Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 40/2011/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 21 tháng 6 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CHI, MỨC CHI ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, CƠ QUAN ĐẢNG, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÓ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH ĐỒNG NAI CHO PHÉP XÂY DỰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999;

Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 189/2010/TT-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí tên miền Quốc gia và địa chỉ Internet của Việt Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 526/TTr-STTTT-BCXB ngày 10/6/2011 về việc ban hành quy định một số nội dung chi, mức chi để duy trì và phát triển các trang thông tin điện tử trên Internet (website) của các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước có trang thông tin điện tử đã được UBND tỉnh Đồng Nai cho phép xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung chi, mức chi để duy trì và phát triển các trang thông tin điện tử trên Internet (website) của các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước có trang thông tin điện tử đã được UBND tỉnh Đồng Nai cho phép xây dựng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 63/2006/QĐ-UBND ngày 14/8/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định một số nội dung chi, mức chi để duy trì và phát triển các trang thông tin điện tử trên Internet của các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Vĩnh

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CHI, MỨC CHI ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, CƠ QUAN ĐẢNG, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CÓ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH ĐỒNG NAI CHO PHÉP XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 21/6/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định này quy định về các nội dung và mức chi để duy trì và phát triển trang thông tin điện tử trên Internet của các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có trang thông tin điện tử đã được UBND tỉnh Đồng Nai cho phép xây dựng.

Điều 2. Trang thông tin điện tử trên Internet (website) của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai trình bày các thông tin đã được số hóa dưới dạng chữ, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động và âm thanh. Nội dung thông tin nhằm giới thiệu, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực quản lý, hoạt động trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị đã được UBND tỉnh phê duyệt; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan; thông tin về thủ tục hành chính.

Tất cả những văn bản, tài liệu đăng trên trang thông tin điện tử phải là văn bản chính thống, nội dung thông tin phục vụ mục đích phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

Điều 3. Nội dung chi

1. Chi nhuận bút, thù lao cho các tác phẩm được phát hành trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử bao gồm: Tin, bài viết, dịch thuật, ảnh chụp, phim, âm thanh (gọi chung là tác phẩm).

2. Phí đăng ký duy trì tên miền.

3. Phí thuê chỗ hosting trang thông tin điện tử trên Internet.

4. Chi phí biên tập thông tin.

5. Chi phí xử lý kỹ thuật số hóa bằng các phần mềm chuyên dụng.

6. Chi phí cập nhật thông tin.

7. Chi phí kiểm duyệt thông tin.

8. Chi phí quản trị trang thông tin điện tử.

9. Chi phí đảm bảo an toàn an ninh thông tin: Phòng chống virus, hacker và các chương trình gián điệp để các trang thông tin điện tử trên Internet hoạt động ổn định.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Phân loại tác phẩm

Các tác phẩm được phân loại theo các nhóm tin viết, bài viết, bài dịch, tin dịch, ảnh minh họa, trả lời bạn đọc.

1. Tin viết: Thông tin, thông báo, phản ánh các sự kiện, hiện tượng mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội, lĩnh vực hoạt động ngành… Hoặc các lĩnh vực khác. Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu (đại chúng).

2. Bài viết: Phản ánh một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng về một vấn đề, một sự kiện. Có sự so sánh, đánh giá. Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu (đại chúng).

3. Tin, bài dịch ngược: Dịch tổng thuật từ một hay nhiều nguồn tin tiếng Việt liên quan thành các tiếng nước ngoài (Anh, Hàn, Trung…); có lựa chọn thông tin, tổng hợp, xâu chuỗi nội dung thông tin.

4. Tin, bài dịch xuôi: Dịch tổng thuật từ một hay nhiều nguồn tin tiếng nước ngoài (Anh, Hàn, Trung…) liên quan ra tiếng Việt; có lựa chọn thông tin, tổng hợp, xâu chuỗi nội dung thông tin.

5. Đối với các loại ảnh: Là ảnh chụp có chất lượng, minh họa rõ nét cho tin hay bài viết.

6. Bài phỏng vấn: Chủ đề bài phỏng vấn đề cập tới những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm. Nội dung câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu thể hiện quan điểm chính thống, nhất quán của cơ quan Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền về vấn đề được phỏng vấn.

7. Trả lời bạn đọc: Trả lời những câu hỏi của bạn đọc về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, thủ tục hành chính, pháp luật… Có căn cứ khoa học.

8. Tin, bài sưu tầm: Sử dụng nội dung thông tin và sao chép y nguyên hình ảnh từ trang website (hay các nguồn thông tin khác).

Điều 5. Đánh giá, xếp loại tác phẩm

1. Về khổ giấy

a) Một trang A4 là một trang có số từ tương đương với 500 từ, chữ thường, cỡ chữ 14.

b) Tác phẩm có nội dung xấp xỉ trên dưới 250 từ thì được tính tròn thành ½ trang A4.

c) Tác phẩm có nội dung xấp xỉ trên dưới 500 từ thì được tính tròn thành 01 trang A4.

d) Tin, bài dịch: Quy định theo trang A4.

2. Xếp loại tác phẩm

Bậc 01: Chất lượng xếp loại trung bình;

Bậc 02: Chất lượng xếp loại khá;

Bậc 03: Chất lượng xếp loại xuất sắc.

Điều 6. Hệ số nhuận bút

STT

Thể loại

Hệ số nhuận bút

Bậc 01

Bậc 02

Bậc 03

1

Tin vắn (30-60 chữ)

0,2

0,3

0,4

2

Tin ngắn (60-100 chữ)

0,5

0,6

0,7

3

Tin tức (300 chữ)

0,7

1,0

1,3

4

Tin tổng hợp (từ 300 chữ)

0,7

1,0

1,3

5

Tin bình (từ 200 chữ)

1,0

1,3

1,5

6

Tin sưu tầm

0,2

0,3

0,4

7

Lời dẫn hoặc tóm tắt giới thiệu một văn bản quy phạm pháp luật, thông tin chuyên đề

1,0

1,2

1,5

8

Phóng sự

3,5

4,5

5,5

9

Phóng sự điều tra

5,0

6,0

7,0

10

3,0

3,5

4,0

11

Bài chuyên mục

3,0

3,5

4,0

12

Bài phỏng vấn và biên tập bài

3,0

3,5

4,0

13

Bài ghi chép

3,0

3,5

4,0

14

Bài ghi nhanh

3,0

3,5

4,0

15

Bài xã luận, bình luận, tiểu phẩm

3,5

4,5

5,5

16

Bài giới thiệu gương điển hình

3,0

3,5

4,0

17

Bài biên tập từ các nguồn thông tin

2,0

2,5

3,0

18

Bài sưu tầm

1,0

1,2

1,5

19

Bài nghiên cứu KH - CN

5,0

6,0

7,0

20

Bài giới thiệu, phổ biến tiến bộ, thành tựu KH - CN

3,0

3,5

4,0

21

Bản nhạc, ca khúc

3,5

4,5

5,5

22

Thơ có giá trị nghệ thuật

1,0

1,5

2,0

23

Thơ châm biếm

0,5

1,0

1,5

24

Trả lời bạn đọc

1,7

2,5

3,5

25

Tin ảnh độc lập

1,0

1,5

2,0

26

Ảnh chụp, hình vẽ (kèm bài)

0,5

0,7

1,0

27

Ảnh chụp, hình vẽ nghệ thuật

1,0

1,5

2,0

28

Ảnh chụp, hình vẽ sưu tầm

0,2

0,3

0,5

29

Ảnh chụp, hình vẽ tư liệu quý hiếm

1,0

1,5

2,0

30

Tranh minh họa, châm biếm

1,0

1,5

2,0

31

Tin, bài dịch xuôi

1,0

1,3

1,5

32

Tin, bài dịch ngược

1,3

1,5

1,7

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ CÁCH CHI TRẢ NHUẬN BÚT, THÙ LAO

Điều 7. Đối tượng được hưởng nhuận bút, thù lao

1. Đối tượng hưởng thù lao:

a) Hội đồng Biên tập hoặc Ban Quản lý và biên tập trang thông tin điện tử.

b) Các cá nhân, tổ chức thực hiện việc biên tập lại tác phẩm, văn bản, tài liệu, cung cấp thông tin, cung cấp định kỳ tác phẩm báo chí đã được đăng tại các báo khác và đăng lại trên trang thông tin điện tử theo thỏa thuận bằng hợp đồng.

2. Đối tượng hưởng nhuận bút:

Tác giả, chủ sở hữu tin, bài viết, dịch thuật, ảnh chụp, phim, âm thanh.

Điều 8. Nguyên tắc chi trả nhuận bút, thù lao

1. Mức nhuận bút và thù lao do Chủ tịch Hội đồng Biên tập (hoặc Trưởng ban Biên tập) trang thông tin điện tử quyết định theo định mức hệ số nhuận bút nêu tại Chương II của Quy định này. Tiền thù lao được tính trong tổng nhuận bút.

2. Mức nhuận bút trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của tác phẩm.

3. Mức chi trả thù lao căn cứ vào số lượng, chất lượng thông tin, dữ liệu cung cấp, mức độ đóng góp thông tin; vào hiệu quả công việc, mức độ tham gia quản lý, điều hành, phục vụ các hoạt động của trang thông tin điện tử.

4. Việc trả thù lao cho đơn vị, tổ chức cung cấp thông tin định kỳ được quy định như sau:

a) Cổng thông tin điện tử của tỉnh: Việc trả thù lao cho đơn vị, tổ chức cung cấp thông tin định kỳ do cơ quan Thường trực của Hội đồng Biên tập Cổng thông tin đặt hàng thông qua hợp đồng cung cấp thông tin giữa 02 bên.

b) Trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: Việc trả thù lao cho đơn vị, tổ chức cung cấp thông tin định kỳ do Ban Quản lý và biên tập trang thông tin điện tử đặt hàng thông qua hợp đồng cung cấp thông tin giữa 02 bên.

Điều 9. Mức chi trả nhuận bút

1. Mức chi nhuận bút được tính bằng hệ số nhuận bút của từng thể loại theo các bậc quy định tại Điều 6 Quy định này nhân với giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.

2. Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức lương tối thiểu theo quy định.

Điều 10. Mức chi thù lao quản lý và biên tập trang thông tin điện tử

1. Quản lý và kiểm duyệt nội dung: 6% của tổng nhuận bút.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tin, bài: 8% của tổng nhuận bút.

3. Tư vấn và hiệu đính tin, bài: 3% của tổng nhuận bút.

4. Trình bày mỹ thuật: 1% của tổng nhuận bút.

5. Cập nhật tác phẩm lên trang thông tin điện tử: 2% của tổng nhuận bút.

Điều 11. Các chi phí khác

1. Đối với công việc nhập dữ liệu thông tin, tạo lập các trang siêu văn bản, tạo lập thông tin điện tử trên cơ sở các dữ liệu có sẵn: Áp dụng theo Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử.

2. Giá cập nhật các loại phim: Tính theo thời lượng, đơn giá cập nhật như sau:

a) Phim dưới 05 phút: 15.000 đồng/phim.

b) Từ phút thứ 06 trở lên mỗi phút là: 1.500 đồng/phút.

3. Giá cập nhật các thông tin âm thanh: Tính theo thời lượng. Đơn giá cập nhật: 1.500 đồng/phút.

4. Phí đăng ký duy trì tên miền: Thực hiện theo Thông tư số 189/2010/TT-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí tên miền Quốc gia và địa chỉ Internet của Việt Nam.

5. Chi phí xử lý kỹ thuật số hóa bằng các phần mềm chuyên dụng: Áp dụng theo Điểm 5, mục II, phần II, Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử.

6. Chi phí đảm bảo an toàn an ninh thông tin áp dụng theo Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Điều 12. Kinh phí thực hiện chi trả nhuận bút, thù lao

Kinh phí để chi cho nhuận bút và thù lao đối với trang thông tin điện tử được bố trí trong dự toán chi hàng năm của đơn vị. Việc thanh toán phải đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo đúng quy định hiện hành.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Khi có nhu cầu cải tiến, nâng cấp chất lượng về hình thức và nội dung, hoặc thay đổi cấu trúc và công nghệ của website thì Hội đồng Biên tập (hoặc Ban Quản lý và Biên tập) trang thông tin điện tử hay Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm lập phương án trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và tiến hành thực hiện đúng trình tự quy định.

Điều 14. Kinh phí duy trì và phát triển trang thông tin điện tử từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho đơn vị hàng năm được Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 15. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.