UBND TỈNH NGHỆ AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3652/QĐ-UB | Nghệ An, ngày 9 tháng 9 năm 1997 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ CÔNG NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ luật Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/06/1994.
Căn cứ luật doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp tư nhân, luật Công ty, Luật HTX và Nghị định 66/HĐBT ngày 02/03/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đối với lĩnh vực Công nghiệp trên địa bàn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp, Sở Tư pháp Nghệ An.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định đăng ký, cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp" trên địa bàn tỉnh.
Điều 2: Giám đốc Sở Công nghiệp phối hợp với Giám đốc các sở ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện bản quy định này.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Giám đốc các doanh nghiệp và chủ các cơ sở có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
| PHÓ CHỦ TỊCH |
ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ CÔNG NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số 3654/QĐUB ngày 09/09/1997 của UBND tỉnh)
2. Giấy phép hành nghề Công nghiệp là cơ sở pháp lý để các cơ sở hành nghề Công nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh, hợp tác liên doanh liên kết, ký hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.
Điều 2: Những ngành nghề thuộc diện phải đăng ký và phải có giấy phép hành nghề Công nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, gồm:
a. Sản xuất, xây lắp Công nghiệp.
- Công nghiệp năng lượng: Xây dựng đường dây và trạm biến áp từ 35KV trở xuống, sản xuất các vật tư ngành điện.
- Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến tài nguyên khoáng sản: Khai thác đất sét, cao lanh, cát, đá, đá cuội, đá dăm, đá ong, các loại đá quy hiếm, kim loại màu, kim loại đen, than.
- Công nghiệp cơ khí và luyện kim:
+ Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị công cụ, phương tiện vận tải và sản phẩm cơ khí tiêu dùng.
+ Luyện, cán kéo kim loại đen và kim loại màu.
- Công nghiệp hoá chất: Phân bón (phân đạm, phân lân, phân ka li, phân hỗn hợp, phân vi sinh), xà phòng, hoá mỹ phẩm.
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Xay xát, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thịt, cá, tôm, dầu ăn, nước hoa quả, tơ tằm, chè, cà phê, bia, nước giải khát, đường kính, bánh kẹo.
- Công nghiệp tiêu dùng: Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử, điện dân dụng; sản xuất nguyên liệu da, vải giả da và sản phẩm bằng da; sản xuất nguyên liệu và sản xuất sản phẩm bằng cao su, nhựa; dệt, nhuộm, may, giấy, thuốc lá, thủy tinh, chạm trổ, khảm, sơn mài, hàng thủ công mây tre đan.
b. Dịch vụ kỹ thuật Công nghiệp:
- Sửa chữa điện tử, điện dân dụng.
- Sửa chữa cơ khí và các phương tiện vận tải.
- Dịch vụ tư vấn công nghệ thiết bị và các dự án đầu tư Công nghiệp.
- Sửa chữa đường dây điện từ 35KV trở xuống.
Điều 3: Đối tượng đăng ký để cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp.
1. Các cơ sở hành nghề Công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải đăng ký để được cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp hoặc xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép tại cơ quan cấp giấy phép gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Doanh nghiệp đoàn thể.
- Hợp tác xã.
- Công ty cổ phần.
- Công ty TNHH.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Tổ hợp tác, nhóm kinh doanh và cá nhân đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT.
- Chi nhánh hành nghề Công nghiệp ngoại tỉnh đặt tại Nghệ An.
2. Hoạt động sản xuất và dịch vụ Công nghiệp của các pháp nhân nước ngoài tại tỉnh Nghệ An theo quy định của Chính phủ và Bộ Công nghiệp.
ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ.
Điều 4: Đăng ký năng lực và hành nghề Công nghiệp:
Các đối tượng hành nghề Công nghiệp tại điều 3 đều phải đăng ký năng lực hành nghề Công nghiệp tại cơ quan cấp phép có thẩm quyền. Nội dung đăng ký gồm:
1. Vốn điều lệ hợp pháp của các cơ sở hoặc vốn kinh doanh (có xác nhận của cơ quan tài chính hoặc Ngân hàng nơi mở tài khoản kinh doanh).
2. Danh mục số lượng và đặc tính của các máy móc, thiết bị chủ yếu được đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
3. Trình độ của người quản lý và điều hành cơ sở hành nghề Công nghiệp.
4. Số lượng, trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ chủ chốt được tuyển dụng dài hạn của cơ sở.
5. Số lượng thợ lành nghề được tuyển dụng dài hạn được phân loại theo ngành nghề và trình độ.
6. Kinh nghiệm sản xuất sản phẩm và kinh doanh của cơ sở trong 2 năm gần nhất (nếu có).
Điều 5: Điều kiện cấp giấy phép hành nghề:
Các cơ sở hành nghề Công nghiệp thuộc các ngành nghề (tại điều 2) và thuộc các thành phần kinh tế (tại điều 3) có đủ các điều kiện sau đây mới được cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp.
1. Đủ mức vốn phá định theo quy định của Chính phủ đối với từng nghành nghề và loại hình doanh nghiệp.
2. Có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá (đối với từng loại sản phẩm mà pháp luật quy định).
3. Có thiết bị, công cụ, cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu đặc điểm công nghệ và quy mô sản xuất.
4. Đảm bảo các điều kiện VSMT, xử lý chất thải Công nghiệp, bảo hộ lao động, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ (phải có chứng nhận của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật).
5. Người quản lý điều hành và lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật công nghệ sản xuất và có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của từng loại ngành nghề.
6. Có xác nhận của chính quyền địa phương đồng ý cho cơ sở đặt địa điểm sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
7. Khi cấp lại hoặc gia hạn phải có xác nhận của cơ quan thuế đã hoàn thành nghĩa vụ ngân sách Nhà nước.
Điều 6: Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp gồm có:
- Đơn xin cấp giấy phép hành nghề (theo mẫu quy định).
- Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền). Riêng tổ hợp tác, cá nhân và nhóm kinh doanh cần có giấy phép kinh doanh.
- Giấy đăng ký kinh doanh.
- Bản kê khai năng lực hành nghề của cơ sở (quy định tại điều 4).
2. Căn cứ vào hồ sơ cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp của chủ cơ sở gửi đến, cơ quan cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu cần bổ sung thì hướng dẫn chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Sau khi đã nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép căn cứ và điều kiện cấp giấy phép hành nghề tại điều 5 quy định này để xét cấp giấy phép hành nghề cho cơ sở. Trường hợp thấy cần thiết, cơ quan cấp giấy phép lấy ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp để đánh giá đúng năng lực hành nghề của cơ sở trước khi cấp giấy phép.
Điều 7: Hiệu lực của giấy phép hành nghề.
1. Giấy phép hành nghề Công nghiệp có giá trị trong 2 năm kể từ ngày cấp. Trong thời hạn 6 tháng (kể từ ngày cấp) nếu cơ sở không có tổ chức hoạt động thì cơ quan cấp giấy phép sẽ thu hồi giấy phép hành nghề.
2. Giấy phép hành nghề ghi rõ thời hạn cụ thể đối với từng loại ngành nghề và các loại hình cơ sở. Thời hạn 30 ngày trước khi cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp hết hạn nếu cơ sở tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục gia hạn hoặc đăng ký lại, thời gian mỗi lần gia hạn là 2 năm.
3. Khi cơ sở hành nghề Công nghiệp muốn thay đổi nội dung đăng ký hành nghề trong giấy phép đã được cấp thì phải làm đơn xin thay đổi, bổ sung theo văn bản hướng dẫn của Sở Công nghiệp.
Điều 8: Thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề Công nghiệp.
1. Sở Công nghiệp là cơ quan cấp giấy phép hành nghề công nghiệp đối với các cơ sở hành nghề công nghiệp sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Doanh nghiệp đoàn thể.
- Công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Đại diện chi nhánh đặt tại Nghệ An (đối với cơ sở Trung ương đóng tại địa bàn Nghệ An đã được các Bộ cấp giấy phép thì phải đăng ký với Sở Công nghiệp).
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò là cơ quan cấp giấy phép hành nghề công nghiệp đối với các cơ sở hành nghề công nghiệp sau:
- Hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT.
Điều 9: Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép:
1. Giám đốc Sở Công nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò (quy định tại điều 8) là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh trong việc nhận hồ sơ, xét và cấp giấy phép cho các cơ sở đăng ký hành nghề công nghiệp theo nội dung quy định của quy định này.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin đăng ký cấp giấy phép hành nghề theo quy định, cơ quan nhận hồ sơ phải cấp giấy phép hành nghề; nếu chưa cấp được thì trả lời bằng văn bản nói rõ lý do.
Khi đăng ký xin cấp giấy phép hoặc điều chỉnh, gia hạn giấy phép hành nghề công nghiệp, cơ sở xin cấp giấy phép hành nghề phải nộp một khoản lệ phí theo quy định tại cơ quan cấp giấy phép.
QUẢN LÝ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 11: Cơ quan quản lý việc đăng ký và cấp giấy phép hành nghề công nghiệp.
1. Sở Công nghiệp thống nhất quản lý việc đăng ký và cấp giấy phép hành nghề công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm Sở Công nghiệp tổng hợp tình hình đăng ký, đánh giá năng lực hành nghề của các cơ sở hành nghề công nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này báo cáo UBND tỉnh.
2. UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò quản lý việc cấp giấy phép hành nghề công nghiệp, giám sát hoạt động hành nghề công nghiệp của các cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (quy định tại khoản 2 điều 8).
Hàng năm UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở hành nghề công nghiệp cho Sở công nghiệp.
Điều 12: Trách nhiệm của cơ sở khi được cấp giấy phép hành nghề công nghiệp.
- Xuất trình giấy phép hành nghề công nghiệp khi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hoặc khi giao dịch ký kết hợp đồng kinh tế.
- Bác cáo tình hình hoạt động hành nghề cho cơ quan cấp giấy phép khi kết thúc năm tài chính.
- Khi có sự thay đổi về người chủ trì điều hành cơ sở, thì báo cáo về cơ quan cấp giấy phép hành nghề.
- Trường hợp giấy phép hành nghề bị mất hoặc bị hư hỏng thì phải báo cáo rõ lý do cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề để đề nghị cấp lại.
Điều 13: Chế độ thanh tra, kiểm tra.
Sở Công nghiệp tổ chức chủ trì phối hợp các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tổ chức thanh tra kiểm định kỳ hoặc đột xuất đối với cơ sở hành nghề được cấp giấy phép.
Việc kiểm tra, thanh tra phải thông báo trước cho cơ sở chậm nhất là 5 ngày, không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của cơ sở. Sau các đợt thanh tra, kiểm tra phải báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.
1. Các cơ sở được cấp giấy phép hành nghề công nghiệp vi phạm về giấy phép hành nghề công nghiệp như:
Thực hiện không đúng nội dung đăng ký hành nghề, cho mượn, cho thuê, tự tẩy xoá sửa đổi nội dung giấy phép hành nghề thì bị thu hồi và xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật về xử phạt hành chính.
2. Cá nhân nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm xử lý theo pháp luật.
Điều 15: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
1. Cơ sở hành nghề công nghiệp được phép khiếu nại và báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi không tuân thủ đúng pháp luật của những cán bộ công chức Nhà nước thiếu trách nhiệm và làm ảnh hưởng thiệt hại kinh tế đối với cơ sở.
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép hành nghề xử lý vi phạm đối với những cán bộ, công chức thuộc mình quản lý.
- UBND tỉnh xử lý vi phạm đối với tổ chức và Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép hành nghề công nghiệp.
- Những vi phạm khác xử lý theo pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và ban hành văn bản hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các cơ sở có liên quan đến hành nghề công nghiệp thực hiện quy định này. Kiểm tra các giấy phép hành nghề công nghiệp đã cấp trước đây nếu cơ sở có đủ điều kiện hành nghề thì hướng dẫn chủ cơ sở làm thủ tục đổi lại giấy phép hành nghề theo mẫu thống nhất do UBND tỉnh ban hành.
3. Giao Sở Tài chính - Vật giá phối hợp Sở Công nghiệp trình UBND tỉnh quyết định mức thu lệ phí và các khoản chi phục vụ cho việc đăng ký, cấp giấy phép hành nghề công nghiệp theo chế độ Nhà nước.
4. Trong quá trình thực hiện, có vấn đề gì vướng mắc, các ngành, các cấp và chủ cơ sở phản ánh về Sở Công nghiệp để tổng hợp trình UBND tỉnh Quyết định
- 1 Quyết định 57/1998/QĐ-UB ban hành Quy định tạm thời về tổ chức quản lý và cấp giấy phép hành nghề vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện mô tô 2 bánh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2 Quyết định 1542QĐ/UB-BT năm 1997 quy định mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hành nghề dịch vụ văn hóa và duyệt văn hóa phẩm xuất ra nước ngoài áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3 Luật hợp tác xã 1996
- 4 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 6 Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7 Luật Công ty 1990
- 8 Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990
- 1 Quyết định 57/1998/QĐ-UB ban hành Quy định tạm thời về tổ chức quản lý và cấp giấy phép hành nghề vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện mô tô 2 bánh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2 Quyết định 1542QĐ/UB-BT năm 1997 quy định mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hành nghề dịch vụ văn hóa và duyệt văn hóa phẩm xuất ra nước ngoài áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận