Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3667/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ CHO TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Chánh Văn phòng Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo)
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- BQL Dự án HPET
- Lưu: VT, TCCB

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quang Cường

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

VỀ QUẢN LÝ Y TẾ CHO TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3667/QĐ-BYT ngày 14 tháng 08 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Căn cứ đề xuất nhu cầu về năng lực trưởng trạm y tế xã

1. Cơ sở pháp lý và các văn bản pháp quy

2. Tình hình hoạt động trạm y tế

3. Tổng quan về năng lực cho cán bộ quản lý trên thế giới

4. Điều tra nhanh

5. Hội thảo xây dựng Chương trình

6. Kết luận

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn

1. Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học

2. Mục tiêu khóa học

3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên

4. Chương trình chi tiết

5. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

6. Tên tài liệu dạy - học

7. Tiêu chuẩn giảng viên

8. Thiết bị, học liệu cho khóa học

9. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình

10. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ đào tạo liên tục

1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT NHU CẦU VỀ NĂNG LỰC TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ

Trước công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt các chỉ số về sức khỏe của nhân dân có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền dẫn đến tình trạng mất công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nhằm đáp ứng sự phát triển của hệ thống y tế trong tình hình mới, khắc phục các tồn tại của hệ thống y tế hiện nay và để công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa để giảm bớt sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo nguyên tắc tiếp tục hoàn thiện, phát triển mạng lưới y tế cơ sở.

Mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã bao phủ toàn quốc. Hệ thống tổ chức y tế tại tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh đang được đổi mới toàn diện và đồng bộ để hội nhập và phát triển. Nhiều trạm y tế cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn viện trợ. Hiện nay y tế cơ sở đã mở thêm nhiều dịch vụ hơn, bước đầu triển khai phòng chống một số bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng.

Trong hệ thống Y tế Việt Nam, trạm y tế giữ một vai trò quan trọng có chức năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân bao gồm sơ cứu, khám chữa bệnh ban đầu, y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, trạm y tế còn thực hiện các hoạt động về y tế dự phòng, cung ứng thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe cộng đồng, truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp luật [1]. So với các đơn vị y tế khác, y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp cận với người dân nên giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Về cơ cấu tổ chức hoạt động, trạm y tế là đơn vị y tế thuộc Trung tâm y tế quận/huyện, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Trung tâm y tế quận/huyện. Ngoài ra, về chính quyền, trạm y tế chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Về các mối quan hệ với ban ngành đoàn thể, trạm y tế có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và Trưởng thôn, bản trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, trạm y tế còn là đơn vị thường trực của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân cấp xã trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân [2].

Chính bởi tầm quan trọng của trạm y tế trong việc nâng cao sức khỏe nhân dân nên việc tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế xã, phường, thị trấn cần được chú trọng. Theo đó, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trạm y tế giữ một vai trò đặc biệt cần thiết, việc phát triển nguồn nhân lực y tế thích hợp, đáp ứng nhu cầu y tế của xã hội là yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tại Việt Nam, Đảng và Chính phủ đã đưa ra các định hướng chính sách dài hạn cho hệ thống y tế, bao gồm cả chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế. Một trong những chính sách quan trọng đó là Nghị quyết 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới [3]. Nghị quyết 46/NQ-TW đã đặt ra các mục tiêu cho hệ thống y tế là “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Ngoài ra, Nghị quyết đã đưa ra giải pháp chiến lược về nguồn nhân lực y tế, trong đó chú trọng đến việc đào tạo cán bộ quản lý y tế, đó là: “Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý y tế, nhất là cán bộ quản lý bệnh viện; xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện việc luân chuyển cán bộ; khuyến khích thầy thuốc về công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn” [3].

Thực tế từ trước đến nay, tuy vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý y tế đã được chú trọng, nhưng so với đào tạo về chuyên môn y tế, thì việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý vẫn chưa được quan tâm, các chương trình đào tạo quản lý y tế cũng chưa có sự thống nhất giữa các cơ sở đào tạo đồng thời chưa được chuẩn hóa và sử dụng cho cả nước. Đặc biệt là các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý y tế tuyến xã.

Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y tế giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cơ bản cho cán bộ quản lý y tế tuyến xã. Để có thể xây dựng được chương trình đào tạo, Viện đã xây dựng các năng lực cần có của cán bộ quản lý y tế tuyến xã thông qua các căn cứ sau: (1) Cơ sở pháp lý và các văn bản pháp quy để xây dựng nhu cầu về năng lực hưởng trạm y tế, (2) Tình hình hoạt động trạm y tế, (3) Tổng quan về năng lực cho cán bộ quản lý y tế trên thế giới, (4) Điều tra nhanh về Năng lực quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã, (5) Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo dựa trên năng lực quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã.

1. Cơ sở pháp lý và các văn bản pháp quy để xây dựng nhu cầu về năng lực trưởng trạm y tế [6]

Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính Phủ về Đào tạo, bồi dưỡng công chức

Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về Y tế xã, phường, thị trấn

Thông tư 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản

Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế

Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình

Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế về Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã

Thông tư 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức

Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Quyết định 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới

Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến 2020.

2. Tình hình hoạt động trạm y tế

Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe công lập, trạm y tế là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi mắc bệnh, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Nhiệm vụ của trạm y tế là thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm và phòng chống dịch bệnh [2]. Chính vì vậy, vai trò của trạm y tế là vô cùng lớn. Thực tế, kết quả chăm sóc sức khỏe ban đầu, cốt lõi là việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được bảo đảm tốt hơn. Công tác giám sát dịch bệnh ngày càng chặt chẽ, chẩn đoán và điều trị kịp thời khi người dân đến cơ sở y tế, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiều dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và bà mẹ mang thai.

Theo Tổng cục thống kê, vào năm 2014, cả nước có 11.161 xã, phường, thị trấn có trạm y tế [5], được phân bố như sau:

Stt

Khu vực

Số trạm y tế

1

Đồng bằng Sông Hồng

2.458

2

Trung du và miền núi phía Bắc

2.566

3

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

2.918

4

Tây Nguyên

726

5

Đông nam bộ

872

6

Đồng bằng sông Cửu Long

1.621

Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở từng bước được củng cố và phát triển. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn trong toàn quốc đã có trạm y tế, tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ làm việc chiếm 78,0%; 98,2% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 50,7% xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế chiếm 71,0% [5]. Có thể khẳng định, những kết quả đạt được của ngành Y tế nói chung và của mạng lưới y tế cơ sở nói riêng đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng hệ thống y tế nói chung và mạng lưới y tế cơ sở đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, mô hình bệnh tật thay đổi với bệnh không lây nhiễm, tai nạn, thương tích ngày càng tăng, các dịch bệnh mới diễn biến phức tạp, tình trạng già hóa dân số sẽ là thách thức đối với ngành y tế thời gian tới.

Trước yêu cầu của tình hình mới, mạng lưới y tế cơ sở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, việc chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân còn khó khăn, bất cập. Do chưa được nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và cần thiết của tuyến y tế cơ sở từ các cấp lãnh đạo địa phương, vì thế chưa được quan tâm đúng mức và đầu tư thỏa đáng để củng cố, phát triển mạng lưới y tế quan trọng này. Đồng thời, theo xu hướng hội nhập ngày một tăng như hiện nay, thì vẫn còn tồn tại một số bệnh liên quan đến vệ sinh, môi trường và cung cấp nước sạch như các bệnh giun sán, tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét..., các bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần, HIV/AIDS, tai nạn chấn thương, tai nạn giao thông... với tỷ lệ ngày càng gia tăng, chưa được ngăn chặn hiệu quả. Những khó khăn và thách thức đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng nguồn lực con người để phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước.

Tình trạng thiếu nhân lực y tế, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở mặc dù đã dần được cải thiện nhưng vẫn còn là vấn đề ưu tiên. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế tiến hành tại 4 tỉnh, tình trạng biến động cán bộ tại tuyến huyện, xã là một vấn đề cần phải quan tâm. Đáng lưu ý ở những khu vực khó khăn hơn như Trung du và miền núi phía Bắc mức độ tăng về số lượng nhân lực làm việc ở tuyến y tế cơ sở thấp hơn nhiều so với Đồng bằng Sông Hồng.

Chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt chất lượng nhân lực y tế tuyến xã trong công tác sơ cấp cứu, chẩn đoán và điều trị một số bệnh cũng như kiến thức về xử lý dịch bệnh còn rất hạn chế. Mặc dù chuẩn năng lực của một số loại hình cán bộ y tế đã được xây dựng hoặc đang trong quá trình xây dựng nhưng không có thông tin đánh giá về việc áp dụng các chuẩn năng lực vào nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý nhân lực y tế. Hậu quả của nhiều yếu tố già hóa dân số, tác động của yếu tố công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường và thay đổi lối sống làm gia tăng gánh nặng bệnh không lây nhiễm, vấn đề này gặp nhiều ở nước đang phát triển khác trong giai đoạn chuyển đổi dịch tễ và đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của Việt Nam khi nhận thức của người dân còn hạn chế, năng lực của hệ thống y tế chưa đáp ứng được yêu cầu cả về dự phòng và điều trị có hiệu quả ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Trong khi đó năng lực quản lý của cán bộ y tế ở các cấp hiện nay còn hạn chế. Điều tra của Bộ Y tế vào năm 2013 cho thấy có khoảng trống lớn về năng lực quản lý của cán bộ hiện nay so với nhu cầu. Cán bộ quản lý chủ yếu là bác sĩ có chuyên môn giỏi, chủ yếu là khám chữa bệnh nên thời gian và kinh nghiệm cho công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Trên 95% cán bộ quản lý y tế cho rằng họ thiếu kỹ năng quản lý.

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012 - 2020 được Bộ Y tế ban hành năm 2012 đã nêu rõ tại mục tiêu thứ 3 là nâng cao năng lực quản lý điều hành của nhân lực y tế [7]. Nhằm đạt được mục tiêu, giải pháp đưa ra là tăng cường đào tạo, xây dựng /cải thiện chương trình đào tạo, phát triển tài liệu đào tạo và các phương pháp giảng dạy tích cực dựa trên những năng lực cơ bản cần thiết cho các đối tượng quản lý. Đặc biệt đối với cán bộ quản lý tuyến xã là đối tượng ít được quan tâm trong việc tìm hiểu năng lực cơ bản để có thể quản lý trạm y tế được tốt hơn. Tại Việt Nam, chưa có một chương trình nào tìm hiểu khung năng lực cần có cho đối tượng quản lý y tế tuyến xã, phường, thị trấn. Để từ đó, phát triển chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý trạm y tế được cải thiện hơn.

3. Tổng quan về năng lực cho cán bộ quản lý y tế trên thế giới

Trên thế giới, có rất nhiều khái niệm về năng lực, năng lực nghề nghiệp, khung năng lực, chuẩn năng lực. Tuy nhiên, tựu chung lại tất cả đều nhằm mục đích đưa ra những tiêu chí cụ thể cho vị trí quản lý của từng lĩnh vực nhằm cải thiện công việc quản lý dựa trên những năng lực quản lý cơ bản. Năm 2008, Giáo sư Mary Stefl (Mỹ) đã đưa ra 5 nhóm năng lực chính áp dụng chung cho các nhà quản lý y tế [8], bao gồm những nhóm năng lực chính sau đây:

- Nhóm năng lực quản lý các mối quan hệ và quản lý việc giao tiếp ứng xử: là khả năng giao tiếp rõ ràng và chính xác với khách hàng bên trong và bên ngoài; tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, và động viên khuyến khích các cá nhân và các nhóm tương tác với nhau dựa trên nền tảng xây dựng.

- Nhóm năng lực lãnh đạo: là khả năng phát huy được tài năng, sở trường của các cá nhân phục vụ tổ chức; xây dựng và duy trì được tầm nhìn trong tổ chức; quản lý tốt các thay đổi để đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức.

- Nhóm năng lực về chuyên môn: là khả năng triển khai hoạt động của tổ chức và của cá nhân sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn, bao gồm trách nhiệm với người bệnh và cộng đồng; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và cam kết đào tạo liên tục.

- Nhóm năng lực hiểu biết về hệ thống chăm sóc sức khỏe: nắm rõ hệ thống y tế để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

- Kiến thức và kỹ năng trong kinh doanh: là khả năng áp dụng các nguyên lý trong việc điều hành tổ chức việc kinh doanh, bao gồm: (a) quản lý tài chính; (b) quản lý nguồn nhân lực; (c) điều hành tổ chức; (d) tiếp thị và lập kế hoạch chiến lược; (e) quản lý thông tin; (f) quản lý nguy cơ; (g) cải thiện tăng cường chất lượng.

Tiếp theo đó, năm 2014, Academic Wales là đơn vị đào tạo về lãnh đạo, quản lý cho các đơn vị công của chính quyền xứ Wales đã đưa ra những năng lực cần thiết cho cán bộ quản lý và cán bộ giám sát trong ngành y tế, đặc biệt là các đơn vị lâm sàng trong thế kỷ 21 này. Cụ thể đơn vị này đã đưa 3 nhóm năng lực chính yếu và luôn lồng ghép vào nhau để thực hiện nhiệm vụ của nhà quản lý / cán bộ giám sát [10], như sau:

Nhóm năng lực chính yếu

Năng lực cụ thể

Thực hiện những điều tốt cho cộng đồng và bệnh nhân

• Huy động sự tham gia của cộng đồng và bệnh nhân: tìm hiểu những ý kiến, phản hồi của cộng đồng và bệnh nhân, quản lý tốt các mối quan hệ, gây ảnh hưởng đến cộng đồng và bệnh nhân

• Cải thiện và cải tiến: quản lý sự thay đổi, đánh giá và duy trì, nhận thức cùng nhau cải thiện tổ chức

• An toàn bệnh nhân và Quản trị: quản lý nguy cơ, rút kinh nghiệm từ những sự kiện

Thực hiện những điều tốt cho nhân viên

• Sức khỏe được quan tâm, lương đáp ứng nhu cầu và đảm bảo ngày công lao động: dựa vào chính sách của tổ chức, tạo ra môi trường làm việc tích cực, và phải để cho nhân viên tham gia vào các hoạt động của tổ chức

• Công bằng và tin tưởng lẫn nhau: làm việc nhóm, tôn trọng lẫn nhau, đưa ra những tấm gương thành công

• Đào tạo phát triển: phản hồi học hỏi từ những đồng nghiệp khác, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và trao quyền lại cho nhân viên

Quản lý nguồn lực

• Quản lý tài chính và nhân lực: có tinh thần trách nhiệm công minh rõ ràng minh bạch, khả năng quản lý tài chính

• Sử dụng hệ thống thông tin hiệu quả: khả năng quản lý dữ liệu và thông tin, biến thông tin thành ý tưởng phát triển tổ chức

• Phân công nhân lực và công việc hợp lý: kế hoạch rõ ràng, tuyển dụng đúng với vị trí việc làm

Theo y văn trên thế giới, có rất nhiều cách chia nhóm khung năng lực cho cán bộ quản lý, ví dụ điển hình như những khung năng lực trên. Nói tóm lại, có những năng lực sau dành cho cán bộ quản lý: quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý thông tin, quản lý nguy cơ, quản lý chất lượng, lập kế hoạch, triển khai hoạt động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng động viên khuyến khích, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, huy động sự tham gia cộng đồng, kỹ năng trao quyền.

4. Điều tra nhanh về Năng lực quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã

Để xác định những năng lực cơ bản cần có của cán bộ quản lý y tế tuyến xã nhằm quản lý, tổ chức thực hiện và điều hành trạm y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Điều tra nhanh về Năng lực quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã với các mục tiêu cụ thể sau:

1. Mô tả công việc hiện tại của cán bộ quản lý y tế tuyến xã

2. Tìm hiểu năng lực hiện tại của cán bộ quản lý y tế tuyến xã

3. Xác định năng lực cần có của cán bộ quản lý y tế tuyến xã

Điều tra nhanh đã được thực hiện tại 6 tỉnh/thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Long An, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Bình Định và tỉnh Khánh Hòa) vào tháng 11/2016 với 04 nhóm đối tượng gồm: cán bộ quản lý Trung tâm Y tế huyện/Trung tâm Y tế Dự phòng huyện (n = 6), cán bộ quản lý trạm y tế xã (n = 12), nhân viên trạm y tế xã (n = 12) và cán bộ Ủy ban nhân dân xã phụ trách công tác Y tế tại địa phương (n = 12).

Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu dựa vào bộ câu hỏi xoay quanh công việc thực hiện hàng ngày thông qua các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện và điều hành của cán bộ quản lý trạm y tế xã nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ trạm y tế được giao; đồng thời kết hợp với việc xem xét các biểu mẫu tại trạm y tế. Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng ghi nhận chia sẻ của cán bộ quản lý trạm y tế về năng lực cần có để lãnh đạo, quản lý nhân viên thực hiện công việc hiệu quả.

Dữ liệu thu thập qua cuộc điều tra được giải băng và tổng hợp theo chủ đề cho kết quả như sau:

❖ Công việc hiện tại của trưởng trạm y tế:

Kết quả điều tra nhanh cho thấy công việc của cán bộ quản lý trạm y tế đang thực hiện sát theo thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ trạm y tế xã, phượng, thị trấn và bao gồm các nội dung cụ thể sau:

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình/hoạt động y tế tại địa phương

- Tổ chức thực hiện:

+ Khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng Y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh

+ Các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực Y tế dự phòng và các dự án y tế khác

- Phối hợp với các bên liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe; kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách

- Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn bản

- Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị

- Quản lý và giám sát thống kê, báo cáo theo quy định

❖ Thực trạng năng lực

Dựa vào chức năng, nhiệm vụ trạm y tế và để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ quản lý trạm y tế cần phải có năng lực quản lý trạm y tế tốt. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy thực trạng năng lực quản lý của cán bộ quản lý trạm y tế xã hiện nay chưa đồng đều, vẫn tồn tại những khoảng trống nhất định và còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng toàn diện so với nhu cầu thực tế.

Về quản lý nhân sự, tất cả các trạm y tế đều có bảng phân công công việc cho nhân viên nhưng không có bảng mô tả công việc chi tiết. Một số trưởng trạm phân công công việc chưa phù hợp, không đồng đều, vượt quá năng lực của nhân viên khiến hiệu quả công việc chưa cao.

Về quản lý tài chính và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, các cán bộ quản lý trạm y tế ít gặp khó khăn hơn do được sự quản lý, hỗ trợ và hướng dẫn từ cơ quan quản lý trực tiếp. Các trạm y tế quản lý tài chính thông qua số ghi chép theo dõi. Hoạt động thu chi, tiền lương đều làm theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế huyện, có sổ quản lý, có ký nhận và báo cáo định kỳ hàng tháng cho Trung tâm Y tế huyện. Duy chỉ một số khó khăn nếu có chủ yếu xuất phát từ khâu chi do không đủ kinh phí hoặc một số hoạt động không có giấy tờ, chứng từ để quyết toán.

Tất cả các trạm y tế đều có sổ sách theo dõi và sổ giao nhận trang thiết bị y tế, tuy nhiên vẫn còn một số trang thiết bị y tế được cấp tại trạm y tế vẫn chưa được sử dụng vì thiếu người có chuyên môn.

Về lập kế hoạch, tất cả các trạm y tế đều làm kế hoạch hoạt động và kế hoạch thực hiện các chương trình y tế. Tuy nhiên, để xây dựng được một bảng kế hoạch tốt và khả thi, cán bộ quản lý trạm y tế phải có các kỹ năng xác định, phân tích thông tin và dữ kiện nhằm khai thác tốt thông tin về tình hình văn hóa xã hội cũng như lập bản đồ, dữ liệu về sức khỏe của dân số chung và dân số mục tiêu, các thông tin về vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng, thông tin về các nguồn lực trong cộng đồng, dự báo các trở ngại và tranh thủ động lực, mức độ đạt được hiện tại của các mục tiêu. Theo kết quả điều tra và dựa vào các bảng kế hoạch tham khảo tại trạm y tế cho thấy các nội dung kể trên vẫn chưa thực sự được quan tâm và chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Hầu hết cán bộ quản lý trạm y tế đều không thể xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên; đồng thời quá trình phân tích các nguồn lực cũng không được chú trọng trong các bảng kế hoạch trạm y tế đã xây dựng.

Về quản lý các hoạt động/chương trình y tế, hầu hết các trưởng trạm y tế quản lý các thông tin y tế chủ yếu thông qua nhân viên phụ trách chương trình. Kết quả điều tra cho thấy mức độ hiểu biết về hệ thống các chỉ số thống kê y tế cơ bản của đa phần cán bộ quản lý trạm y tế còn hạn chế, hạn chế về cả mặt nắm bắt ý nghĩa cũng như cách tính toán các chỉ số y tế. Mặc dù hầu hết các trưởng trạm y tế đều có giám sát, theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên cũng như hỗ trợ tích cực khi nhân viên gặp vấn đề khó khăn trong công việc tuy nhiên sự hỗ trợ giải quyết đôi lúc còn chậm, chưa dứt khoát.

Về công tác điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động y tế, ngoài các cuộc họp triển khai công việc đột xuất, các trưởng trạm y tế thường tổ chức họp giao ban hàng tháng (1 lần/tháng). Tuy nhiên, nhiều trưởng trạm y tế quản lý thời gian chưa tốt do phổ biến cùng lúc quá nhiều nội dung trong cuộc họp như phân công công việc, giải quyết khó khăn cho nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao kết hợp với việc đánh giá nhân viên và tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ khiến cuộc họp kéo dài làm ảnh hưởng tới quỹ thời gian chung của tập thể. Bên cạnh đó, khả năng tổ chức, điều hành cuộc họp của một số trưởng trạm y tế còn hạn chế do chưa xác định mục tiêu cuộc họp rõ ràng, nội dung cuộc họp chưa được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Công tác phối hợp làm việc nhóm của trạm y tế cũng chưa hiệu quả và được thể hiện qua việc phân công công việc chưa rõ ràng cụ thể, khả năng truyền đạt thông tin chưa thuyết phục. Ngoài ra, một số trưởng trạm y tế chia sẻ gặp phải khó khăn khi ra quyết định trong công tác quản lý trạm y tế do thiếu kinh nghiệm và chưa có kỹ năng ra quyết định.

Một số trưởng trạm y tế còn hạn chế về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng huy động sự tham gia cộng đồng. Kết quả điều tra ghi nhận các trưởng trạm y tế giao tiếp tốt với: nhân viên, tuy nhiên khi giao tiếp với người dân hoặc với ban ngành đoàn thể thì một số trưởng trạm y tế giải thích hoạt động chưa rõ ràng và cụ thể khiến người nghe khó hiểu, về kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng, các trạm y tế đều phối hợp với ban ngành đoàn thể trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn của trạm y tế. Bên cạnh một số trạm y tế phối hợp rất tốt với các ban ngành đoàn thể vẫn còn nhiều trạm y tế phối hợp chưa tốt do chưa xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể, kỹ năng giao tiếp cũng như việc trình bày nội dung phối hợp chưa rõ ràng; Trưởng trạm y tế chưa chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã khi muốn phối hợp với các ban ngành đoàn thể. Không chỉ vậy, phần lớn các trạm y tế đều gặp khó khăn khi phối hợp với người dân trong công tác phòng chống dịch do kinh phí tổ chức hạn chế, sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể chưa tốt, kỹ năng nói chuyện trước đám đông của nhân viên y tế còn hạn chế do đó chưa thuyết phục người dân tham gia.

Công nghệ thông tin được cho là cần thiết trong hoạt động hiện nay tại trạm y tế vì phần lớn các hoạt động tại trạm đều cần sử dụng máy vi tính, ví dụ như làm kế hoạch, báo cáo, công văn. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy kỹ năng tin học văn phòng của một vài trưởng trạm y tế còn hạn chế đặc biệt là kỹ năng soạn thảo văn bản.

v Năng lực cần đạt được của trưởng trạm y tế:

Theo kết quả điều tra thực tế đã trình bày trên, việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý trạm y tế là điều cấp thiết giúp cán bộ quản lý trạm y tế quản lý, tổ chức thực hiện và điều hành trạm y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo đó, các năng lực cán bộ quản lý trạm y tế cần phải đạt được bao gồm các năng lực cơ bản sau:

1. Lập kế hoạch

2. Quản lý các hoạt động/chương trình y tế

3. Quản lý nhân sự

4. Quản lý tài chính

5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

6. Điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động

7. Truyền đạt thông tin/giao tiếp

8. Huy động sự tham gia của cộng đồng

9. Tin học văn phòng

5. Hội thảo xây dựng “Chương trình đào tạo dựa trên năng lực quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã”

Sau khi xây dựng các năng lực cơ bản cán bộ quản lý trạm y tế cần đạt được, Viện Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo xây dựng “Chương trình đào tạo dựa trên năng lực quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã” nhằm góp ý và thống nhất cho các năng lực cơ bản cần có của trưởng trạm y tế.

Hội thảo được tổ chức vào ngày 01/12/2016 với 53 đại biểu tham dự. Thành phần tham dự hội thảo bao gồm các đại biểu đến từ 9 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh) cụ thể gồm: Lãnh đạo Viện Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế (n = 01), Lãnh đạo Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh (n = 02), Lãnh đạo và đại diện các Sở Y tế (n = 10), Lãnh đạo và đại diện Trung tâm y tế dự phòng tỉnh/ thành phố (n = 06), Lãnh đạo và đại diện Trung tâm y tế dự phòng quận/ Trung tâm y tế huyện (n = 11), Trưởng trạm y tế (n = 13), Nhóm nghiên cứu của Viện (n - 10).

Hội thảo trình bày và thảo luận về các năng lực cơ bản cán bộ quản lý trạm y tế cần đạt được dựa vào kết quả điều tra thực tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế Giới (WorldBank), là đơn vị cho vay vốn Dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế - HPET, cũng quan tâm về nội dung Quản lý chất thải rắn y tế, nên Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh có bổ sung thêm nội dung này vào chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý tuyến xã. Vì thế, hội thảo cũng đã trình bày, thảo luận và ghi nhận ý kiến về năng lực quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ quản lý trạm y tế.

Kết quả thảo luận từ Hội thảo cho thấy các năng lực cơ bản cán bộ quản lý trạm y tế cần đạt được xây dựng từ kết quả điều tra thực tế là phù hợp. Ngoài ra, Hội thảo ghi nhận một số nội dung khác cần bổ sung gồm: quản lý chất thải rắn y tế, kỹ năng sử dụng Microsoft Excel trong việc tính toán các chỉ số y tế, kỹ năng sử dụng Microsoft PowerPoint trong thuyết trình và kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet.

6. Kết luận

Thông qua các căn cứ đã trình bày trên và Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhóm nghiên cứu của Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh đã rà soát tổng hợp và thảo luận cùng đồng thuận thống nhất:

- Về năng lực quản lý cơ bản của trưởng trạm y tế gồm 5 nhóm cụ thể sau:

o Nhóm 1: năng lực triển khai, thực thi pháp luật và các quy định hướng dẫn của ngành

o Nhóm 2: năng lực lập kế hoạch, tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá

o Nhóm 3: năng lực quản lý nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dược

o Nhóm 4: năng lực thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình y tế

o Nhóm 5: năng lực thu thập, sử dụng thông tin y tế và ứng dụng công nghệ thông tin

- Về chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung 8 nội dung sau:

o Vị trí, chức năng, mô hình y tế tuyến cơ sở

o Lập kế hoạch Y tế

o Giám sát hoạt động y tế xã (báo cáo, ….)

o Quản lý nhân lực

o Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dược

o Hệ thống thông tin y tế (tin học, hồ sơ sức khỏe,..)

o Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình y tế (chất thải, bác sĩ gia đình, bảo hiểm y tế)

o Một số kỹ năng mềm

o Bài 7. Giám sát hoạt động y tế xã (báo cáo,….)

o Bài 8. Một số kỹ năng mềm

Các nhóm năng lực quản lý cơ bản của trưởng trạm y tế và các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng được trình bày trên chính là căn cứ giúp Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực quản lý cơ bản của cán bộ quản lý tuyến xã” phù hợp với tình hình thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, Thông tư 33/2015/TT-BYT, Ngày 27 tháng 10 năm 2015

2. Chính phủ, Nghị định số 117/2014/NĐ-CP quy định về Y tế xã, phường, thị trấn, Ngày 08 tháng 12 năm 2014

3. Bộ Chính Trị, Nghị quyết 46/NQ-TW, Ngày 23 tháng 02 năm 2005

4. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, 15 năm vắc xin bảo vệ thành công kết quả thanh toán bại liệt. 2015 20/12/2016]; tại http://moh.gov.vn/news/Pages/ChuongTrìnhMucTieuQuocGiaYTe,aspx?ItemID=3178

5. Tổng cục Thống kê, Y tế, văn hóa và đời sng. 2014

6. Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Y tế. Chính sách phát triển y tế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế. 2014 [trích dẫn ngày 20/12/2016; tại http://moh.gov.vn/qa/pages/traloichatvandbqh.aspx?ItemlD=8

7. Bộ Y tế, Quyết định số 2992/QĐ-BYT về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020, Ngày 17/07/2015. 2015

8. Mary E. Steft (2008), Common competencies for all health care managers; the health care leadership alliance model, Journal of Healthcare management, 53 (6)

9. Mayor of London, Competency Framework - Guide for managers and staff, [cited on 17/06/2017, https://www.london.gov.uk]

10. Academic Wales, NHS Wales Core Competence Framework for Managers and Supervisors, First edition, NHS Wales, 2014

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ CHO TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

1. Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học

- Tên khóa học: “Đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn”.

- Khóa học “Đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn” giúp người học nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao hiệu quả quản lý trạm y tế.

- Khóa học có 12 bài học là những vấn đề cơ bản cốt lõi, có tính logic và hệ thống, các kiến thức về quản lý và kỹ năng hỗ trợ nhau nhằm phát triển năng lực quản lý, cụ thể như sau:

Số TT

Tên bài học

1

Bài 1. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức y tế cơ sở

2

Bài 2. Lập kế hoạch y tế

3

Bài 3. Giám sát và đánh giá hoạt động y tế xã

4

Bài 4. Quản lý nhân lực

5

Bài 5. Quản lý tài chính

6

Bài 6. Quản lý dược

7

Bài 7. Quản lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị

8

Bài 8. Hệ thống thông tin y tế và ứng dụng công nghệ thông tin

9

Bài 9. Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình y tế

10

Bài 10. Huy động sự tham gia của cộng đồng

11

Bài 11. Một số kỹ năng mềm

12

Bài 12: Thực tế tại trạm y tế

- Đối tượng học viên: Trưởng trạm / Phó trạm / viên chức dược quy hoạch quản lý trạm.

- Sau khi học xong, người học dược cấp giấy chứng chỉ đào tạo liên tục theo Thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 09/8/2013.

2. Mục tiêu khóa học

2.1. Mục tiêu chung

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý y tế cho cán bộ quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn

2.2. Mục tiêu cụ thể

1. Hiểu rõ và thực thi đúng các quy định hướng dẫn của nhà nước và của ngành y tế về hoạt động y tế xã

2. Củng cố được kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức triển khai chương trình y tế

3. Trình bày được khái niệm, nội dung của quản lý nhân lực, tài chính, dược, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị

4. Cập nhật các kiến thức và xử lý đúng đắn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu

5. Ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý và sử dụng được các chỉ số, thông tin y tế trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của trạm y tế

6. Vận dụng được những kỹ năng mềm trong việc giải quyết vấn đề khi thực hiện những nhiệm vụ của trạm y tế

7. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của cán bộ quản lý trong công tác điều hành và triển khai công việc tại trạm y tế

3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên

- Nơi làm việc: Trạm y tế xã, phường, thị trấn

- Vị trí công việc: Trưởng trạm / Phó trạm / viên chức được qui hoạch quản lý trạm

4. Chương trình chi tiết

4.1. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo: 100 tiết

Thời lượng 1 buổi học: 5 tiết

Thời lượng 1 tiết học: 45 phút

4.2. Cấu trúc khung chương trình và thời lượng đào tạo

STT

Nội dung

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Khai giảng, kiểm tra đầu vào

1

1

0

2

Bài 1. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức y tế cơ sở

4

3

1

3

Bài 2. Lập kế hoạch y tế

10

4

6

4

Bài 3. Giám sát và đánh giá hoạt động y tế xã

5

3

2

5

Bài 4. Quản lý nhân lực

10

5

5

6

Bài 5. Quản lý tài chính

10

6

4

7

Bài 6. Quản lý dược

5

4

1

8

Bài 7. Quản lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị

5

3

2

9

Bài 8. Hệ thống thông tin y tế và ứng dụng công nghệ thông tin

10

6

4

10

Bài 9. Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình y tế

10

6

4

11

Bài 10. Huy động sự tham gia của cộng đồng

5

2

3

12

Bài 11. Một số kỹ năng mềm

13

6

7

13

Bài 12: Thực tế tại trạm y tế

10

0

10

14

Ôn tập

1

0

1

15

Kiểm tra, đánh giá, bế giảng

1

1

0

TỔNG

100

50

50

4.3. Chương trình chi tiết

Bài 1: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC Y TẾ CƠ SỞ

Tổng số tiết: 4 (Lý thuyết: 3, Thực hành: 1)

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Mô tả được mô hình tổ chức y tế cơ sở

2. Trình bày được chức năng và nhiệm vụ của Trạm Y tế

3. Ứng dụng được Bộ tiêu chí quốc gia trong việc đánh giá hoạt động y tế xã

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Mô hình tổ chức y tế cơ sở

1,5

1,5

0

2

Chức năng, nhiệm vụ:

+ Y tế tuyến huyện

+ Y tế tuyến xã

+ Y tế thôn, bản

1

1

0

3

Mối liên quan giữa các tuyến y tế

0,5

0,5

0

4

Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

1

0

1

 

Cộng:

4

3

1

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng.

- Thảo luận: khó khăn thường gặp của trạm y tế khi triển khai trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết vấn đề

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 4 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng

i liệu học viên cần chuẩn bị

- Kế hoạch xây dựng hoặc duy trì xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế giai đoạn đến năm 2020 (nếu có)

Tài liệu tham khảo

- Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về Y tế xã, phường, thị trấn

- Thông tư số 07/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 08/3/2013 quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản

- Thông tư số 16/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 22/5/2014 về việc Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình

- Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

- Quyết định số 2348/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/12/2016 về việc Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới

- Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020

Bài 2: LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ

Tổng số tiết: 10 tiết (Lý thuyết: 4 tiết, Thực hành: 6 tiết)

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được tầm quan trọng, tổng quan về kế hoạch y tế

2. Trình bày được các bước xây dựng kế hoạch y tế

3. Xây dựng được kế hoạch hoạt động của trạm y tế

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Tầm quan trọng, tổng quan của lập kế hoạch y tế

0,5

0,5

0

2

Giới thiệu các bước xây dựng kế hoạch y tế

0,5

0,5

0

3

Phân tích thực trạng

- Xác định vấn đề sức khỏe

- Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên

2

1

1

4

Xây dựng mục tiêu kế hoạch y tế

- Khái niệm mục tiêu

- Tầm quan trọng xác định mục tiêu đúng

- Xây dựng mục tiêu

2

1

1

5

Lựa chọn các giải pháp và các hoạt động

Xác định các nguồn lực cần thiết

2

1

1

6

Thực hành xây dựng kế hoạch y tế. Thực hiện kế hoạch mẫu theo các bước hướng dẫn

- Các mục tiêu phù hợp

- Phân bổ nguồn lực hợp lý

- Các thông tin được đưa vào đầy đủ

- Các hoạt động phù hợp với qui chế, quy định địa phương

3

0

3

 

Cộng

10

4

6

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng.

- Thảo luận nhóm: học viên chia thành các nhóm thảo luận, một nhóm từ 4-5 học viên, có 3 lần thảo luận nhóm. Học viên được cung cấp các số liệu về tình hình sức khỏe tại một địa phương. Dựa trên các số liệu này và các bước lập kế hoạch đã được học, các nhóm sẽ viết và trình bày kết quả làm việc nhóm của mình.

- Bài tập cá nhân: căn cứ trên kết quả thảo luận nhóm, sau giờ học trên lớp, mỗi học viên tự xây dựng 01 kế hoạch hoạt động cho một chương trình y tế / hoạt động y tế cụ thể tại trạm.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 5 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chi có 1 phương án đúng

- Thực hành: xây dựng 01 bản kế hoạch chi tiết cho một chương trình y tế / hoạt động y tế cụ thể

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

- Bộ Y tế - Tổ chức Y tế thế giới. Lập kế hoạch y tế tuyến Huyện. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2006

- Bộ Y tế - Tổ chức Y tế thế giới. Tài liệu bài giảng Lập kế hoạch y tế tuyến Huyện. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2006

- Bộ Y tế. Lập kế hoạch và quản lý hệ thống y tế dự phòng. Nhà xuất bản Hà Nội, 2012

- Bộ Y tế. Tổ chức và quản lý y tế. Nhà xuất bản Hà Nội, 2012

- Trương Việt Dũng, Phạm Văn Tương. Phân tích các vấn đề sức khỏe. Bài giảng Quản lý Y tế. Nhà xuất bản Y học, 1997

- Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tổ Chức Quản lý Y tế. Nhà xuất bản Y học, 2016

Tiếng Anh

- Andrew Green. An Introduction to health planning in Developing countries. Oxford University Press, 2011

- CCH Planning occupational health and Safety. CCH Australia limited, 2006

Bài 3: GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Y TẾ

Tổng số tiết: 5 (Lý thuyết: 3, Thực hành: 2)

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được các phương pháp, quy trình giám sát / đánh giá

2. Áp dụng được các chỉ số giám sát / đánh giá kế hoạch y tế cơ sở

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Khái niệm, vai trò của giám sát / đánh giá

0,5

0,5

0

2

Các phương pháp giám sát

- Quan sát

- Phỏng vấn

- Thảo luận

- Thu thập thông tin thứ cấp

1

0,5

0,5

3

Quy trình giám sát

- Chuẩn bị cho cuộc giám sát

- Tiến hành giám sát

- Báo cáo kết quả giám sát

1

0,5

0,5

5

Các phương pháp đánh giá

- Đánh giá định lượng

- Đánh giá định tính

1

0,5

0,5

6

Quy trình đánh giá

- Lựa chọn chỉ số đánh giá

- Thu thập thông tin

- Phân tích thông tin và báo cáo kết quả

1

1

0

7

Kế hoạch giám sát và đánh giá hoạt động y tế xã

0,5

0

0,5

 

Cộng:

5

3

2

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận nhóm: học viên chia thành các nhóm thảo luận, một nhóm từ 4-5 học viên.

- Xử lý tình huống: học viên được cung cấp 3 bài tập tình huống về vấn đề sức khỏe tại một địa phương. Dựa trên các số liệu này, mỗi nhóm lựa chọn ngẫu nhiên 1 tình huống và thực hiện theo yêu cầu của tình huống. Mỗi nhóm chọn học viên đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 3 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng

- Thực hành: đánh giá cách xử lý tình huống của nhóm.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

- Bộ Y tế - Tổ chức Y tế thế giới. Tài liệu bài giảng Lập kế hoạch y tế tuyến Huyện. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2006

- Bộ Y tế. Lập kế hoạch và quản lý hệ thống y tế dự phòng. Nhà xuất bản Hà Nội, 2012

- Bộ Y tế. Tổ chức và quản lý y tế. Nhà xuất bản Hà Nội, 2012

Tiếng Anh

- Andrew Green. An Introduction to health planning in Developing countries. Oxford University Press, 2011

Bài 4: QUẢN LÝ NHÂN LỰC

Tổng số tiết: 10 (Lý thuyết: 5, Thực hành: 5)

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Mô tả được tầm quan trọng, nội dung, phương pháp cơ bản của quản lý nhân lực y tế

2. Áp dụng được một số công cụ để quản lý nhân lực tại trạm y tế

3. Trình bày và áp dụng được bản mô tả công việc tại trạm y tế

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Các khái niệm nguồn nhân lực và quản trị nhân lực

Vai trò và tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực trong việc triển khai các hoạt động tại trạm y tế

0,5

0,5

0

2

Các nội dung cơ bản của quản lý nhân lực

- Tuyển chọn cán bộ

- Sắp xếp và phân công vị trí làm việc cho cán bộ

- Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Chế độ chính sách liên quan đến nhân lực tại trạm y tế

2,5

1,5

1

3

Một số phương pháp quản lý nhân lực

- Quản lý thời gian

- Quản lý công việc

- Quản lý qua điều hành, giám sát

- Phối hợp các phương pháp quản lý

2

1

1

4

Một số công cụ trong việc quản lý nhân lực tại trạm y tế

2

1

1

5

Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

1

1

0

6

Áp dụng bản mô tả công việc tại trạm y tế

2

0

2

 

Cộng:

10

5

5

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận: học viên chia sẻ cách quản lý nhân lực tại trạm y tế, những mặt đã làm tốt và những mặt còn hạn chế. Học viên đề xuất hướng giải quyết và phát triển các vấn đề của quản lý nhân lực dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

- Bài tập cá nhân: sau giờ học trên lớp, mỗi học viên tự xây dựng bản nhận xét đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, người lao động tại trạm và đề xuất hưởng triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được mô tả tại bản mô tả công việc. Giảng viên cung cấp bản mô tả công việc theo đề án vị trí việc làm tại trạm.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 5 câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng

- Thực hành: xây dựng 01 bản nhận xét đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, người lao động tại trạm và đề xuất hướng triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được mô tả tại bản mô tả công việc

Tài liệu học viên cần chuẩn bị

- Đề án vị trí việc làm của trạm y tế (nếu có)

Tài liệu tham khảo

- Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính Phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông tư 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

- Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2011 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập

- Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020

- Bộ Y tế. Tổ chức và quản lý y tế. Nhà xuất bản y học Hà Nội, Hà Nội, 2007

- Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Tổ chức và quản lý y tế. Nhà xuất bản y học Hà Nội, Hà Nội, 2007

- Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế. Tổ chức, quản lý và chính sách y tế. Nhà xuất bản y học Hà Nội, Hà Nội, 2006.

Bài 5: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Tổng số tiết: 10 (Lý thuyết: 6, Thực hành: 4)

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được các nguồn tài chính y tế đang được áp dụng tại trạm y tế, ảnh hưởng của các nguồn này tới chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương

2. Trình bày được các phương thức chi trả dịch vụ y tế và các nguyên tắc quản lý tài chính tương ứng

3. Trình bày được các quy định cơ bản về quản lý tài chính y tế xã

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

- Các khái niệm cơ bản về kinh tế y tế, các nguồn tài chính y tế

- Các nguồn tài chính y tế đang được áp dụng tại trạm y tế, ảnh hưởng của các nguồn này tới chăm sóc sức khỏe cho người dân

2

1,5

0,5

2

Các phương thức chi trả dịch vụ y tế tại trạm y tế (phí theo dịch vụ, khoán định suất, chi trả theo kết quả hoạt động...)

2

1

1

1 3

Quản lý Bảo hiểm y tế tại trạm y tế

1

0,5

0,5

4

Các quy định cơ bản về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp của y tế công lập áp dụng tại trạm y tế

2

2

0

5

Lập dự toán tài chính y tế xã hàng năm

3

1

2

 

Cộng:

10

6

4

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận nhóm: học viên chia thành các nhóm thảo luận, một nhóm từ 4-5 học viên. Có 2 lần thảo luận nhóm. Mỗi lần 0,5 tiết về các chủ đề: dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế và quản lý tài chính tại trạm.

- Đóng vai: học viên chia thành 2 nhóm. Có 2 lần đóng vai 2 nhóm đổi nhau với thời gian 1 tiết Chủ đề: Ứng xử của người dân và cán bộ y tế đối với trả phí theo dịch vụ hoặc theo khoán định suất.

- Bài tập cá nhân: giảng viên hướng dẫn cách thực hiện lập dự toán tài chính y tế xã, dựa trên các số liệu về bảo hiểm y tế, số liệu thu - chi, kinh phí hoạt động của trạm y tế năm gần nhất, học viên xây dựng dự toán tài chính y tế xã cho 1 năm.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 6 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chi có 1 phương án đúng

- Thực hành: Mỗi học viên xây dựng 01 bản xây dựng dự toán tài chính y tế xã cho 1 năm

Tài liệu học viên cần chuẩn bị

- Các số liệu về bảo hiểm y tế, số liệu thu - chi, kinh phí hoạt động và kế hoạch năm của trạm y tế năm gần nhất

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

- Quốc hội khóa 12 (2008). Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội

- Quốc hội khóa 13 (2014). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm Y tế. Số 46/2014/QH13

- Quyết định 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/3/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

- Bộ Y tế. Kinh tế y tế. Tài liệu đào tạo bác sỹ chuyên khoa định hướng y học dự phòng, 2012

- Trương Phi Hùng. Tổ chức và Quản lý Y tế. Nhà xuất bản Y học, 2016

Bài 6: QUẢN LÝ DƯỢC

Tổng số tiết: 5 (Lý thuyết: 4, Thực hành: 1)

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được kế hoạch cung ứng thuốc và danh mục thuốc thiết yếu tân dược, đông y, vắc xin tại trạm y tế

2. Thực hiện tốt các quy định về tủ thuốc theo Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)

3. Trình bày được cách sử dụng thuốc an toàn hợp lý và cách bảo quản vắc xin, thuốc đông tây y

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

thuyết

Thực hành

1

Kế hoạch cung ứng thuốc

1

0,5

0,5

2

Danh mục thuốc thiết yếu tân dược, đông y, vắc xin tại trạm y tế

1

1

0

3

Các quy định về tủ thuốc theo Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)

1

0,5

0,5

4

Sử dụng thuốc an toàn hợp lý

1

1

0

5

Quản lý và bảo quản vắc xin, thuốc đông tây y

1

1

0

 

Cộng:

5

4

1

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận: dựa trên kế hoạch cung ứng thuốc và danh mục thuốc thiết yếu tân dược, đông y, vắc xin tại trạm y tế, học viên chia sẻ cách xây dựng kế hoạch, quản lý và sử dụng thuốc, vắc xin an toàn, hiệu quả tại trạm. Học viên đề xuất hướng giải quyết vấn đề và tăng khả năng quản lý thuốc, vắc xin dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 4 câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chi có 1 phương án đúng

Tài liệu học viên cần chuẩn bị

- Kế hoạch cung ứng thuốc và danh mục thuốc thiết yếu tân dược, đông y, vắc xin tại trạm y tế năm gần nhất

Tài liệu tham khảo

- Luật Dược số 105/2016/QH13 của Quốc hội ngày 06/4/2016

- Thông tư số 31/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 11/7/2011 về việc Ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán

Bài 7: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ

Tổng số tiết: 5 (Lý thuyết: 3, Thực hành: 2)

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được nội dung quản lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị

2. Mô tả được quy định, tiêu chuẩn, thiết kế, bố trí sắp xếp, vận hành, sử dụng theo bộ tiêu chí quốc gia

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

- Trình bày được khái niệm quản lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị

- Phân tích được các vấn đề về quản lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị

1

1

0

2

Quản lý trang thiết bị y tế:

- Nội dung quản lý, duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị y tế

- Cách thức quản lý trang thiết bị y tế

2

1

1

3

Quản lý hạ tầng trạm y tế:

- Quy định về tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành

- Tiêu chí cơ sở hạ tầng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia

2

1

1

 

Cộng:

5

3

2

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận: với thực trạng trạm y tế hiện nay, anh chị gặp khó khăn gì để đáp ứng với những quy định của Nhà nước.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 3 câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng

Tài liệu tham khảo

- Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2016 về việc Quản lý trang thiết bị y tế

- Thông tư số 39/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 28/10/2016 về việc Quy định chi tiết về phân loại trang thiết bị y tế

- Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập

- Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản và Quyết định số 1020/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22/3/2004 về việc ban hành sửa đổi danh mục trang thiết bị y tế trạm y tế xã có bác sĩ vào danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản ban hành kèm theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn ngành

- Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020

- Đại học Y Thái Nguyên. Tổ chức và quản lý y tế. Nhà xuất bản Y học, 2007

Bài 8: HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tổng số tiết: 10 (Lý thuyết: 6, Thực hành: 4)

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được tầm quan trọng của hệ thống thông tin y tế

2. Mô tả được các chỉ số, ý nghĩa, cách thu thập và cách tính các chỉ số thống kê y tế

3. Sử dụng được các chỉ số, thông tin y tế trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của trạm y tế

4. Ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Hệ thống quản lý thông tin trong ngành y tế

1,5

1,5

0

2

Các nhóm thông tin cơ bản, phương pháp thu thập, cách tính, ý nghĩa:

- Nhóm thông tin về tình hình sức khỏe và các yếu tố tác động đến sức khỏe

- Nhóm thông tin đầu vào, hoạt động, tác động và đầu ra

- Nhóm thông tin định tính và định lượng

Thực hành tính các chỉ số thống kê y tế

3,5

1,5

2

3

Các nội dung cơ bản trong quản lý thông tin y tế:

- Thu thập thông tin

- Phân tích và xử lý thông tin

- Trình bày thông tin

- Sử dụng thông tin cho lập kế hoạch, quản lý, điều hành tại trạm y tế xã

- Báo cáo thống kê y tế xã

3

1

2

4

Các điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế

1,5

1,5

0

5

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử

0,5

0,5

0

 

Cộng:

10

6

4

Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận nhóm: học viên chia thành các nhóm thảo luận, một nhóm từ 4-5 học viên. Có 2 lần thảo luận nhóm. Mỗi lần 1 tiết về các chỉ số, ý nghĩa, cách thu thập và cách tính các chỉ số thống kê y tế

- Bài tập cá nhân: dựa trên các số liệu hoạt động của trạm y tế năm gần nhất, giảng viên hướng dẫn cách sử dụng và chọn lọc thông tin y tế trong việc điều hành, quản lý và báo cáo thống kê.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 6 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng

- Thực hành: Mỗi học viên xây dựng 1 bản báo cáo chỉ số thống kê y tế có ứng dụng vào công tác quản lý, điều hành trạm y tế.

Tài liệu học viên cần chuẩn bị:

- Số liệu năm gần nhất của 12 sổ theo biểu mẫu thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế về Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

- Thông tư 06/2014/TT-BYT ngày 14/02/2014 của Bộ Y tế về việc Ban hành danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành y tế

- Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế về Nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế

- Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế về Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã

- Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Nguyễn Duy Luật. Thông tin và quản lý thông tin y tế công cộng. Tổ chức, quản lý và chính sách y tế (sách dùng đào tạo cử nhân Y tế công cộng), Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2006, tr. 67- 85

- Nguyễn Duy Luật. Hệ thống thông tin, hệ thống quản lý thông tin y tế quốc gia và các địa phương. Tổ chức và quản lý y tế (sách đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 dịch tễ học thực địa), Nhà xuất bản y học Hà Nội, 2012, tr.41-57

- Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Trần Hiển. Xử lý và phân tích số liệu, Thực hành cộng đồng (sách đào tạo bác sĩ đa khoa), Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2007, tr. 120-148

- Lê Thế Thự. Các chỉ số sức khỏe và quản lý thông tin y tế. Tổ chức - Quản lý y tế, Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh, 2004, tr. 115 - 128

Tiếng Anh

- Centers for Disease Control and Prevention (2013), Community Health Assessment for Population Health Improvement

- WHO (2015) Global reference list of 100 core Health indicators, http://www.who.int/healthinfo/indicators/2015/en/, accessed on 19 October 2016

Bài 9: QUẢN LÝ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU, CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ

Tổng số tiết: 10 (Lý thuyết: 6, Thực hành: 4)

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu theo khuyến cáo của WHO trong tình hình mới

2. Trình bày được mục tiêu, nội dung triển khai các chương trình mục tiêu y tế

3. Trình bày được nguyên lý y học gia đình, quản lý sức khỏe hộ gia đình, chăm sóc sức khỏe tại nhà

4. Trình bày được vai trò của trạm y tế đối với bao phủ sức khỏe toàn dân

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu theo khuyến cáo của WHO trong tình hình mới

1

1

0

2

Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC)

1

1

0

3

Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

1

1

0

4

- Các nguyên lý y học gia đình

- Quản lý sức khỏe hộ gia đình

- Chăm sóc sức khỏe tại nhà

2

1

1

5

Chương trình mục tiêu y tế - dân số

2

2

0

6

Các chương trình y tế đặc trưng tại tỉnh

3

0

3

 

Cộng:

10

6

4

Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận nhóm: học viên chia thành các nhóm thảo luận, mỗi nhóm từ 4-5 học viên. Có 3 lần thảo luận nhóm. Hai lần thảo luận nhóm với thời gian 0,5 tiết về các vấn đề: quản lý sức khỏe theo hộ gia đình, chăm sóc sức khỏe tại nhà và các vấn đề liên quan đến y học gia đình, bao phủ sức khỏe toàn dân. Một lần thảo luận nhóm với thời gian 1 tiết về các chương trình y tế đang được triển khai tại địa phương, các nội dung và mục tiêu cần đạt.

- Bài tập cá nhân: dựa trên các hoạt động tại trạm y tế, học viên trình bày một báo cáo về mục đích, ý nghĩa và lý do riêng (nếu có) của các chương trình y tế đang thực hiện, các nội dung, mục tiêu cần đạt, kết quả (có số liệu) năm gần nhất, các khó khăn, thách thức.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 6 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng

- Thực hành: kết quả thảo luận nhóm và 01 bản báo cáo về mục đích, ý nghĩa và lý do riêng (nếu có) của các chương trình y tế đang thực hiện, các nội dung, mục tiêu cần đạt, kết quả (có số liệu) năm gần nhất, các khó khăn, thách thức.

Tài liệu học viên cần chuẩn bị:

- Số liệu kết quả theo báo cáo năm gần nhất của các chương trình y tế đang thực hiện tại trạm y tế.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

- Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế. Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020, 2013

- Edward J.Shahady. “Các nguyên tắc của Y học gia đình: Tổng quan”, Y học gia đình (tài liệu dịch). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1999

- Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Y học gia đình (nhiều tác giả). Nhà xuất bản Y học Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, 2009

- Trương Phi Hùng. Tổ chức và Quản lý Y tế. Nhà xuất bản Y học Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, 2016

Tiếng Anh

- World Health Organization (2008). Primary Health Care - Now more than never

Bài 10: HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Tổng số tiết: 5 (Lý thuyết: 2, Thực hành: 3)

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được vai trò tham gia của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe

2. Trình bày được các nguyên tắc, phương pháp huy động tham gia cộng đồng trong những tình huống cụ thể

Nội dung

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Khái niệm về cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng

0,5

0,5

0

2

Vai trò và các mức độ tham gia của cộng đồng tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe

1

0,5

0,5

3

Các nguyên tắc huy động sự tham gia của cộng đồng

1,5

0,5

1

4

Các phương pháp huy động sự tham gia của cộng đồng

2

0,5

1,5

 

Cộng:

5

2

3

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận nhóm: học viên chia thành các nhóm thảo luận, mỗi nhóm từ 4-5 học viên. Giảng viên gợi ý 4 vấn đề y tế. Mỗi nhóm lựa chọn ngẫu nhiên 1 vấn đề và thực hiện các phương pháp để huy động sự tham gia của cộng đồng

- Đóng vai: dựa trên kết quả thảo luận nhóm, mỗi nhóm đóng vai để thể hiện cách huy động sự tham gia của cộng đồng

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 3 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng

- Thực hành: thực hiện đóng vai thể hiện cách huy động sự tham gia của cộng đồng đối với 1 vấn đề y tế

Tài liệu tham khảo

- JICA, Sổ tay phát triển cộng đồng, tháng 3/2016

BÀI 11. MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM

Tổng số tiết: 13 (Lý thuyết: 6, Thực hành: 7)

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học viên có thể:

1. Trình bày được ý nghĩa và tầm quan trọng của các kỹ năng mềm được áp dụng trong quản lý

2. Thực hiện được các kỹ năng mềm thường áp dụng trong quản lý: kỹ năng làm việc nhóm, ra quyết định, giao tiếp, tổ chức cuộc họp

3. Trình bày được kỹ năng khuyến khích động viên, huy động đồng nghiệp, cộng đồng và các đối tác liên quan trong thực hiện nhiệm vụ y tế

Nội dung:

TT

Nội dung

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Khái niệm, vai trò, tầm quan trọng của các kỹ năng mềm

1,5

1,5

0

2

Kỹ năng làm việc nhóm

- Lợi ích của làm việc nhóm và nhận định được tình huống cần làm việc nhóm

- Các kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm

- Các vai trò khác nhau của từng thành viên trong nhóm

- Các đặc điểm tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả

2,5

1

1,5

3

Kỹ năng ra quyết định

- Các cách ra quyết định phù hợp trong các tình huống

- Các đặc điểm tạo nên một quyết định tốt

- Các kỹ năng cần thiết khi ra quyết định

2,5

1

1,5

4

Kỹ năng giao tiếp

- Đặc điểm của quá trình truyền thông

- Ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp

- Các phương tiện giao tiếp

- Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

1,5

0,5

1

5

Kỹ năng khuyến khích, động viên, khen ngợi

2

1

1

6

Kỹ năng tổ chức một cuộc họp

- Chuẩn bị cuộc họp

- Điều hành cuộc họp

3

1

2

Cộng:

13

6

7

Phương pháp dạy - học

- Thuyết trình: Giảng viên trình bày lý thuyết nội dung bài giảng

- Thảo luận nhóm: học viên chia thành 5 nhóm thảo luận. Giảng viên gợi ý 5 chủ đề, bao gồm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khuyến khích động viên và kỹ năng tổ chức một cuộc họp. Mỗi nhóm lựa chọn ngẫu nhiên 1 chủ đề để thảo luận và tập đóng vai trong thời gian 2 tiết.

- Thực hành đóng vai: dựa trên kết quả thảo luận và tập đóng vai, mỗi nhóm thể hiện phần đóng vai, các nhóm còn lại đóng góp ý kiến cho nhóm trên. Thời gian đóng vai và nhận xét là 1 tiết / nhóm.

Phương pháp đánh giá

- Lý thuyết: 5 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, phần lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng

- Thực hành: thực hiện đóng vai với 01 chủ đề về kỹ năng mềm Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

- Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động, làm việc tại các cơ sở y tế

- Lại Thế Luyện. Kỹ năng làm việc đồng đội. Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012

- Nguyễn Thị Oanh. Làm việc theo nhóm. Nhà xuất bản Trẻ, Tái bản lần 1, 2008

- Các kỹ năng quản lý hiệu quả: Harvard business school. Dịch giả Trần Thị Bích Nga. Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005

- Bùi Thị Minh Hằng. Phát triển kỹ năng quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005

- Hà Linh. 22 Năng lực nhà lãnh đạo cần chuẩn bị. Nhà xuất bản Thời đại, 2010

- Sở Giáo dục Hà Nội. Kỹ năng giao tiếp. Nhà xuất bản Hà Nội, 2008

- Nguyễn Thị Liên Diệp. Quản trị học. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

- Nguyễn Hữu Hải. Quản lý học đại cương. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 2014

- Phan Thăng và Nguyễn Thanh Hội. Quản trị học. Nhà xuất bản Thống kê

- Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả. Harvard business essentials. Dịch giả Trần Thị Bích Nga. Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006

- Xây dựng nhóm hiệu quả. Brian Cole Miller. Dịch giả Hải Ninh. Nhà xuất bản Lao động - Xã Hội, 2011

Tiếng Anh

- Don Hellriegel and John W. Slocum. Management. Addison-Wesley Publishing Company, 6th edition, 1993

- JICA, Sổ tay phát triển cộng đồng, tháng 3/2016

- World Bank. The Role of Community Participation in Development Planning and Project Management. Economic Development Institute, 1988

- Oakley P. Community involvement in community development. An examination of critical issues. Geneva: WHO, 1989

- Handbook for Successful Meetings. Lippincott, Sharon. 1994

- The Effective Meeting. Published by The Royal Bank of Canada. Vol. 65

- Community involvement in health development: Challenging health services. WHO Techn Rep Ser 809. Geneva: WHO, 1991

- World Health Organization. Education for health. A manual on health education in primary health care. Geneva: WHO, 1988

- University of the West of England, A handbook for development and assessment: Making community participation meaningful. Danny Burns, Frances Heywood, Marilyn Taylor, Pete Wilde and Mandy Wilson, 2004

- Centre for Public Health Nutrition School of Integrated Health University of Westminster London, Community Participation in Nutrition Programs for Child Survival and Anemia, July 2007

- UNEP, Environmental Management and Community Participation, 2004

Bài 12: THỰC TẾ TẠI TRẠM Y TẾ

Tổng số tiết: 10 tiết (Lý thuyết: 0, Thực hành: 10)

Nội dung: Học viên sẽ được tìm hiểu thực tế, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm quản lý:

- Quản lý nhân lực: Đề án vị trí việc làm (nếu có) / bản mô tả công việc / bản phân công công việc

- Quản lý tài chính: lập dự toán năm, bảo hiểm y tế

- Cách quản lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị, dược

- Quản lý thông tin và sử dụng thông tin trong: lập kế hoạch, báo cáo, giám sát, đánh giá

- Chia sẻ mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại trạm

- Chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý chất thải y tế tại trạm

- Những thuận lợi và khó khăn khi làm việc với các bên liên quan

Phương pháp

- Trưởng trạm chia sẻ các nội dung về quản lý trạm

- Học viên thảo luận các vấn đề của trạm và chia sẻ kinh nghiệm quản lý trạm

Tiêu chí chọn trạm y tế

- Trường chọn trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã

5. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

TT

NỘI DUNG

BUỔI HỌC

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

1

Khai giảng, kiểm tra đầu vào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGHỈ GIỮA KHÓA HỌC*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bài 1. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức y tế cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Bài 2. Lập kế hoạch y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Bài 3. Giám sát và đánh giá hoạt động y tế xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Bài 4. Quản lý nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Bài 5. Quản lý tài chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Bài 6. Quản lý dược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Bài 7. Quản lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Bài 8. Hệ thống thông tin y tế và ứng dụng công nghệ thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Bài 9. Quản lý CSSK ban đầu, chương trình y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Bài 10. Huy động sự tham gia của cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Bài 12: Thực tế tại trạm y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Bài 11. Một số kỹ năng mềm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Ôn tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Kiểm tra, đánh giá, bế giảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: * thời gian nghỉ giữa khóa học 1 tuần

6. Tên tài liệu dạy - học

Tài liệu chính thức: Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về việc quản lý y tế cho Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn được Hội đồng nghiệm thu thông qua.

7. Tiêu chuẩn giảng viên

Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, cơ sở đào tạo cần có đủ đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng.

- Số lượng giảng viên phải đảm bảo đáp ứng khối lượng chương trình đào tạo. Cần ít nhất 4 giảng viên cho khóa học.

- Giảng viên tham gia giảng dạy khóa học đến từ các trường đại học y khoa, cao đẳng y tế, trung cấp y tế. Ngoài ra, các cán bộ quản lý thuộc các đơn vị y tế cũng được chọn vào đội ngũ giảng viên.

- Tiêu chí lựa chọn giảng viên:

• Có trình độ đại học trở lên.

• Có chứng chỉ phương pháp sư phạm.

• Đối với các giảng viên đến từ cơ sở đào tạo, có kinh nghiệm trong việc giảng dạy quản lý, y tế công cộng từ 3 năm trở lên.

• Đối với các cán bộ quản lý thuộc các đơn vị y tế, có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tham gia giảng dạy từ 3 năm trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy từ 2 năm trở lên.

8. Thiết bị, học liệu cho khóa học

Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học dùng chung cho các ngành đào tạo, cơ sở đào tạo phải chuẩn bị các phòng học theo đúng các tiêu chuẩn quy định.

- Phòng học đủ rộng, bố trí bàn ghế linh hoạt để chia nhóm thực hành. Những giờ chia nhóm thực hành thì có thêm phòng.

- Bảng, phần hoặc bảng trắng, bút lông.

- Giấy A0, A4, kéo, băng keo, hồ dán, giấy màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...)

- Máy tính, máy chiếu, màn chiếu

9. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình

- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học / Cao đẳng / Trung cấp chuyên nghiệp y dược trên địa bàn tỉnh

- Chiêu sinh: Trường Đại học / Cao đẳng / Trung cấp chuyên nghiệp y dược trên địa bàn tỉnh

- Cách triển khai: tổng thời lượng học là 2 tuần, mỗi đợt học tập trung 1 tuần. Sau tuần học đầu tiên, học viên quay trở lại địa phương 1 tuần để chuẩn bị các số liệu, tư liệu cho tuần học tiếp theo và hoàn thiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của giảng viên trong tuần đầu tiên. Cách triển khai khóa học có thể thay đổi cho phù hợp với từng địa phương nhưng vẫn đảm bảo tổng số buổi học là 20 buổi.

- Địa điểm và điều kiện mở lớp: Trường Đại học / Cao đẳng / Trung cấp chuyên nghiệp y dược trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức khai giảng, bế giảng: Trường Đại học / Cao đẳng / Trung cấp chuyên nghiệp y dược trên địa bàn tỉnh

- Số lượng học viên/lớp: từ 20-25 học viên

- Đánh giá trước khóa học: bài kiểm tra trắc nghiệm.

- Đánh giá sau khóa học: bài kiểm tra trắc nghiệm và các bài kiểm tra thực hành trong quá trình học.

10. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ đào tạo liên tục

10.1. Điều kiện dự thi kết thúc khóa học

- Học viên tham dự > 80% các buổi học

- Tham dự tất cả bài kiểm tra thực hành

10.2. Thi kết thúc khóa học

- Phần lý thuyết: 50 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn, gồm những kiến thức được tổng hợp từ các bài học

- Phần thực hành: bài tập thực hành trong quá trình học (gồm 08 bài: Lập kế hoạch y tế, Giám sát và đánh giá hoạt động y tế, Quản lý nhân lực, Quản lý tài chính, Hệ thống thông tin y tế và ứng dụng công nghệ thông tin, Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu, Huy động sự tham gia của cộng đồng, Một số kỹ năng mềm)

10.3. Cách tính điểm khóa học

- Điểm lý thuyết: thang điểm 10

- Điểm thực hành: điểm trung bình của 08 bài tập thực hành

- Điểm toàn khóa = (điểm lý thuyết + điểm thực hành)/2

10.4. Điều kiện hoàn thành khóa học

- Điểm lý thuyết ≥ 5 điểm

- Điểm thực hành ≥ 5 điểm

10.5. Cấp giấy chứng chỉ đào tạo liên tục

Học viên hoàn thành khóa học sẽ được cấp giấy chứng chỉ đào tạo liên tục theo Thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 09/8/2013.