- 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2 Luật đất đai 2013
- 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 8 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9 Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 10 Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên địa bàn tỉnh Bình Định đối với từng loại vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 11 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính về đất đai theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 12 Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2021/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 06 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015.
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020.
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 573/TTr-STNMT ngày 26 tháng 5 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng hành vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gồm:
1. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
2. Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.
3. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất; đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.
4. Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.
5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
6. Lấn, chiếm đất.
7. Hủy hoại đất đối với trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất.
8. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, bao gồm:
a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
b) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Tình trạng ban đầu của đất được xác định theo mục đích sử dụng đất được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xác định mục đích sử dụng đất theo bản đồ địa chính hoặc các giấy tờ khác quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
Điều 4. Đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 1 Quyết định này
1. Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại thời điểm xử lý vi phạm hành chính, thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Trường hợp vị trí đất vi phạm không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 5. Đối với vi phạm quy định tại
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để tiếp tục trồng lúa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
Điều 6. Đối với vi phạm quy định tại
Trường hợp lấn, chiếm đất thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 6, điểm b, c khoản 7 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
Điều 7. Đối với vi phạm quy định tại
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình, nhưng vị trí đất vi phạm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại thời điểm xử lý vi phạm hành chính, thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm.
2. Trường hợp làm biến dạng địa hình, nhưng vị trí đất vi phạm không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc vị trí đất vi phạm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư thì xử lý như sau:
a) Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với đất trồng lúa thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
b) Đối với hành vi làm biến dạng địa hình trong trường hợp hạ thấp bề mặt đất do lấy đất dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề thì buộc phải thực hiện san lấp, khôi phục độ cao ban đầu của đất hoặc bằng các thửa đất liền kề và thực hiện cải tạo đất để sử dụng vào mục đích sử dụng đất ban đầu trước khi vi phạm.
c) Đối với hành vi làm biến dạng địa hình trong trường hợp san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề: Buộc phải thực hiện thu hồi vật liệu đã san lấp, trả lại hiện trạng ban đầu đối với đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước; buộc phải hạ thấp, trả lại mặt bằng ban đầu hoặc bằng các thửa đất liền kề và cải tạo đất tương đương chất lượng đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề khi thực hiện hành vi san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.
d) Đối với trường hợp làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng thì buộc thu hồi toàn bộ các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác đã đưa vào bề mặt đất, thực hiện cải tạo đất tương đương chất lượng đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.
đ) Đối với trường hợp làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp: Buộc thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi và san lấp, cải tạo đất tương đương chất lượng đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.
Điều 8. Đối với vi phạm quy định tại
Trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên đất; đưa chất thải, chất độc hại lên đất; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì đối tượng vi phạm phải thu hồi toàn bộ vật liệu xây dựng hoặc các vật liệu khác đã đưa lên đất, san lấp diện tích đất đã đào bới, tháo dỡ công trình xây dựng và hàng rào và tiến hành cải tạo chất lượng đất, xử lý môi trường theo quy định pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2021.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên địa bàn tỉnh Bình Định đối với từng loại vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 2 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính về đất đai theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định