- 1 Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam - Hàn Quốc
- 2 Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các quốc gia thành viên
- 3 Quyết định 1969/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị và thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 5 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 6 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 7 Kế hoạch 4120/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2017 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về "Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" do Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan do Quốc hội ban hành
- 4 Quyết định 121/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 102/2020/QH14 về phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu do Quốc hội ban hành
- 6 Quyết định 1201/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam - Hàn Quốc
- 8 Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các quốc gia thành viên
- 9 Quyết định 1969/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị và thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 11 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 12 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3899/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
Căn cứ Nghị quyết số 72/2018/ 01114 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Nghị quyết số 102/2020/QH14 ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA);
Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Quyết định số 1201 QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Ấu (EVFTA);
Căn cứ Chương trình hành động số 09-CTrHĐ/TU ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ chính trị về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố tại Tờ trình số 473/TTr-VNCPT ngày 02 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch truyền thông về hội nhập quốc tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRUYỀN THÔNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3899/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Hội nhập quốc tế (HNQT) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, HNQT góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang thực thi 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA), chuẩn bị phê chuẩn 01 FTA và đang đàm phán 02 FTA với khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó, có FTA Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang thực thi với mức độ cam kết sâu và rộng hơn nhiều so với các FTA trước đây. Hiện nay, Việt Nam còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, tham gia nhiều vị trí quan trọng trong các thể chế như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ASEAN, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM),... Việc tham gia các thể chế quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, cán bộ, công chức viên chức, doanh nghiệp và nhân dân Thành phố cần có đầy đủ thông tin và kiến thức HNQT, các cơ hội, thách thức trong các thể chế Việt Nam tham gia để hội nhập thành công.
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch truyền thông về HNQT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
1. Mục đích
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về HNQT, hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam và những thành tựu trong công cuộc đổi mới và hội nhập của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần quảng bá các thế mạnh của Thành phố, thu hút các nguồn lực để Thành phố phát triển nhanh và bền vững ngang tầm trong khu vực, nhất là giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau khi kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
- Tăng cường nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ quản lý Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin diễn biến các thể chế, điều ước quốc tế Việt Nam tham gia. Chú trọng tuyên truyền các cơ hội, thách thức, nhiệm vụ trọng yếu khi tham gia các FTA thế hệ mới trong từng ngành, từng lĩnh vực để tạo sự thống nhất chung về nhận thức và hành động trong quá trình hội nhập;
- Giúp doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi từ các FTA đạt được trong quá trình đàm phán, đảm bảo hiệu quả thiết thực của hội nhập.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Hoạt động tuyên truyền phải được triển khai một cách liên tục, đồng bộ, có trọng tâm, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực;
- Tăng cường sự tích cực, chủ động trong phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan, tổ chức đơn vị liên quan trong triển khai Kế hoạch.
Kế hoạch truyền thông HNQT tập trung cho các nhóm đối tượng theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Cán bộ quản lý doanh nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, người lao động trong các ngành, lĩnh vực chịu tác động từ hội nhập;
- Cán bộ công chức, viên chức công tác trong các Sở ngành, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn Thành phố;
- Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đội ngũ tri thức, doanh nhân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài trong các lĩnh vực để tham gia nghiên cứu, đánh giá các cơ hội và tác động của hội nhập mang lại cho Việt Nam và Thành phố;
- Các Trung tâm, tổ chức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp; các tổ chức hành nghề luật sư; các đài phát thanh, truyền hình, báo giấy, báo hình, báo nói, báo điện tử, bản tin, tạp chí (gọi chung là các cơ quan báo chí thuộc Thành phố) được cấp phép hoạt động;
- Đoàn viên, thanh niên, sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp;
- Công chúng và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố;
Trong đó, nhóm cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ, công chức viên chức được ưu tiên hàng đầu. Mỗi nhóm sẽ có phương thức truyền thông phù hợp.
2. Về nội dung thông tin hội nhập quốc tế
2.1. Thông tin chung về hội nhập quốc tế
- Các chủ trương, chính sách về HNQT, Hội nhập Kinh tế quốc tế (HNKTQT) của Đảng, Chính phủ và Thành phố, trong đó tập trung thông tin các nội dung cốt lõi các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai các Chương trình hành động của Trung ương và Thành phố;
- Các FTA đang đàm phán hoặc đã ký kết, thực thi trong đó tập trung các FTA quan trọng như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA), FTA Việt Nam-Hàn Quốc, FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, và một số FTA khác; các thể chế khu vực và đa phương Việt Nam tham gia như Cộng đồng ASEAN, APEC, ASEM, Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA); và một số Điều ước quốc tế quan trọng khác mà Việt Nam tham gia;
- Các lễ hội, sự kiện, hoạt động nổi bật về hội nhập, đối ngoại trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng tổ chức tại Việt Nam và Thành phố;
- Thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước quốc tế, xu hướng HNKTQT, quy định pháp luật về thực thi các thể chế quốc tế Việt Nam tham gia, các chính sách của Trung ương và Thành phố hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập.
2.2. Thông tin chuyên sâu về hội nhập quốc tế
Doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức cần có thông tin về hội nhập chuyên sâu để tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức do hội nhập mang lại. Cụ thể:
a) Thông tin chuyên sâu cho doanh nghiệp
- Thông tin cụ thể về cách thức tiếp cận các thị trường, ngành hàng của các quốc gia Việt Nam có FTA và thị trường truyền thống, thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn và có nhiều tiềm năng với Thành phố. Hướng dẫn doanh nghiệp vận dụng phương thức tiếp cận thị trường mới thông qua ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ số;
- Thông tin hệ thống về HNKTQT và nội dung cụ thể trong các FTA Việt Nam tham gia (mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ - đầu tư, rào cản phi thuế quan, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, phát triển bền vững, các tiêu chuẩn trong kinh doanh,...). Phân tích làm rõ những cơ hội, rủi ro trong hội nhập, từ đó có giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan trong thực thi các FTA;
- Đánh giá cơ hội và thách thức, tác động tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp (lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ) trên địa bàn Thành phố trong thực thi cam kết hội nhập và các FTA Việt Nam tham gia trong các thị trường/ngành hàng/sản phẩm quan trọng của Thành phố. Trong đó, tập trung các ngành dịch vụ, công nghiệp và các ngành hàng xuất khẩu truyền thống và có tiềm năng phát triển của Thành phố.
b) Thông tin chuyên sâu cho cán bộ, công chức, viên chức
- Thông tin hội nhập cụ thể cho từng lĩnh vực chuyên ngành, theo yêu cầu quản lý của các Sở ban ngành trong thực thi các FTA; tập trung các nội dung lao động, công đoàn, mua sắm chính phủ, môi trường... trong Hiệp định EVFTA, CPTPP;
- Các thông tin, vấn đề về HNQT, xu hướng lớn đang nổi lên tác động đến phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, lao động, môi trường cạnh tranh của Thành phố kịp thời tham mưu cho Thành phố đề xuất Trung ương có giải pháp ứng phó phù hợp với những thách thức trong hội nhập;
- Tổ chức các lớp tập huấn về thông tin về các thể chế quốc tế và cách áp dụng các cam kết trong điều ước quốc tế vào từng chuyên ngành cụ thể tại Việt Nam nhằm hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức trong các ngành, lĩnh vực cập nhật thông tin trong quá trình thực thi công tác hợp tác quốc tế;
- Các hoạt động triển khai Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) theo Quyết định số 1969/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.
3. Về phương thức truyền thông
3.1. Tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sự kiện
- Tiếp tục duy trì cập nhật thông tin về diễn biến hội nhập và các sự kiện quan trọng trên các phương tiện truyền thông đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình, báo giấy, báo hình, báo nói, báo điện tử, bản tin, trang mạng xã hội);
- Các Sở ban ngành duy trì chuyên mục HNQT trên website của đơn vị, cập nhật diễn biến các FTA và các thể chế có liên quan đến ngành/lĩnh vực quản lý;
- Xây dựng mới trang thông tin HNQT của Thành phố thành Cổng thông tin HNQT có liên kết website Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, Hiệp hội doanh nghiệp. Duy trì thường xuyên các chuyên mục HNQT, vấn đề nổi bật kinh tế, đảm bảo cập nhật thông tin tình hình đàm phán, ký kết và thực thi các FTA Việt Nam tham gia, các xu hướng hội nhập trong nước và quốc tế;
- Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố tăng cường thực hiện các chương trình phóng sự định kỳ cập nhật tình hình HNQT. Tổ chức tọa đàm, thảo luận chia sẻ thông tin về các vấn đề HNKTQT giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, doanh nghiệp;
- Tùy theo tình hình diễn biến các sự kiện hội nhập và lễ hội lớn của Thành phố, các Sở ban ngành và các cơ quan liên quan lựa chọn các phương thức quảng bá truyền thông phù hợp mang lại hiệu quả cao.
3.2. Tổ chức phổ biến thông tin chuyên sâu về hội nhập quốc tế thông qua diễn đàn, hội thảo, hội nghị, tập huấn và thực hiện các ấn phẩm
a) Tổ chức diễn đàn, hội thảo, hội nghị về hội nhập
- Tổ chức Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh thường niên với sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng, chuyên gia, doanh nhân trong nước và nước ngoài; phân tích thảo luận về các vấn đề hội nhập nổi bật, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và Thành phố trong hội nhập;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo với nhiều quy mô nhằm phổ biến các nội dung quan trọng trong các FTA và thể chế quốc tế Việt Nam tham gia giúp doanh nghiệp và cán bộ công chức, viên chức thành phố thực thi hiệu quả các FTA;
- Tổ chức hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học liên quan hội nhập trong các lĩnh vực, ngành hàng Thành phố quan tâm phát triển, phân tích làm rõ các nội dung hội nhập, tham mưu chính sách giải pháp cho các cấp chính quyền Thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững;
- Tiếp tục tổ chức Hội nghị, tập huấn phổ biến thông tin kiến thức về HNKTQT và HNQT cho các cấp chính quyền quận huyện, Sở ban ngành theo nhu cầu;
- Đẩy mạnh áp dụng các hình thức tổ chức diễn đàn, hội thảo trực tuyến (như Zoom, Google Meeting,...), sử dụng các file ghi hình từ diễn đàn, hội thảo làm tài liệu tuyên truyền đăng trên các website của các sở ngành, quận huyện.
b) Tổ chức các chương trình tập huấn chuyên sâu
- Duy trì tổ chức các lớp, khóa tập huấn chuyên sâu về HNQT cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố. Xây dựng chương trình bồi dưỡng riêng dành cho cán bộ công chức, viên chức làm công tác HNQT về các vấn đề thể chế quốc tế, pháp luật, giải quyết tranh chấp, thực thi các FTA...
- Tổ chức các lớp, khóa tập huấn chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng hội nhập cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ về các nội dung quan trọng như: thương mại hàng hóa, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, ngành hàng, sở hữu trí tuệ, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS), lao động, phát triển bền vững... giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả các cơ hội từ các thị trường Việt Nam có FTA;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, cung cấp dịch vụ thông tin chuyên sâu về hội nhập theo nhu cầu của các Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng và doanh nghiệp;
- Tổ chức các chương trình, hoạt động với chủ đề phù hợp theo nhu cầu cho phóng viên, nhà báo, luật sư, giảng viên, sinh viên... góp phần tạo sự thống nhất trong nhận thức và hiểu biết về các vấn đề hội nhập.
c) Thực hiện các ấn phẩm về hội nhập
Dựa theo nhu cầu thực tiễn và yêu cầu phổ biến thông tin hội nhập, tổ chức xây dựng các ấn phẩm như: chuyên đề, cẩm nang, sách hỏi - đáp, bản tin, brochure, tài liệu giới thiệu, nghiên cứu... về các thị trường trong các FTA, các nội dung hội nhập cung cấp cho các đối tượng liên quan, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về hội nhập.
d) Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu
Chủ động thực hiện các nghiên cứu đánh giá tác động thực thi các vấn đề hội nhập, các FTA Việt Nam tham gia đối với các lĩnh vực/ngành hàng của Thành phố, tham mưu các cơ chế chính sách và giải pháp giúp Thành phố và doanh nghiệp hội nhập thành công.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành. Khuyến khích thực hiện xã hội hóa trên cơ sở huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính hợp pháp từ các tổ chức trong nước và nước ngoài.
- Căn cứ Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện.
- Kinh phí sẽ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các Sở ban ngành, địa phương theo phân cấp nhà nước hiện hành.
- Chủ động xây dựng các nội dung hoạt động hàng năm, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố) tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động trong Kế hoạch;
- Các Sở ban ngành liên hệ chặt chẽ với các Bộ ngành theo ngành dọc để cập nhật và phối hợp triển khai các Chiến lược, Kế hoạch HNQT và hoạt động thông tin hội nhập trong ngành;
- Chủ động và phối hợp triển khai thường xuyên các hoạt động thông tin HNQT cho các đối tượng có liên quan theo lĩnh vực quản lý. Duy trì chuyên mục HNQT trên website của đơn vị để cung cấp thông tin liên quan hội nhập trong ngành.
2. Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố)
- Đầu mối thu thập, hệ thống hóa và xử lý thông tin HNQT; liên hệ Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế và các Ban Chỉ đạo liên ngành cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông theo nhu cầu, chịu trách nhiệm về nguồn thông tin cung cấp;
- Chủ trì hoặc phối hợp các cơ quan chức năng và các đơn vị tổ chức diễn đàn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học về các chủ đề hội nhập; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và đối tượng khác có nhu cầu theo kế hoạch;
- Xây dựng mới hoặc nâng cấp website về HNQT của Thành phố Hồ Chí Minh; chịu trách nhiệm phối hợp các đơn vị triển khai thực hiện các ấn phẩm có liên quan hội nhập;
- Chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu thông tin và thúc đẩy triển khai kế hoạch được duyệt; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các cơ quan đơn vị; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và bổ sung những nội dung, nhiệm vụ cụ thể cho Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hướng dẫn các cơ quan truyền thông đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về HNQT. Theo dõi, giám sát việc thực hiện thông tin, tuyên truyền của các cơ quan truyền thông đảm bảo thường xuyên cập nhật nội dung các chủ trương, chính sách về hội nhập, tình hình diễn biến thực thi các FTA Việt Nam tham gia;
- Phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển và các đơn vị có liên quan thực hiện cung cấp thông tin để hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và thường xuyên cập nhật nội dung các chủ trương, chính sách về hội nhập, tình hình thực thi các FTA Việt Nam tham gia.
- Sở Ngoại vụ chủ trì cung cấp thông tin về HNQT trong lĩnh vực phụ trách cho Ban Chỉ đạo của Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. Phối hợp các Sở ban ngành và các đơn vị tổ chức các sự kiện, lễ hội trong đó lồng ghép các thông tin tuyên truyền về hội nhập;
- Phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố) và Sở ban ngành tổ chức các chương trình tập huấn nâng cao kiến thức kỹ năng HNQT cho cán bộ, công chức, viên chức thành phố.
Phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố) và các đơn vị tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn phổ biến cho các doanh nghiệp về nội dung trong các FTA Việt Nam tham gia, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các văn bản chính sách mới có liên quan đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cam kết lao động trong các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, quy định của pháp luật Việt Nam về lao động cho doanh nghiệp, người lao động;
- Cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa và tiến bộ tại doanh nghiệp khi hội nhập quốc tế.
- Chủ trì phối hợp Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở ban ngành và các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình về HNQT trong lĩnh vực phụ trách.
Phối hợp Sở ban ngành xây dựng và lồng ghép các hoạt động HNQT trong quá trình triển khai chiến lược bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hóa của Thành phố. Chủ động nâng cao hiệu quả quản lý nội dung sản phẩm văn hóa, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh trong quá trình hội nhập.
Phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố) và các đơn vị liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí ngân sách thực hiện Kế hoạch truyền thông về HNQT trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 trong kinh phí ngân sách hoạt động hàng năm của các đơn vị theo quy định hiện hành về ngân sách Nhà nước.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về Hội nhập quốc tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025. Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai; báo cáo kết quả thực hiện về Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố) định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch, các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các đơn vị liên quan chủ động kiến nghị Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố) để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3899/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
TT | Nội dung và phương thức triển khai | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Sản phẩm đầu ra | Thời gian thực hiện | Nguồn kinh phí |
|
|
|
| |||
1 | Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, trang thông tin điện tử, đài truyền hình, đài phát thanh, truyền thanh cấp quận, huyện...) về các sự kiện hoạt động hội nhập quan trọng của Việt Nam và TP.HCM. | Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố và các cơ quan báo chí Thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ | Tin, bài trên các báo đài | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
2 | Duy trì nâng cấp các chuyên trang, chương trình truyền hình, truyền thanh về thông tin HNQT. Tổ chức tọa đàm, thảo luận, chia sẻ thông tin về các vấn đề HNKTQT giữa cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, doanh nghiệp. Thực hiện chương trình, phóng sự định kỳ về tình hình hội nhập quốc tế, đối ngoại. | Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố và các cơ quan báo chí Thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Tọa đàm, Phóng sự, Tin, bài trên các chuyên mục của báo đài | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
3 | Tiếp tục duy trì và nâng cấp các chuyên mục hội nhập trên các trang thông tin các Sở ngành, quận, huyện, TP. Thủ Đức và báo chí. | Các Sở, ngành, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện | Sở Thông tin và Truyền thông | Tin, bài trên website | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
4 | Tiếp tục duy trì trang thông tin về HNQT tại địa chỉ www.hoinhap.org.vn. Nghiên cứu xây dựng Cổng thông tin HNQT của Thành phố có liên kết website Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện, Hiệp hội doanh nghiệp. | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương, Hiệp hội DN | Tin, bài trên website | 2021-2022 | Ngân sách nhà nước |
5 | Lồng ghép tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông tin về những thành tựu hội nhập phát triển của TP.HCM, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, con người, chủ trương chính sách phát triển của thành phố đến người dân và bạn bè quốc tế trong các sự kiện lễ hội lớn. | Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa-Thể thao, Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư | Các Sở ngành liên quan, các cơ quan báo chí | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
6 | Xây dựng và duy trì tài khoản riêng trên trang mạng xã hội như Facebook... cập nhật kịp thời thông tin chính thức về HNQT, các FTA Việt Nam tham gia, diễn biến thị trường, ngành hàng, hoạt động HNQT của TP.HCM... để nâng cao nhận thức của cộng đồng trên mạng xã hội, trọng tâm là doanh nghiệp. | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế), Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư | Các Sở ngành liên quan, các cơ quan báo chí | Tin, bài trên trang mạng xã hội | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
7 | Xây dựng và duy trì Bản tin hội nhập giới thiệu và cập nhật thông tin hội nhập phục vụ cho Sở ngành và doanh nghiệp. | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Các Sở ngành liên quan, các cơ quan báo chí | Bản tin hội nhập | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
8 | Truyền thông tại các hội nghị tuyên truyền, giao ban, hội nghị tổng kết công tác, triển khai nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố về thông tin chủ trương, chính sách về HNQT của Đảng, Chính phủ và Thành phố, cập nhật diễn biến và hội nhập trong và ngoài nước. | Sở Thông tin và Truyền thông | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế), các sở ban ngành liên quan | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
9 | Tổ chức triển khai các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư (trực tiếp và/hoặc trực tuyến) vào các thị trường Việt Nam có FTA, giúp doanh nghiệp thành phố mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài. | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư | Sở Công Thương, ITPC, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng, Sở, ngành liên quan | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
10 | Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 4120/KH-UBND ngày 27/10/2020 về thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Các Sở ngành, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, Hiệp hội DN, Hội ngành hàng | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
|
|
|
|
| ||
1 | Tập huấn hoặc đào tạo (trực tiếp và/hoặc trực tuyến) chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng HNQT cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn (các thể chế quốc tế, pháp luật, giải quyết tranh chấp, FTA...) | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Các Sở ngành, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
2 | Xây dựng, tổ chức chương trình đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hội nhập của thành phố | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Các Bộ ngành, Sở ngành liên quan | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
3 | Tổ chức các hội nghị phổ biến những nội dung trọng tâm về các FTA Việt Nam tham gia cho các Hội ngành nghề và doanh nghiệp của Thành phố | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế), Sở Công Thương | Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan và Hội ngành hàng | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
4 | Tập huấn hoặc đào tạo chuyên sâu (trực tiếp và/hoặc trực tuyến) về kiến thức, kỹ năng hội nhập cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ về các nội dung quan trọng như thương mại hàng hóa, thương mại, dịch vụ đầu tư, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, sở hữu trí tuệ, TBT, SPS, TFA, lao động, phát triển bền vững... | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
5 | Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các FTA mà Việt Nam tham gia | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Bộ Công Thương, các đơn vị liên quan | Báo cáo kết quả thực hiện | Theo nhu cầu | Xã hội hóa |
6 | Tổ chức Diễn đàn, Hội thảo, Hội thảo khoa học, Hội nghị, Tọa đàm (trực tiếp và/hoặc trực tuyến) về các vấn đề HNKTQT, CMCN 4.0, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chuyển đổi số, phát triển bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp... giúp thành phố và doanh nghiệp hội nhập hiệu quả. | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế), Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố | Các Bộ ngành, Sở ngành, Hội ngành hàng liên quan | Báo cáo kết quả thực hiện | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
7 | Xây dựng các ấn phẩm (chuyên đề, cẩm nang, sách hỏi-đáp, brochure, tài liệu giới thiệu, nghiên cứu) về các FTA Việt Nam tham gia, thông tin về yêu cầu kỹ thuật, quy tắc xuất xứ, quy định thị trường, ngành hàng, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, tạo thuận lợi thương mại... trong các FTA để cung cấp cho các đối tượng liên quan. | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế), Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư | Các Sở ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội ngành hàng, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện | Các ấn phẩm, cẩm nang, tài liệu | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
8 | Nghiên cứu đánh giá tác động thực thi các vấn đề hội nhập, các FTA Việt Nam tham gia đối với kinh tế - xã hội Thành phố, tham mưu giải pháp tận dụng cơ hội hạn chế thách thức trong quá trình hội nhập. | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Các Bộ ngành, Sở ngành, Hiệp hội DN, Hội ngành hàng | Sản phẩm nghiên cứu, giải pháp | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
9 | Nghiên cứu cơ hội tiếp cận thị trường theo các ngành hàng, lĩnh vực cụ thể trong các FTA Việt Nam tham gia, tham mưu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thành phố phát triển xuất khẩu | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Các Bộ ngành, Sở ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội ngành hàng | Sản phẩm nghiên cứu, giải pháp | Thường xuyên | Ngân sách nhà nước |
10 | Tổ chức nghiên cứu, thúc đẩy các hoạt động hội nhập trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, công nghệ, | Các Sở, ngành trong các lĩnh vực phụ trách | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế), các đơn vị liên quan | Báo cáo nghiên cứu | 2022-2023 | Ngân sách nhà nước |
11 | Tổ chức nghiên cứu, phối hợp tổ chức thí điểm cơ chế chính sách các vấn đề mới trong các FTA thế hệ mới Việt Nam tham gia (lao động, công đoàn...) | Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động Thành phố | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế), các Bộ ngành, Sở ngành, Hội ngành hàng, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện | Báo cáo kết quả thực hiện | 2022 | Ngân sách nhà nước |
12 | Tổ chức các hoạt động liên kết giữa Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế TP.HCM với Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, các Bộ ngành, các tỉnh trong Vùng thông qua việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo và tổ chức các sự kiện về HNQT. | Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm Hội nhập quốc tế) | Các Sở ngành, Hiệp hội DN, các đơn vị liên quan | Báo cáo kết quả thực hiện | 2022 | Ngân sách nhà nước |