ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3892/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 09 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy Ban Nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Quyết định số 2249/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh nội dung Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 232/TTr-SXD ngày 28/11/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công trách nhiệm trong quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Ðầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục Hải quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3892/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Các sở, ban, ngành chức năng thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến phát sinh, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý, quá trình quy hoạch và đầu tư, quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai phải tuân theo Quy định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn
1. Chất thải rắn phải được quản lý chặt chẽ trong toàn bộ quá trình phát sinh, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý, quá trình quy hoạch và đầu tư các cơ sở xử lý.
2. Nội dung phân công trách nhiệm quản lý nhà nước thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật; Thiết lập mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác quản lý chất thải rắn.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
Điều 3. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện xây dựng theo quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
2. Tổ chức lập, thẩm định, trình duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
3. Chủ trì, tổ chức phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá dịch vụ công ích xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
4. Chủ trì thẩm định, trình duyệt quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý, khu xử lý chất thải rắn;
5. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn theo quy định; hướng dẫn và quản lý các hoạt động xây dựng tại các khu xử lý chất thải rắn;
6. Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng của các chủ đầu tư;
7. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động;
8. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
9. Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải theo quy hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
2. Quản lý việc sử dụng đất xây dựng mới khu xử lý chất thải rắn;
3. Chủ trì lập, thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất để phát triển khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;
4. Trình UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi về đất đai cho hoạt động quản lý chất thải rắn;
5. Hướng dẫn công tác giải tỏa đền bù xây dựng khu xử lý chất thải rắn, cơ sở quản lý chất thải rắn;
6. Thẩm định, trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
7. Chủ trì tổng hợp việc thực hiện phân loại chất thải tại nguồn;
8. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động;
9. Chủ trì, hướng dẫn việc quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh: Hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn chất thải rắn nguy hại; hướng dẫn thực hiện quy định điều kiện năng lực việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo quy định;
10. Chủ trì ban hành các quy định hoạt động của các điểm thu mua, tàng trữ phế liệu;
11. Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Chịu trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp về chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại báo cáo UBND tỉnh theo quy định;
12. Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn và các quy định liên quan (thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý sổ chủ nguồn thải và cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại) trong quá trình hoạt động của các cơ sở xử lý, các khu xử lý chất thải.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt, dự toán chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;
3. Lập các phương án giá làm cơ sở thực hiện đấu thầu dịch vụ công ích về chất thải rắn có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
4. Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực đầu tư các dự án chất thải rắn (thu gom, vận chuyển, xử lý) theo quy định của pháp luật.
2. Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các dự án xử lý chất thải rắn kêu gọi xã hội hóa đầu tư.
3. Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh thỏa thuận địa điểm hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn theo quy định.
4. Tham mưu về bố trí vốn ngân sách cho các kế hoạch quản lý chất thải rắn đã được UBND tỉnh phê duyệt
5. Theo dõi tiến độ đầu tư các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh nhất là đối với các hạng mục công trình tái chế chất thải, góp phần giảm thiểu chất thải chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên theo đúng chứng nhận đầu tư được cấp.
6. Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được phân công.
Điều 7. Sở Khoa học và Công nghệ
Thẩm định các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế chất thải trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương trong việc tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài hệ thống công lập.
2. Chủ trì theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh về chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện thu gom, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Bộ Y tế.
3. Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương trong việc quản lý và đầu tư các cơ sở xử lý chất thải y tế theo quy hoạch quản lý chất thải.
4. Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được phân công.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Chủ trì tổ chức thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường (chú trọng ngành quản lý chất thải rắn), chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đóng góp ý kiến liên quan đến công nghệ xử lý chất thải rắn.
2. Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trong triển khai các chương trình, đề án, dự án của ngành công thương.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện quản lý các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, cụm công nghiệp. Sở Công Thương tổng hợp báo cáo kết quả gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Giao Thông vận tải
1. Phối hợp kiểm tra các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại trước khi xuất bến.
2. Bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại.
3. Kiểm tra, xử lý các phương tiện vi phạm trong quá trình vận chuyển chất thải thuộc thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp
1. Hướng dẫn thỏa thuận cho các công ty kinh doanh hạ tầng xây dựng và ban hành quy chế quản lý chất thải rắn trong khu công nghiệp.
2. Tổ chức, quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định tại Khoản 12, Điều 4 Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quản lý bãi chôn lấp, tiêu hủy vật liệu nổ và chất thải nguy hại được thải ra từ các hoạt động quân sự, quốc phòng trình UBND tỉnh và Bộ Quốc phòng phê duyệt theo phân cấp.
2. Quản lý các hoạt động chôn lấp, tiêu hủy vật liệu nổ và chất thải được thải ra từ các hoạt động quân sự quốc phòng.
Điều 13. Trách nhiệm của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường
1. Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn.
2. Phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường kịp thời trao đổi thông tin tài liệu và tập trung đi sâu nghiên cứu, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm về quản lý chất thải rắn, nhập khẩu phế liệu trái phép.
3. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ tạm đình chỉ, đình chỉ, cưỡng chế hoạt động của doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật về môi trường theo đúng quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chỉ tiêu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ ngành nông nghiệp, thú y, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi.
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin, truyền thông
Các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt là hoạt động thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái chế xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất thải qua công tác báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình;
Điều 16. Trách nhiệm của Cục Hải quan Đồng Nai
Chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
1. Công bố công khai và triển khai quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn.
2. Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Lập kế hoạch đóng cửa các bãi rác tạm gây ô nhiễm trên địa bàn.
3. Chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch các điểm trung chuyển chất thải rắn trên địa bàn.
4. Đầu tư, khuyến khích xã hội hóa và quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn theo phân cấp.
6. Phối hợp với các sở, ban, ngành giao đơn vị đủ chức năng làm chủ đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác.
7. Xây dựng, phê duyệt và ban hành quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
8. Phối hợp Sở Tài chính xây dựng giá dịch vụ chất thải rắn, phí vệ sinh môi trường của chất thải rắn thông thường do đơn vị quản lý chất thải rắn cung cấp đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn được đầu tư trên địa bàn do mình quản lý.
9. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định tại Khoản 12, Điều 4 Quy định này.
10. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn; tổng hợp chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
11. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân quản lý chất thải rắn và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
12. Theo dõi, giám sát và tổng hợp các chỉ tiêu về tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường (gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại) trên địa bàn. Định kỳ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng (06 tháng/1 lần vào ngày 15 của tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 18. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn
Chịu trách nhiệm quản lý các tổ chức thu gom, tập kết, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của địa phương, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả.
UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, các sở, ban, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện đúng phân công trách nhiệm này. Trên cơ sở các nội dung đã được phân công, định kỳ vào ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm các đơn vị báo cáo về Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn và giải quyết theo thẩm quyền./.
- 1 Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện lập điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 2 Quyết định 924/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện của tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 4514/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 4 Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Quyết định 1393/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 1575/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đồ án Quy hoạch Quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2025
- 7 Quyết định 2249/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quyết định 2862/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025
- 8 Quyết định 471/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 9 Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tỉnh Hà Tĩnh
- 10 Quyết định 34/2013/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 11 Nghị quyết 02/2013/NQ-HĐND về quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 12 Quyết định 3577/QĐ-UBND năm 2012 Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án quản lý chất thải rắn tại các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
- 13 Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2012 về tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại tỉnh Thái Nguyên
- 14 Quyết định 2862/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 15 Quyết định 2184/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế và dự toán quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020
- 16 Nghị quyết 132/2010/NQ-HĐND về thông qua Đề án ''''Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo''''
- 17 Quyết định 2412/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương đề án Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2009 - 2020
- 18 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 19 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện lập điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 2 Quyết định 924/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện của tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 4514/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 4 Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Quyết định 1393/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 1575/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đồ án Quy hoạch Quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2025
- 7 Quyết định 471/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 8 Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tỉnh Hà Tĩnh
- 9 Nghị quyết 02/2013/NQ-HĐND về quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10 Quyết định 3577/QĐ-UBND năm 2012 Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án quản lý chất thải rắn tại các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
- 11 Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2012 về tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại tỉnh Thái Nguyên
- 12 Quyết định 2184/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế và dự toán quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020
- 13 Nghị quyết 132/2010/NQ-HĐND về thông qua Đề án ''''Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo''''
- 14 Quyết định 2412/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương đề án Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2009 - 2020