Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3716/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1338/TTr-SCT ngày 07/9/2017 và Văn bản số 1875/SCT-QLCN ngày 08/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2022 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ làm nhân tố thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn.

Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, từng bước tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu phát triển của nền kinh tế và hướng tới xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2022, phấn đấu đưa hoạt động phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế GRDP của tỉnh đạt 20 - 25%, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 75-80% GRDP của ngành công nghiệp.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đơn vị chủ trì:

Sở Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, phối hợp thực hiện các nội dung thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh;

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương được tiếp nhận kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình và có trách nhiệm quyết toán kinh phí theo quy định.

2. Đơn vị thụ hưởng:

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

3. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ:

Tất cả các sản phẩm công nghiệp thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Trong quá trình thực hiện Chương trình này, tỉnh Quảng Trị xem xét, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như sau:

a) Ngành dệt - may: Xơ tổng hợp PE, Viscose; Sợi dệt kim, sợi dệt thoi; Vải kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt kim, vải dệt thoi.

b) Ngành da - dày: Vải giả da; Đế giày, mũi giày, dây giày; Chỉ may giày; Keo dán giày...

c) Ngành điện tử: Linh kiện sản phẩm điện tử như linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính; Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động; Dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa.

d) Ngành sản xuất lắp ráp ô tô: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả; Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe; Linh kiện nhựa cho ô tô; Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn, kính chắn gió...

đ) Ngành cơ khí chế tạo: Linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu; Linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản; Chi tiết máy như bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc.

e) Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao: Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Mục tiêu:

+ Xúc tiến và hỗ trợ mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tạo mối liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp trong tỉnh với các các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài;

+ Đăng ký, hướng dẫn tham gia triển lãm công nghiệp hỗ trợ trong nước và nước ngoài.

- Hoạt động chính:

+ Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

+ Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ;

+ Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Kinh phí: 630,3 triệu đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 452,3 triệu đồng;

+ Từ nguồn khác: 178 triệu đồng.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất của cả nước và toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

- Mục tiêu: Hỗ trợ tư vấn, đào tạo hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất phù hợp với yêu cầu quốc tế.

- Hoạt động chính:

+ Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất.

- Kinh phí: 110 triệu đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 100 triệu đồng;

+ Từ nguồn khác: 10 triệu đồng.

3. Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Mục tiêu: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

- Hoạt động chính:

+ Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

+ Đăng ký tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước; các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại.

- Kinh phí: 207 triệu đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 143 triệu đồng;

+ Từ nguồn khác: 64 triệu đồng.

4. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.

- Mục tiêu: Hỗ trợ các doanh nghiệp có chức năng nghiên cứu và ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản xuất thử nghiệm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

- Hoạt động chính:

+ Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao, đổi mới công nghệ, sản xuất thử nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực;

+ Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả mang lại hiệu quả kinh tế.

- Kinh phí: 1.440 triệu đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 720 triệu đồng.

+ Từ nguồn khác: 720 triệu đồng.

5. Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ.

- Mục tiêu: Công bố thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh.

- Hoạt động chính:

+ Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về năng lực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ và chính sách liên quan, tập trung vào các lĩnh vực dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, máy nông nghiệp, đóng tàu;

+ Hỗ trợ cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Tham gia các hội thảo công bố thông tin về năng lực sản xuất công nghiệp hỗ trợ quốc gia;

+ Duy trì và vận hành cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ trên trang thông tin điện tử.

- Kinh phí: 60 triệu đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 60 triệu đồng;

+ Từ nguồn khác: 0 đồng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác dành cho các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ dự kiến là 2.447,3 triệu đồng, trong đó: vốn Ngân sách Trung ương là 500,3 triệu đồng, vốn Ngân sách tỉnh là 975 triệu đồng và nguồn vốn khác là 972 triệu đồng.

(Chi tiết dự toán tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này).

- Hàng năm, căn cứ vào thực tế, Sở Công Thương đề xuất và đăng ký nhiệm vụ với Bộ Công Thương. Các đề án có quy mô vừa và nhỏ hoặc không được cân đối hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, Sở Công Thương rà soát gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.

- Nguồn vốn khác:

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và nguồn vốn ODA;

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Trung ương và địa phương để triển khai các nội dung của Chương trình.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định kế hoạch kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ hàng năm và các đề án sử dụng kinh phí của Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm theo các nội dung Chương trình này.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án được giao đạt kết quả cao.

- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.

2. Sở Tài chính

- Căn cứ khả năng ngân sách để cân đối nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trong dự toán ngân sách hàng năm trình HĐND, UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan thẩm định, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nội dung Chương trình.

3. Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã:

Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình phối hợp, tuyên truyền, lồng ghép các chương trình, đề án được phân công phụ trách với hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả khuyến khích phát triển công nghiệp, TTCN trên địa bàn tỉnh.

4. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh

- Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị kiểm tra các cơ sở sản xuất đăng ký nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hướng dẫn các hồ sơ thủ tục các cơ sở có nội dung phù hợp với các quy định hỗ trợ để trình Hội đồng thẩm định. Trực tiếp ký hợp đồng các đề án được giao hỗ trợ và thanh toán kinh phí cho đơn vị thụ hưởng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu cho Sở Công Thương hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

5. Các cơ sở, tổ chức, cá nhân thụ hưởng: Cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký; có trách nhiệm quyết toán đúng quy định; báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến thực hiện đề án khi cơ quan có tham quyền yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành cấp tỉnh; Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TV Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, PCT Nguyễn Quân Chính;
- CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Quân Chính

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
(Kèm theo Quyết định số 3716/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Nguồn vốn:

Tổng

Sự nghiệp kinh tế

Nguồn vốn khác

1

Kinh phí Trung ương

500,3

269,0

769,3

2

Kinh phí Địa phương

975,0

703,0

1.678,0

TỔNG CỘNG

1.475,3

972,0

2.447,3

 

PHỤ LỤC 02

CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018- 2022
(Kèm theo Quyết định số 3716/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Nguồn vốn

Thành tiền

Sự nghiệp kinh tế Trung ương

Nguồn vốn khác

I

Kết nối hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 

 

317,3

130,0

447,3

1

Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

5

6,3

0,0

6,3

2

Lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế

Doanh nghiệp

2

11,0

0,0

11,0

3

Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

15

300,0

130,0

430,0

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất của cả nước và toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất

 

 

0,0

0,0

0,0

III

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

43,0

19,0

62,0

1

Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

3

43,0

19,0

62,0

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

120,0

120,0

240,0

1

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp

2

120,0

120,0

240,0

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

20,0

0,0

20,0

1

Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp và đóng tàu...

Doanh nghiệp

2

20,0

0,0

20,0

TỔNG CỘNG

500,3

269,0

769,3

Ghi chú: Ngoài các nội dung trên, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sẽ đăng ký tham gia các Chương trình, Hội thảo, Khóa đào tạo... do Bộ Công Thương chủ trì theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.

 

PHỤ LỤC 03

CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 3716/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Nguồn vốn

Thành tiền

Sự nghiệp kinh tế tỉnh

Nguồn vốn khác

I

Kết nối hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 

 

135,0

48,0

183,0

1

Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

4

40,0

20,0

60,0

2

Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đề án

2

65,0

28,0

93,0

3

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

1

30,0

0,0

30,0

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất của cả nước và toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất

 

 

100,0

10,0

110,0

1

Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp

1

50,0

10,0

60,0

2

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất

Đề án

1

50,0

0,0

50,0

III

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

100,0

45,0

145,0

1

Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

10

100,0

45,0

145,0

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

600,0

600,0

1.200,0

1

Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

1

200,0

200,0

400,0

2

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm

Doanh nghiệp

1

100,0

100,0

200,0

3

Hỗ trợ các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả

Doanh nghiệp

1

300,0

300,0

600,0

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

40,0

0,0

40,0

1

Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp và đóng tàu...

Doanh nghiệp

10

40,0

0,0

40,0

TỔNG CỘNG

975,0

703,0

1.678,0