Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 372/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 09 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 03/8/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập đề án Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định các đề án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu về nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 17/TTr -HĐTĐQH ngày 02/02/2009 về việc phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020, kèm theo Văn bản số 06/BB-SNN ngày 23/01/2009 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020 với nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

Xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và quản lý giết mổ trên địa bàn thành phố nhằm quản lý và ngăn ngừa có hiệu quả việc lây lan dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả trong ngành chăn nuôi.

2. Số lượng và quy mô các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

2.1. Giai đoạn 2008 - 2010

- Sắp xếp các điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các xã vào khu vực giết mổ tập trung. Tiến hành vận động các hộ giết mổ phân tán, các điểm giết mổ nhỏ lẻ vào khu giết mổ tập trung. Đồng thời, sắp xếp hợp lý các dãy quầy hàng chuyên kinh doanh thực phẩm động vật tươi sống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến hành xoá bỏ các quầy hàng thực phẩm bán rải rác trên vỉa hè.

- Tiến hành xoá bỏ các điểm giết mổ phân tán tại các quận nội thành nhằm đảm bảo môi trường, mỹ quan đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích các cơ sở giết mổ tập trung hiện có trên địa bàn nâng cấp, đầu tư dây chuyền giết mổ đảm bảo chất lượng sản phẩm và đạt tiêu chuẩn môi trường.

Bảng 1. Quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2008 – 2010

STT

Huyện

Công suất
(con/ngày)

Diện tích
(ha)

Cấp xã

 1

Thuỷ Nguyên

Kỳ Sơn, Lưu Kiếm, Gia Minh, Hoà Bình, Chính Mỹ, Kiền Bái, Thuỷ Đường, Phục Lễ, Thuỷ Triều, Thuỷ Sơn, Tân Đường

100 lợn + 500 gia cầm

0,5

2

An Dương

An Hưng, Hồng Phong, Bắc Sơn, Hồng Thái

3

An Lão

Quang Hưng, An Tiến, Mỹ Đức

4

Kiến Thuỵ

Hữu Bằng, Thanh Sơn, Tân Phong, Đại Hợp

Minh Tân

30 trâu bò

0,1

5

Tiên Lãng

Tiên Cường, Quyết Tiến, Cấp Tiến, Quang Phục, Bắc Hưng, Hùng Thắng

100 lợn + 500 gia cầm

0,5

6

Vĩnh Bảo

Việt Tiến, Vĩnh Long, Nhân Hoà, Hưng Nhân, Thanh Lương, Hoà Bình, Liên Am

An Hoà

30 trâu bò

0,1

Cấp huyện

1

Đồ Sơn

Vạn Sơn

200 lợn +1500 gia cầm

1

2

Cát Hải

Xuân Đám

200 lợn +1500 gia cầm

1

2.2. Giai đoạn 2011 - 2015

- Tiếp tục quy hoạch các điểm giết mổ cấp xã đã được đặt ra trong giai đoạn trước.

- Nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung có hiệu quả về quy mô và công suất hoạt động để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng lớn trên toàn thành phố.

- Quyết tâm xoá bỏ hoàn toàn các điểm giết mổ nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

- Tiến hành quy hoạch thêm một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cấp huyện nhằm đáp ứng nhu cầu về thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố và phục vụ xuất khẩu.

Bảng 2. Quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2011 – 2015

STT

Huyện

Diện tích
(ha)

Công suất

Địa điểm

1

 Quận Kiến An

0,36

100 lợn/ngày + 1.000 gia cầm/ngày

Quán Trữ

 

 

1,10

200 lợn/ngày + 2.000 gia cầm/ngày

Lãm Hà

2

 An Dương

1,0

200 lợn/ngày + 2.000 gia cầm/ngày

Tân Tiến

3

 Thuỷ Nguyên

1,0

200 lợn/ngày + 2.000 gia cầm/ngày

Đông Sơn

4

 An Lão

1,0

200 lợn/ngày + 2.000 gia cầm/ngày

Trường Thành

5

 Tiên Lãng

1,0

200 lợn/ngày + 2.000 gia cầm/ngày

Khởi Nghĩa

6

Vĩnh Bảo

1,0

200 lợn/ngày + 2.000 gia cầm/ngày

Hưng Nhân

0,5

100 con trâu bò/ngày

An Hoà

7

 Kiến Thuỵ

1,0

200 lợn/ngày + 2.000 gia cầm/ngày

Đại Đồng

2.3. Giai đoạn 2016 - 2020

- Tiến hành xoá bỏ dần các điểm giết mổ tập trung tạm thời cấp xã không có hiệu quả trong giai đoạn 2008 - 2010. Đồng thời mở rộng quy mô các điểm giết mổ hoạt động có hiệu quả.

- Quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ cấp thành phố có quy mô lớn và công suất cao với dây chuyền công nghệ hiện đại.

- Di chuyển các điểm giết mổ tập trung trên địa bàn các quận nội thành ảnh hưởng môi trường đến vị trí thích hợp tại các huyện ngoại thành.

- Tập trung sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong thành phố và thị trường xuất khẩu thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 3. Quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2016 – 2020

STT

Huyện

Địa điểm

Công suất

Diện tích

1

An Dương

An Đồng

500 gia súc/ngày +10.000 gia cầm/ngày

2 ha

2

Thuỷ Nguyên

Lâm Động

3

Kiến Thuỵ

Thuận Thiên

4

Tiên Lãng

Tự Cường

5

Vĩnh Bảo

Cao Minh

6

An Lão

An Tiến

3. Vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2008 - 2020 là 720.859,04 triệu đồng.

Trong đó:

+ Giai đoạn 2008 - 2010: 121.249,04 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 260.964,00 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 338.646,00 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tư vào các hạng mục chính sau:

+ Khu điều hành và sản xuất: 555.968,40 triệu đồng.

+ Dây chuyền giết mổ: 60.900,00 triệu đồng.

+ Hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường nội bộ...): 38.458,00 triệu đồng

+ Chi phí khác: 65.532,64 triệu đồng.

4. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch

4.1. Hình thức đầu tư

Đối với các điểm giết mổ tập trung cấp xã: Giao cho các đơn vị, cá nhân có vốn, có kinh nghiệm quản lý đầu tư vốn ban đầu để xây dựng hoàn thiện cơ sở các điểm giết mổ, phân chia thành từng lô và cho các hộ dân giết mổ phân tán vào thuê mặt bằng.

Đối với cơ sở giết mổ tập trung cấp huyện, thành phố: Thành phố đầu tư kinh phí giải phóng, san lấp mặt bằng, xây dựng đồng bộ các khu chức năng sau đó cho các doanh nghiệp thuê, đầu tư dây chuyền giết mổ tiến hành sản xuất hoặc các doanh nghiệp có thể tự bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở và dây chuyền giết mổ để tiến hành sản xuất hoặc cho thuê.

4.2. Cơ chế chính sách

- Chính sách quản lý:

Xây dựng và ban hành quyết định quy định về điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm và kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật; cấp đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh.

- Chính sách đất đai:

+ Các địa phương trong giai đoạn tới cần bổ sung nhu cầu sử dụng diện tích đất quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm cũng như các cơ sở chế biến thực phẩm tại các địa phương có cơ sở giết mổ.

+ Cho thuê đất dài hạn từ 10 - 50 năm để các chủ đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh. Hàng năm Thành phố rà soát và định giá các loại đất theo các khu vực sát với thực tế để thuận lợi trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng đất đai.

- Chính sách thuế:

+ Miễn hoặc giảm thuế trong một số năm đầu cho các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng sạch, an toàn.

+ Áp dụng chính sách thuế khoán theo kỳ hạn để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất trong thời kỳ được khoán thuế.

- Chính sách huy động vốn:

+ Tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các nhà đầu tư có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi, kêu gọi các doanh nghiệp, công ty liên doanh trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư, để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới.

+ Có thể tổ chức sản xuất bằng hình thức liên kết chặt chẽ giữa cơ sở chăn nuôi tập trung với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm dưới dạng tham gia cổ phần.

- Đào tạo cán bộ thú y và người lao động:

+ Hỗ trợ từ vốn ngân sách cho các doanh nghiệp trong đào tạo kỹ thuật cho người lao động thông qua nguồn vốn đào tạo lao động hàng năm của Thành phố.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân lập quỹ đào tạo nguồn nhân lực.

4.3. Giải pháp thị trường

- Cán bộ thị trường phối hợp với cán bộ thú y để xử lý đối với trường hợp buôn bán sản phẩm chăn nuôi không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm thịt từ cơ sở giết mổ tập trung có vị trí trong thị trường.

- Sắp xếp lại thị trường tiêu thụ sản phẩm giết mổ thịt gia súc, gia cầm, hình thành các chợ đầu mối buôn bán lớn từ đó phân phối về các đại lý, cửa hàng, siêu thị.

- Xây dựng mô hình liên kết giữa các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với các cơ sở cung cấp nguyên liệu, các trang trại chăn nuôi theo hợp đồng kinh tế lâu dài.

- Hoàn thiện hệ thống các quầy hàng trong siêu thị, chợ, các cửa hàng bán lẻ để cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm gia súc, gia cầm đã được kiểm soát vệ sinh.

4.4. Giải pháp khoa học công nghệ

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong các hoạt động giết mổ, chế biến các sản phẩm gia súc, gia cầm.

- Chú trọng chuyển giao khoa học công nghệ vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm phục vụ nhu cầu thịt gia súc, gia cầm.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý các cấp.

- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ thẩm định công nghệ theo hướng công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

4.5. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, cần bố trí đất đai phát triển các trang trại chăn nuôi đảm bảo xa khu dân cư, chợ, trường học, đường giao thông...

- Phát triển sản xuất chăn nuôi ở các khu chăn nuôi tập trung theo hình thức chuyên con.

4.6. Tổ chức thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương công khai hoá quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Cụ thể hoá quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Thực hiện tốt cơ chế giám sát, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch sau mỗi kỳ 5 năm.

Điều 2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình cùng với các ngành, địa phương và đơn vị có liên quan có trách nhiệm căn cứ vào đề án quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được phê duyệt để bố trí nguồn vốn, mặt bằng, thẩm định các dự án thiết kế xây dựng công trình và các điều kiện liên quan khác để thực hiện dự án.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, quận và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Trịnh Quang Sử