HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 383/QĐ-HĐTV | Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2017 |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Xây dựng và công bố Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.
Điều 2. Kinh phí triển khai thực hiện Đề án do Ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Văn phòng Chính phủ cấp cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
XÂY DỰNG VÀ CÔNG BỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 383/QĐ-HĐTV ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Bối cảnh chung và sự cần thiết xây dựng Đề án
Từ năm 2007, việc triển khai Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước theo Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đánh dấu sự ra đời của một bộ công cụ để xem xét, đánh giá, kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính (TTHC) theo các tiêu chí sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả. Bộ công cụ này dùng để tính toán chi phí của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC từ đó, kiến nghị để cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC.
Cùng với việc đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), việc đánh giá tác động của TTHC tại các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL đã phát huy tính ưu việt của bộ công cụ đánh giá tác động TTHC. Để áp dụng thống nhất bộ công cụ này, năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BTP hướng dẫn đánh giá tác động của TTHC và rà soát, đánh giá TTHC. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động kiểm soát chất lượng quy định và thực hiện TTHC. Trong thời gian vừa qua, công cụ đo lường chi phí tuân thủ TTHC đã được các bộ, ngành, địa phương sử dụng nhằm định lượng các chi phí tuân thủ, làm cơ sở cho việc thúc đẩy các cải cách cũng như đo lường kết quả đạt được trong các nỗ lực chung về cải cách TTHC tại trung ương và địa phương. Kết quả cho thấy, từ năm 2011-2016, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động 8.235 TTHC quy định tại 1.941 dự án, dự thảo VBQPPL, giúp phát hiện những bất cập trong nội dung quy định về TTHC, kiểm soát TTHC ngay từ khâu dự thảo.
Tuy nhiên, việc đánh giá tác động mới được thực hiện tại các cơ quan nhà nước được giao chủ trì soạn thảo VBQPPL có quy định TTHC mà chưa có việc đánh giá độc lập từ phía tổ chức, doanh nghiệp hoặc người dân. Do vậy, cần phải sử dụng bộ công cụ đánh giá tác động của chính cơ quan nhà nước để đo lường việc thực hiện TTHC mà cơ quan đó ban hành khi áp dụng trên thực tế. Tại một số quốc gia trên thế giới1, việc đánh giá tác động TTHC và tính toán chi phí tuân thủ theo mô hình chi phí chuẩn (Standard Cost Model - SCM) đã chứng minh lợi ích của mô hình này ở rất nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển tương tự như Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình SCM là định danh và định lượng những chi phí của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC, từ đó, giúp loại bỏ những chi phí không cần thiết, giảm nhẹ gánh nặng thực thi cho cá nhân, tổ chức.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC (sau đây gọi tắt là Hội đồng) đã nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá chi phí tuân thủ TTHC để định lượng chi phí tuân thủ TTHC đối với các nhóm TTHC liên quan đến chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia để thúc đẩy việc thực hiện cải cách TTHC tại các bộ, ngành, địa phương. Các TTHC này liên quan trực tiếp tới nhiều bộ, ngành và là các TTHC có ý nghĩa quan trọng nhất đối với quá trình từ thành lập, hoạt động đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là các TTHC có đối tượng tuân thủ lớn, tần suất thực hiện cao, có nhiều ý kiến phản ánh, kiến nghị và có mức chi phí tuân thủ cao. Theo đó, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các thành viên của Hội đồng sử dụng công cụ đo lường này để đánh giá việc cải cách các TTHC trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội và các thành viên của Hội đồng sẽ giúp phản ánh một cách đầy đủ hơn việc thực thi cơ chế, chính sách, TTHC từ thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này là cơ sở để đánh giá tính hợp lý của quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, việc thực hiện giữa các địa phương, đây cũng là kết quả để Hội đồng tham vấn cho Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện cải cách TTHC.
So với các bộ chỉ số: Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC cho thấy: các bộ chỉ số PAPI, PCI, PAR INDEX đều có điểm chung là sử dụng phương pháp lấy ý kiến khảo sát về cảm nhận của người dân, doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể, kết hợp với một số dữ liệu có sẵn để xây dựng điểm số. Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC dự kiến xây dựng sẽ kết hợp phương pháp tính chi phí tuân thủ TTHC theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-BTP và việc khảo sát về cảm nhận của đối tượng thực hiện TTHC (phương pháp thu thập dữ liệu đầu vào thông qua thực tế việc thực hiện TTHC từ góc độ của cộng đồng doanh nghiệp).
Xét về phạm vi, việc triển khai thực hiện, Đề án sẽ bao quát các TTHC của nhiều bộ, ngành và việc thực hiện các TTHC này tại 63 địa phương. Tuy chỉ chiếm số lượng ít nhưng các TTHC được lựa chọn này sẽ chiếm tỷ lệ lớn về đối tượng tuân thủ, về tần suất thực hiện và về tầm quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp. Phương pháp sử dụng “rổ” các TTHC đảm bảo tính khoa học, phù hợp với cách làm của việc xây dựng các chỉ số, tương tự như cách thức xây dựng các chỉ số mà một số ngành khác đã làm như tài chính (đối với chỉ số thị trường chứng khoán), ngân hàng (lạm phát) ...
Trong quá trình triển khai, Đề án sẽ được thực hiện một cách tập trung, chỉ lựa chọn những chỉ số thành phần có ý nghĩa nhất cho quá trình cải cách, sát thực nhất với thực tiễn, đồng thời sử dụng các nguồn lực sẵn có như hệ thống các hiệp hội doanh nghiệp, các thành viên của Hội đồng, các tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, quy mô và phạm vi thực hiện sẽ được tập trung và phù hợp với khả năng về nguồn lực để triển khai thực hiện.
Việc xây dựng, sử dụng báo cáo và chỉ số đánh giá sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Điều này cũng sẽ đóng góp trực tiếp cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện vị trí xếp hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh của WB và trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF và cho mục tiêu phấn đấu đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam vào nhóm 4 nước đứng đầu của ASEAN.
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
- Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách TTHC.
- Thông báo số 42/VPC-KSTT ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách TTHC.
3. Những lợi ích cơ bản khi triển khai Đề án
Đề án sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đang chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện TTHC. Bằng cách minh bạch hóa các thông tin về chi phí tuân thủ đối với từng TTHC, theo từng lĩnh vực hoặc trên bình diện chung, các hoạt động cải cách TTHC sẽ được thực hiện một cách trọng tâm, trọng điểm. Các dữ liệu thông tin so sánh, xếp hạng có ý nghĩa tham khảo quan trọng để giám sát và đánh giá nỗ lực của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và các sở, ngành tại từng tỉnh thành phố trong việc cải cách TTHC, quy trình thực hiện TTHC đối với doanh nghiệp.
Việc triển khai đề án sẽ phản ánh một cách đầy đủ chi phí tuân thủ TTHC đối với các TTHC có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đề án sẽ góp phần xây dựng được một cơ sở dữ liệu về chi phí tuân thủ TTHC của Việt Nam, phân loại theo từng bộ, ngành, lĩnh vực kinh tế, theo từng địa phương. Do vậy, kết quả Báo cáo cũng giúp đánh giá được “khoảng cách” giữa quy định và thực hiện để từ đó các phương án cải cách cụ thể được xây dựng sẽ mang tính thực tiễn cao hơn. Những thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả phân tích sẽ đóng góp cho quá trình xây dựng, điều chỉnh các văn bản pháp luật có quy định về TTHC, cải thiện các quy trình thực hiện TTHC, đảm bảo rằng các chính sách, quy định pháp luật sẽ có cơ sở thực tiễn và khoa học hơn.
Đề án sẽ góp phần nâng cao vai trò của Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC và hiệu quả hoạt động của Hội đồng, nâng cao sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề vào quá trình cải cách TTHC. Đặc biệt, đề án sẽ giúp Hội đồng thực hiện tốt các chức năng (i) tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, loại bỏ hoặc đơn giản hóa những quy định hành chính hoặc nhóm những quy định hành chính cần ưu tiên cải cách trong từng giai đoạn; (ii) chủ động tổ chức nghiên cứu độc lập, đề xuất những giải pháp hoặc những sáng kiến mới nhằm loại bỏ hoặc đơn giản hóa các quy định hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong thực hiện các quy định hành chính; (iii) tổ chức khảo sát, xây dựng Báo cáo đánh giá định kỳ hoặc đột xuất theo chuyên đề về tình hình, kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương; và (iv) phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện công tác truyền thông về tình hình, kết quả và tác động của cải cách quy định hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trên cơ sở kết quả của các phân tích, kết luận, khuyến nghị của báo cáo thường niên, các hoạt động đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước (ở trung ương và địa phương) về các vấn đề liên quan và phương hướng, cách thức cải cách TTHC thường xuyên hơn. Kết quả phân tích nhằm hỗ trợ cho quá trình rà soát các VBQPPL của từng ngành hoặc quy trình thực hiện TTHC tại một số địa phương, đưa ra các ý kiến tư vấn, khuyến nghị về việc sửa đổi các quy định về TTHC hoặc về việc điều chỉnh, cải thiện quy trình thực hiện TTHC nhằm giảm bớt chi phí tuân thủ TTHC của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vì đây là một hoạt động có tính mới (lần đầu tiên xây dựng Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC), chuyên môn sâu, phạm vi khảo sát rộng, liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương, nếu không huy động được những chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm là một trong những khó khăn trong quá trình triển khai đề án.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
a) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng tiêu chí đánh giá và đo lường chi phí tuân thủ đối với các TTHC liên quan đến chỉ số môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia để Hội đồng tư vấn cải cách TTHC thực hiện tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong cải cách hành chính, cải cách TTHC, tạo thuận lợi và giảm gánh nặng chi phí tuân thủ TTHC cho tổ chức, cá nhân, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng Báo cáo hàng năm của Hội đồng đánh giá về chi phí tuân thủ TTHC từ góc độ doanh nghiệp.
- Xác định và so sánh mức độ tập trung chi phí tuân thủ TTHC theo ngành, lĩnh vực; xác định được những ngành, lĩnh vực cần cải cách TTHC dựa trên chi phí tuân thủ TTHC.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu về chi phí tuân thủ TTHC trên cơ sở sử dụng phương pháp đo lường chi phí tuân thủ TTHC; so sánh, xếp hạng các bộ, ngành, địa phương về tính hiệu quả trong việc cải cách TTHC.
- Nội dung Đề án phải phù hợp với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách TTHC.
- Bám sát thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, gắn với chức năng nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC.
- Có sản phẩm cụ thể, phương pháp và công cụ tính toán bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Huy động sự tham gia của các thành viên của Hội đồng, kết quả đánh giá sử dụng cho việc tư vấn, đánh giá việc thực hiện cải cách TTHC tại các bộ, ngành, địa phương.
Thực hiện tính toán chi phí tuân thủ, xây dựng cơ sở dữ liệu, xếp hạng các bộ, ngành, địa phương đối với các TTHC trên cơ sở tham khảo các chỉ số về môi trường kinh doanh (Doing Busines-DB) của Ngân hàng Thế giới (World Bank- WB) và các chỉ số về Năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum-WEF).
1. Xây dựng Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC (APCI)
a) Xây dựng phương pháp luận, thiết kế kỹ thuật Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC
- Nội dung thực hiện:
+ Xác định các TTHC được đánh giá: thống nhất các TTHC tại từng bộ sẽ được đưa vào xây dựng chỉ số. Các TTHC này sẽ được phân loại theo nhóm các lĩnh vực cần được cải cách trên cơ sở tham khảo các chỉ số về môi trường kinh doanh của WB và các chỉ số về năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF.
+ Xây dựng phương pháp tính toán chi phí tuân thủ TTHC và mô hình chi phí chuẩn từ góc độ doanh nghiệp, xây dựng phương pháp luận, thiết kế kỹ thuật nhằm xây dựng Chỉ số (Cấu trúc của chỉ số được trình bày tại Phụ lục II).
+ Xây dựng các bảng khảo sát chi phí tuân thủ TTHC cho từng nhóm đối tượng tham gia trong quá trình đánh giá.
+ Xây dựng các công cụ khảo sát trực tuyến và hướng dẫn trả lời bảng khảo sát, tạo điều kiện thúc đẩy việc thu thập số liệu nhanh chóng và chính xác.
- Sản phẩm:
+ Danh mục TTHC được đánh giá.
+ Phương pháp luận chi tiết của Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC trên cơ sở nền tảng phương pháp tính toán chi phí tuân thủ TTHC và mô hình chi phí chuẩn, mô tả chi tiết về nội dung chỉ số, các chỉ số thành phần, TTHC của các bộ, ngành, địa phương nằm trong đối tượng được đưa vào chỉ số.
+ Biểu mẫu/bảng khảo sát đánh giá chi phí tuân thủ TTHC cho từng nhóm đối tượng, công cụ khảo sát trực tuyến và công cụ tổng hợp số liệu.
+ Đề cương “Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC”.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng tư vấn cải cách TTHC
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian thực hiện: Tháng 6 - Tháng 9/2017.
b) Xác định cơ quan và đối tượng thực hiện TTHC được khảo sát
- Nội dung công việc:
+ Thống kê danh sách các cơ quan thực hiện TTHC cần được đánh giá ở cấp trung ương và địa phương tham gia khảo sát.
+ Tổng hợp danh sách các đối tượng đã thực hiện các TTHC trong 6 tháng đầu năm. Thông tin thu thập về đối tượng đã thực hiện TTHC phải bao gồm nhưng không giới hạn ở thông tin chi tiết về đối tượng như: địa chỉ, điện thoại, email..., thời gian nộp hồ sơ và thời gian trả kết quả. Các cơ quan thực hiện TTHC ở cấp trung ương và địa phương thực hiện cung cấp thông tin theo mẫu biểu có sẵn.
+ Tiến hành lựa chọn (ngẫu nhiên) các đối tượng đã thực hiện các TTHC từ danh sách được cung cấp. Với mỗi TTHC được thực hiện tại mỗi cơ quan ở từng địa phương hoặc cơ quan trung ương, ít nhất ba (03) đối tượng đã thực hiện TTHC sẽ được lựa chọn để khảo sát2.
- Sản phẩm:
+ Danh sách các cơ quan thực hiện TTHC ở các cấp cần thực hiện khảo sát.
+ Danh sách chính thức và danh sách dự phòng các đối tượng đã thực hiện TTHC tại mỗi cơ quan thực hiện TTHC ở cấp trung ương và địa phương cần được khảo sát.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng tư vấn cải cách TTHC
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian thực hiện: Tháng 6, 7/2017.
c) Thu thập thông tin, số liệu, tính toán, xây dựng chỉ số, xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thành báo cáo công bố
- Nội dung thực hiện:
+ Thông báo danh sách các TTHC được đánh giá tới các cơ quan thực hiện TTHC và những công việc các cơ quan thực hiện cần phối hợp với Hội đồng tư vấn cải cách TTHC.
+ Hội đồng phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có TTHC được lựa chọn xây dựng bảng thông tin để đánh giá dựa trên quy định tại VBQPPL. Bảng thông tin của mỗi TTHC bao gồm: thành phần hồ sơ (bao gồm chi tiết số lượng bản nộp, bản gốc hay bản photo); yêu cầu, điều kiện; trình tự thực hiện; phí, lệ phí.
+ Gửi bảng thông tin về TTHC đến 63 địa phương để đối chiếu với việc quy định của địa phương về TTHC đó. Trường hợp địa phương nào có quy định khác so với quy định của văn bản trung ương, địa phương đó sẽ thực hiện việc điền bảng thông tin đối với TTHC đó.
+ Sau khi Hội đồng gửi phiếu khảo sát (đường dẫn đến phiếu khảo sát trực tuyến) tới từng doanh nghiệp đã được lựa chọn ngẫu nhiên, các địa phương hỗ trợ Hội đồng liên hệ với doanh nghiệp đề nghị tham gia trả lời phiếu khảo sát trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày mở khảo sát trực tuyến và hướng dẫn cách điền mẫu phiếu (nếu cần thiết).
+ Hội đồng xử lý bảng khảo sát đã tiếp nhận và tiến hành xác minh thông tin trên toàn bộ các bảng khảo sát đảm bảo thông tin cung cấp chính xác. Loại bỏ các bảng hỏi cung cấp thông tin không thống nhất và có xung đột, giảm thiểu độ nhiễu thông tin.
+ Hội đồng tổng hợp số liệu, phân tích so sánh giữa các TTHC theo lĩnh vực, theo địa phương; xác định những lĩnh vực có mức độ tập trung lớn về chi phí tuân thủ TTHC.
+ Phân tích xác định trọng tâm của các lĩnh vực cải cách TTHC.
+ Xây dựng bản đồ về mức độ tập trung chi phí tuân thủ TTHC theo ngành, lĩnh vực
+ Xây dựng báo cáo công bố.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về toàn bộ các nội dung trên, được sắp xếp theo hướng có thể so sánh giữa các bộ, ngành, địa phương và có thể so sánh trong tương lai. Cơ sở dữ liệu này được thực hiện dưới dạng ngoại tuyến song theo cấu trúc và định hướng có thể chuyển đổi thành trực tuyến trong hoạt động xây dựng thông tin trên mạng và truyền thông.
- Sản phẩm: “Báo cáo công bố Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC” được hoàn thành.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng tư vấn cải cách TTHC, các cơ quan thực hiện TTHC được lựa chọn để đánh giá trên cả nước.
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBDN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời gian thực hiện: Tháng 7 - Tháng 12/2017.
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu về Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC và thực hiện công tác truyền thông trên cơ sở kết quả chỉ số đánh giá và báo cáo công bố
- Nội dung thực hiện:
+ Trên cơ sở các cơ sở dữ liệu được hình thành, phân tích tổng hợp, tiến hành xây dựng Cơ sở dữ liệu về chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC.
+ Thực hiện các hội thảo công bố, hội thảo vùng, hội thảo chuyên đề về các nội dung của Báo cáo công bố.
+ Tiến hành các hoạt động truyền thông qua báo chí nhằm tuyên truyền, khuyến khích cho các nỗ lực cải cách TTHC.
+ Thông qua các cơ quan báo chí, truyền thông, thu hút sự hưởng ứng tham gia của công chúng và của các tổ chức hiệp hội đối với việc giám sát thực hiện cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
- Sản phẩm:
+ Cơ sở dữ liệu chi tiết của Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC được hoàn thành.
+ Các bài báo được viết và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng tư vấn cải cách TTHC.
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBDN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian thực hiện: Tháng 10 - Tháng 12/2017.
đ) Công bố kết quả đánh giá
- Nội dung thực hiện:
+ Xuất bản và thực hiện các hoạt động truyền thông để phổ biến kết quả của Báo cáo APCI.
+ Cập nhật nội dung báo cáo.
+ Hội thảo công bố báo cáo APCI.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng tư vấn cải cách TTHC.
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBDN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian thực hiện: Tháng 01 - Tháng 3/2018.
1. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
a) Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC
- Hoàn thiện phương án kỹ thuật chi tiết nhằm tính toán chỉ số và nội dung của báo cáo thường niên (trên cơ sở huy động thêm sự đóng góp của các chuyên gia và ý kiến của các tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế).
- Hoàn thiện mô hình/công cụ tính toán chi phí tuân thủ và chỉ số tổng hợp, chỉ số thành phần và các biểu mẫu khảo sát, bảng thu thập thông tin, dữ liệu.
- Hoàn thiện danh sách các TTHC sẽ được đưa vào để tính toán.
- Phân công và huy động sự tham gia các thành viên của Hội đồng, các hiệp hội chuyên ngành, các chuyên gia, một số văn phòng luật, công ty nghiên cứu nhằm rà soát các TTHC được đưa vào bảng tính và điền số liệu cần thiết theo mẫu biểu yêu cầu, bằng cách thực hiện độc lập hoặc rà soát và kiểm chứng những biểu mẫu thông tin do các bộ, ngành thực hiện.
- Theo dõi, đôn đốc quá trình điền phiếu và thu thập tập hợp các bảng biểu do các thành viên, hội đồng, hiệp hội, chuyên gia thực hiện.
- Tổ chức đưa số liệu vào phần mềm tính toán, tính toán chỉ số, phân tích số liệu và xây dựng báo cáo thường niên.
- Tổ chức các cuộc tham vấn ý kiến chuyên gia, hội thảo kỹ thuật nhằm đóng góp ý kiến về dự thảo báo cáo.
- Tổ chức các hoạt động công bố, truyền thông về kết quả báo cáo.
b) Trách nhiệm của các bộ, ngành
- Tham gia đóng góp ý kiến đối với phương pháp, công cụ đánh giá.
- Giao cho đầu mối nhận - gửi - tổng hợp thông tin và hỗ trợ việc thu thập, kiểm chứng, đối chiếu thông tin là Phòng Kiểm soát TTHC.
- Phối hợp hoàn thiện bảng thông tin (theo mẫu) đối với các TTHC được lựa chọn để đánh giá thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ dựa trên quy định tại VBQPPL. Bảng thông tin bao gồm: thành phần hồ sơ (số lượng hồ sơ, bản gốc/bản photo ...); yêu cầu, điều kiện; quy trình thực hiện; phí, lệ phí...
- Hỗ trợ các thành viên Hội đồng trong quá trình thu thập, kiểm chứng, đối chiếu thông tin.
- Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Báo cáo.
c) Trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tham gia đóng góp ý kiến về phương pháp, công cụ thực hiện xây dựng Báo cáo.
- Giao cho đầu mối nhận - gửi - tổng hợp thông tin và hỗ trợ việc khảo sát, lấy ý kiến là Văn phòng UBND mà trực tiếp là Phòng Kiểm soát TTHC.
- Rà soát bảng thông tin về từng TTHC, nếu có thông tin về TTHC đó tại địa phương được quy định đơn giản hơn hoặc khác so với quy định Trung ương thì thực hiện việc điền bổ sung vào bảng thông tin.
- Hoàn thiện và gửi về Hội đồng danh sách hồ sơ giải quyết TTHC đối với các TTHC được lựa chọn đánh giá trong 6 tháng đầu năm. Danh sách bao gồm tên tổ chức/doanh nghiệp đề nghị giải quyết TTHC, thông tin liên hệ, thời gian nhận hồ sơ, thời gian trả kết quả.
- Phối hợp liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố được lựa chọn tham gia khảo sát để đề nghị doanh nghiệp điền phiếu khảo sát và cung cấp hướng dẫn cho doanh nghiệp cách điền mẫu phiếu (nếu cần thiết).
- Hỗ trợ các thành viên và chuyên gia của Hội đồng trong quá trình thu thập, kiểm chứng, đối chiếu thông tin trên địa bàn tỉnh, thành phố.
a) Kinh phí
- Kinh phí thực hiện Đề án khái toán cho năm 2017 là 4.460.000.000 đồng (Bốn tỷ bốn trăm sáu mươi triệu đồng), cụ thể là:
Số TT | Nội dung công việc | Tổng kinh phí (1.000 đồng) |
I | Xây dựng phương pháp luận, thiết kế kỹ thuật về chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính | 1.250.000 |
1 | Xây dựng phương pháp luận, cách thức thực hiện, cách thức tính toán chỉ số tổng hợp, các chỉ số thành phần, phương pháp so sánh, tổng hợp, định dạng mẫu biểu thu thập số liệu. | 400.000 |
2 | Rà soát, tính toán chi phí tuân thủ TTHC trong danh sách lựa chọn | 400.000 |
3 | Xây dựng phần mềm tính toán tổng hợp số liệu | 300.000 |
4 | Triển khai một số nội dung khác có liên quan | 150.000 |
II | Khảo sát, thu thập số liệu, tính toán và hoàn thành báo cáo thường niên | 1.750.000 |
1 | Rà soát, thu thập danh sách đối tượng thực hiện TTHC và chọn mẫu khảo sát | 250.000 |
2 | Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu theo mẫu (dự kiến phát hành 15.000 phiếu khảo sát). | 1.050.000 |
3 | Rà soát, bổ sung số liệu theo mẫu biểu đối với các TTHC được lựa chọn. | 50.000 |
4 | Nhập số liệu vào phần mềm tính toán tổng hợp số liệu | 250.000 |
5 | Xử lý kết quả khảo sát, hiệu chỉnh số liệu và xác minh thông tin (nếu cần thiết) | 150.000 |
III | Xây dựng báo cáo | 1.000.000 |
1 | Tổng hợp số liệu, phân tích nội dung chi tiết (gồm: xác định trọng tâm của lĩnh vực cải cách TTHC, xây dựng bản đồ về mức độ tập trung, sắp xếp, điều chỉnh lại khung cơ sở dữ liệu) | 600.000 |
2 | Xây dựng báo cáo tổng hợp | 400.000 |
IV | Công bố kết quả chỉ số đánh giá và báo cáo thường niên | 460.000 |
1 | Xuất bản và thực hiện các hoạt động tuyên truyền về chỉ số đánh giá và báo cáo thường niên. | 300.000 |
2 | Cập nhật nội dung báo cáo thường niên lên trang web. | 10.000 |
3 | Hội thảo công bố báo cáo thường niên. | 150.000 |
| Tổng cộng (I+II+III): | 4.460.000 |
- Kinh phí cho việc đánh giá những năm tiếp theo mỗi năm dự kiến khoảng 3.200.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí triển khai thực hiện Đề án do Ngân sách nhà nước bảo đảm; trong trường hợp huy động được nguồn lực hợp pháp khác thì sẽ kết hợp hai nguồn để thực hiện.
(Định mức tính toán kinh phí được áp dụng theo các văn bản: Thông tư 167/2012/TT-BTC , Thông tư 123/2009/TT-BTC , Thông tư 122/2011/TT-BTC, Thông tư 194/2012/TT-BTC và Thông tư 109/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính).
b) Nhân lực
- Đối với Hội đồng: Các cơ quan thành viên của Hội đồng, cán bộ đầu mối của các cơ quan thành viên Hội đồng, các doanh nghiệp thành viên của các hiệp hội và chuyên gia tư vấn, các chuyên gia độc lập nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện Đề án.
- Đối với bộ, ngành và địa phương: Phòng Kiểm soát TTHC.
- Đến cuối năm 2017, sẽ xây dựng được cơ sở dữ liệu cơ bản cho năm đầu tiên đối với các TTHC được lựa chọn, làm cơ sở cho việc so sánh, theo dõi, giám sát giữa thủ tục do các bộ, ngành quy định.
- Tháng 12/2017, công bố báo cáo đánh giá chi phí tuân thủ TTHC đối với các nhóm TTHC liên quan đến chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Từ năm 2018, sử dụng cơ sở dữ liệu để tổ chức thực hiện đánh giá định kỳ hàng năm và công bố báo cáo đánh giá về việc cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC chính đối với các nhóm TTHC liên quan đến chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia để thúc đẩy việc thực hiện cải cách TTHC tại các bộ, ngành, địa phương./.
DANH SÁCH CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐỂ TÍNH TOÁN XÂY DỰNG CHỈ SỐ APCI
(Kèm theo Quyết định số 383/QĐ-HĐTV ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính)
Khởi sự doanh nghiệp/Đăng ký kinh doanh
1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
2. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
3. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
4. Thông báo mẫu con dấu
5. Đăng nội dung đăng ký trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
6. Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in
7. Thủ tục đăng ký lao động
8. Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội
9. Khai thuế môn bài
Đầu tư
10. Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
11. Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
12. Điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh (đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
13. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
14. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
15. Điều chỉnh tên dự án đầu tư, tên và địa chỉ nhà đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
16. Điều chỉnh nội dung dự án đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
17. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
18. Chuyển nhượng dự án đầu tư
19. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
Đất đai
20. Thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu
21. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
22. Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức.
Xây dựng
23. Thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án sử dụng vốn khác.
24. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán trong trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán trong trường hợp thiết kế 2 bước (đối với dự án sử dụng vốn khác)
25. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình (trừ thiết kế công nghệ và các nội dung khác) đối với dự án sử dụng vốn khác ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và an toàn của cộng đồng
26. Cấp giấy phép xây dựng
27. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng Lao động, bảo hiểm xã hội
28. Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
29. Cấp và ghi xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH; điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trước năm 1995.
30. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
31. Điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng
32. Thay đổi phương thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH
33. Thủ tục khám chữa bệnh BHYT
34. Thủ tục giải quyết chế độ tử tuất.
Môi trường
35. Thủ tục xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
36. Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
37. Cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
Thuế
38. Hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp
39. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
40. Khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Quản lý chuyên ngành
• Hải quan
41. Khai báo, tiếp nhận, trao đổi và phản hồi thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
42. Đăng ký tài khoản người sử dụng cổng thông tin một cửa quốc gia
43. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
44. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
• Nông nghiệp
45. Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
46. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
47. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu
48. Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
49. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
50. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
51. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm
52. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm
53. Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu sản xuất tại các cơ sở trong danh sách ưu tiên.
54. Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu sản xuất tại các cơ sở ngoài danh sách ưu tiên.
• Giao thông vận tải
55. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
56. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
57. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
• Giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh
58. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
59. Thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu
60. Giải quyết thủ tục làm lại con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu
61. Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu
62. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Thị trường vốn
63. Đăng ký giao dịch chứng khoán
64. Đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu
65. Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Thực thi hợp đồng
66. Thủ tục ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
67. Thủ tục nhận đề nghị tài sản đã kê biên để trừ vào tiền được thi hành án
68. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
69. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
70. Thủ tục yêu cầu chứng kiến thỏa thuận về thi hành án
71. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
72. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
73. Thủ tục công nhận kết quả thi hành án
74. Thủ tục đề nghị miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước
75. Thủ tục đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
76. Thủ tục miễn, giảm phí thi hành án
77. Thủ tục yêu cầu thi hành án quá hạn
Tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản doanh nghiệp
78. Giải thể doanh nghiệp
79. Thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
80. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự liên quan
81. Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản
82. Thủ tục đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
CẤU TRÚC CỦA CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ TTHC (APCI)
(Kèm theo Quyết định số 383/QĐ-HĐTV ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính)
SƠ ĐỒ TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ TTHC CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH TTHC
(Kèm theo Quyết định số 383/QĐ-HĐTV ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính)
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN TẠI MỖI GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 383/QĐ-HĐTV ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính)
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 383/QĐ-HĐTV ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính)
Công việc cần thực hiện | Năm 2017 | Năm 2018 | Chịu trách nhiệm thực hiện | |||||||||||||
T1 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | T8 | T9 | T10 | T11 | T12 | T1 | T2 | T3 | ||
I. Xây dựng phương pháp luận, thiết kế kỹ thuật về chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Xây dựng chi tiết phương pháp luận, cách thức thực hiện, cách thức tính toán chỉ số tổng hợp, các chỉ số thành phần, định dạng biểu mẫu thu thập số liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia |
2. Rà soát, tính toán chi phí tuân thủ TTHC trong danh sách lựa chọn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Xây dựng phần mềm tính toán số liệu tổng hợp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia |
4. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia |
II. Khảo sát, thu thập số liệu, tính toán và hoàn thành báo cáo thường niên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Rà soát, thu thập danh sách đối tượng thực hiện TTHC và chọn mẫu khảo sát |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia |
2. Cung cấp thông tin về quy định TTHC theo mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Bộ, ngành, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW |
3. Cung cấp danh sách hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC theo mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (giao cho các Sở, ngành trực tiếp giải quyết TTHC thực hiện, Phòng Kiểm soát TTHC tổng hợp để gửi cho Hội đồng) Các bộ, ngành (nếu có trực tiếp giải quyết TTHC đó) |
4. Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu theo mẫu (bao gồm việc liên hệ với doanh nghiệp) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia Lựa chọn mỗi địa phương, mỗi TTHC, 3 doanh nghiệp để thực hiện khảo sát và gửi đường dẫn đến phiếu khảo sát trực tuyến do doanh nghiệp được lựa chọn; dự kiến phát 15.000 phiếu khảo sát |
5. Rà soát, hiệu chỉnh, bổ sung số liệu theo mẫu biểu đối với toàn bộ các TTHC được lựa chọn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + hiệp hội + chuyên gia |
6. Nhập số liệu vào phần mềm tính toán từ các mẫu phiếu khảo sát nhận được |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia |
7. Xử lý kết quả khảo sát, hiệu chỉnh số liệu và xác minh thông tin (nếu cần) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia |
III. Xây dựng báo cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Tổng hợp số liệu, phân tích nội dung chi tiết (gồm: xác định trọng tâm của lĩnh vực cải cách TTHC, xây dựng bản đồ về mức độ tập trung, sắp xếp, điều chỉnh lại khung cơ sở dữ liệu) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia |
2. Xây dựng dự thảo, hoàn chỉnh Báo cáo thường niên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV + chuyên gia |
IV. Công bố Báo cáo thường niên về kết quả Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Xuất bản và thực hiện các hoạt động truyền thông để phổ biến kết quả của Báo cáo thường niên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV |
2. Cập nhật nội dung báo cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| HĐTV |
3. Hội thảo công bố báo cáo thường niên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1 Quyết định 415/QĐ-TTg năm 2017 về kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
- 2 Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 150/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ
- 4 Thông tư 109/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Công văn 2157/CHHVN-KHTC năm 2013 chi phí thực hiện cải cách thủ tục hành chính do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 8 Thông tư 194/2012/TT-BTC hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Thông tư 167/2012/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Công văn 28/CCTTHC hướng dẫn tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính do Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Công văn 9109/VPCP-TCCV thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tại các bộ, ngành và việc thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính ưu tiên do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12 Thông tư 123/2009/TT-BTC quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Quyết định 30/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 2157/CHHVN-KHTC năm 2013 chi phí thực hiện cải cách thủ tục hành chính do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 28/CCTTHC hướng dẫn tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính do Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 9109/VPCP-TCCV thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tại các bộ, ngành và việc thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính ưu tiên do Văn phòng Chính phủ ban hành