ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 388/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 26 tháng 3 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 19-CTR/TU CỦA TỈNH ỦY VĨNH LONG VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 25-NQ/TW NGÀY 03/6/2013 HỘI NGHỊ LẦN THỨ 7 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI VỀ TĂNG CƯỜNG VÀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới;
Căn cứ Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 17/9/2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Long thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Long thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng các ngành chức năng có liên quan tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 19-CTR/TU NGÀY 17/9/2013 CỦA TỈNH ỦY VĨNH LONG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 25-NQ/TW NGÀY 03/6/2013 HỘI NGHỊ LẦN THỨ 7 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI VỀ TĂNG CƯỜNG VÀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 26/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 17/9/2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Long thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình hành động nêu trên, nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện)và của cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân trong toàn tỉnh về các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 17/9/2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Long thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận; về vị trí vai trò của công tác dân vận trong tình hình mới.
2. Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội, tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy các phong trào thi đua góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh trên địa bàn tỉnh.
3. Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận chính quyền phù hợp với tình hình mới, bám sát địa bàn, bám dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với dân; công tác dân vận phải thực sự tham gia đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội…
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:
1. Tiếp tục phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới:
- Các sở, ban ngành trực thuộc UBND tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiếp tục quán triệt sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận; Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Quyết định số 83-QĐ/TU ngày 21/3/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 30/12/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, các ngành, các cấp chính quyền trong tỉnh không ngừng nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Quan tâm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát loại bỏ những văn bản trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, khắc phục những thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho nhân dân.
- Tăng cường tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho công chức, viên chức về kiến thức, phương pháp và kỹ năng thực hiện công tác dân vận chính quyền để thực hiện tốt mục tiêu vừa quản lý điều hành, vừa vận động quần chúng với phương châm”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới. Kịp thời phản ánh các mô hình tốt, các điển hình tiên tiến từ các cuộc vận động, các phong trào hành động cách mạng trên các lĩnh vực được khen thưởng, biểu dương và nhân rộng để tạo sức thuyết phục và lan tỏa đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân nhận thức tích cực hưởng ứng thực hiện, đồng thời mạnh dạn phê bình những tổ chức, cá nhân chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác dân vận chính quyền trong phạm vi chức trách quản lý.
2. Tăng cường và đổi mới công tác dân vận chính quyền của các cơ quan quản lý nhà nước:
- Các sở, ban ngành và UBND các cấp căn cứ vào điều kiện cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; lấy việc phát huy dân chủ trực tiếp của nhân dân để huy động sức dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào hành động cách mạng.
- Đánh giá sự tác động và lấy ý kiến nhân dân đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lớn, có liên quan mật thiết đến nhân dân và việc ban hành, triển khai phải chú ý đến lợi ích, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân; công khai, minh bạch trước nhân dân những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
- Tổ chức tọa đàm, đối thoại để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nhân dân trong đời sống, sản xuất, kinh doanh; chủ động gặp gỡ, tổ chức thông tin với nhân dân trước, trong và sau khi triển khai các chủ trương, công trình, dự án của địa phương, đảm bảo phương châm”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; nghiêm túc tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân về công tác quản lý, điều hành.
- Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thực hiện tốt công tác giải tỏa, đền bù thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đúng quy trình, phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, tổ hòa giải, tổ nhân dân tự quản.
- Các cơ quan, đơn vị rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể. Tăng cường sự phối hợp trong triển khai và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có giá trị cao, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường, kịp thời xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
3. Xây dựng và nâng cao chất lượng công tác dân vận chính quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
- Xác định công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng và thực hiện phong cách”Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”,”Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Tổ chức đăng ký mô hình điển hình”Dân vận khéo”.
- Các cơ quan, đơn vị có quan hệ trực tiếp với nhân dân cần công khai các quy định cụ thể về trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức, viên chức để nhân dân biết, giám sát và kiểm tra việc thực hiện.
- Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân, thực hiện tốt quy tắc ứng xử ban hành kèm Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ; cải tiến lề lối, chấn chỉnh tác phong làm việc theo hướng”Gần dân, sát cơ sở”, khắc phục tình trạng vô cảm, quan liêu, hách dịch, sách nhiễu nhân dân.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 09/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ; kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng và triển khai khảo sát chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính, cán bộ, công chức, viên chức.
- Các cơ quan, đơn vị phân công một lãnh đạo phụ trách công tác dân vận; quy định rõ trách nhiệm gương mẫu của lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu trong công tác dân vận chính quyền; thực hiện việc xin lỗi dân nếu để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền có hành vi phiền hà, sách nhiễu dân.
4. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội:
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và lợi ích chính đáng của nhân dân tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân gắn với việc”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào”Dân vận khéo”, phong trào”Tự quản của quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm tại cơ sở”, phong trào”Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; xây dựng cuộc sống lành mạnh; xây dựng đơn vị an toàn, văn hóa”… Các phong trào thi đua phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, hô hào; thường xuyên theo dõi, kiểm tra và kịp thời sơ kết, tổng kết để khen thưởng, nêu gương điển hình những cá nhân, tập thể làm tốt.
- Vận động, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tích cực học tập, phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải thiện và nâng cao đời sống cho bản thân và xã hội; thực hiện các phong trào hành động cách mạng, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động”; bố trí công chức có trình độ chuyên môn, có đạo đức công vụ, có tinh thần trách nhiệm và kỹ năng giao tiếp thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận”Một cửa” để hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính tận tình, đúng pháp luật, khắc phục tình trạng phiền hà, sách nhiễu.
- Công khai, minh bạch, đầy đủ, rõ ràng các thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính; thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính, về giải quyết thủ tục hành chính và kiểm soát chặt chẽ, chính xác tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính.
- Thường xuyên rà soát thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị đề xuất phương án đơn giản hóa nhằm cắt giảm chi phí, thuận tiện cho người dân trong thực hiện.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan, đơn vị, tiến tới hiện đại hóa nền hành chính để phục vụ nhân dân tốt hơn.
6. Thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân:
- Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng tiếp nhận, xử lý đơn thư yêu cầu khiếu nại, tố cáo của công dân; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân, những vụ việc tồn đọng kéo dài và những vụ việc phức tạp mới phát sinh.
- Kịp thời nắm tình hình và giải quyết những kiến nghị, yêu cầu những bức xúc của nhân dân, hạn chế để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, giải quyết kịp thời, có tình, có lý đúng pháp luật bảo đảm quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhân dân, nhất là về đền bù giá đất, giải phóng mặt bằng; thực hiện tốt chính sách đối với người nghèo, người có công với cách mạng, an sinh xã hội.
- Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân trên tinh thần thẳng thắn, cầu thị, xây dựng, trách nhiệm, nghiêm túc để giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh và tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
7. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận:
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành và UBND các cấp phải tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch thực hiện công tác dân vận kịp thời, hiệu quả; tổ chức thực hiện các nghị quyết của Trung ương và địa phương về công tác dân vận để các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân để có chủ trương, biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời, từ đó vận động nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt Kế hoạch này đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình công tác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả; thời gian hoàn thành trước ngày 01 tháng 6 năm 2014.
2. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện công tác dân vận tại các cơ quan, đơn vị. Nghiên cứu bổ sung những nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới.
3. Định kỳ 06 tháng, hàng năm các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác dân vận chính quyền, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
4. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết và báo cáo Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này./.
- 1 Kế hoạch 1900/KH-UBND năm 2019 về thực hiện kết luận 43-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" do tỉnh Điện Biên ban hành
- 2 Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 19-CTr/TU "Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020" do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 4 Nghị quyết 25-NQ/TW năm 2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Kế hoạch 82/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động 19-CTR/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn thủ đô Hà Nội
- 6 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công, viên chức do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2011 Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8 Chỉ thị 1973/CT-TTg năm 2011 tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Kết luận 65-KL/TW năm 2010 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở do Ban Bí thư ban hành
- 10 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 11 Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 12 Chỉ thị 31/2005/CT-UBND tăng cường công tác dân vận do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 14 Chỉ thị 18/2000/CT-TTg về tăng cường công tác dân vận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 1 Kế hoạch 82/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động 19-CTR/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn thủ đô Hà Nội
- 2 Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 19-CTr/TU "Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020" do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Chỉ thị 31/2005/CT-UBND tăng cường công tác dân vận do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4 Kế hoạch 1900/KH-UBND năm 2019 về thực hiện kết luận 43-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" do tỉnh Điện Biên ban hành