ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3667/2007/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 27 tháng 11 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Luật đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số: 30/2006/QĐ-BCN, ngày 31/8/2006 của Bộ Công nghiệp về Ban hành Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập;
Căn cứ Kết luận số: 108-KL/TU, ngày 19/11/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc rà soát cấp phép đầu tư và chấn chỉnh việc thực hiện các dự án đầu tư thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục quản lý hoạt động thủy điện, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ đầu tư các dự án thủy điện và khoáng sản trên địa bàn tỉnh căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỦY ĐIỆN, KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3667/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Hà Giang)
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Phân công, phân nhiệm rõ ràng, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành nhằm khắc phục tồn tại, từng bước chấn chỉnh hoạt động thủy điện và khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Trong lĩnh vực quản lý và hoạt động thủy điện và khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Đối với hoạt động thủy điện
Để các dự án thủy điện độc lập được tổ chức chặt chẽ, đúng thủ tục, trình tự ngay từ khâu lựa chọn chủ đầu tư được lập dự án cho đến giai đoạn lập dự án đầu tư. Các ngành, các cấp phải phối hợp chặt chẽ theo đúng quy hoạch, đúng quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ Công nghiệp, Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật đất đai, luật môi trường hiện hành.
4.1. Giai đoạn lựa chọn Chủ đầu tư để được lập dự án.
+ Sở Công nghiệp:
- Lập hồ sơ giới thiệu cơ hội đầu tư trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Lập hồ sơ mời đầu tư với các dự án ≥ 3MW;
- Đề xuất lựa chọn các Chủ đầu tư (Có sự thống nhất với sở KH và ĐT).
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với sở Công nghiệp thẩm định lựa chọn Chủ đầu tư, báo cáo UBND tỉnh quyết định lựa chọn Chủ đầu tư.
4.2. Giai đoạn lập dự án đầu tư.
+ Chủ đầu tư tiến hành Lập dự án đầu tư theo quy định của Nhà nước và cam kết về tiến độ thực hiện dự án. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án theo thẩm quyền (Sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền).
+ Sở Công nghiệp: Thẩm định thiết kế cơ sở dự án (Các ngành chức năng liên quan tham gia).
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì thẩm định đánh giá tác động môi trường. Thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Các ngành liên quan, UBND huyện, thị xã; phường xã sở tại phối hợp.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì thẩm tra trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Các Sở Tài chính, Sở Công nghiệp, các ngành liên quan phối hợp tham gia.
- Sở Xây dựng: Cấp phép xây dựng dự án theo thẩm quyền; UBND huyện, thị xã nơi có dự án tham gia phối hợp.
Các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ đảm bảo cho các dự án triển khai đúng thủ tục, trình tự ngay từ khâu chủ trương, lựa chọn chủ đầu tư cho đến giai đoạn lập dự án đầu tư và cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản ngày 20/03/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản ngày 14/06/2005; Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật đất đai, luật môi trường; Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, Ngành.
5.1. Trình tự cho chủ trương
- Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo đề xuất, UBND tỉnh cho phép tổ chức, cá nhân xin tham gia hoạt động khoáng sản thu thập thông tin, tài liệu liên quan, lập báo cáo đánh giá sơ bộ điểm mỏ. Thời gian thực hiện chậm nhất trong thời hạn 6 tháng phải hoàn thành và có báo cáo đánh giá sơ bộ điểm mỏ (Gửi UBND tỉnh và sở TNMT).
- Căn cứ vào báo cáo đánh giá sơ bộ điểm mỏ và đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh chủ trương cho các tổ chức, cá nhân được lập hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định.
5.2. Cấp giấy phép hoạt động khoáng sản
- Trình tự, thủ tục thẩm định và xét duyệt cấp phép hoạt động khoáng sản: Thực hiện theo chương XII từ điều 59 – điều 65 của Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ
+ Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xin cấp phép hoạt động khoáng sản:
- Lập hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản (theo điều 61 của NĐ 160/CP) và theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.
- Có kết quả báo cáo đánh giá trữ lượng khoáng sản ở mức độ tin cậy nhất (cấp 333 và 334a)
- Báo cáo kết quả khảo sát, thăm dò đã được cơ quan chuyên môn về địa chất thành lập và đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Nếu điểm mỏ mới phát hiện chưa đánh giá trữ lượng khoáng sản, tổ chức cá nhân phải báo cáo cụ thể trình UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường cho chủ trương xử lý theo đúng Luật Khoáng sản và chỉ đạo của Chính phủ về các mỏ khoáng sản chưa có đánh giá trữ lượng.
- Đối với các mỏ tài liệu địa chất khoáng sản đủ tin cậy, trữ lượng khoáng sản được xác định ở mức chắc chắn, tổ chức và cá nhân phải lập dự án đầu tư khai thác mỏ, thiết kế cơ sở trình sở Công nghiệp thẩm định.
- Đối với các mỏ chưa đủ cơ sở để lập dự án khai thác thì phải xây dựng đề án thăm dò để đủ cơ sở lập thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ theo quy định.
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án theo thẩm quyền sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì thẩm định đánh giá tác động môi trường, thẩm định hồ sơ và trình cấp phép hoạt động khoáng sản. Thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Các ngành chức năng liên quan, UBND huyện, thị xã nơi triển khai dự án phối hợp tham gia.
* Trong khi chưa khoanh định được khu vực cấm, tạm cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản. Quy hoạch một số loại khoáng sản chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường tư vấn với các ngành: Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa – Thông tin, Công an, Bộ CHQS tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh,UBND các huyện có khoáng sản về những nội dung liên quan trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân.
+ Sở Công nghiệp: Thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản (các ngành chức năng liên quan tham gia).
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì thẩm tra các điều kiện và trình cấp giấy chứng nhận đầu tư. Các Sở Tài chính, Sở Công nghiệp, Tài nguyên và môi trường, các ngành liên quan phối hợp tham gia.
+ Sở Xây dựng: Cấp phép xây dựng theo thẩm quyền (UBND huyện, thị xã phối hợp tham gia).
5.3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, xã, phường sở tại:
- Thực hiện quản lý nhà nước theo quy định của Luật Khoáng sản, trực tiếp quản lý các điểm mỏ chưa giao chủ đầu tư khai thác, các mỏ mới phát hiện, không để xảy ra khai thác Khoáng sản trái Pháp luật.
- Phối hợp với các ngành chức năng: Tài nguyên và môi trường, Công nghiệp, Xây dựng… trong việc thẩm định, tư vấn cho các hoạt động: Đánh giá tác động môi trường, thu hồi đất, giao đất, định vị xây dựng cho các dự án thủy điện và khoáng sản.
- Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn hoạt động thủy điện và khoáng sản.
Điều 6. Tổ chức triển khai thực hiện Quy định
Giám đốc các Sở, Ban, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các xã phường, thị trấn nơi có hoạt động thủy điện và khoáng sản, chủ đầu tư các dự án căn cứ vào các quy định của Pháp luật và nội dung Quy định này cụ thể hóa nhiệm vụ cho địa phương, đơn vị mình và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo thường xuyên, định kỳ theo quy định
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Quy định.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh nội dung chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
- 1 Quyết định 2884/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND bãi bỏ 03 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành về lĩnh vực Công Thương
- 3 Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2019
- 4 Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2019
- 1 Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2007 về chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động thủy điện và khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 3 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 4 Quyết định 30/2006/QĐ-BCN về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 5 Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 6 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 7 Luật Đầu tư 2005
- 8 Luật Đấu thầu 2005
- 9 Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 10 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 11 Luật Đất đai 2003
- 12 Luật xây dựng 2003
- 13 Luật Khoáng sản 1996
- 1 Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2007 về chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động thủy điện và khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND bãi bỏ 03 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành về lĩnh vực Công Thương
- 3 Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2019