóng để cung cấp thông tin về người lang thang xin ăn.

2.2. Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng.

- Tuyên truyền theo các chiến dịch truyền thông.

- Tuyên truyền thường xuyên thông qua các cuộc họp ở thôn, tổ dân phố.

3. Giải pháp về tăng cường quản lý địa bàn

UBND thành phố Nha Trang chỉ đạo Công an thành phố tăng cường công tác quản lý hành chính, hộ tịch hộ khẩu trên địa bàn, nhất là ở những nơi có nhiều người lang thang xin ăn đến cư trú. Đặc biệt tăng cường quản lý các nhà trọ, vận động thuyết phục chủ các nhà trọ không để người lang thang xin ăn đến ở.

V. Quy trình tập trung và xử lý đối tượng lang thang xin ăn sau khi được tập trung:

- Thủ tục, hồ sơ tiếp nhận đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa thực hiện theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, gồm:

a) Tờ trình của Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội thanh phố về việc đề nghị tiếp nhận đối tượng lang thang xin ăn tập trung nuôi dưỡng chờ đưa về nơi cư trú;

b) Biên bản xác nhận đối tượng không nơi nương tựa cần được giúp đỡ (có xác nhận của UBND hoặc Công an xã, phường)

c) Biên bản bàn giao đối tượng lang thang xin ăn.

d) Quyết định tiếp nhận nuôi dưỡng tạm thời ngươi lang thang xin ăn trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm.

Riêng các đối tượng tái phạm từ 02 lần Trung tâm Bảo trợ xã hội căn cứ khoản 2,3 điều 25 Nghị định 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng 90 ngày.

- Thủ tục, hồ sơ tiếp nhận các đối tượng khác theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP) vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa thực hiện theo Khoản 2 Điều 30, Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

- Đối với các đối tượng thuộc diện đưa về nơi cư trú thì có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước i với các trường hợp ngoài tỉnh); và gửi các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa (đối với các trường hợp ngoài thành phố Nha Trang) đề nghị xác minh và phối hợp giải quyết, vận động tạo điều kiện cho người lang thang, xin ăn về lại địa phương sinh sống.

VI. Chế độ, chính sách để giải quyết tình trạng lang thang xin ăn

1. Chế độ, chính sách đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn

Đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, ngoài lương được hưởng theo hệ số thì được hưởng các chế độ khác theo quy định (nếu có).

2. Chính sách hỗ trợ cho các xã, phường thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với hành vi lang thang xin ăn

Hỗ trợ cho các xã, phường kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với hành vi lang thang xin ăn. Mức hỗ trợ tối đa không quá: 5.000.000 đồng/xã, phường/năm.

VII. Kinh phí thực hiện Đề án

1. Phân cấp nhiệm vụ chi

1.1. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh

Kinh phí nuôi lưu trú và mua BHYT cho các đối tượng được tiếp nhận tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, số lượng các đối tượng lưu trú dự kiến 50-70 người/năm.

1.2. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện

- Kinh phí trả tiền lương và các khoản đóng góp đối với các chỉ tiêu hợp đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến năm 2015 là 4 hợp đồng thời gian 4 tháng; năm 2016 đến năm 2019: mỗi năm không quá 7 hợp đồng (chi thực tế theo chỉ tiêu hợp đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

- Kinh phí cho hoạt động tuyên truyền tại các xã, phường (cấp xã); kinh phí hoạt động tuyên truyền của thành phố (cấp huyện).

- Kinh phí chi phục vụ hoạt động của Đề án: mua tin, xăng xe, công cụ, dụng cụ văn phòng, văn phòng phẩm, trang phục, thông tin liên lạc, kinh phí sửa chữa, tu bổ xe chuyên dùng, mua sắm trang bị, phương tiện ban đầu, sửa chữa phòng làm việc, mua xe chuyên dùng.

2. Chế độ áp dụng

- Kinh phí chi trả tiền lương hợp đồng: chi trả theo thực tế theo chế độ quy định nhưng không vượt quá hệ số 2,34.

- Kinh phí nuôi lưu trú cho các đối tượng được tiếp nhận tại Trung tâm Bảo trợ xã hội: thực hiện mức chi theo quy định tại Điều 26 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội: áp mức tính bình quân hệ số 4,0 và được cấp thẻ BHYT miễn phí theo quy định luật bảo hiểm y tế.

- Số đối tượng tiếp nhận: dự kiến mức tối đa 100% các đối tượng tiếp nhận thuộc đối tượng chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ.

3. Kinh phí thực hiện

3.1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2015-2020: 7.777 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách tỉnh: 5.012 triệu đồng

+ Năm 2015: 776 triệu đồng (476 triệu đồng kinh phí nuôi lưu trú và mua BHYT cho đối tượng + 300 triệu đồng cấp bổ sung cho ngân sách thành phố)

+ Năm 2016: 994 triệu đồng

+ Năm 2017: 1.037 triệu đồng

+ Năm 2018: 1.081 triệu đồng

+ Năm 2019: 1.124 triệu đồng

- Nguồn ngân sách thành phố: 2.765 triệu đồng

+ Năm 2015: 257 triệu đồng (tổng kinh phí 557 triệu đồng, cấp tỉnh cấp bổ sung 300 triệu đồng, ngân sách thành phố 257 triệu đồng)

+ Năm 2016: 627 triệu đồng

+ Năm 2017: 627 triệu đồng

+ Năm 2018: 627 triệu đồng

+ Năm 2019: 627 triệu đồng

3.2. Nguồn kinh phí

- Đối với nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh: do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo.

- Đối với nhiệm vụ chi ngân sách cấp thành phố: kinh phí thực hiện năm là 557 triệu đồng, ngân sách cấp tỉnh bổ sung cho ngân sách thành phố 300 triệu đồng, 257 triệu đồng sử dụng nguồn dự phòng ngân sách thành phố. Năm 2016 trở đi, nhiệm vụ chi trên sẽ được tổng hợp vào dự toán chi ngân sách thành phố hàng năm.

(Đính kèm bảng kinh phí thực hiện giải quyết tình trạng lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn năm 2015-2020)

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. UBND thành phố Nha Trang: Chủ trì thực hiện Đề án

1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức

- Thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: phát tờ rơi, pa nô khẩu hiệu, tuyên truyền tại các khu dân cư, các địa điểm có đông dân qua lại, trên các phương tiện thông tin đại chúng việc lang thang xin ăn là hành vi không văn minh và nhũng người có hành vi lang thang xin ăn phải được cộng đồng xã hội quan tâm giúp đỡ. Tạo dư luận xã hội đồng tình ủng hộ các biện pháp giúp đỡ hỗ trợ của các cơ quan có chức năng nhằm từng bước giải quyết, xử lý triệt để người lang thang xin ăn và đối tượng có nguy cơ gây mất trật tự xã hội tại Nha Trang. Đặc biệt, công tác thông tin, tuyên truyền được tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục trước và trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thiết lập đường dây điện thoại nóng của Đội 524 để cán bộ và nhân dân tham gia cung cấp nguồn thông tin cho Đội 524 làm nhiệm vụ tập trung người lang thang xin ăn để kịp thời tổ chức đưa người lang thang xin ăn và người có nguy cơ gây mất trật tự an toàn xã hội về tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa để quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng.

- Tuyên truyền vận động các cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí, các địa điểm du lịch cam kết không để các đối tượng lợi dụng việc bán hàng rong để xin ăn trong khuôn viên, địa bàn đơn vị kinh doanh, quản lý.

- Tuyên truyền vận động các tổ chức tôn giáo phối hợp ngăn chặn các đối tượng lang thang xin ăn trước, trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo.

2. Triển khai lồng ghép nội dung Đề án với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách: bảo trợ xã hội; xóa đói; giảm nghèo, chương trình dạy nghề và việc làm... tại các địa phương

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm công tác từ thiện nhân đạo hỗ trợ tại cộng đồng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là trẻ em con những gia đình nghèo, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa.

- Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ đầu tư các dự án giúp đỡ các gia đình nghèo đã và đang có người lang thang xin ăn hoặc sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng lang thang xin ăn.

- Tăng cường quản lý hành chính, hộ tịch hộ khẩu, đặc biệt tăng cường quản lý các nhà trọ, vận động thuyết phục các chủ nhà trọ không cho người lang thang xin ăn đến ở.

3. Tổ chức cho các xã, phường, các khu dân cư cam kết gia đình không có người đi lang thang xin ăn; tổ chức cho Ban quản lý các Chợ, các Khu di tích lịch sử, vui chơi giải trí, các bến xe, nhà ga... cam kết không để tình trạng người lang thang xin ăn hoạt động trên địa bàn quản lý. Đồng thời xem đây là tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa... gắn với việc bình xét thi đua hàng năm của cá nhân, tập thể.

4. Quyết định thành lập Đội chuyên trách tập trung lang thang, xin ăn, bố trí nhân sự và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Đội 524 hoạt động và chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Đề án.

II. Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Giải quyết, xử lý người lang thang xin ăn khi được Đội 524 tập trung chuyển đến đồng thời hàng năm dự kiến kinh phí tổ chức lưu nuôi các đối tượng lang thang xin ăn, có biện pháp răn đe, giáo dục mạnh hơn nữa đối với đối tượng tái phạm từ 02 lần trở lên theo quy định tại Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ.

2. Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết, tổ chức trực, tiếp nhận đối tượng 24/24 giờ. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm lập dự toán kinh phí hàng năng để thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý nuôi dưỡng người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.

3. Thẩm quyền tiếp nhận đối tượng và đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 68/2008/NĐ- CP ngày 3 0/5/2008 của Chính phủ.

III. Đề nghị Sở Tài chính

1. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tham mưu bố trí kinh phí cho công tác nuôi: lưu trú và mua Bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định của Đề án được tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.

2. Đảm bảo nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh theo dự toán của Đề án.

IV. Đề nghị Công an tỉnh

1. Chỉ đạo Công an thành phố Nha Trang phân công lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện Đề án.

2. Chỉ đạo tổ chức việc điều tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi tổ chức, xúi giục người khác đi lang thang xin ăn; chăn dắt, ngược đãi, xua đuổi người mắc bệnh tâm thần, người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em ra khỏi nhà và phải sống lang thang xin ăn.

V. Đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

1. Chỉ đạo cho Ban quản lý các khu du lịch, di tích lịch sử văn hóa, điểm vui chơi giải trí thuộc ngành quản lý cung cấp thông tin kịp thời và phối hợp với Đội 524 tổ chức tập trung người lang thang xin ăn.

2. Chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trực thuộc ngành quản lý căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết tốt tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang.

VI. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể của tỉnh

1. Triển khai vận động trong nhân dân tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, “Xây dựng khu dân cư không có người lang thang xin ăn”.

2. Kịp thời giúp đỡ những gia đình, cá nhân gặp khó khăn, hoạn nạn... có nguy cơ đi xin ăn, để họ vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống.

3. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo tại các xã, phường.

4. Tuyên truyền vận động nhân dân phát hiện, giúp đỡ người lang thang xin ăn và đối tượng có nguy cơ gây mất trật tự xã hội.

Phần IV

KẾT LUẬN

Đề án giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn tại thành phố Nha Trang mang tính cơ bản, lâu dài và bền vững là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và những năm sau của toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Nha Trang. Thực hiện thành công Đề án sẽ tạo mỹ quan môi trường du lịch của thành phố Nha Trang nói riêng và của tỉnh Khánh Hòa nói chung do vậy sẽ thu hút thường xuyên một số lượng lớn khách du lịch trong nước và nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Nha Trang; tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ phục vụ khách du lịch phát triển, tạo việc làm cho người lao động.

Hàng năm, UBND thành phố Nha Trang tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, sau thời gian 05 năm thực hiện Đề án sẽ tiến hành tổng kết đánh giá những kết quả đã thực hiện được và những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

 

UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG
PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

 

 

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỰC HIỆN MỤC TIÊU KHÔNG CÓ NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG GIAI ĐOẠN NĂM 2015-2020

(Đính kèm Đề án thực hiện mục tiêu không có người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2015-2020)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng cộng

Ghi chú

 

Tổng cộng:

1.033

1.621

1.664

1.708

1.751

7.777

 

1

Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh

776

994

1.037

1.081

1.124

5.012

 

1.1

Kinh phí nuôi lưu trú các đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP

454

907

907

907

907

4.082

 

 

- Dự kiến: 50-70 đối tượng/năm

 

 

 

 

 

-

 

 

- Năm 2015: (dự kiến bắt đầu từ tháng 7/2015)

454

 

 

 

 

454

 

 

+ Tiếp nhận: 70 người x 270.000 đồng x 4,0 hệ số bình quân x 3 tháng

227

 

 

 

 

227

 

 

+ Nuôi lưu: 70 người x 270.000 đồng x 4,0 hệ số bình quân x 3 tháng

227

 

 

 

 

227

 

 

- Năm 2016 trở đi: 12 tháng/năm

 

907

907

907

907

3.629

 

 

+ Tiếp nhận: 70 người x 270.000 đồng x 4,0 hệ số bình quân x 3 tháng

 

227

227

227

227

907

 

 

+ Nuôi lưu: 70 người x 270.000 đồng x 4,0 hệ số bình quân x 9 tháng

 

680

680

680

680

2.722

 

1.2

Kinh phí mua BHYT cho các đối tượng theo pháp luật BHYT

22

87

130

174

217

630

 

2

Nhiệm vụ chi ngân sách cấp thành phố

257

627

627

627

627

2.765

 

2.1

Chi trả tiền lương và các khoản đóng góp (đối với hợp đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt) dự kiến bắt đầu từ tháng 9/2015

80

280

280

280

280

1.200

 

 

- Dự kiến năm 2015:4 người, thời gian 6 tháng (dự kiến các đối tượng đã tốt nghiệp đại học)

 

 

 

 

 

 

 

 

2,34 x 4 người x 1,24 x 1.150.000 đồng x 6 tháng

80

 

 

 

 

80

 

 

- Dự kiến năm 2016 trở đi: 7 người, thời gian 12 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

2,34 x 7 người x 1,24 x 1.150.000 đồng x 12 tháng

 

280

280

280

280

1.120

 

2.2

Công tác tuyên truyền

185

185

185

185

185

925

 

 

- Cấp xã: 5 triệu đồng/đơn vị x 27 đơn vị

135

135

135

135

135

675

 

 

- Cấp huyện 50 triệu đồng/năm

50

50

50

50

50

250

 

2.3

Chi hoạt động

292

162

162

162

162

940

 

 

- Mua tin : 20 triệu đồng/năm

20

20

20

20

20

100

 

 

- Xăng xe : 80 triệu đồng/năm

80

80

80

80

80

400

 

 

- Công cụ, dụng cụ văn phòng: 10 triệu đồng/năm

10

10

10

10

10

50

 

 

- Trang phục: 10 triệu đồng/năm

10

10

10

10

10

50

 

 

- Chi khác: 10 triệu đồng/năm

10

10

10

10

10

50

 

 

- Thông tin liên lạc: 1 triệu đồng/tháng x 12 tháng

12

12

12

12

12

60

 

 

- Mua sắm trang bị, phương tiện ban đầu, sửa chữa phòng làm việc

150

 

 

 

 

150

 

 

- Kinh phí sửa chữa, tu bổ xe hàng năm

 

20

20

20

20

80

 

*

Năm 2015, ngân sách cấp tỉnh bổ sung cho Sgân sách thành phố 300 triệu đồng theo công văn số 2611/STC-NS ngày 30/6/2015 của Sở Tài chính

300