ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 379/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 10 tháng 02 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC GIA MĂNG, HUYỆN XUÂN LỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/06/2017;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3517/TTr-SNN ngày 05/9/2019 về việc ban hành Quy trình vận hành hồ chứa nước Gia Măng huyện Xuân Lộc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành hồ chứa nước Gia Măng, huyện Xuân Lộc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC GIA MĂNG
(Ban hành theo Quyết định số 379/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
1. Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012.
2. Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013.
3. Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
4. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy lợi thủy điện;
5. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
6. Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
7. Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
8. Các Tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành:
- Hồ chứa nước - Công trình thủy lợi - Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành điều tiết (14TCN 121-2002).
- Công trình thủy lợi - Hướng dẫn lập quy trình vận hành (TCVN 8412:2010).
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia - Công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế (QCVN 04-05:2012).
- Quy phạm công tác Thủy văn trong hệ thống Thủy nông (TCVN 8304:2009).
- Công trình thủy lợi kho nước, yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác (TCVN 8414: 2010).
- Các tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan tới công trình thủy lợi.
Điều 2. Nguyên tắc vận hành hồ chứa nước Gia Măng
Việc vận hành điều tiết lũ hồ chứa nước Gia Măng phải đảm bảo:
1. Cấp nước phục vụ nông nghiệp theo nhiệm vụ thiết kế cụ thể: Cung cấp nước tưới cho 590 ha cây công nghiệp, cây ăn trái và cây nông nghiệp (lúa + màu) thuộc 3 xã Xuân Tâm, Xuân Hiệp và Lang Minh huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
2. An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P=1,5% tương ứng với mực nước dâng gia cường (MNDGC) là + 122,80m và tần suất lũ kiểm tra P=0,5% tương ứng Mực nước lũ kiểm tra là + 123,05m.
Điều 3. Vận hành điều tiết hồ chứa nước Gia Măng
1. Quy trình vận hành hồ chứa nước Gia Măng (sau đây viết tắt là Quy trình) là cơ sở pháp lý để đơn vị quản lý, sử dụng và khai thác hồ chứa nước Gia Măng (sau đây viết tắt là Chủ đập) quản lý, vận hành hồ chứa nước Gia Măng.
2. Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình này, việc vận hành điều tiết và phòng, chống thiên tai của hồ chứa Gia Măng phải theo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của UBND tỉnh Đồng Nai trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Đồng Nai.
3. Chủ đập có trách nhiệm quản lý vận hành, điều tiết hồ chứa Gia Măng theo những quy định tại Quy trình này. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa nước Gia Măng đều phải thực hiện Quy trình này.
Điều 4. Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải bảo đảm
1. Đối với cống lấy nước
a) Tại cửa van cống, phải đánh dấu chiều quay nâng hạ cửa cống; đánh dấu trên ty van mức đóng cuối cùng của cửa van.
b) Khi đóng hoặc mở cống gần đến giới hạn dừng thì phải giảm tốc độ nâng hạ để khi cửa cống đến điểm dừng thì tốc độ giảm tới “0”.
c) Trong mọi trường hợp, không được dùng lực cưỡng bức để đóng mở cửa van. Trong khi đóng mở, nếu thấy lực đóng mở tăng hoặc giảm đột ngột thì phải dừng lại, kiểm tra tìm nguyên nhân và xử lý rồi mới tiếp tục vận hành.
2. Đối với tràn xả lũ
a) Phải đảm bảo thông thoáng cửa vào, cửa ra và kênh dẫn sau tràn.
b) Thường xuyên kiểm tra, gia cố các chỗ bong, tróc ở cửa vào, ngưỡng tràn, dốc nước và tiêu năng.
c) Tổ chức theo dõi, kiểm tra thường xuyên trong quá trình làm việc.
Điều 5. Trách nhiệm giữa đơn vị quản lý hồ chứa với các ngành, địa phương liên quan
1. Hàng năm Chủ đập có trách nhiệm rà soát, bổ sung các phương án đảm bảo an toàn đập và các công tác Chủ đập phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Chủ đập xây dựng quy chế phối hợp với UBND huyện Xuân Lộc, UBND các xã: Xuân Tâm, Xuân Hiệp và Lang Minh để quản lý, vận hành đảm bảo an toàn công trình và triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án (phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập, phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập, phương án bảo vệ đập) và các quy định liên quan đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. UBND huyện Xuân Lộc có trách nhiệm phối hợp với Chủ đập tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn hồ chứa và các phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã: Xuân Tâm, Xuân Hiệp và Lang Minh kịp thời huy động lực lượng tại địa phương tham gia ứng cứu bảo vệ công trình khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
3. Tại các xã hưởng lợi từ công trình hồ Gia Măng: Các cơ quan, đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm phối hợp hòa giải nếu xảy ra tranh chấp trong việc sử dụng nguồn nước cung cấp từ công trình.
Điều 6. Quy định về thời gian mùa lũ và mùa cạn của công trình hồ chứa nước Gia Măng
1. Mùa mưa bắt đầu từ ngày 01/5 và kết thúc vào ngày 31/10 hàng năm, mùa khô bắt đầu từ 01/11 đến 30/4 năm kế tiếp.
2. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 hàng năm; mùa cạn bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc cuối tháng 5 năm kế tiếp.
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ
Điều 7. Trước mùa mưa lũ hàng năm, Chủ đập phải thực hiện
Kiểm tra tất cả các hạng mục công trình theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn. Lập phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập cho hồ chứa, trong đó phải đặc biệt chú ý tới trường hợp vận hành khi có lũ lớn vượt lũ thiết kế hoặc khi hồ chứa có sự cố trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình này, lập "Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ", làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ theo các yêu cầu dùng nước, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước địa phương, các hộ dùng nước trong hệ thống.
Chủ đập lập phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống thiên tai trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Thủy lợi và các quy định khác của pháp luật.
Điều 8. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ
1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải cao hơn “Đường hạn chế cấp nước” và thấp hơn hoặc bằng tung độ "Đường phòng phá hoại" trên biểu đồ điều phối (Phụ lục II-1), cụ thể như sau:
a) Khi mực nước hồ cao hơn “Đường hạn chế cấp nước” và thấp hơn “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục II-1) thì tiến hành cấp nước bình thường theo thiết kế.
b) Khi mực nước hồ cao hơn tung độ “Đường phòng phá hoại” của biểu đồ điều phối (Phụ lục II-l) thì tiến hành gia tăng cấp nước để giảm mực nước hồ.
c) Khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối (Phụ lục II-1) thì tiến hành hạn chế cấp nước để tăng mực nước hồ.
Bảng 1: Tung độ Biểu đồ điều phối nước trong mùa lũ
Thời gian (ngày/tháng) | 30/VI | 31/VII | 31/XIII | 30/IX | 31/X | 30/XI |
Đường phòng phá hoại Zmax (m) | 118.24 | 119.50 | 120.14 | 121.55 | 121.75 | 121.75 |
Vmax(106m3) | 0.97 | 1.75 | 2.25 | 3.76 | 4.01 | 4.01 |
Đường hạn chế cấp nước Zmin (m) | 117.31 | 118.41 | 118.64 | 119.63 | 121.53 | 121.75 |
Vmin (106 m3) | 0.59 | 1.05 | 1.18 | 1.84 | 3.74 | 4.01 |
2. Mực nước lớn nhất trong các tháng mùa lù được giữ không vượt quá Mực nước dâng bình thường (MNDBT): +121,75m. Khi lũ đến, mực nước vượt quá MNDBT, cần theo dõi và vận hành hồ theo chế độ vận hành xả lũ đảm bảo an toàn công trình để đưa mực nước xuống dưới MNDBT.
Điều 9. Chế độ thông báo trước khi vận hành xả lũ
Khi mực nước hồ dự báo vượt quá giới hạn quy định tại khoản 2 điều 8, Chủ đập hồ chứa nước Gia Măng phải sẵn sàng xả lũ. Trước khi tiến hành xả lũ Chủ đập phải:
1. Căn cứ vào diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, hiện trạng các công trình đầu mối, đặc điểm vùng hạ du hồ chứa và Quy trình này để quyết định việc xả lũ.
2. Trước khi tiến hành xả lũ, Chủ đập phải:
a) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai về việc xả lũ.
b) Thông báo cho cấp có thẩm quyền, các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du về quyết định xả lũ, lưu lượng xả lũ, nhằm chủ động để đảm bảo an toàn cho người, tài sản khi xả lũ.
c) Khoảng thời gian tối thiểu phải thông báo trước 24 giờ tính đến thời điểm lũ dự kiến qua tràn tự do, trừ các trường hợp khẩn cấp bất thường.
d) Phương thức báo cáo, thông báo bao gồm: Fax, chuyển bản tin bằng liên lạc, chuyển bản tin bằng mạng vi tính, thông tin trực tiếp qua điện thoại và văn bản gốc phải được gửi cho UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Xuân Lộc và chính quyền địa phương các xã, đơn vị liên quan để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý đồng thời thông báo trên hệ thống cảnh báo nhằm thông tin kịp thời đến nhân dân vùng hạ du.
Điều 10. Vận hành xả lũ đảm bảo an toàn công trình
1. Khi mực nước hồ vượt quá giới hạn quy định tại khoản 1 điều 8, nhưng chưa vượt quá MNDBT + 121,75m, Chủ đập phải tăng cường điều tiết nước để hạ thấp mực nước trong hồ, tạo dung tích phòng lũ an toàn.
2. Khi mực nước hồ đạt MNDBT: +121,75m và đang lên nhanh, đồng thời dự báo ở thượng nguồn có mưa to hoặc rất to, Chủ đập phải mở tối đa cống lấy nước để hạ thấp mực nước hồ dưới MNDBT, kiểm tra ngưỡng tràn và tuyến tràn xả lũ đảm bảo cao trình và bề rộng tiêu thoát lũ; báo cáo kịp thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai để xem xét, chỉ đạo xử lý.
3. Khi mực nước hồ vượt quá MNDGC (P=1,5%) + 122,80m, Chủ đập phải mở tối đa công lấy nước nhằm hỗ trợ cho việc xả lũ; có biện pháp hạ thấp mực nước hồ, không được để mực nước hồ vượt quá Mực nước lũ kiểm tra (P=0,5%) +123,05m. Báo cáo kịp thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai quyết định phương án xả lũ khẩn cấp.
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA TRONG MÙA KIỆT
Điều 11. Lập phương án cấp nước trong mùa kiệt
Trong mùa kiệt, trước khi vào thời vụ sản xuất 15 ngày, Chủ đập phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu dùng nước, lập "Phương án cấp nước trong mùa kiệt” nhằm chủ động phân phối nước tưới, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông báo cho các địa phương, hộ dùng nước.
Điều 12. Điều tiết mực nước hồ trong mùa kiệt
1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải cao hơn hoặc bằng tung độ “Đường hạn chế cấp nước” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục II-1), cụ thể như sau:
a) Khi mực nước hồ cao hơn “Đường hạn chế cấp nước” và thấp hơn “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục II-1) thì tiến hành cấp nước bình thường theo kế hoạch dùng nước.
b) Khi mực nước hồ cao hơn tung độ “Đường phòng phá hoại”của biểu đồ điều phối (Phụ lục II-1) thì có thể gia tăng cấp nước.
c) Khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối (Phụ lục II-1) thì tiến hành hạn chế cấp nước.
2. Trị số tung độ đường phòng phá hoại và đường hạn chế cấp nước tại các thời điểm.
Bảng 6: Tung độ Biểu đồ điều phối nước trong mùa kiệt
Thời gian (ngày/tháng) | 31/XII | 31/I | 28/II | 31/III | 30/IV | 31/V |
Đường phòng phá hoại Zmax (m) | 121.65 | 121.21 | 120.44 | 119.46 | 118.65 | 119.28 |
Vmax (106 m3) | 3.89 | 3.34 | 2.55 | 1.71 | 1.18 | 1.58 |
Đường hạn chế cấp nước Zmin (m) | 121.54 | 121.02 | 120.15 | 118.80 | 117.37 | 116.90 |
Vmin (106 m3) | 3.76 | 3.11 | 2.26 | 1.27 | 0.62 | 0.46 |
Điều 13. Vận hành cấp nước trong một số trường hợp đặc biệt.
1. Khi mực nước hồ thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước" và cao hơn mực nước chết, Chủ đập phải xác định mức độ thiếu hụt nguồn nước so với yêu cầu của các đối tượng dùng nước và thông báo cho các hộ dùng nước thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, đề phòng thiếu nước vào cuối mùa kiệt. Đồng thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước theo một trong các phương án sau:
a) Thay đổi phương thức phân phối nước từ đồng thời sang luân phiên hoặc từ luân phiên cho các tuyến kênh sang luân phiên cho các đoạn kênh.
b) Cắt giảm đối tượng dùng nước hoặc giảm mức độ cấp nước trên cơ sở thỏa thuận với các hộ dùng nước và theo thứ tự ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước nông nghiệp.
2. Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Chủ đập phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định. Chủ đập phải chuẩn bị máy bơm dự phòng để bơm nước khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết nhằm duy trì cấp nước cho các nhu cầu dùng nước khi có yêu cầu.
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ
Điều 14. Khi xảy ra sự cố đối với đập đất
1. Khi phát hiện tình trạng thấm hoặc rò rỉ nước đục qua thân đập hoặc nền đập.
a) Sử dụng vật liệu dự phòng (vải lọc, cát, đá...) thực hiện ngay các biện pháp xử lý để hạn chế lưu lượng nước thấm, khắc phục tình trạng nước đục thấm, rò rỉ thân đập.
b) Tổ chức cho cán bộ và công nhân kỹ thuật thường trực tại công trình, theo dõi tình hình diễn biến sự cố và ghi chép chi tiết.
c) Sau khi xử lý, nếu nước thấm rò rỉ qua thân đập là nước trong với lưu lượng ổn định. Chủ đập phải tiếp tục tổ chức kiểm tra, đánh giá và khắc phục kịp thời các hiện tượng, như: Phát sinh lỗ hổng trong thân đập, xuất hiện cung trượt trên mái đập để tiếp tục vận hành, đảm bảo an toàn cho công trình và phục vụ sản xuất.
2. Nếu các biện pháp xử lý khắc phục không có hiệu quả, Chủ đập phải báo cáo kịp thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, chỉ đạo xử lý; đồng thời chủ động triển khai phương án ứng phó như sau:
a) Tập kết lên mặt đập các loại vật liệu, dụng cụ dự phòng: Đá hộc, rọ đá, bao đất... chủ động mở đường thoát nước về phía hạ lưu để tháo nước hồ qua suối chính.
b) Thông báo đến chính quyền địa phương về tình trạng công trình, đề nghị hỗ trợ lực lượng ứng cứu.
c) Báo cáo kịp thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định về việc hạn chế tích nước vào hồ, tháo một phần hoặc tháo cạn hồ để đảm bảo an toàn đập đất.
2. Trong khi sự cố chưa được xử lý, khắc phục, phải tạm thời đình chỉ các loại xe cơ giới đi lại trên mặt đập, ngoại trừ các phương tiện tham gia xử lý khắc phục sự cố.
Điều 15. Khi xảy ra sự cố đối với cống lấy nước và tràn xả lũ
1. Chủ đập hồ chứa phải tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân hư hỏng và tìm biện pháp xử lý, sửa chữa kịp thời để đảm bảo trữ nước theo kế hoạch và đảm bảo cho cống, tràn được vận hành ổn định.
2. Khi cửa cống lấy nước bị hư hỏng cần phải sửa chữa, cần hạ thấp mực nước hồ đến mức an toàn và sử dụng phai chắn nước để tiến hành sửa chữa cửa cống. Các giải pháp cần được thực hiện trong thời gian cửa bị hư hỏng chưa được sửa chữa như sau:
- Điều chỉnh kế hoạch cấp nước, chuẩn bị phương án cấp nước phục vụ sản xuất như bố trí máy bơm, mở đường cấp nước tạm thời.
- Thông báo cho chính quyền địa phương, các hộ dùng nước để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với sự thay đổi của việc cấp nước.
3. Trong trường hợp tràn bị hư hỏng cần phải sửa chữa, cần dùng cống lấy nước tháo nước để hạ thấp mực nước đến mức an toàn và tiến hành sửa chữa tràn.
4. Trường hợp xảy ra sự cố lớn có thể gây mất an toàn đập, Chủ đập phải triển khai cứu hộ khẩn cấp với nỗ lực và ưu tiên cao nhất để giữ an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại; đồng thời báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Xuân Lộc và Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Xuân Lộc để được chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời. Đồng thời Chủ đập phải triển khai các phương án ứng phó đã được phê duyệt.
5. Trong khi tiến hành kiểm tra, xử lý sự cố, phải chú trọng việc trang bị dụng cụ, thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động.
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN
Điều 16. Quan trắc và báo cáo các yếu tố khí tượng - thủy văn
1. Chủ đập phải quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn khác theo quy định, quy phạm, tiêu chuẩn ngành hiện hành (TCVN 8304:2009 và TCVN 8414:2010 ). Kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc 6 tháng/lần vào đầu tháng 06 và tháng 12 hàng năm.
2. Quan trắc mưa
a) Hàng ngày phải quan trắc lượng mưa ngày, thời gian và lượng mưa trận.
b) Lượng mưa ngày được đo vào 7 giờ ngày hôm sau.
c) Thời gian và lượng mưa trận được đo ngay sau mỗi trận mưa.
3. Đo mực nước
a) Phải lắp đặt các thước đo mực nước (thủy chí) tại thượng, hạ lưu cống lấy nước, tràn xả lũ để theo dõi mực nước.
b) Khi mực nước hồ nhỏ hơn mực nước dâng bình thường, hàng ngày, quan trắc một lần vào lúc 7 giờ và 19 giờ.
c) Đo mực nước thượng hạ lưu trước khi đóng, mở cống.
d) Số lần đo mực nước trong mùa lũ:
- Khi mực nước hồ nằm trong khoảng từ mực nước dâng bình thường đến mực nước lũ thiết kế: Mỗi giờ đo 1 lần;
- Khi mực nước hồ cao hơn mực nước lũ thiết kế: Mỗi 30 phút đo 1 lần.
4. Đo lưu lượng
Các yếu tố phải quan trắc và chế độ quan trắc bao gồm:
a) Lưu lượng tháo qua cống và độ mở cửa cống được quan trắc khi có sự thay đổi về lưu lượng quá 10%.
b) Lưu lượng tháo qua tràn xả lũ được quan trắc theo chế độ đo mực nước trong lũ.
c) Việc xác định lưu lượng tháo từ hồ chứa được sử dụng đường quan hệ Q~a~H của cống và quan hệ Qtràn ~ Zh của tràn xả lũ, đồng thời phải tổ chức đo đạc lưu lượng ở hạ lưu để kiểm tra, điều chỉnh số liệu quan trắc.
5. Chế độ báo cáo
Các thông tin quan trắc mưa, mực nước và lưu lượng, tình trạng vận hành hồ chứa cần được Chủ đập báo cáo về Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
6. Ghi chép và lưu trữ tài liệu quan trắc
a) Số liệu quan trắc mưa được ghi chép trong sổ theo dõi mưa. Sổ theo dõi mưa phải được lập theo quy định đảm bảo thường xuyên phản ánh được tình hình mưa trên lưu vực gồm: Lượng mưa mỗi ngày, mưa trận và tích lũy lượng mưa đến từng thời điểm trong năm.
b) Số liệu quan trắc mực nước được ghi chép trong sổ vận hành hồ chứa. Sổ vận hành phải tập hợp được các số liệu phản ánh lưu lượng tháo qua từng thời đoạn Lũy tích tổng lượng xả qua cống lấy nước, qua tràn xả lũ đến từng thời điểm trong năm, hàng năm. Qua sổ vận hành hồ chứa, Chủ đập tổng hợp số liệu, phân tích nước đánh giá tình hình nguồn nước đến hồ chứa cũng như tình hình sử dụng nước của các hộ dùng nước.
c) Tài liệu quan trắc phải có tính liên tục và được lưu trữ theo trình tự thời gian để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành hồ chứa.
Điều 17. Công tác tính toán, dự báo lượng nước đến
1. Hàng năm, Chủ đập phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sở để lập kế hoạch tích, cấp và xả nước.
2. Chủ đập căn cứ vào lượng mưa của các trạm đo mưa ở đầu nguồn để dự báo lượng nước đến và tính toán quá trình xả lũ. Căn cứ vào lưu lượng bình quân các tháng đến hồ làm cơ sở tích nước phục vụ sản xuất, phù hợp với nhiệm vụ của hồ chứa nước.
Điều 18. Theo dõi, tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, kiệt hàng năm
1. Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, Chủ đập lập báo cáo đánh giá, tổng kết các đợt xả lũ (lưu lượng xả, thời gian xả, tổng lượng xả, diễn biến mực nước hồ, ảnh hưởng đối với vùng hạ du...).
2. Hàng năm, Chủ đập tiến hành thu thập, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng nước đến hồ, lưu lượng kiệt, ghi chép, lưu trữ tài liệu trên để phục vụ công tác quản lý khai thác hồ.
1. Thực hiện các quy định trong Quy trình này để vận hành điều tiết hồ, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước.
2. Hàng năm, Chủ đập phải kiểm tra, đánh giá lại Quy trình này. Kế hoạch trữ nước và phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn hồ chứa nước về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp Quy trình này không còn phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung Quy trình và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
3. Chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Quy trình này.
4. Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện quy trình này.
5. Chủ đập chịu trách nhiệm tổ chức vận hành các trường hợp sau:
a) Chấp hành lệnh vận hành (tích nước, xả nước) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các tình huống khẩn cấp khác.
b) Trong suốt mùa mưa lũ, phải duy trì chế độ thông tin liên lạc, chế độ báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, huyện, xã và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
c) Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối.
d) Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối nhưng chưa xuống đến mực nước chết.
đ) Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết theo phương án sử dụng dung tích chết đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
e) Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ, nhằm duy trì năng lực công trình, bảo đảm sử dụng công trình an toàn, lâu dài.
g) Khi hồ vận hành xả lũ, phải thông báo ngay tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, huyện và xã khu vực hạ du bị ảnh hưởng.
6. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo các quy định hiện hành.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Chủ đập hồ chứa nước Gia Măng thực hiện Quy trình này.
2. Phối hợp các ngành, địa phương có liên quan xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện Quy trình này.
3. Phê duyệt phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết của hồ chứa tại khoản 2 điều 13 và theo dõi việc thực hiện.
4. Chỉ đạo Chủ đập và các địa phương liên quan trong việc bảo đảm an toàn hạ du, khi hồ chứa nước xả lũ hoặc có sự cố.
5. Quyết định việc vận hành, xả lũ và biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống tại khoản 2 điều 3; khoản 3 điều 10; điều 14 và điều 15 của Quy trình này.
6. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo các quy định hiện hành.
Điều 21. Đối với UBND huyện Xuân Lộc và UBND các xã
1. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định trong Quy trình này. Đồng thời theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức việc cứu hộ đập theo các kế hoạch, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ trì phối hợp với Chủ đập và các ngành có liên quan ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm đến việc thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.
3. Phối hợp với Chủ đập thực hiện đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ khẩn cấp.
4. Huy động nhân lực, vật lực, phối hợp với Chủ đập phòng chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.
5. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo các quy định hiện hành.
Điều 22. Đối với các tổ chức và cá nhân sử dụng nước từ hệ thống
1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình này và các quy định pháp luật hiện hành.
2. Hàng năm, phải ký hợp đồng dùng nước với Chủ đập, để đơn vị quản lý có căn cứ lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.
3. Sử dụng nước đúng theo hợp đồng đã được ký kết, thực hiện đúng lịch trình phân phối nước do Chủ đập thông báo đầu mỗi mùa vụ sản xuất.
4. Không xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh.
5. Có trách nhiệm tham gia ứng cứu, bảo vệ an toàn công trình khi có sự cố xảy ra.
1. Quy trình có hiệu lực kể từ ngày UBND tỉnh ký quyết định ban hành.
2. Mọi quy định về vận hành hồ chứa nước Gia Măng trước đây trái với những quy định trong Quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung Quy trình
Trong quá trình thực hiện Quy trình này, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, địa phương, Chủ đập và các đơn vị liên quan báo cáo, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai xem xét, quyết định./.
TỔNG HỢP CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU
TT | Thông số | Đơn vị | Trị số, tiêu chuẩn |
1 | Hồ chứa: |
|
|
| Điều tiết |
| Năm |
| Diện tích lưu vực | Km2 | 12,0 |
| Cao trình mực nước dâng bình thường (MNDBT) | m | + 121,75 |
| Cao trình mực nước lũ thiết kế (MNGC)P=1.5% | m | + 122,80 |
| Cao trình mực nước lũ kiểm tra (MNKT)P=0,5% | m | + 123,05 |
| Cao trình mực nước chết (MNC) | m | + 116,90 |
| Dung tích hữu ích | 106m3 | 3,55 |
| Dung tích chết | 106m3 | 0,46 |
| Dung tích toàn bộ (ứng với MNDBT) | 106m3 | 4,01 |
| Dung tích ứng với MNGC P=1.5% | 106m3 | 5,53 |
| Diện tích mặt hồ (ứng với MNDBT) | ha | 130 |
| Diện tích mặt hồ ứng với MNGC P=1.5% | ha | 160 |
| Diện tích mặt hồ ứng với MNKT P=0,5% | ha | 166 |
2 | Đập chính tạo hồ chứa |
|
|
| Kết cấu đập | Đập đất đồng chất | |
| Cao trình đỉnh đập | m | + 124,50 |
| Cao trình đỉnh tường chắn bánh | m | +124,80 |
| Chiều rộng đỉnh đập | m | 6,00 |
| Chiều cao đập lớn nhất | m | 14,50 |
| Chiều dài đỉnh đập | m | 975,00 |
| Mái dốc thượng lưu |
| 2,75 : 3,25 |
| Mái dốc hạ lưu |
| 2,5 : 3,0 |
| Kết cấu tiêu nước |
| Lăng trụ |
4 | Tràn xả lũ |
|
|
| Vị trí |
| Bên trái đập |
| Lưu lượng xả với P=1.5% | m3/s | 9,92 |
| Lưu lượng xả với P=0,5% | m3/s | 13,80 |
| Hình thức tràn | Đỉnh rộng tiêu năng đáy | |
| Hình thức kết cấu | BTCT M200 | |
| Cao độ ngưỡng tràn | m | 121,75 |
| Chiều rộng tràn | m | B = 6 |
| Chiều dài dốc nước | m | 233,4 |
| Chiều rộng dốc nước | m | 4 |
5 | Cống lấy nước |
|
|
| Vị trí |
| Bên phải đập |
| Lưu lượng xả | m3/s | 0,55 |
| Cao trình ngưỡng cửa vào | m | + 116,10 |
| Độ dốc thân cống | % | 1 |
| Chiều dài thân cống | m | 57,00 |
| Chế độ chảy trong cống |
| Bán áp |
| Kích thước cống bxh | m | 0,8 x 1,0 |
| Hình thức kết cấu | BTCT M200 | |
6 | Cống xả cạn |
|
|
| Vị trí |
| Bên trái cửa ra sau bể tiêu năng cống |
| Lưu lượng xả | m3/s | 2,20 |
| Hình thức kết cấu | BTCT M200 | |
| Kích thước cống bxhxl | m | 3x1,5x6 |
| Chiều dài kênh dẫn | m | 289,0 |
| Chiều rộng kênh dẫn | m | 3 |
PHỤ LỤC II-1: BIỂU ĐỒ PHỐI HỒ CHỨA NƯỚC GIA MĂNG
Tọa độ biểu đồ phối hồ chứa nước Gia Măng
Tháng | 30/VI | 31/VII | 31/VIII | 30/IX | 31/X | 30/XI | 31/XII | 31/I | 28/II | 31/III | 30/IV | 31/V |
[1]=Zmax(m) | 118.24 | 119.50 | 120.14 | 121.55 | 121.75 | 121.75 | 121.65 | 121.21 | 120.44 | 119.46 | 118.65 | 119.28 |
Vmax(106m3) | 0.97 | 1.75 | 2.25 | 3.76 | 4.01 | 4.01 | 3.89 | 3.34 | 2.55 | 1.71 | 1.18 | 1.58 |
[2]=Zmin(m) | 117.31 | 118.41 | 118.64 | 119.63 | 121.53 | 121.75 | 121.54 | 121.02 | 120.15 | 118.80 | 117.37 | 116.90 |
Vmin(106m3) | 0.59 | 1.05 | 1.18 | 1.84 | 3.74 | 4.01 | 3.76 | 3.11 | 2.26 | 1.27 | 0.62 | 0.46 |
Ghi chú:
{1}: Đường phòng phá hoại {2}: Đường hạn chế cấp nước A: Vùng hạn chế cấp nước | B: Vùng cấp nước bình thường C: Vùng cấp nước gia tăng D: Vùng xả lũ bình thường |
QUAN HỆ W=F(Z), F=F(Z) HỒ CHỨA NƯỚC GIA MĂNG
Quan hệ mực nước, dung tích, diện tích (Z~V~F)
Z(m) | F (km2) | V (106m3) |
113 | 0.0217 | 0.00 |
114 | 0.0559 | 0.04 |
115 | 0.1041 | 0.12 |
116 | 0.1779 | 0.26 |
117 | 0.2810 | 0.48 |
118 | 0.4342 | 0.84 |
119 | 0.6409 | 1.37 |
120 | 0.8473 | 2.11 |
121 | 1.1002 | 3.08 |
122 | 1.3730 | 4.32 |
123 | 1.6514 | 5.83 |
124 | 1.9186 | 7.61 |
125 | 2.1951 | 9.67 |
PHỤ LỤC II-3: QUAN HỆ (Q~a~H) CỐNG LẤY NƯỚC
Ghi chú
2: Cao trình mực nước thượng lưu
a: Độ mở cửa cống (m)
PHỤ LỤC II-4: QUAN HỆ (Q~a~H) CỦA CỐNG KHI KẾT HỢP VỚI XẢ LŨ
Z: Cao trình mực nước thượng lưu
a: Độ mở cửa cống (m)
- 1 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 2 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 3 Luật Thủy lợi 2017
- 4 Quyết định 477/QĐ-UBND năm 2017 Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Lộc Thắng, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5 Quyết định 437/QĐ-UBND năm 2017 Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Khu phố IV, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng
- 6 Quyết định 2448/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa Thủy điện Sơn Tây do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 9 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 10 Luật tài nguyên nước 2012
- 11 Nghị định 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- 1 Quyết định 477/QĐ-UBND năm 2017 Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Lộc Thắng, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2 Quyết định 437/QĐ-UBND năm 2017 Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Khu phố IV, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 2448/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa Thủy điện Sơn Tây do tỉnh Quảng Ngãi ban hành