- 1 Thông tư liên tịch 220/2015/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3697/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 06 tháng 07 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 1634/STC-QLNS ngày 26 tháng 6 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quyết định này quy định về nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác của UBND xã, phường (dưới đây gọi chung là xã) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã
UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Lập dự toán thu - chi ngân sách xã; phương án phân bổ ngân sách xã; dự toán điều chỉnh ngân sách trong trường hợp cần thiết trình HĐND xã quyết định và báo cáo UBND quận, huyện (dưới đây gọi chung là huyện), Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tổ chức thực hiện.
2. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND xã, UBND xã quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo từng bộ phận gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để nhập dự toán và làm căn cứ kiểm soát, thanh toán các khoản chi; đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để báo cáo.
3. Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách xã được HĐND xã quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách xã.
4. Lập báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã trình HĐND xã phê chuẩn và báo cáo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; Kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã theo quy định.
5. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.
6. Quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, các hoạt động sự nghiệp, các hoạt động tài chính của thôn, bản, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động tài chính khác của xã.
7. Báo cáo, công khai ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
8. Chỉ đạo bộ phận tài chính, kế toán xã chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp UBND xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Bộ phận tài chính, kế toán xã
1. Vị trí và chức năng
a) Bộ phận tài chính, kế toán xã là bộ phận công tác chuyên môn thuộc UBND xã; có chức năng tham mưu, giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, ngân sách trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Bộ phận tài chính, kế toán xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND xã; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ phận tài chính, kế toán xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
a) Trình UBND xã ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của bộ phận.
b) Giúp Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham mưu, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư trên địa bàn.
c) Tham mưu UBND xã quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước
- Lập dự toán ngân sách xã:
+ Phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý).
+ Hướng dẫn các bộ phận, đơn vị, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi lập dự toán chi của bộ phận, đơn vị, tổ chức mình.
+ Lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình UBND xã báo cáo Thường trực HĐND xã xem xét, cho ý kiến trước khi gửi UBND huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp.
+ Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND huyện: hoàn chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được giao quản lý; dự toán thu, chi ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã thẩm tra, Thường trực HĐND xã xem xét, cho ý kiến, trình HĐND xã quyết định. Sau khi dự toán ngân sách xã được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tổ chức thực hiện.
+ Lập dự toán điều chỉnh ngân sách trong trường hợp cần thiết báo cáo UBND xã, trình HĐND xã quyết định.
- Quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo từng bộ phận, đơn vị, tổ chức thuộc xã.
- Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định; Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các bộ phận.
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn.
- Lập báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã trình HĐND xã phê duyệt và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp; Kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã theo quy định.
d) Giúp UBND xã quản lý các hoạt động tài chính khác của xã, cụ thể:
- Quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của xã: thực hiện thu, chi, mở sổ theo dõi riêng; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện hằng năm của từng quỹ cho HĐND xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
- Quản lý tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong việc tổ chức hạch toán và quyết toán thu, chi; thực hiện chế độ báo cáo tài chính phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tình hình tài chính của các hoạt động này.
- Hoạt động Tài chính của thôn, bản: hướng dẫn thôn, bản mở sổ sách ghi chép đầy đủ, cụ thể các khoản thu, chi và công khai với nhân dân kết quả huy động, sử dụng các nguồn tài chính; kiểm tra (khi cần thiết) về tài chính đối với hoạt động tài chính thôn, bản.
- Thực hiện các khoản được ủy thác thu hộ, chi hộ theo chế độ quy định, mở sổ sách theo dõi riêng từng khoản và không được thực hiện thu, chi ngoài phạm vi được ủy thác.
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công.
đ) Thực hiện báo cáo, công khai ngân sách và các hoạt động tài chính khác xã theo quy định của pháp luật.
e) Thực hiện và tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực ngân sách và tài chính khác xã, báo cáo UBND xã.
g) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn.
h) Thực hiện chế độ kế toán ngân sách xã do Bộ Tài chính ban hành. Quản lý và lưu trữ tài liệu tài chính, ngân sách, các tài liệu về thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước về tài chính - ngân sách đối với xã.
i) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách, đầu tư với UBND xã và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch của UBND xã giao.
3. Bộ phận Tài chính, kế toán xã gồm phụ trách kế toán và thủ quỹ.
- Phụ trách kế toán có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND xã quản lý hoạt động thu, chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã; thực hiện công tác lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán ngân sách xã và các quỹ của xã. Phụ trách kế toán là người chịu trách nhiệm trước UBND xã, Chủ tịch UBND xã và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của bộ phận.
- Mỗi xã bố trí 01 người hoạt động không chuyên trách phụ trách công tác thủ quỹ, lưu trữ để thực hiện các nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt, lưu trữ tại xã.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nội vụ, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định này thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1514/QĐ-UBND năm 2017 quy định nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý tài chính, ngân sách của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 2 Quyết định 26/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay theo đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4 Quyết định 17/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn Bắc Ninh
- 5 Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 220/2015/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 7 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay theo đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2 Quyết định 17/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn Bắc Ninh
- 3 Quyết định 26/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 1514/QĐ-UBND năm 2017 quy định nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý tài chính, ngân sách của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang