Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH
ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4096/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BÃI BỎ, BỔ SUNG MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2659/QĐ-UBND NGÀY 24 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kim soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định s 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1327/QĐ-BKHĐT ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đu tư về việc công bthủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực vốn htrợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phĐà Nẵng tại Tờ trình s 620/TTr-SKHĐT ngày 19 tháng 10 năm 2020 về việc đề nghị ban hành Quyết định bãi bỏ, bổ sung một sthủ tục hành chính được quy định tại Quyết định s 2659/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch UBND thành phố về việc công bBộ thủ tục hành chính thuộc thm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phĐà Nẵng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ được quy định tại Quyết định số 2659/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch UBND thành phố về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện; UBND các phường, xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lưu: VT, KSTT, SKHĐT
.

CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4069/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)

PHẦN I.

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ

1. Thủ tục hành chính bổ sung mới

STT

Tên thủ tục hành chính

Mã TTHC*

Lĩnh vực Viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát trin chính thức của các cơ quan, tchức, cá nhân nước ngoài

 

1

Thủ tục Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt khoản viện trợ là chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố

2.002333

2

Thủ tục Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt khoản viện trợ là chương trình, dự án đầu tư sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tchức, cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố

2.002334

3

Thủ tục Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt phi dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố

2.002335

2. Thủ tục hành chính bãi bỏ

STT

Tên thủ tục hành chính

Mã TTHC*

Lĩnh vực Viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO)

 

1

Thủ tục tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN)

2.001015

2

Thủ tục tiếp nhận dự án đầu tư sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN)

2.000868

3

Thủ tục tiếp nhận chương trình sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN)

2.000850

4

Thủ tục tiếp nhận nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) dưới hình thức phi dự án (bao gồm viện trợ dưới dạng tiền mặt, viện trợ dưới dạng hiện vật và viện trợ dưới hình thức chuyên gia, tình nguyện viên nước ngoài để thực hiện các mục đích nhân đạo, từ thiện)

2.000787

PHẦN II.

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. Lĩnh vực: VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI KHÔNG THUỘC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI

1. Thủ tục: Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt khoản viện trợ là chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Bước 2: Chủ khoản viện trợ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính.

- Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; tiếp nhận hồ sơ, xuất Giấy biên nhận trên Hệ thống Dịch vụ Công của thành phố. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.

- Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc không đúng theo quy định, Phòng Kinh tế Đi ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu lãnh đạo Sở ký thông báo nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho Đơn vị tiếp nhận viện trợ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế Đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Sở Tài chính, Công an thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan (nếu có) về việc tiếp nhận khoản viện trợ. Thời gian lấy ý kiến các ngành là 10 ngày làm việc.

- Bước 5: Phòng Kinh tế Đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tham mưu trình Lãnh đạo Sở giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đơn vị tiếp nhận hoặc ý kiến của các Sở, ngành (nếu có).

- Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt chương trình, dự án trong thời hạn 05 ngày làm việc.

- Bước 7: Đơn vị tiếp nhận viện trợ nhận Quyết định phê duyệt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Kế hoạch và Đầu tư.

b) Cách thức thực hiện:

- Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án;

- Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ;

- Văn kiện chương trình, dự án;

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương nước ngoài):

+ Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

+ Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực;

Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức.

d) Số lượng hồ sơ:

- 06 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).

đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình, dự án.

i) Lệ phí: Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn kiện chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

- Quyết định số 1327/QĐ-BKHĐT ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VIỆN TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ)

(Tên dự án)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

1. Tên dự án: ……………………………………………………………………

2. Mã ngành dự án[1]:……………… Mã số dự án[2]: ………………………….

3. Tên Bên cung cấp viện trợ: ……………………………………………

4. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ:

a) Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………

b) Số điện thoại/Fax: …………………………………………….

5. Cơ quan chủ quản:

a) Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………

b) Số điện thoại/Fax: ……………………………………………..

6. Chủ dự án[3]:

a) Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………

b) Số điện thoại/Fax: …………………………………………….

7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án[4]

8. Địa điểm thực hiện dự án (ghi rõ tới cấp huyện, nếu có thể áp dụng được):

9. Tổng vốn của dự án:……………. nguyên tệ, tương đương ……………USD

Trong đó:

d. Vốn viện trợ không hoàn lại: ……………..nguyên tệ, tương đương …………USD

(Theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện chương trình, dự án)

e. Vốn đối ứng:

- Tiền mặt: ……………..VND tương đương …………………………USD

- Hiện vật: tương đương ………………..VND tương đương …………….USD

f. Vốn do các bên quản lý, thực hiện:

- Chủ dự án:

+ Tiền mặt: ………………..VND tương đương …………………..USD

+ Hiện vật: tương đương ……………….VND tương đương ……………..USD

- Bên tài trợ:

+ Tiền mặt: ………………….VND …………………….tương đương USD

+ Hiện vật: tương đương ………………..VND tương đương ………………USD

d) Vốn viện trợ:

- Thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

- Không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

10. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án

Khái quát mục tiêu và các kết quả của dự án

 

Chủ Dự án ký tên và đóng dấu

(Ngày tháng năm)

 

Đại diện Bên cung cấp viện trợ ký tên và đóng dấu (nếu cần)

(Ngày tháng năm)

 

NỘI DUNG VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT

I. CĂN CỨ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

1. Cơ sở pháp lý của dự án

a) Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của Chủ dự án, Cơ quan chủ quản

b) Các văn bản pháp lý liên quan khác.

2. Bối cảnh của dự án

a) Mô tả chi tiết vai trò, vị trí và sự cần thiết của dự án trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch phát triển của lĩnh vực có liên quan và của đơn vị thụ hưởng viện trợ (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương).

b) Nêu các chương trình, dự án tương tự đã và đang thực hiện trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chủ quản và các chương trình, dự án đã được tiếp nhận trong cùng một lĩnh vực để tránh trùng lặp và đảm bảo sự phối hợp, chia sẻ kết quả giữa các dự án với nhau nhằm phát huy hiệu quả tối đa.

3. Các vấn đề sẽ được giải quyết trong khuôn khổ dự án.

4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án.

II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BÊN CUNG CẤP VIỆN TRỢ

1. Mô tả tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của Bên cung cấp viện trợ.

2. Nêu các điều kiện ràng buộc theo quy định của Bên cung cấp viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.

III. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN CỦA DỰ ÁN

Mô tả đích mà dự án cần đạt được khi kết thúc để đáp ứng nhu cầu trực tiếp của đối tượng thụ hưởng, từ đó đóng góp vào sự phát triển của xã hội, ngành, lĩnh vực, địa phương.

IV. NHỮNG CẤU PHẦN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Mô tả chi tiết kế hoạch thực hiện các cấu phần hoặc tiểu dự án (nếu có) và hoạt động tương ứng của dự án theo các nội dung sau:

1. Mục đích

2. Các kết quả dự kiến, bao gồm Danh mục hàng hóa (nếu có)

3. Tổ chức thực hiện

4. Thời gian bắt đầu và kết thúc

5. Dự kiến nguồn lực

V. NGÂN SÁCH DỰ ÁN

1. Tổng vốn của dự án: ...... nguyên tệ, tương đương …………..USD

Trong đó:

a) Vốn viện trợ không hoàn lại:....nguyên tệ, tương đương.... USD

(Theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)

b) Vốn đối ứng: ……VND tương đương với ………USD

Trong đó:

- Hiện vật: tương đương ………VND

- Tiền mặt: ………VND

c) Vốn do các bên quản lý, thực hiện:

- Chủ dự án:

+ Tiền mặt: ………..VND tương đương ……….USD

+ Hiện vật: tương đương ………VND tương đương ………….USD

- Bên tài trợ:

+ Tiền mặt: ……..VND tương đương ………USD

+ Hiện vật: tương đương ………VND tương đương ……….USD

d) Vốn viện trợ:

- Thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

- Không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

2. Cơ cấu vốn theo: dịch vụ tư vấn (ước tính tỷ trọng chuyên gia trong nước/chuyên gia quốc tế), đào tạo (trong nước, nước ngoài); thiết bị và vật tư (trong nước, nhập khẩu), kinh phí tạo lập các quỹ triển khai hoạt động trong dự án (nếu có), các chi phí quản lý; chi phí theo dõi và đánh giá dự án, kiểm toán dự án và các chi phí khác.

3. Cơ chế tài chính áp dụng:

a) Cơ chế tài chính áp dụng đối với vốn viện trợ

b) Cơ chế tài chính áp dụng đối với vốn đối ứng

- Vốn ngân sách nhà nước cấp phát ……..VND (... %) tổng vốn đối ứng

(Trong đó: vốn ngân sách trung ương …………%, vốn ngân sách địa phương ………….%)

- Vốn của cơ quan chủ quản ……….VND (... %) tổng vốn đối ứng

- Vốn tự cân đối của chủ dự án VND (...... %) tổng vốn đối ứng

- Vốn đóng góp của các đối tượng thụ hưởng (nếu có) ………VND (... %) tổng vốn đối ứng.

VI. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

1. Hình thức giải ngân (qua kho bạc, tài khoản đặc biệt hay tài khoản tạm ứng...)

2. Tổ chức công tác kế toán, thanh quyết toán

3. Trách nhiệm quản lý vốn (mở tài khoản, chủ tài khoản...)

4. Kiểm toán dự án

VII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Cơ cấu tổ chức

2. Hoạt động của Ban quản lý dự án

VIII. THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

1. Xây dựng kế hoạch theo dõi, đánh giá thực hiện dự án

2. Xây dựng chi tiết kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện dự án

a) Đánh giá ban đầu

b) Đánh giá giữa kỳ

c) Đánh giá kết thúc

3. Chế độ kiểm tra, báo cáo của dự án

4. Cơ chế báo cáo

Tuân theo quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020.

IX. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN SAU KHI KẾT THÚC

Đánh giá tính bền vững của dự án trên các phương diện:

1. Bn vững về kết quả: kết quả của dự án được duy trì và phát triển sau khi dự án kết thúc.

2. Bền vững về tổ chức: cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của dự án được đảm bảo để có thể tiếp tục sau khi dự án kết thúc.

3. Bền vững về tài chính: sau khi hết khoản viện trợ, các hoạt động của dự án có thể tự tạo ra kinh phí để tiếp tục các hoạt động cần thiết khác.

4. Bền vững về môi trường: môi trường tự nhiên quanh khu vực thực hiện dự án được bảo tồn sau khi dự án kết thúc.

 

2. Thủ tục: Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt khoản viện trợ là chương trình, dự án đầu tư sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập văn kiện chương trình, dự án đầu tư sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với dự án viện trợ có nội dung đầu tư công, đầu tư xây dựng phải được xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công và đầu tư xây dựng công trình.

- Bước 2: Chủ khoản viện trợ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính.

- Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; tiếp nhận hồ sơ, xuất Giấy biên nhận trên Hệ thống Dịch vụ Công của thành phố. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.

- Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc không đúng theo quy định, Phòng Kinh tế Đi ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu lãnh đạo Sở ký thông báo nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho Đơn vị tiếp nhận viện trợ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế Đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Sở Tài chính, Công an thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan (nếu có) về việc tiếp nhận khoản viện trợ. Thời gian lấy ý kiến các ngành là 10 ngày làm việc.

- Bước 5: Phòng Kinh tế Đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tham mưu trình Lãnh đạo Sở giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đơn vị tiếp nhận hoặc ý kiến của các Sở, ngành (nếu có).

- Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt chương trình, dự án trong thời hạn 05 ngày làm việc.

- Bước 7: Đơn vị tiếp nhận viện trợ nhận Quyết định phê duyệt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Kế hoạch và Đầu tư.

b) Cách thức thực hiện:

- Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án.

- Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ.

- Văn kiện chương trình, dự án.

- Văn kiện chương trình, dự án phải được xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công và đầu tư xây dựng công trình.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương nước ngoài):

+ Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

+ Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức.

d) Số lượng hồ sơ:

- 06 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).

đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình, dự án.

i) Lệ phí: Không có.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn kiện chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14;

- Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

- Quyết định số 1327/QĐ-BKHĐT ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐU TƯ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ)

(Tên dự án)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

1. Tên dự án:

2. Mã ngành dự án[5]:

3. Tên Bên cung cấp viện trợ:

4. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ:

a) Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………….

b) Số điện thoại/Fax: …………………………………………………………………

5. Cơ quan chủ quản:

a) Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………….

b) Số điện thoại/Fax: …………………………………………………………………

6. Chủ dự án dự kiến:

a) Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………….

b) Số điện thoại/Fax: …………………………………………………………………

7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án[6]:

8. Địa điểm thực hiện dự án:

9. Tổng vốn của dự án: ………nguyên tệ, tương đương ……………..USD

Trong đó:

a) Vốn viện trợ không hoàn lại: .........nguyên tệ, tương đương...USD

(Theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)

b) Vốn đối ứng:

- Tiền mặt: ………………VND tương đương với …………………….USD

- Hiện vật: tương đương ………..VND tương đương với …………… USD

c) Vốn do các bên quản lý, thực hiện:

- Chủ dự án:

+ Tiền mặt: ………………VND tương đương ………….USD

+ Hiện vật: tương đương ……………..VND tương đương …………….USD

- Bên tài trợ:

+ Tiền mặt: …………….VND tương đương ………………..USD

+ Hiện vật: tương đương…………….. VND tương đương ……………..USD

d) Vốn viện trợ:

- Thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

- Không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

10. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án Khái quát mục tiêu và các kết quả của dự án

 

Đại diện Chủ dự án ký tên và đóng dấu

(Ngày    tháng   năm   )

 

Đại diện Bên cung cấp viện trợ ký tên và đóng dấu (nếu cần)

(Ngày    tháng   năm   )

 

NỘI DUNG VĂN KIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ

I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

1. Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế hoạch phát triển của đơn vị thụ hưởng (cơ quan, ngành, lĩnh vực) liên quan đến nội dung của dự án và sự cần thiết, vai trò, vị trí của dự án trong quy hoạch, kế hoạch đó.

2. Khái quát các chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của đơn vị đề xuất dự án.

3. Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi của dự án đề xuất.

4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án đề xuất.

II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BÊN CUNG CẤP VIỆN TRỢ

1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của Bên cung cấp viện trợ.

2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của Bên cung cấp viện trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được viện trợ.

3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của Bên cung cấp viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.

III. CÁC MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu dài hạn

2. Mục tiêu ngắn hạn

IV. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

Kết quả dự kiến đạt được của dự án và các chỉ số đo lường các kết quả đó (theo từng cấu phần, hạng mục nếu có).

V. CU PHN, HẠNG MỤC, HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU VÀ DỰ KIẾN PHÂN BỔ NGUỒN LỰC CỦA DỰ ÁN

Mô tả tóm tắt các cấu phần, hạng mục, hoạt động chủ yếu theo từng kết quả dự kiến của dự án (trong đó nêu rõ từng kết quả theo từng cấu phần, hạng mục) và nguồn lực dự kiến tương ứng.

VI. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN

1. Đối với vốn viện trợ

Vốn viện trợ: …………….nguyên tệ, tương đương ……………..USD

2. Đối với vốn đối ứng

Vốn đối ứng: ………………….VND

Trong đó:

- Hiện vật: tương đương ………………..VND

- Tiền mặt: ……………………VND

Nguồn vốn đối ứng được huy động theo một hoặc một số hình thức sau:

a) Vốn ngân sách trung ương cấp phát …………VND (...%) tổng vốn đối ứng

b) Vốn khác (nêu rõ nguồn vốn): …………….VND (...%) tổng vốn đối ứng

3. Vốn do các bên quản lý, thực hiện:

- Chủ dự án:

+ Tiền mặt: ……………….VND tương đương …………………USD

+ Hiện vật: tương đương ………………VND tương đương …………USD

- Bên tài trợ:

+ Tiền mặt: …………..VND tương đương ………………..USD

+ Hiện vật: tương đương …………VND tương đương ………………USD

4. Vốn viện trợ:

- Thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

- Không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

5. Cơ chế tài chính áp dụng:

a) Cơ chế tài chính áp dụng đối với vốn viện trợ

b) Cơ chế tài chính áp dụng đối với vốn đối ứng

- Vốn ngân sách nhà nước cấp phát ………….VND (... %) tổng vốn đối ứng

(Trong đó: vốn ngân sách trung ương ………….%, vốn ngân sách địa phương …………….%)

- Vốn của cơ quan chủ quản …………….VND (...%) tổng vốn đối ứng

- Vốn tự cân đối của chủ dự án …………...VND (... %) tổng vốn đối ứng

- Vốn đóng góp của các đối tượng thụ hưởng (nếu có) ……….VND (... %) tổng vốn đối ứng.

VII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án.

VIII. PHÂN TÍCH SƠ BỘ HIỆU QUẢ DỰ ÁN

1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện.

2. Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường đối với ngành, lĩnh vực và địa phương.

3. Đánh giá tính bền vững của dự án sau khi kết thúc.

 

3. Thủ tục: Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt phi dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập văn kiện phi dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Bước 2: Chủ khoản viện trợ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính.

- Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; tiếp nhận hồ sơ, xuất Giấy biên nhận trên Hệ thống Dịch vụ Công của thành phố. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.

- Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc không đúng theo quy định, Phòng Kinh tế Đi ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu lãnh đạo Sở ký thông báo nội dung cần sửa đổi, bsung bằng văn bản cho Đơn vị tiếp nhận viện trợ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế Đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Sở Tài chính, Công an thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan (nếu có) về việc tiếp nhận khoản viện trợ. Thời gian lấy ý kiến các ngành là 10 ngày làm việc.

- Bước 5: Phòng Kinh tế Đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tham mưu trình Lãnh đạo Sở giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đơn vị tiếp nhận hoặc ý kiến của các Sở, ngành (nếu có).

- Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt chương trình, dự án trong thời hạn 05 ngày làm việc.

- Bước 7: Đơn vị tiếp nhận viện trợ nhận Quyết định phê duyệt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Kế hoạch và Đầu tư.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt phi dự án.

- Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ.

- Văn kiện phi dự án;

- Chứng thư giám định chất lượng hàng hóa được cấp bởi tổ chức giám định hợp pháp và đủ năng lực được Việt Nam hoặc nước sở tại công nhận. Chứng thư giám định phải nêu kết luận về chất lượng của hàng hóa, thiết bị, phương tiện vận tải đạt yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam hoặc đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn tương đương được Việt Nam chấp nhận.

- Đối với khoản viện trợ phi dự án là các phương tiện vận tải đã qua sử dụng, cần có thêm các văn bản sau: bản dịch tiếng Việt đã được công chứng của bản đăng ký hoặc Giấy chứng nhận sở hữu phương tiện của Bên cung cấp viện trợ; bản dịch tiếng Việt đã được công chứng của giấy Chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của nước Bên cung cấp viện trợ. Trong trường hợp có phương tiện tạm nhập tái xuất thì cần có Giấy Chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương nước ngoài);

+ Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

+ Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức.

d) Số lượng hồ sơ:

- 06 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).

đ) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp nhận phi dự án.

i) Lệ phí: Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn kiện phi dự án theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Không có

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020).

- Quyết định số 1327/QĐ-BKHĐT ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

PHỤ LỤC III

NỘI DUNG VĂN KIỆN PHI DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 th
áng 7 năm 2020 của Chính phủ)

(tên phi dự án)

I. CĂN CỨ TIẾP NHẬN PHI DỰ ÁN

1. Cơ sở pháp lý của phi dự án

a) Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của Chủ khoản viện trợ, Cơ quan chủ quản

b) Các văn bản pháp lý liên quan khác.

2. Bối cảnh của dự án

a) Mô tả chi tiết vai trò, vị trí và sự cần thiết tiếp nhận phi dự án trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch phát triển của lĩnh vực có liên quan và của đơn vị thụ hưởng viện trợ (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương).

b) Nêu các chương trình, dự án, phi dự án tương tự đã và đang thực hiện trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chủ quản và các khoản viện trợ đã được tiếp nhận trong cùng một lĩnh vực để tránh trùng lặp và đảm bảo sự phối hợp, chia sẻ kết quả nhằm phát huy hiệu quả tối đa.

3. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của phi dự án.

II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BÊN CUNG CẤP VIỆN TRỢ

I. Mô tả tính phù hợp

2. Nêu các điều kiện ràng buộc theo quy định của Bên cung cấp viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.

III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN PHI DỰ ÁN

Mô tả đích cần đạt được để đáp ứng nhu cầu trực tiếp của đối tượng thụ hưởng, từ đó đóng góp vào sự phát triển của xã hội, ngành, lĩnh vực, địa phương.

IV. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA PHI DỰ ÁN

Mô tả chi tiết về các thông số kỹ thuật, hoặc hoạt động cụ thể của phi dự án

Danh mục hàng hóa (nếu có)

V. NGÂN SÁCH HOẶC TRỊ GIÁ VIỆN TRỢ CỦA PHI DỰ ÁN

1. Tổng vốn của phi dự án: …………USD

Trong đó:

c) Vốn viện trợ không hoàn lại:....nguyên tệ, tương đương.... USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện phi dự án)

d) Vốn đối ứng: ………..VND tương đương với ………..USD

Trong đó:

- Hiện vật: tương đương ………..VND

-Tiền mặt: …………….VND

2. Nguồn vốn được huy động theo một hoặc một số các hình thức sau:

- Vốn ngân sách nhà nước cấp phát ………….VND (... %) tổng vốn đối ứng

(trong đó: vốn NS trung ương ……..%, vốn NS địa phương …………%)

- Vốn của cơ quan chủ quản ………..VND (... %) tổng vốn đối ứng

- Vốn tự cân đối của chủ dự án ………….VND (... %) tổng vốn đối ứng

- Vốn đóng góp của các đối tượng thụ hưởng (nếu có) ……VND (... %) tổng vốn đối ứng.

3. Vốn do các bên quản lý, thực hiện:

a) Chủ dự án:

- Tiền mặt: ………..VND tương đương ……….USD

- Hiện vật: tương đương ……..VND tương đương ……….USD

b) Bên tài trợ:

- Tiền mặt: ...VND tương đương ……..USD

- Hiện vật: tương đương ………VND tương đương ………..USD

4. Vốn viện trợ:

a) Thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

b) Không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

VI. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHI DỰ ÁN

1. Quy định về quản lý tài sản, chuyển giao tài sản

2. Quy định về chế độ báo cáo



[1] Mã ngành kinh tế quốc dân của dự án, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).

[2] Mã dự án - Không bắt buộc - có thế do Bên cung cấp viện trợ quy định

[3] Chủ Dự án chính là Chủ khoản viện trợ.

[4] Xác định số năm hoặc số tháng cn thiết để thực hiện dự án kể từ ngày dự án có hiệu lực.

[5] Mã ngành kinh tế quốc dân của dự án, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).

[6] Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện dự án kể từ ngày dự án có hiệu lực.