ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 365/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 07 tháng 3 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÀNH LẬP, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2015”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Thực hiện Quyết định số 1477/QĐ-BTP ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 13/TTr-STP ngày 27 tháng 02 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thành lập, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 27/02/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 - 2015”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Giám đốc các Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 365/QĐ-UBND Ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
- Ngày 10/6/2009, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 60- CV/BCS đề nghị quan tâm kiện toàn, củng cố cơ quan tư pháp địa phương, trong đó có tổ chức pháp chế. Ngày 03/7/2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau có Công văn số 743-CV/TU về việc chỉ đạo, củng cố kiện toàn cơ quan tư pháp;
- Ngày 04/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Ngày 06/10/2011, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 80-CV/BCS về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ;
Nhằm quán triệt chủ trương của Chính phủ, Bộ Tư pháp và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1688/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Đồng thời, chỉ đạo Thủ trưởng các ngành và Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước tập trung rà soát đội ngũ những người làm công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị, nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định của Chính phủ.
2. Sự cần thiết ban hành Đề án
Thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp nhà nước; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 24/01/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước; Công văn số 60-CV/BCS ngày 10/6/2009 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp; Công văn số 743-CV/TU ngày 03/7/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngày 27/02/2010 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 330/QĐ-UBND phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015. Qua hơn 7 năm triển khai thực hiện Nghị định số 122/2004 của Chính phủ, đã đạt được những kết quả quan trọng, như: tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước được hình thành và đi vào hoạt động; cán bộ pháp chế được tập huấn nghiệp vụ công tác pháp chế, có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, giúp cho Thủ trưởng đơn vị thực hiện khá tốt công tác xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến – giáo dục pháp luật, tự kiểm tra và rà soát văn bản pháp luật theo ngành, lĩnh vực… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác pháp chế trong tình hình mới. Cụ thể:
- Nghị định số 122/2004/NĐ-CP và các văn bản có liên quan thiếu nhất quán, không có chế tài ràng buộc, dẫn đến áp dụng không đồng bộ, tiến độ xây dựng và kiện toàn tổ chức pháp chế ở cấp tỉnh chậm, hoạt động của tổ chức pháp chế kém hiệu quả.
- Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP có nhiều quy định mới cụ thể và bổ sung cho tổ chức pháp chế một số nhiệm vụ, cũng như chế độ, chính sách mới, dẫn đến Quyết định số 330/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh không còn phù hợp.
Từ những hạn chế, bất cập nêu trên, việc ban hành Đề án “Thành lập, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015” thay thế “Đề án kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 330/QĐ-UBND) là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
Từ nay đến năm 2015, phấn đấu xây dựng và kiện toàn tổ chức pháp chế ở tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo số lượng và chất lượng, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và phù hợp với Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ; khắc phục những hạn chế, yếu kém; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức pháp chế; phấn đấu đến hết năm 2015, tiêu chuẩn cán bộ pháp chế phải đảm bảo theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Nhiệm vụ
- Rà soát, thống kê, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ pháp chế hiện có; xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ công tác pháp chế của từng cơ quan, đơn vị; thành lập mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các Phòng pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng pháp chế; ban hành quy chế hoạt động của cán bộ pháp chế chuyên trách;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc phải thành lập phòng pháp chế bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách;
- Ổn định về tổ chức, biên chế; quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ pháp chế; đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cán bộ pháp chế, bảo đảm hoạt động chuyên sâu, chuyên nghiệp.
3. Nguyên tắc xây dựng Đề án
- Việc xây dựng Đề án nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Chính phủ và Bộ Tư pháp về kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác pháp chế. Quá trình xây dựng và thực hiện Đề án phải dựa trên những căn cứ pháp lý, những nguyên tắc cơ bản về tổ chức, biên chế và phân công trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực và định hướng phát triển của tỉnh;
- Ổn định về tổ chức, không biến động lớn về biên chế, ưu tiên bố trí cán bộ có năng lực tại các cơ quan, tổ chức sang làm công tác pháp chế. Biên chế đảm bảo cho tổ chức pháp chế do UBND tỉnh phê duyệt và phân bổ hàng năm cho các sở, ngành do đơn vị chủ động sắp xếp;
- Việc bố trí cán bộ cho tổ chức pháp chế phải đảm bảo phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn, trên cơ sở chức danh công việc và tiêu chuẩn do pháp luật quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức pháp chế.
III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế
- Phòng Pháp chế được thành lập tại 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Các cơ quan còn lại bao gồm: Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và Ban Dân tộc (trừ Sở Tư pháp) bố trí công chức pháp chế chuyên trách;
- Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của chính phủ;
- Tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện vị trí, chức năng theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và 10 nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và 08 nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Cính phủ.
2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản theo thẩm quyền để chỉ đạo, hướng dẫn, củng cố và kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế.
- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc được giao xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức pháp chế hoặc bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách tại cơ quan, đơn vị mình và triển khai thực hiện; ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc quy chế hoạt động của cán bộ pháp chế chuyên trách tại cơ quan, đơn vị mình.
3. Về kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế
3.1. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
- Những đơn vị chưa thành lập phòng pháp chế bao gồm: Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Giao thông Vận tải; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Y tế, thì tiến hành đề xuất thành lập phòng pháp chế. Phòng pháp chế có từ 03 đến 04 biên chế;
- Những đơn vị đã thành lập Phòng pháp chế theo Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 330/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND, nay tiếp tục sắp xếp, kiện toàn biên chế, chức danh và phân công nhiệm vụ theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ;
- Các đơn vị không thuộc diện bắt buộc phải thành lập phòng pháp chế, căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác pháp chế đề xuất thành lập Phòng Pháp chế hoặc bố trí 01 công chức pháp chế chuyên trách. Công chức pháp chế chuyên trách thuộc văn phòng của cơ quan, đơn vị;
- Chức danh, tiêu chuẩn, chế độ của cán bộ pháp chế phải đảm bảo quy định của Luật Cán bộ, công chức, viên chức và Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Trước mắt, đơn vị nào chưa có cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định, thì tạm thời bố trí cán bộ có kinh nghiệm, nhưng phải có kế hoạch đào tạo đến hết năm 2015 phải chuẩn hóa cán bộ theo quy định.
3.2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước
- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết định thành lập tổ chức pháp chế phù hợp; ban hành quy chế hoạt động của tổ chức pháp chế tại doanh nghiệp mình. Những doanh nghiệp không thành lập tổ chức pháp chế, có thể bố trí 01 nhân viên pháp chế chuyên trách hoặc thuê Luật sư, Luật gia hoặc người có trình độ pháp luật làm cố vấn pháp lý, tùy điều kiện của từng doanh nghiệp. Nhưng mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất 01 cán bộ làm đầu mối thực hiện công tác pháp chế. Chế độ, chính sách của cán bộ pháp chế hoặc cố vấn pháp luật do doanh nghiệp chi trả;
- Tiêu chuẩn, chế độ đối với người làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp nhà nước vận dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Giải pháp chủ yếu và lộ trình thực hiện Đề án
4.1. Các giải pháp chủ yếu
- UBND tỉnh tạo điều kiện về biên chế và kinh phí đảm bảo cho quá trình thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế; quy hoạch, đào tạo cán bộ pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và đào tạo pháp chế doanh nghiệp nhà nước theo quy định;
- Căn cứ biên chế được giao và điều kiện thực tế của đơn vị, thủ trưởng các đơn vị sắp xếp, bố trí cho phù hợp, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Biên chế tổ chức pháp chế được bố trí trên cơ sở biên chế được giao và hàng năm, thủ trưởng đơn vị phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch về biên chế và quy hoạch đào tạo chức danh cán bộ pháp chế tại đơn vị mình. Những đơn vị chưa được bố trí biên chế hoặc chưa đủ biên chế, ưu tiên điều động các cán bộ có năng lực tại đơn vị sang làm công tác pháp chế, đồng thời khẩn trương xây dựng phương án công tác cán bộ cho những năm tiếp theo.
4.2. Lộ trình thực hiện Đề án
- Năm 2012:
+ Quý I, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Giám đốc doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc rà soát và xây dựng phương án thành lập, kiện toàn tổ chức, tiêu chuẩn, chế độ đối với tổ chức pháp chế ở cơ quan, đơn vị mình theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP .
+ Quý II, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chủ động sắp xếp tổ chức, cán bộ; xây dựng Đề án thành lập phòng pháp chế hoặc bố trí công chức pháp chế chuyên trách trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; ban hành chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức pháp chế. Phối hợp Sở Nội vụ, Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp chế. Các doanh nghiệp nhà nước thành lập hoặc bố trí nhân viên pháp chế theo quy định;
+ Quý III trở đi, bảo đảm 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước thành lập tổ chức pháp chế hoặc phân công cán bộ chuyên trách công tác pháp chế đi vào hoạt động theo quy định.
- Năm 2013 và những năm tiếp theo, tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ pháp chế; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, hoàn thiện các chức danh công tác pháp chế... Tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu công tác pháp chế đảm bảo đến hết năm 2015 đáp ứng yêu cầu về chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP .
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp Giám đốc Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch biên chế; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp chế trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật và Đề án này, bảo đảm rút ngắn thời gian hoàn thành các mục tiêu đề ra.
2. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ chỉ đạo, hướng dẫn, phân công, sắp xếp cán bộ có điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận công tác pháp chế ở cơ quan, đơn vị mình;
- Xây dựng và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức pháp chế ở cơ quan, đơn vị mình và triển khai thực hiện;
- Xây dựng và ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế hoặc Quy chế hoạt động của cán bộ pháp chế chuyên trách tại cơ quan, đơn vị mình;
- Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp góp ý phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
3. Giám đốc Sở Tài chính, Sở Nội vụ thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với cán bộ pháp chế; đảm bảo kinh phí theo tiến độ thực hiện từ nguồn quỹ đào tạo cán bộ, công chức hàng năm của tỉnh.
4. Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì phối hợp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu xây dựng và trình Chủ tịch UBND tỉnh chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp chế trong tỉnh từ nay đến năm 2015; xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác pháp chế do tỉnh tổ chức (mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lớp trở lên); chỉ đạo, hướng dẫn, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế; theo dõi, hướng dẫn thành lập tổ chức pháp chế, bố trí, sử dụng cán bộ; ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức pháp chế; biên soạn chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác pháp chế hàng năm; đề xuất đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ pháp chế; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án này và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.
- 1 Quyết định 39/2016/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 220/QĐ-UBND Kế hoạch công tác pháp chế năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2012 thành lập Phòng Pháp chế ở các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4 Quyết định 1477/QĐ-BTP năm 2011 về Kế hoạch triển khai Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 6 Luật viên chức 2010
- 7 Luật cán bộ, công chức 2008
- 8 Quyết định 1442/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt đề án tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Nghệ An theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP và 14/2008/NĐ-CP của Chính Phủ
- 9 Quyết định 2496/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án xây dựng và kiện toàn tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10 Quyết định 60/2006/QĐ-UBND quy định chế độ họp trong hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Đồng Tháp
- 11 Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 12 Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 39/2016/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 220/QĐ-UBND Kế hoạch công tác pháp chế năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2012 thành lập Phòng Pháp chế ở các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4 Quyết định 1442/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt đề án tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Nghệ An theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP và 14/2008/NĐ-CP của Chính Phủ
- 5 Quyết định 2496/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án xây dựng và kiện toàn tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Quyết định 60/2006/QĐ-UBND quy định chế độ họp trong hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Đồng Tháp