ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3984/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 04 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 743/TTr-SNV ngày 31 tháng 10 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát tuyển dụng viên chức tỉnh Bình Định.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
GIÁM SÁT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 3984/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh)
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc, đối tượng, nội dung, hình thức giám sát; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát tuyển dụng viên chức; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
1. Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
2. Hội đồng tuyển dụng viên chức và các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng viên chức;
3. Ban Giám sát kỳ tuyển dụng viên chức.
Điều 3. Mục đích giám sát
1. Nhằm đảm bảo công tác tuyển dụng viên chức của các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố diễn ra công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, đúng pháp luật.
2. Đảm bảo hoạt động giám sát độc lập đối với hoạt động tuyển dụng viên chức của cơ quan, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Điều 4. Nguyên tắc giám sát
1. Việc giám sát phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, trung thực, kịp thời.
2. Hoạt động giám sát không làm ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức tuyển dụng của các cơ quan, đơn vị.
3. Không được tiết lộ các tài liệu, thông tin mật trong quá trình giám sát.
Chương II
BAN GIÁM SÁT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
Điều 5. Thẩm quyền thành lập Ban Giám sát
1. Ban Giám sát tuyển dụng viên chức của các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh và của UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Ban Giám sát) do Giám đốc Sở Nội vụ quyết định thành lập.
2. Trường hợp, UBND tỉnh quyết định tổ chức tuyển dụng viên chức chung toàn tỉnh thì Ban Giám sát do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát
1. Giám sát hoạt động tổ chức tuyển dụng viên chức của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức, của Hội đồng tuyển dụng viên chức và các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng viên chức.
2. Đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức; Hội đồng tuyển dụng viên chức tiến hành các biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót để hoạt động tuyển dụng được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
3. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ kết quả tuyển dụng khi phát hiện những vi phạm quy định trong quá trình tổ chức tuyển dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả tuyển dụng.
4. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tuyển dụng viên chức.
5. Báo cáo kết quả giám sát cho cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Ban Giám sát sau khi kết thúc giám sát kỳ tuyển dụng viên chức.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Giám sát
1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, phân công các thành viên Ban Giám sát thực hiện các nội dung giám sát theo quyết định.
2. Chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm quyền quyết định thành lập Ban Giám sát và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Giám sát trong quá trình thực hiện giám sát tuyển dụng viên chức.
3. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo giải thích rõ những vấn đề có liên quan đến công tác tuyển dụng.
4. Lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định về tuyển dụng viên chức; xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý nếu vượt quá thẩm quyền.
5. Đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức đình chỉ, thay thế thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về tuyển dụng viên chức.
6. Chủ trì thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, khách quan của báo cáo.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Giám sát
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban Giám sát.
2. Đề nghị đối tượng được giám sát cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo giải thích rõ những vấn đề có liên quan đến công tác tuyển dụng.
3. Kiến nghị với Trưởng ban Giám sát đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng áp dụng những biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong tuyển dụng viên chức và xử lý các vấn đề khác có liên quan.
4. Khi được giao giám sát độc lập, thành viên Ban Giám sát được lập biên bản đối với hành vi vi phạm các quy định về tuyển dụng viên chức của các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng.
5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng ban Giám sát sau khi kết thúc kỳ giám sát. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Giám sát, cơ quan quyết định thành lập Ban Giám sát về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
6. Báo cáo Trưởng ban Giám sát xem xét giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
7. Khi làm nhiệm vụ phải đeo thẻ Ban Giám sát.
Điều 9. Đối tượng, nội dung, hình thức, địa điểm, thời gian giám sát
1. Đối tượng giám sát:
a. Cơ quan, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
b. Hội đồng tuyển dụng viên chức và các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng viên chức.
2. Nội dung giám sát:
a. Giám sát việc thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự tuyển;
b. Giám sát việc tổ chức tuyển dụng theo trình tự, thủ tục, nội quy, quy chế, các quy định về tổ chức kỳ tuyển dụng viên chức;
c. Giám sát việc thông báo kết quả tuyển dụng viên chức;
d. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tuyển dụng viên chức.
3. Hình thức giám sát:
a. Giám sát trực tiếp:
Trực tiếp giám sát tại nơi tổ chức các hoạt động của Hội đồng tuyển dụng viên chức và các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng viên chức. Cụ thể như sau:
- Tham gia các cuộc họp, buổi làm việc của Hội đồng tuyển dụng và các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng;
- Được vào khu vực thu nhận hồ sơ, phòng thi (Phòng kiểm tra, sát hạch, phòng chờ, phòng chuẩn bị phỏng vấn, thực hành), phòng làm phách, phòng chấm thi (phòng chấm kiểm tra, sát hạch), phòng chấm phúc khảo, các khu vực làm việc khác của Hội đồng tuyển dụng và các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng.
b. Giám sát gián tiếp: Thông qua kiểm tra hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển, các văn bản, tài liệu, hồ sơ tuyển dụng viên chức.
4. Địa điểm giám sát: Tại địa điểm tổ chức tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển; địa điểm làm việc của Hội đồng tuyển dụng viên chức, các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng viên chức (nơi tổ chức thi, kiểm tra, sát hạch; nơi tổ chức đánh số phách, rọc phách, nơi tổ chức chấm thi, chấm phúc khảo và nơi tổ chức ghép phách, lên điểm,...).
5. Thời gian giám sát: Hoạt động giám sát tiến hành trước, trong và sau tổ chức tuyển dụng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức
1. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức:
a. Chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng tuyển dụng tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyển dụng viên chức đảm bảo đúng quy định của pháp luật;
b. Phối hợp với Ban Giám sát tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng và các tổ chức giúp việc của Hội đồng tuyển dụng;
c. Bố trí địa điểm làm việc, tạo điều kiện thuận lợi để Ban Giám sát thực hiện nhiệm vụ.
2. Trách nhiệm của Hội đồng tuyển dụng viên chức:
a. Mời Ban Giám sát tham gia các cuộc họp của Hội đồng tuyển dụng viên chức và các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng viên chức;
b. Thông báo với Ban Giám sát về thời gian, địa điểm tổ chức các hoạt động của Hội đồng tuyển dụng viên chức, các tổ chức giúp việc của Hội đồng tuyển dụng viên chức;
c. Cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo về những vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện tuyển dụng viên chức theo yêu cầu của Ban Giám sát.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát tuyển dụng viên chức của các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo quy định.
2. Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động và xử lý kịp thời các kiến nghị của Trưởng ban Giám sát và các thành viên Ban Giám sát.
3. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ kết quả tuyển dụng viên chức khi phát hiện việc tuyển dụng viên chức vi phạm quy định của pháp luật.
Điều 12. Kinh phí hoạt động giám sát
1. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước đảm bảo.
2. Hàng năm, căn cứ kế hoạch tuyển dụng viên chức và của các Sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Nội vụ lập dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt (qua Sở Tài chính).
3. Sở Nội vụ có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo tiết kiệm, đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 13. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Khen thưởng: Ban Giám sát và thành viên Ban Giám sát có thành tích trong hoạt động giám sát được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý vi phạm:
a. Các thành viên Ban Giám sát trong thực hiện nhiệm vụ nếu vi phạm quy định về tuyển dụng viên chức, tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung giám sát khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật;
b. Tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở đối với thành viên Ban Giám sát hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị của Ban Giám sát thì tuỳ mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện
1. Ban Giám sát; các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và các Hội đồng tuyển dụng viên chức có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Ban Giám sát tuyển dụng viên chức phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng viên chức do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2 Quyết định 57/2016/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý công, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 2990/QĐ-HĐTĐVCYT năm 2016 về danh mục tài liệu ôn tập kiểm tra, sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ viên chức y tế do Hội đồng tuyển dụng viên chức y tế tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4 Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Thái Bình
- 5 Quyết định 1324/2016/QĐ-UBND Quy định về tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hải Phòng
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Thông tư 16/2012/TT-BNV về Quy chế thi, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8 Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 10 Luật viên chức 2010
- 1 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng viên chức do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2 Quyết định 57/2016/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý công, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 2990/QĐ-HĐTĐVCYT năm 2016 về danh mục tài liệu ôn tập kiểm tra, sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ viên chức y tế do Hội đồng tuyển dụng viên chức y tế tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4 Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Thái Bình
- 5 Quyết định 1324/2016/QĐ-UBND Quy định về tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hải Phòng