Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3759/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, KHUNG NĂNG LỰC TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh về ban hành Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Văn bản số 2071/SNV-XDCQ&TCBC ngày 25/10/2021 (sau khi có ý kiến của các sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thành phố, thị xã).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục vị trí việc làm, Khung năng lực từng vị trí việc làm các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gồm: Bậc học mầm non và phổ thông; Trung tâm Giáo Dục thường xuyên tỉnh và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên cấp huyện (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:

1. Hoàn thiện bản mô tả công việc từng vị trí việc làm theo Danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc quản lý.

2. Căn cứ Danh mục vị trí việc làm, Khung năng lực từng vị trí việc làm được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này; chỉ tiêu biên chế được HĐND, UBND tỉnh giao hàng năm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm để bố trí số lượng người làm việc theo từng vị trí việc làm phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.

3. Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động theo Danh mục vị trí việc làm, Khung năng lực và hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tối thiểu tương ứng được phê duyệt tại Quyết định này và các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ; (để b/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- PCVP Trần Tuấn Nghĩa;
- Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, NC, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Trọng Hải

 

PHỤ LỤC 1A

DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP BẬC HỌC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 3759/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên Vị trí việc làm

Số VTVL/Hạng chức danh nghề nghiệp tối thiểu

Ghi chú

 

Tổng số

35 VTVL

 

 

Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

08 VTVL

 

 

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

04 VTVL

 

 

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

16 VTVL

 

 

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

07 VTVL

 

I

BẬC HỌC MẦM NON

07 VTVL

 

1

Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

02 VTVL

 

1.1

Hiệu trưởng

III

 

1.2

Phó Hiệu trưởng

III

 

2

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

01 VTVL

 

2.1

Giáo viên mầm non

III

 

3

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

02 VTVL

 

3.1

Kế toán

IV

Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc, biên chế được giao và người làm việc hiện có để xác định vị trí kiêm nhiệm phù hợp

3.2

Văn thư - Thủ quỹ

IV

4

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

02 VTVL

 

4.1

Nhân viên nấu ăn

 

Hợp đồng

4.2

Bảo vệ

 

Hợp đồng

II

CẤP TIỂU HỌC

09 VTVL

 

1

Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

02 VTVL

 

1.1

Hiệu trưởng

III

 

1.2

Phó hiệu trưởng

III

 

2

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

01 VTVL

 

2.1

Giáo viên Tiểu học

III

 

3

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

04 VTVL

 

3.1

Kế toán

IV

Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc, biên chế được giao, người làm việc hiện có để xác định vị trí kiêm nhiệm phù hợp

3.2

Văn thư - Thủ quỹ

IV

3.3

Công nghệ thông tin

IV

3.4

Thư viện, thiết bị

IV

4

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

02 VTVL

 

4.2

Nhân viên nấu ăn

 

Hợp đồng

4.3

Bảo vệ

 

Hợp đồng

III

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

09 VTVL

 

1

Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

02 VTVL

 

1.1

Hiệu trưởng

III

 

1.2

Phó Hiệu trưởng

III

 

2

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

01 VTVL

 

2.1

Giáo viên trung học cơ sở

III

 

3

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

05 VTVL

 

3.1

Kế toán

IV

Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc, biên chế được giao, người làm việc hiện có để xác định vị trí kiêm nhiệm phù hợp

3.2

Văn thư - Thủ quỹ

IV

3.3

Công nghệ thông tin

IV

3.4

Thư viện

IV

3.5

Thiết bị, thí nghiệm

IV

4

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

01 VTVL

 

4.1

Bảo vệ

 

Hợp đồng

III

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

10 VTVL

 

1

Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

02 VTVL

 

1.1

Hiệu trưởng

III

 

1.2

Phó Hiệu trưởng

III

 

2

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

01 VTVL

 

2.1

Giáo viên trung học phổ thông

III

 

3

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

05 VTVL

 

3.1

Kế toán

IV

Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc, biên chế được giao, người làm việc hiện có để xác định vị trí kiêm nhiệm phù hợp

3.2

Văn thư - Thủ quỹ

IV

3.3

Công nghệ thông tin

IV

3.4

Thư viện

IV

3.5

Thiết bị, thí nghiệm

IV

4

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

02 VTVL

 

4.1

Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường THPT chuyên)

IV

Kiêm nhiệm

4.2

Bảo vệ

 

Hợp đồng

 

PHỤ LỤC 1B

DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 3759/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên Vị trí việc làm

Số VTVL/Hạng chức danh nghề nghiệp tối thiểu

Ghi chú

 

Tổng số

23 VTVL

 

 

Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

08 VTVL

 

 

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

04 VTVL

 

 

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

08 VTVL

 

 

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

03 VTVL

 

I

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH

 

Tổng số

13 VTVL

 

1

Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

04 VTVL

 

1.1

Giám đốc

III

 

1.2

Phó Giám đốc

III

 

1.3

Trưởng phòng

III

 

1.4

Phó trưởng phòng

III

 

2

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

02 VTVL

 

2.1

Giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp

III

 

2.2

Giáo viên trung học phổ thông

III

 

3

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

05 VTVL

 

3.1

Kế toán

IV

Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc, biên chế được giao và người làm việc hiện có để xác định vị trí kiêm nhiệm phù hợp

3.2

Văn thư - Thủ quỹ

IV

3.3

Công nghệ thông tin

IV

3.4

Thư viện

IV

3.5

Thiết bị, thí nghiệm

IV

4

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

02 VTVL

 

4.1

Giáo vụ

IV

Kiêm nhiệm

4.2

Bảo vệ

 

Hợp đồng

II

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN

 

Tổng số

10 VTVL

 

1

Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

04 VTVL

 

1.1

Giám đốc

III

 

1.2

Phó Giám đốc

III

 

1.3

Tổ trưởng

III

 

1.4

Tổ phó

III

 

2

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

02 VTVL

 

2.1

Giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp

IV

 

2.2

Giáo viên văn hóa

III

 

3

Nhóm Chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

03 VTVL

 

3.1

Kế toán

IV

Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc, biên chế được giao và người làm việc hiện có để xác định vị trí kiêm nhiệm phù hợp

3.2

Văn thư - Thủ quỹ

IV

3.3

Thư viện, thiết bị

IV

4

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

01 VTVL

 

4.1

Bảo vệ

 

Hợp đồng

 

PHỤ LỤC SỐ 2A

KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP BẬC HỌC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 3759/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Vị trí việc làm

Năng lực, kỹ năng

A

BẬC HỌC MẦM NON

I

Nhóm lãnh đạo, quản lý

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non;

- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng tham mưu phối hợp, quy tụ, thương thuyết, tập hợp, đoàn kết; tạo động lực và truyền cảm hứng cho cán bộ, viên chức và người lao động;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực quản lý:

- Có khả năng lãnh đạo, quản lý nhà trường, nhà trẻ;

- Có khả năng ra quyết định;

- Đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với chức danh cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm;

- Có khả năng nắm bắt, dự báo kịp thời, năng động, linh hoạt; khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tế quản lý;

- Có phương pháp làm việc dân chủ, khoa học.

3. Năng lực chuyên môn:

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

- Chủ động tổ chức và phối hợp kịp thời với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

4. Trình độ chuyên môn:

- Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

1

Hiệu trưởng

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III trở lên.

2

Phó Hiệu trưởng

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III trở lên.

II

Nhóm công việc chuyên ngành

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non;

- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;

- Gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên mầm non và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực chuyên môn

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện đúng, có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non;

- Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/lớp, trường.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Giáo viên mầm non

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non của hạng hiện giữ (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

III

Nhóm công việc chuyên môn dùng chung

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác;

- Có kỹ năng truyền đạt, giao tiếp công vụ;

- Có khả năng tham mưu phối hợp;

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

2. Năng lực chuyên môn

- Có khả năng tham mưu thực hiện chế độ, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương công tác;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thu thập thông tin.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Kế toán

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính;

- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp (đối với viên chức mới được tuyển dụng phải có chứng chỉ trước khi bổ nhiệm).

2

Văn thư - thủ quỹ

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Văn thư hành chính, Văn thư - lưu trữ, Lưu trữ học, Lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

IV

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác; nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, lĩnh vực được phân công;

- Nắm được chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phối hợp.

1

Nhân viên nấu ăn

Trình độ chuyên môn: Trung cấp chế biến món ăn trở lên.

2

Bảo vệ

Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên.

B

CẤP TIỂU HỌC

I

Nhóm lãnh đạo, quản lý

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;

- Yêu nghề, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng tham mưu phối hợp, quy tụ, thương thuyết, tập hợp, đoàn kết; tạo động lực và truyền cảm hứng cho cán bộ, viên chức và người lao động;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III trở lên và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực quản lý:

- Có khả năng lãnh đạo, quản lý nhà trường, học sinh;

- Có khả năng ra quyết định;

- Đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với chức danh cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm;

- Có khả năng nắm bắt, dự báo kịp thời, năng động, linh hoạt; khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tế quản lý;

- Có phương pháp làm việc dân chủ, khoa học.

3. Năng lực chuyên môn:

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện có hiệu quả chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường;

- Có khả năng vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng, cập nhật kịp thời kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh;

- Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;

- Tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh.

- Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên;

4. Trình độ chuyên môn:

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

1

Hiệu trưởng

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học;

- Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III trở lên.

2

Phó Hiệu trưởng

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học;

- Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III trở lên.

II

Nhóm công việc chuyên ngành

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;

- Yêu nghề, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực chuyên môn

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện có hiệu quả chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường;

- Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh;

- Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;

- Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Giáo viên tiểu học

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học của hạng hiện giữ (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

III

Nhóm công việc chuyên môn dùng chung

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác;

- Có kỹ năng truyền đạt, giao tiếp công vụ;

- Có khả năng tham mưu phối hợp;

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

2. Năng lực chuyên môn

- Có khả năng tham mưu thực hiện chế độ, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương công tác;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thu thập thông tin.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Đối với vị trí yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng ngạch, viên chức mới được tuyển dụng phải có chứng chỉ trước khi bổ nhiệm.

1

Kế toán

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính;

- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp (đối với viên chức mới được tuyển dụng phải có chứng chỉ trước khi bổ nhiệm).

2

Văn thư - thủ quỹ

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Văn thư hành chính, Văn thư - lưu trữ, Lưu trữ học, Lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3

Công nghệ thông tin

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận.

4

Thư viện, thiết bị

Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Thông tin - Thư viện hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

IV

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác; nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, lĩnh vực được phân công;

- Nắm được chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc;

- Có kỹ năng: Xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phối hợp.

1

Nhân viên nấu ăn

Trình độ chuyên môn: Trung cấp chế biến món ăn trở lên.

2

Bảo vệ

Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên; Nam giới.

C

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

I

Nhóm lãnh đạo, quản lý

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở;

- Yêu nghề, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng tham mưu phối hợp, quy tụ, thương thuyết, tập hợp, đoàn kết; tạo động lực và truyền cảm hứng cho cán bộ, viên chức và người lao động;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực quản lý:

- Có khả năng lãnh đạo, quản lý nhà trường, học sinh;

- Có khả năng ra quyết định;

- Đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với chức danh cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm;

- Có khả năng nắm bắt, dự báo kịp thời, năng động, linh hoạt; khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tế quản lý;

- Có phương pháp làm việc dân chủ, khoa học.

3. Năng lực chuyên môn:

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;

- Có khả năng vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, công nghệ dạy học và giáo dục đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

- Có khả năng vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

- Có khả năng vận dụng có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

- Tạo dựng mối quan hệ hợp tác lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;

- Có khả năng vận dụng sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

4. Trình độ chuyên môn:

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.

1

Hiệu trưởng

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.

- Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp trung học cơ sở;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên.

2

Phó Hiệu trưởng

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở;

- Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp trung học cơ sở;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên.

II

Nhóm công việc chuyên ngành

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở;

- Yêu nghề, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực chuyên môn

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;

- Nắm vững kiến thức của môn học được phân công giảng dạy; có khả năng xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

- Có khả năng áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh; Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

- Có khả năng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh; lồng ghép các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp vào trong hoạt động dạy học và giáo dục;

- Xây dựng được mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Giáo viên trung học cơ sở

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở của hạng hiện giữ (đối với giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học cơ sở hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

III

Nhóm công việc chuyên môn dùng chung

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác;

- Có kỹ năng truyền đạt, giao tiếp công vụ;

- Có khả năng tham mưu phối hợp;

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

2. Năng lực chuyên môn:

- Có khả năng tham mưu thực hiện chế độ, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương công tác;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thu thập thông tin.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Đối với vị trí yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng ngạch, viên chức mới được tuyển dụng phải có chứng chỉ trước khi bổ nhiệm.

1

Kế toán

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính;

- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp.

2

Văn thư - thủ quỹ

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Văn thư hành chính, Văn thư - lưu trữ, Lưu trữ học, Lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3

Công nghệ thông tin

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận.

4

Thư viện

Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Thông tin - Thư viện hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành , thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

5

Thiết bị, thí nghiệm

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Công nghệ thiết bị trường học (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm ở trường trung học) trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm.

IV

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác; nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, lĩnh vực được phân công;

- Nắm được chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phối hợp.

1

Bảo vệ

Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên.

D

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I

Nhóm lãnh đạo, quản lý

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông;

- Yêu nghề, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng tham mưu phối hợp, quy tụ, thương thuyết, tập hợp, đoàn kết; tạo động lực và truyền cảm hứng cho cán bộ, viên chức và người lao động;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực quản lý:

- Có khả năng lãnh đạo, quản lý nhà trường, học sinh;

- Có khả năng ra quyết định;

- Đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với chức danh cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm;

- Có khả năng nắm bắt, dự báo kịp thời, năng động, linh hoạt; khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tế quản lý;

- Có phương pháp làm việc dân chủ, khoa học.

3. Năng lực chuyên môn:

- Biết xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng một số bài học theo chủ đề liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học; tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học, các mô hình dạy học mới tích hợp;

- Biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ, thiết bị dạy học và học liệu trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh; có khả năng dạy học qua internet, trên truyền hình theo chương trình môn học;

- Có khả năng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, phát hiện tài năng, năng khiếu học sinh; hỗ trợ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông;

- Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

- Biết vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh hoặc làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp trung học phổ thông;

- Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên;

- Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

4. Trình độ chuyên môn:

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.

1

Hiệu trưởng

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông;

- Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp trung học phổ thông;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên.

2

Phó Hiệu trưởng

- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông;

- Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp trung học phổ thông;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên.

II

Nhóm công việc chuyên ngành

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản Lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông;

- Yêu nghề, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực chuyên môn

- Biết xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng bài học theo chủ đề liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học; tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học, các mô hình dạy học mới tích hợp;

- Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

- Biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ, thiết bị dạy học và học liệu trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh; có khả năng dạy học qua internet, trên truyền hình theo chương trình môn học;

- Có khả năng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, phát hiện tài năng, năng khiếu học sinh; hỗ trợ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông;

- Biết vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh hoặc làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp trung học phổ thông;

- Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Giáo viên trung học phổ thông

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông;

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông của hạng hiện giữ (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

III

Nhóm công việc chuyên môn dùng chung

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác;

- Có kỹ năng truyền đạt, giao tiếp công vụ;

- Có khả năng tham mưu phối hợp;

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

2. Năng lực chuyên môn:

- Có khả năng tham mưu thực hiện chế độ, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương công tác;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thu thập thông tin.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Đối với vị trí yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng ngạch, viên chức mới được tuyển dụng phải có chứng chỉ trước khi bổ nhiệm.

1

Kế toán

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính;

- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp.

2

Văn thư - thủ quỹ

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Văn thư hành chính, Văn thư - lưu trữ, Lưu trữ học, Lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3

Công nghệ thông tin

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận.

4

Thư viện

Trình độ chuyên môn: trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Thông tin - Thư viện hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

5

Thiết bị, thí nghiệm

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Công nghệ thiết bị trường học (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm ở trường trung học) trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm.

IV

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác; nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, lĩnh vực được phân công;

- Nắm được chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phối hợp.

1

Giáo vụ

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ) trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ.

2

Bảo vệ

Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên.

 

PHỤ LỤC SỐ 2B

KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 3759/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Vị trí việc làm

Năng lực, kỹ năng

A

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH

I

Nhóm lãnh đạo, quản lý

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục thường xuyên;

- Tâm huyết với nghề; kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc; có tinh thần trách nhiệm cao;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng tham mưu phối hợp, quy tụ, thương thuyết, tập hợp, đoàn kết; tạo động lực và truyền cảm hứng cho cán bộ, viên chức và người lao động;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực quản lý:

- Có khả năng lãnh đạo, quản lý Trung tâm, học viên;

- Có khả năng ra quyết định;

- Đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với chức danh cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm;

- Có khả năng nắm bắt, dự báo kịp thời, năng động, linh hoạt; khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tế quản lý;

- Có phương pháp làm việc dân chủ, khoa học.

3. Năng lực chuyên môn:

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục thường xuyên và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện có hiệu quả chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của Trung tâm;

- Có khả năng vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học viên; triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học viên trong hoạt động dạy học và giáo dục;

- Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học viên;

- Có khả năng vận dụng có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lí, hướng nghiệp và công tác xã hội trường học phù hợp với từng đối tượng học viên trong hoạt động dạy học và giáo dục.

4. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Giám đốc

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục.

2

Phó Giám đốc

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm.

3

Trưởng phòng

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

4

Phó Trưởng phòng

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc Có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

II

Nhóm công việc chuyên ngành

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục thường xuyên;

- Tâm huyết với nghề; kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; Có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;

- Gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học viên; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học viên; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực chuyên môn

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục thường xuyên; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;

- Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo của ngành, nghề được phân công giảng dạy; kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Biết tổ chức đào tạo ngành, nghề được phân công giảng dạy. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề;

- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo;

- Có hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy; thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy; biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy (đối với giáo viên thực hành);

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy (đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết); có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề (đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành).

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III (đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết); chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng IV (đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành).

2

Giáo viên trung học phổ thông

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông của hạng hiện giữ (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

III

Nhóm công việc chuyên môn dùng chung

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác;

- Có kỹ năng truyền đạt, giao tiếp công vụ;

- Có khả năng tham mưu phối hợp;

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

2. Năng lực chuyên môn:

- Có khả năng tham mưu thực hiện chế độ, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương công tác;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thu thập thông tin.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Đối với vị trí yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng ngạch, viên chức mới được tuyển dụng phải có chứng chỉ trước khi bổ nhiệm.

1

Kế toán

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính;

- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp.

2

Văn thư - thủ quỹ

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Văn thư hành chính, Văn thư - lưu trữ, Lưu trữ học, Lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3

Công nghệ thông tin

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận.

4

Thư viện

Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Thông tin - Thư viện hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

5

Thiết bị, thí nghiệm

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Công nghệ thiết bị trường học (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm ở trường trung học) trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm.

IV

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác; nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, lĩnh vực được phân công;

- Nắm được chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phối hợp.

1

Giáo vụ

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ) trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ.

2

Bảo vệ

Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên.

B

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN

I

Nhóm lãnh đạo, quản lý

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục thường xuyên;

- Tâm huyết với nghề; kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc; có tinh thần trách nhiệm cao;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng tham mưu phối hợp, quy tụ, thương thuyết, tập hợp, đoàn kết; tạo động lực và truyền cảm hứng cho cán bộ, viên chức và người lao động;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực quản lý:

- Có khả năng lãnh đạo, quản lý Trung tâm, học viên;

- Có khả năng ra quyết định;

- Đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với chức danh cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm;

- Có khả năng nắm bắt, dự báo kịp thời, năng động, linh hoạt; khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tế quản lý;

- Có phương pháp làm việc dân chủ, khoa học.

3. Năng lực chuyên môn:

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục thường xuyên và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện có hiệu quả chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của Trung tâm;

- Có khả năng vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học viên; triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học viên trong hoạt động dạy học và giáo dục;

- Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học viên;

- Có khả năng vận dụng có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lí, hướng nghiệp và công tác xã hội trường học phù hợp với từng đối tượng học viên trong hoạt động dạy học và giáo dục.

4. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Giám đốc

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục.

2

Phó Giám đốc

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

3

Tổ trưởng

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

4

Tổ phó

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

II

Nhóm công việc chuyên ngành

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực của công việc;

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục thường xuyên;

- Tâm huyết với nghề; kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng càn thiết; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;

- Gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học viên; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học viên; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng truyền đạt, giao tiếp ứng xử;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

2. Năng lực chuyên môn

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục thường xuyên; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;

- Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo của ngành, nghề được phân công giảng dạy; kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Biết tổ chức đào tạo ngành, nghề được phân công giảng dạy. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề;

- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học.

- Biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo;

- Có hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy; Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy; biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy (đối với giáo viên thực hành).

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

1

Giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy (đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết); có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề (đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành).

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III (đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết); chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng IV (đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành).

2

Giáo viên văn hóa

- Trình độ chuyên môn: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông của hạng hiện giữ (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

III

Nhóm công việc chuyên môn dùng chung

1. Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác;

- Có kỹ năng truyền đạt, giao tiếp công vụ;

- Có khả năng tham mưu phối hợp;

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

2. Năng lực chuyên môn:

- Có khả năng tham mưu thực hiện chế độ, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương công tác;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thu thập thông tin.

3. Trình độ chuyên môn:

Theo tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Đối với vị trí yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng ngạch, viên chức mới được tuyển dụng phải có chứng chỉ trước khi bổ nhiệm.

1

Kế toán

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính;

- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp.

2

Văn thư - thủ quỹ

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Văn thư hành chính, Văn thư - lưu trữ, Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3

Thư viện, thiết bị

Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, một trong các ngành, nhóm ngành: Thông tin - Thư viện hoặc các ngành khác phù hợp với vị trí việc làm đảm nhận. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

IV

Nhóm hỗ trợ, phục vụ

Năng lực chung:

- Có đạo đức công vụ, chịu được áp lực của công việc;

- Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác; nắm được kiến, thức và kỹ năng cơ bản về lĩnh vực được phân công;

- Nắm được chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc;

- Có kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phối hợp.

2

Bảo vệ

Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên.