VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 396/QĐ-VKSTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2021 |
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc thăm hỏi ốm đau, viếng đám tang, tổ chức lễ tang của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
VIỆC THĂM HỎI ỐM ĐAU, VIẾNG ĐÁM TANG, TỔ CHỨC LỄ TANG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 396/QĐ-VKSTC ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại VKSND tối cao bị ốm đau hoặc từ trần.
2. Lãnh đạo VKSND cấp cao; Lãnh đạo VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (VKSND cấp tỉnh) bị ốm đau hoặc từ trần.
3. Thân nhân (bao gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; bố, mẹ nuôi; bố dượng, mẹ kế; vợ, chồng) của Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động thuộc VKSND tối cao; Lãnh đạo VKSND cấp cao; Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh từ trần.
4. Các trường hợp khác có mối quan hệ công tác với VKSND tối cao từ trần.
Thăm hỏi ốm đau, viếng đám tang, tổ chức lễ tang để thể hiện tình cảm chân thành, góp phần chia sẻ, động viên khi Lãnh đạo VKSND tối cao, Lãnh đạo VKSND cấp cao, Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh, công chức, viên chức, người lao động và gia đình có người thân ốm đau hoặc từ trần.
Điều 3. Mức độ ốm đau cần thăm hỏi
Lãnh đạo VKSND tối cao, Lãnh đạo VKSND cấp cao, Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh, công chức, viên chức, người lao động bị ốm đau phải nằm viện để điều trị bệnh dài ngày theo quy định của Bộ Y tế. Việc thăm hỏi theo Quy định này là 01 lần/bệnh/năm.
1. Trường hợp là Lãnh đạo VKSND tối cao; Kiểm sát viên VKSND tối cao; Vụ trưởng và tương đương thuộc VKSND tối cao thì Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao, phối hợp với Công đoàn, Văn phòng VKSND tối cao tổ chức thăm hỏi.
2. Trường hợp công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị nào thì do Thủ trưởng đơn vị đó chủ động tổ chức việc thăm hỏi. Trong từng trường hợp cụ thể báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách đơn vị tổ chức thăm hỏi.
3. Trường hợp là Lãnh đạo VKSND cấp cao, Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh:
a) Nếu điều trị nội trú tại các bệnh viện ở Hà Nội, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách địa phương, đơn vị và phối hợp với Văn phòng VKSND tối cao tổ chức thăm hỏi.
b) Nếu điều trị nội trú tại các bệnh viện ở địa phương, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng VKSND tối cao đề nghị VKSND địa phương, đơn vị giúp đỡ việc tổ chức thăm hỏi.
Điều 5. Các trường hợp tổ chức đoàn viếng đám tang
1. Thân nhân của Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động thuộc VKSND tối cao.
2. Lãnh đạo VKSND cấp cao, Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh và thân nhân.
3. Các trường hợp khác có mối quan hệ công tác với VKSND tối cao.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức viếng đám tang
1. Các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 5 Mục 2 Quy định này khi từ trần:
a) Thân nhân của Lãnh đạo VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Lãnh đạo cấp Vụ hoặc tương đương thuộc VKSND tối cao, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo VKSND tối cao và phối hợp với Công đoàn, Văn phòng VKSND tối cao và đại diện đơn vị của công chức, viên chức có thân nhân từ trần để tổ chức đoàn viếng.
b) Thân nhân của công chức, viên chức, người lao động không quy định tại điểm a khoản này thì do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chủ trì tổ chức đoàn viếng.
Trường hợp không trực tiếp đi viếng được thì đơn vị có thể gửi điện chia buồn và đề nghị VKSND địa phương, đơn vị giúp đỡ tổ chức viếng.
2. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 5 Mục 2 Quy định này khi từ trần thì Vụ tổ chức cán bộ báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách đơn vị, phối hợp với Văn phòng VKSND tối cao tổ chức đoàn viếng.
Trường hợp không trực tiếp đi viếng thì VKSND tối cao gửi điện chia buồn và đề nghị VKSND địa phương, đơn vị giúp đỡ tổ chức viếng.
3. Các trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 5 Mục 2 Quy định này:
a) Trường hợp là Lãnh đạo và thân nhân Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên thì Văn phòng báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức đoàn viếng.
Trường hợp không trực tiếp đi viếng được thì có thể gửi điện chia buồn và đề nghị VKSND địa phương giúp đỡ tổ chức viếng.
b) Trường hợp là Lãnh đạo và thân nhân cấp Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ, Ban, ngành Trung ương có mối quan hệ công tác trực tiếp với đơn vị nào thuộc VKSND tối cao thì Thủ trưởng đơn vị báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách đơn vị; Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức đoàn viếng.
Điều 7. Đối tượng tổ chức lễ tang
Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại VKSND tối cao từ trần.
1. Viện trưởng VKSND tối cao khi từ trần, Lễ tang được thực hiện theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước quy định tại Chương 3, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
2. Phó Viện trưởng VKSND tối cao (kể cả trường hợp đã thôi giữ chức vụ quản lý và đang là Kiểm sát viên VKSND tối cao) khi từ trần, lễ tang được thực hiện theo nghi thức Lễ tang cấp cao quy định tại Chương 4, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Thành phần Ban Tổ chức Lễ tang áp dụng đối với Phó Viện trưởng VKSND tối cao từ trần:
- Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Bí thư Đảng ủy - Trưởng ban;
- Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Phó Trưởng ban;
- Đại diện Đảng ủy VKSND tối cao;
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
- Chánh Văn phòng VKSND tối cao;
- Đại diện Công đoàn VKSND tối cao;
- Thủ trưởng một số đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Đại diện gia đình.
3. Công chức, viên chức, người lao động khi từ trần được tổ chức Lễ tang theo quy định tại Chương 5 Nghị định số 105/2012/NĐ - CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Thành phần Ban Tổ chức Lễ tang áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp công chức, viên chức là Kiểm sát viên VKSND tối cao, Vụ trưởng và tương đương từ trần:
- Phó Viện trưởng VKSND tối cao làm Trưởng ban;
- Phó Thủ trưởng đơn vị, Phó Trưởng ban;
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy VKSND tối cao;
- Đại diện Công đoàn VKSND tối cao;
- Đại diện gia đình.
b) Trường hợp công chức, viên chức là Phó Vụ trưởng và tương đương từ trần:
- Thủ trưởng đơn vị, Trưởng ban;
- Phó Thủ trưởng đơn vị, Phó Trưởng ban;
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy VKSND tối cao;
- Đại diện Công đoàn VKSND tối cao;
- Đại diện gia đình.
c) Trường hợp công chức, viên chức, người lao động khác từ trần:
- Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị, Trưởng ban;
- Đại diện Văn phòng;
- Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ;
- Đại diện Đảng ủy VKSND tối cao;
- Đại diện Công đoàn VKSND tối cao;
- Đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên cơ quan VKSND tối cao (nếu công chức từ trần là Đoàn viên);
- Đại diện gia đình.
d) Trường hợp gia đình tự đảm nhiệm tổ chức Lễ tang, Thủ trưởng đơn vị nơi có người từ trần công tác cử người phối hợp giúp những việc cần thiết theo đề nghị của gia đình, tổ chức Lễ tang phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình của người từ trần.
4. Trình tự chuẩn bị lễ tang:
a) Trường hợp Lãnh đạo VKSND tối cao từ trần, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Ban Tổ chức Trung ương để có hướng dẫn cụ thể trước khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang; phối hợp với Văn phòng để thông báo chương trình tổ chức Lễ tang tới các cơ quan, Ban, Ngành có liên quan và VKSND các cấp biết để tổ chức viếng.
b) Trường hợp công chức, viên chức, người lao động từ trần, sau khi nhận được thông báo chính thức của Thủ trưởng đơn vị nơi có người từ trần công tác hoặc gia đình, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Lãnh đạo VKSND tối cao để quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang.
5. Ban Tổ chức Lễ tang chịu trách nhiệm toàn bộ công việc tại nơi tổ chức lễ tang. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì Ban Tổ chức Lễ tang chủ động trao đổi với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp đỡ hoặc báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, giải quyết.
Trong quá trình thực hiện, Ban Tổ chức Lễ tang có trách nhiệm phân công nhiệm vụ từng thành viên để tổ chức Lễ tang theo đúng quy định; các thành viên Ban Tổ chức Lễ tang có thể trưng tập một số công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị mình giúp việc trong quá trình tổ chức lễ tang.
1. Trường hợp là Lãnh đạo VKSND tối cao, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo Lời điếu, báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao và gửi tới cơ quan có liên quan, gia đình đóng góp ý kiến.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 Mục 3 Quy định này, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo Lời điếu và xin ý kiến đóng góp của gia đình, Lãnh đạo đơn vị nơi người từ trần công tác.
Trường hợp gia đình dự thảo Lời điếu thì Vụ Tổ chức cán bộ cung cấp thông tin quá trình công tác, lý lịch cán bộ của công chức, viên chức, người lao động trong hồ sơ lưu tại cơ quan để phục vụ việc xây dựng Lời điếu.
3. Lời điếu do Trưởng Ban Lễ tang đọc tại nơi tổ chức Lễ tang.
Điều 10. Một số quy định cụ thể về Tổ chức Lễ tang
Một số quy định cụ thể về tổ chức Lễ tang đối với Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động: Nơi tổ chức Lễ tang, nơi an táng, trang trí lễ đài, vòng hoa viếng, lễ viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang và xe tang thực hiện theo quy định tại các Chương 3, 4, 5 Nghị định số 105/2012/NĐ - CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị thuộc VKSND tối cao
1. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
a) Báo cáo Ban Tổ chức Trung ương khi Lãnh đạo VKSND tối cao từ trần để hướng dẫn, phối hợp tổ chức Lễ tang.
b) Phối hợp với Thủ trưởng đơn vị, Công đoàn VKSND tối cao và các tổ chức đoàn thể khác trình Lãnh đạo VKSND tối cao thành lập Ban Tổ chức Lễ tang khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ trần.
c) Báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách đơn vị về thành phần đoàn viếng lễ tang đối với thân nhân của công chức là Lãnh đạo cấp Vụ thuộc VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Lãnh đạo VKSND cấp cao, Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh.
d) Cử người tham gia Ban Tổ chức Lễ tang quy định tại Điều 8 Quy định này.
đ) Thông báo tin buồn tại VKSND tối cao khi Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động và thân nhân từ trần.
e) Phối hợp với gia đình và các đơn vị có liên quan xây dựng Lời điếu khi Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động từ trần; cung cấp cho gia đình sơ yếu lý lịch, thông tin quá trình công tác của Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động trong hồ sơ lưu tại cơ quan để phục vụ việc xây dựng Lời điếu.
f) Dự thảo điện chia buồn trình Lãnh đạo VKSND tối cao.
a) Bố trí phương tiện, kinh phí phục vụ việc thăm hỏi, viếng đám tang, tổ chức lễ tang đối với Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động và thân nhân của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
b) Thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Chương II của Quy định này.
c) Cử người tham gia Ban Tổ chức Lễ tang quy định tại Điều 8 Quy định này.
d) Thông báo tin buồn, chương trình tổ chức Lễ tang tới các Bộ, Ban, Ngành và các cơ quan có liên quan biết khi Lãnh đạo VKSND tối cao từ trần.
đ) Thông báo tin buồn tới các Bộ, Ban, Ngành và các cơ quan có liên quan khi thân nhân của Lãnh đạo VKSND tối cao từ trần.
e) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đăng thông báo tin buồn trên Báo Nhân dân, Báo Bảo vệ pháp luật và Cổng thông tin điện tử VKSND tối cao khi Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức và người lao động thuộc VKSND tối cao từ trần; gửi thông báo tin buồn đến các đơn vị thuộc VKSND tối cao qua hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành khi thân nhân của Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động thuộc VKSND tối cao từ trần.
3. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị
a) Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao có trách nhiệm thực hiện, phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Chương II Quy định này trong việc thăm hỏi, viếng đám tang, tổ chức lễ tang đối với Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động khi ốm đau hoặc từ trần và thân nhân của Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động khi từ trần.
b) Thủ trưởng đơn vị nơi có công chức, viên chức và người lao động từ trần chủ động thông báo tin buồn tới các cơ quan, đơn vị có mối quan hệ công tác biết.
c) Báo Bảo vệ pháp luật có trách nhiệm đăng thông báo tin buồn khi Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động từ trần.
Điều 12. Việc thông báo tin buồn
1. Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 5 Mục 2 Quy định này thì gia đình Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động có người thân từ trần cung cấp thông tin. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thông báo tin buồn tại các tầng G, B1, B2 Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao; gửi thông báo tin buồn đến Văn phòng để thông báo đến các đơn vị thuộc VKSND tối cao qua hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành; gửi tin nhắn qua điện thoại đến Lãnh đạo VKSND tối cao (thông qua Thư ký).
2. Lãnh đạo VKSND tối cao (kể cả trường hợp đã thôi giữ chức vụ quản lý và đang là Kiểm sát viên VKSND tối cao) từ trần thì trách nhiệm thông báo tin buồn được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Chương 3, Điều 35 Chương 4 Nghị định số 105/2012/NĐ - CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
3. Công chức, viên chức, người lao động từ trần thì Vụ Tổ chức cán bộ thông báo tin buồn tại cơ quan VKSND tối cao. Riêng các trường hợp quy định tại Điều 48 Chương 5 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng làm thủ tục đăng thông báo tin buồn trên Báo Nhân dân.
4. Lãnh đạo VKSND tối cao, công chức, viên chức, người lao động khi từ trần thì đăng thông báo tin buồn trên Báo Bảo vệ pháp luật:
a) Trường hợp là Lãnh đạo VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc VKSND tối cao thì Vụ Tổ chức cán bộ đăng thông báo tin buồn trên Báo Bảo vệ pháp luật.
b) Trường hợp công chức, viên chức, người lao động khác thuộc đơn vị nào thì đơn vị đó đăng thông báo tin buồn trên Báo Bảo vệ pháp luật.
Kinh phí chi cho việc thăm hỏi ốm đau, viếng đám tang, tổ chức lễ tang được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan VKSND tối cao và Quy chế hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn VKSND tối cao.
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao và các đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện Quy định này.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định việc thăm hỏi ốm đau, viếng đám tang, tổ chức lễ tang của VKSND tối cao do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định.
Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 43/QĐ-VKSTC-V9 ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành Quy chế thăm hỏi, viếng, tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức khi ốm đau hoặc từ trần thuộc cơ quan VKSND tối cao./.
- 1 Công văn 4840/VPCP-TCCV năm 2013 thực hiện Nghị định 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 646/QĐ-BNV năm 2014 về thăm hỏi ốm đau, phúng viếng tang gia trong cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ
- 3 Quyết định 1230/QĐ-BTC năm 2018 về Quy chế tổ chức Lễ tang và tổ chức đoàn viếng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tài chính khi từ trần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành