Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2013/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 06 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình; Căn cứ Quyết định số 368/2012/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND Tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng (tại Tờ trình số 73/TTr-SXD ngày 11/10/2013), kèm theo báo cáo Thẩm định của Sở Tư pháp (tại Báo cáo số 1095/BC-STP ngày 09/10/2013),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Điều 16 của “Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do Tỉnh Phú Yên quản lý” ban hành kèm theo Quyết định số 368/2012/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh Phú Yên.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và các Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 của UBND tỉnh Phú Yên)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích yêu cầu

Quy định các nội dung liên quan đến việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh, nhằm thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và phù hợp với thực tế địa phương.

Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên và UBND cấp huyện.

2. Đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ đầu tư, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh.

Chương 2.

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

1. Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp UBND Tỉnh quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn như sau:

a) Sở Xây dựng quản lý chất lượng công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật.

b) Sở Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

d) Sở Công Thương quản lý chất lượng công trình hầm mỏ dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.

2. Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên có trách nhiệm thực hiện các công việc được phân cấp quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy định này.

3. UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc được phân cấp quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy định này; sử dụng các phòng chuyên môn của mình để thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp.

Điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

1. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND Tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, thực hiện các việc sau:

a) Trình Chủ tịch UBND Tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

b) Hướng dẫn Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên, UBND cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

c) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn.

d) Phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.

đ) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Quy định này.

e) Công bố trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

g) Giúp UBND Tỉnh tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ; theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn.

h) Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Quy định này.

i) Báo cáo UBND Tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

k) Giúp UBND Tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 12 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.

2. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện các việc sau:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.

b) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình chuyên ngành theo quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với công trình chuyên ngành theo quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 6 Quy định này.

d) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành.

đ) Tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hàng năm trước ngày 10 tháng 12 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Quy định này.

3. Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên được phân cấp thực hiện các việc sau:

a) Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong các khu công nghiệp thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

b) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng trong các khu công nghiệp.

c) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trong các khu công nghiệp khi được yêu cầu.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình xây dựng trong các khu công nghiệp theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Quy định này.

đ) Tổng hợp và báo cáo UBND Tỉnh, Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành định kỳ về tình hình chất lượng công trình xây dựng trong các khu công nghiệp theo phân cấp định kỳ hàng năm trước ngày 05 tháng 12 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Quy định này.

4. UBND cấp huyện được phân cấp thực hiện các công việc sau:

a) Hướng dẫn UBND cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

b) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn.

c) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 6 Quy định này.

đ) Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP .

e) Tổng hợp và báo cáo UBND Tỉnh, Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp định kỳ hàng năm trước ngày 05 tháng 12 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục số 03 kèm theo Quy định này.

Điều 5. Thẩm quyền thẩm tra thiết kế xây dựng công trình của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

1. Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện thẩm tra thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn theo chuyên ngành quản lý như sau:

a) Sở Xây dựng: Các loại nhà máy xi măng cấp II, cấp III; các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng “Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình”.

b) Sở Giao thông Vận tải: Các loại công trình quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD .

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các loại công trình quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , trừ các công trình quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD .

d) Sở Công Thương: Các loại công trình quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , trừ công trình nhà máy xi măng và các công trình quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD .

2. Trường hợp trong một dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiều công trình xây dựng có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chủ trì tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình của dự án là cơ quan thực hiện thẩm tra thiết kế đối với loại công trình xây dựng chính của dự án.

Điều 6. Thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

1. Thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn được phân công, phân cấp như sau:

a) Sở Xây dựng: Công trình nhà máy xi măng cấp III, cấp II; các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ- CP, trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng “Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng” và các công trình quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản này.

b) Sở Công Thương: Các công trình quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , trừ công trình nhà máy xi măng và các công trình quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD và các công trình quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản này.

c) Sở Giao thông vận tải: Các công trình quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , trừ các công trình quy định tại Khoản 3 Điều 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD và các công trình quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản này.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các công trình quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , trừ các công trình quy định tại Khoản 4 Điều 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD và các công trình quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản này.

đ) Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên: Các công trình cấp III, cấp IV không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc đối tượng phải được kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP xây dựng trong các khu công nghiệp, trừ công trình xử lý chất thải độc hại.

e) UBND cấp huyện: Các công trình cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư và các công trình cấp III, cấp IV không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước xây dựng trên địa bàn thuộc đối tượng phải được kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP .

2. Phối hợp kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng:

a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan kiểm tra công trình, hạng mục công trình chính của dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra tất cả các công trình, hạng mục công trình xây dựng thuộc đối tượng phải được kiểm tra theo quy định tại Điều này của dự án và mời các cơ quan có liên quan tham gia trong quá trình kiểm tra.

b) Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm mời Sở Xây dựng tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 4 Quy định này. Thông báo kết quả kiểm tra phải được gửi đến Sở Xây dựng để tổng hợp, quản lý.

c) Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên, UBND cấp huyện có trách nhiệm mời Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (tùy theo loại công trình xây dựng chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý) tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu các công trình xây dựng theo quy định tại điểm d, khoản 3 và điểm d, khoản 4 Điều 4 Quy định này. Thông báo kết quả kiểm tra phải được gửi đến Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành để tổng hợp, quản lý.

Điều 7. Xử lý vi phạm

Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên, UBND cấp huyện khi phát hiện vi phạm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 24 và Điều 32 Thông tư số 10/2013/TT-BXD , có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 10/2013/TT-BXD .

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Xử lý chuyển tiếp

1. Về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình:

a) Các công trình được quy định tại Điều 5 Quy định này đã được ký hợp đồng và tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng nhưng chưa được phê duyệt thiết kế trước ngày Thông tư số 13/2013/TT-BXD có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát, bổ sung các nội dung cần được thẩm tra quy định tại Thông tư này để tiếp tục tổ chức thẩm tra.

Trước khi phê duyệt thiết kế, chủ đầu tư gửi kết quả thẩm tra về cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng theo chuyên ngành quy định tại Điều 5 của Quy định này. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong thời gian 07 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm tra để chủ đầu tư có cơ sở thực hiện trước khi phê duyệt thiết kế.

b) Các công trình được quy định tại Điều 5 Quy định này đã được phê duyệt thiết kế từ ngày 15/4/2013 cho đến trước ngày Thông tư số 13/2013/TT-BXD có hiệu lực thi hành, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra và quyết định phê duyệt thiết kế (bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng công trình theo chuyên ngành quy định tại Điều 5 của Quy định này để quản lý.

2. Về kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng:

a) Các công trình đã hoàn thành trước ngày 15/4/2013 nhưng chưa được nghiệm thu thì việc nghiệm thu công trình thực hiện theo quy định Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.

b) Các công trình hoàn thành từ ngày 15/4/2013 thì việc nghiệm thu công trình phải thực hiện theo quy định Nghị định số 15/2013/NĐ-CP .

c) Các công trình được quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 6 Quy định này đã được Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tiếp nhận báo cáo hoàn thành công trình của chủ đầu tư trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện kiểm tra công tác nghiệm đưa công trình vào sử dụng thuộc thẩm quyền theo quy định Khoản 6 Điều 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD .

3. Công tác khác: Xử lý chuyển tiếp theo quy định Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và Thông tư số 10/2013/TT-BXD .

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các sở, ngành: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên; Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm củng cố tổ chức, phân công trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , Thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng và của Quy định này.

2. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn thực hiện các nội dung theo Quy định này.

Điều 10. Các nội dung khác về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Thực hiện theo quy định Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , các Thông tư hướng dẫn thực hiện và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có gì vướng mắc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan phản ánh về Sở Xây dựng để được hướng dẫn hoặc tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh xem xét quyết định./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

UBND TỈNH PHÚ YÊN
SỞ QLCT CHUYÊN NGÀNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

Phú Yên, ngày ...... tháng ....... năm……

 

BÁO CÁO

Về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng do Sở .....……… quản lý

Năm ................

I. Các công trình xây dựng do Sở quản lý (1)

1. Tổng số công trình xây dựng:

Loại công trình

Đang thi công

Đã hoàn thành

Cấp công trình chính

Cấp công trình chính

Đặc biệt

I

II

III

IV

Đặc biệt

I

II

III

IV

Công trình chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công trình khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương:

3. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách địa phương:

4. Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác:

II. Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng(1)

1. Số lượng sự cố:

Loại công trình

Sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng

Sự cố cấp I

Sự cố cấp II

Sự cố cấp III

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

Công trình khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Mô tả loại sự cố, thiệt hại về công trình, vật chất và về người; đánh giá nguyên nhân và giải quyết sự cố.

III. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng:

1. Chất lượng khảo sát, thiết kế (thông qua công tác thẩm tra thiết kế theo Điều 5 của Quy định này):

a) Số lượng hồ sơ thiết kế công trình được thẩm tra theo quy định tại Điều 5 của Quy định này;

b) Chất lượng thiết kế (2);

c) Cắt giảm chi phí đầu tư (3);

d) Các đánh giá khác.

Trường hợp việc thẩm tra thiết kế công trình theo quy định tại Điều 5 của Quy định này được thực hiện bởi tổ chức tư vấn do cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ định thì các thông tin nêu trên căn cứ kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn.

2. Chất lượng thi công xây dựng (thông qua công tác kiểm tra trong thi công và nghiệm thu):

a) Số lượng các công trình được kiểm tra theo quy định tại Điều 6 của Quy định này;

b) Chất lượng thi công xây dựng và công tác quản lý chất lượng (4)

c) Đánh giá tổng thể chất lượng công trình xây dựng sau khi nghiệm thu (Tốt, Khá, Trung bình)(5).

3. Các giải thưởng về chất lượng công trình:

a) Số lượng công trình đạt giải thưởng quốc gia về chất lượng;

b) Số lượng công trình đạt giải thưởng chất lượng cao;

c) Số lượng các nhà thầu được tôn vinh thông qua các giải thưởng.

4. Số lượng các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng vi phạm về quản lý chất lượng bị xử lý vi phạm hành chính và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.

5. Số lượng các công trình bị đình chỉ thi công xây dựng; đình chỉ khác thác, sử dụng.

IV. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị:

1. Kết quả kiểm tra chất lượng công trình định kỳ và đột xuất theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Quy định này;

2. Các ý kiến, kiến nghị (nếu có).

 

 

Nơi nhận:
- UBND Tỉnh (b/c);
- Sở Xây dựng (b/c);
- Lưu: VT,...

GIÁM ĐỐC
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

(1) Các công trình do Sở chuyên ngành quản lý bao gồm:

- Các công trình xây dựng do TW, UBND Tỉnh quyết định đầu tư hoặc là chủ đầu tư;

- Các công trình xây dựng khác được Sở thẩm tra thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Quyết định này.

(2) Báo cáo về số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình không đảm bảo chất lượng hoặc không tuân thủ quy định của pháp luật do vi phạm một trong các lỗi sau:

- Sai sót trong việc tính toán kết cấu, thiết kế công trình hoặc thể hiện sai trên bản vẽ dẫn tới không đảm bảo an toàn của công trình dẫn đến phải chỉnh sửa thiết kế.

- Vi phạm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình.

- Vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế hoặc có nhiều sai sót khác đòi hỏi phải tính toán, chỉnh sửa lại toàn bộ hồ sơ thiết kế.

(3) Cắt giảm chi phí được tính dựa trên dự toán do chủ đầu tư trình:

- Số tiền cắt giảm = Giá trị dự toán do chủ đầu tư trình – Giá trị dự toán sau khi thẩm tra của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

- Tỷ lệ cắt giảm (%) =  x 100.

(4) Báo cáo về số lượng công trình có có chất lượng thi công xây dựng không đạt yêu cầu khi có vi phạm sau:

- Để xảy ra sự cố công trình hoặc các sai sót lớn về chất lượng công trình ảnh hưởng đến an toàn, công năng sử dụng của công trình.

- Vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, không đủ cơ sở để được chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng.

(5) Đánh giá tổng thể về chất lượng công trình theo các mức độ: Trung bình/ Khá/Tốt cụ thể:

- Chất lượng công trình đạt Tốt nếu được đánh giá từ 85 điểm trở lên.

- Chất lượng công trình đạt Khá nếu được đánh giá từ 70 đến 84 điểm.

- Chất lượng công trình đạt Trung bình nếu điểm đánh giá < 70 điểm nhưng vẫn đủ điều kiện để nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Việc chấm điểm được vận dụng theo Thông tư số 12/2013/TT-BXD ngày 31/7/2013 của Bộ Xây dựng “Ban hành Quy định Tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng”.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

UBND TỈNH PHÚ YÊN
BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …….

Phú Yên, ngày ...... tháng ....... năm…

 

BÁO CÁO

VỀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Năm ................

I. Tổng số công trình xây dựng/ dự án đầu tư xây dựng (trường hợp dự án có nhiều công trình xây dựng) đang được thi công xây dựng trong các Khu Công Nghiệp

1. Tổng số công trình xây dựng trong kỳ báo cáo:

Loại công trình chính

Đang thi công

Đã hoàn thành

Cấp công trình chính

Cấp công trình chính

Đặc biệt

I

II

III

IV

Đặc biệt

I

II

III

IV

Dân dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương:

3. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách địa phương:

4. Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác:

II. Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng:

1. Số lượng sự cố:

Loại công trình chính

Sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng

Sự cố cấp I

Sự cố cấp II

Sự cố cấp III

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Dân dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Mô tả loại sự cố, thiệt hại về công trình, vật chất và về người; đánh giá nguyên nhân và giải quyết sự cố.

III. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng:

1. Chất lượng thi công xây dựng (thông qua công tác kiểm tra trong thi công và nghiệm thu):

a) Số lượng các công trình được kiểm tra theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 của Quy định này;

b) Chất lượng thi công xây dựng và công tác quản lý chất lượng (1)

c) Đánh giá tổng thể chất lượng công trình xây dựng sau khi nghiệm thu (Tốt, Khá, Trung bình)(2).

2. Các giải thưởng về chất lượng công trình:

a) Số lượng công trình đạt giải thưởng quốc gia về chất lượng;

b) Số lượng công trình đạt giải thưởng chất lượng cao;

c) Số lượng các nhà thầu được tôn vinh thông qua các giải thưởng.

3. Số lượng các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng vi phạm về quản lý chất lượng bị xử lý vi phạm hành chính và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.

4. Số lượng các công trình bị đình chỉ thi công xây dựng; đình chỉ khác thác, sử dụng.

IV. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị:

1. Kết quả kiểm tra chất lượng công trình định kỳ và đột xuất theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 của Quy định này.

2. Các ý kiến, kiến nghị (nếu có).

 

 

Nơi nhận:

- UBND Tỉnh (b/c);
- Sở Xây dựng (b/c);
- Sở quản lý CTXD chuyên ngành (b/c);
- Lưu: VP, ......

TRƯỞNG BAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

(1) Báo cáo về số lượng công trình có có chất lượng thi công xây dựng không đạt yêu cầu khi có vi phạm sau:

- Để xảy ra sự cố công trình hoặc các sai sót lớn về chất lượng công trình ảnh hưởng đến an toàn, công năng sử dụng của công trình.

- Vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, không đủ cơ sở để được chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng.

(2) Đánh giá tổng thể về chất lượng công trình theo các mức độ: Trung bình/ Khá/Tốt cụ thể:

- Chất lượng công trình đạt Tốt nếu được đánh giá từ 85 điểm trở lên.

- Chất lượng công trình đạt Khá nếu được đánh giá từ 70 đến 84 điểm.

- Chất lượng công trình đạt Trung bình nếu điểm đánh giá < 70 điểm nhưng vẫn đủ điều kiện để nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Việc chấm điểm được vận dụng theo Thông tư số 12/2013/TT-BXD ngày 31/7/2013 của Bộ Xây dựng “Ban hành Quy định Tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng”.

 

PHỤ LỤC SỐ 03

UBND cấp huyện
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……..

…………., ngày …. tháng ….. năm …….

 

BÁO CÁO

Về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố/thị xã/huyện ……...……

Năm ................

I. Tổng số công trình xây dựng/ dự án đầu tư xây dựng (trường hợp dự án có nhiều công trình xây dựng) đang được thi công xây dựng trên địa bàn

1. Tổng số công trình xây dựng (tất cả các nguồn vốn trừ nhà ở riêng lẻ) trong kỳ báo cáo:

Loại công trình chính

Đang thi công

Đã hoàn thành

Cấp công trình chính

Cấp công trình chính

Đặc biệt

I

II

III

IV

Đặc biệt

I

II

III

IV

Dân dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương:

3. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách địa phương:

4. Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác:

II. Danh mục các công trình/ dự án thi công xây dựng trên địa bàn:

STT

Tên công trình/dự án

Địa điểm xây dựng

Loại công trình/cấp CT

Khởi công

Hoàn thành

Giá trị xây lắp

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

III. Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng:

1. Số lượng sự cố:

Loại công trình chính

Sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng

Sự cố cấp I

Sự cố cấp II

Sự cố cấp III

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Đang thi công

Đang sử dụng

Dân dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Mô tả loại sự cố, thiệt hại về công trình, vật chất và về người; đánh giá nguyên nhân và giải quyết sự cố.

IV. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng:

1. Chất lượng thi công xây dựng (thông qua công tác kiểm tra trong thi công và nghiệm thu):

a) Số lượng các công trình được kiểm tra theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 6 của Quy định này;

b) Chất lượng thi công xây dựng và công tác quản lý chất lượng (1)

c) Đánh giá tổng thể chất lượng công trình xây dựng sau khi nghiệm thu (Tốt, Khá, Trung bình)(2).

2. Các giải thưởng về chất lượng công trình:

a) Số lượng công trình đạt giải thưởng quốc gia về chất lượng;

b) Số lượng công trình đạt giải thưởng chất lượng cao;

c) Số lượng các nhà thầu được tôn vinh thông qua các giải thưởng.

3. Số lượng các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng vi phạm về quản lý chất lượng bị xử lý vi phạm hành chính và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.

4. Số lượng các công trình bị đình chỉ thi công xây dựng; đình chỉ khác thác, sử dụng.

V. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị:

1. Kết quả kiểm tra chất lượng công trình định kỳ và đột xuất theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 4 của Quy định này.

2. Các ý kiến, kiến nghị (nếu có).

 

 

Nơi nhận:

- UBND Tỉnh (b/c);
- Sở Xây dựng (b/c);
- Sở quản lý CTXD chuyên ngành (b/c);
- Lưu: VP, ......

TM. UBND CẤP HUYỆN ......
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

(1) Báo cáo về số lượng công trình có có chất lượng thi công xây dựng không đạt yêu cầu khi có vi phạm sau:

- Để xảy ra sự cố công trình hoặc các sai sót lớn về chất lượng công trình ảnh hưởng đến an toàn, công năng sử dụng của công trình.

- Vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, không đủ cơ sở để được chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng.

(2) Đánh giá tổng thể về chất lượng công trình theo các mức độ: Trung bình/ Khá/Tốt cụ thể:

- Chất lượng công trình đạt Tốt nếu được đánh giá từ 85 điểm trở lên.

- Chất lượng công trình đạt Khá nếu được đánh giá từ 70 đến 84 điểm.

- Chất lượng công trình đạt Trung bình nếu điểm đánh giá < 70 điểm nhưng vẫn đủ điều kiện để nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Việc chấm điểm được vận dụng theo Thông tư số 12/2013/TT-BXD ngày 31/7/2013 của Bộ Xây dựng “Ban hành Quy định Tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng”.