ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2012/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 29 tháng 8 năm 2012 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2012-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Chỉ thị số 845/CT-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN ngày 02 tháng … năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số 59/TTr- KHCN, ngày 9 tháng 8 năm 2012 về việc phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012 -2015 (kèm theo Chương trình).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình đúng mục tiêu và hướng dẫn doanh nghiệp thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đúng quy định. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Tây Ninh)
1. Mục tiêu chung
1.1. Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập kinh tế, để ngày càng có nhiều doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình trên cơ sở phát triển chất lượng hàng hoá và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ và quảng bá thương hiệu. Phấn đấu đến năm 2015 nhận thức của cộng đồng về quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao, nhiều doanh nghiệp quan tâm, tiến hành đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước cho các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của tỉnh Tây Ninh ở thị trường trong và ngoài nước.
1.3. Nâng cao khả năng phối hợp và thực thi hiệu quả trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Nâng cao trách nhiệm phối hợp trong công tác bảo vệ và thực thi pháp luật về Sở hữu trí tuệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước: 1 lớp/năm.
2.2. Tổ chức đào tạo kiến thức về sở hữu trí tuệ cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với từng đối tượng: 1-2 lớp/năm.
2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ với môi đối tượng sở hữu công nghiệp 2000 bản.
2.4. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xác lập và phát triển quyền sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại: 40 doanh nghiệp/năm.
2.5. Hỗ trợ đào tạo phát triển tài sản trí tuệ với hình thức đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận 01 lớp/năm và học tập kinh nghiệm cho các sản phẩm làng nghề truyền thống của Tây Ninh: 1-2 đoàn/năm.
2.6. Khen thưởng doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế có sản phẩm đạt giải thưởng về thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do Bộ, ngành có chức năng phối hợp tổ chức.
Tất cả các tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (sau đây gọi chung các đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp) thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều được tham gia chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong và, ngoài nước.
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2015.
1. Khảo sát
- Điều tra nhu cầu của doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhu cầu đăng ký chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, đầo tạo theo từng năm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
2. Tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quan tâm đến nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, đặc biệt tuyên truyền trên Đài Phát thanh Truyền hình Tây Ninh; tạo lập mối liên kết với các ngành; Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan đầu mối trong công tác tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản liên quan về sở hữu trí tuệ với các hình thức:
- Biên soạn và in ấn phát hành các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp thủ tục xác lập quyền mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ 2000 bản: Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và giải pháp hữu ích, cách thức bảo vệ quyền, giới thiệu chương trình hỗ trợ, đăng bạ nhãn hiệu hàng hoá của tỉnh Tây Ninh theo từng giai đoạn 2007 - 2011; 2012 - 2015 nhằm giúp cho các doanh nghiệp có các thông tin tham khảo khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
- Tổ chức tuyên truyền thông qua hình thức hội thảo, tọa đàm giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp để đưa thông tin đến các doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Sở Khoa học Công nghệ; báo Tây Ninh; Đài Phát thanh Truyền hình Tây Ninh; Đài Truyền thanh các huyện, thị xã và Tập san Thông tin của Sở Khoa học và Công nghệ.
3. Tập huấn
Nâng cao nhận thức, nghiệp vụ quản lý cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua các lớp chuyên đề phù hợp cho từng đối tượng 1-2 lớp/năm. Chú trọng đến các hộ sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương; phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn theo yêu cầu của các ngành.
4. Đào tạo
- Tổ chức đoàn gồm các Sở, ngành có liên quan học tập chuyên môn nghiệp vụ quản lý Nhà nước và giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài thông qua các dự án hợp tác phát triển hoặc chương trình do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức (tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương).
- Tổ chức đoàn gồm thành viên các Hiệp hội, Hợp tác xã có sản phẩm đặc sản hoặc các làng nghề đi tham quan, học tập các mô hình Hiệp hội, Hợp tác xã ở tỉnh
bạn về hình thức quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc Chỉ dân địa lý mang lại hiệu quả cao cho địa phương.
- Hỗ trợ công tác tổ chức thành lập đoàn cho các doanh nghiệp có nhu cầu học tập các mô hình quản lý và phát triển thương hiệu mạnh trong và ngoài nước do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức.
5. Hỗ trợ xác lập, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn, hỗ trợ: Thiết kế, tra cứu nhãn hiệu và tư vấn lập hồ sơ đáp ứng yêu cầu nộp đơn.
- Hướng dẫn lập bản mô tả và bản vẽ cho các đối tượng giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp.
- Hỗ trợ phí xác lập quyền: Sáng chế, giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận.
6. Khen thưởng doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đạt giải thưởng về thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do Bộ, ngành có chức năng phối hợp tổ chức.
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015, được đảm bảo từ các nguồn:
- Nguồn kinh phí ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được giao hằng năm của Sở Khoa học và Công nghệ;
- Kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân hưởng lọi từ Chương trình;
- Kinh phí lồng ghép từ các Chương trình, Dự án khác (nếu có);
- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí thực hiện chương trình hàng năm nhằm đảm bảo đúng tiến độ, nội dung và đạt hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí
- Kinh phí sử dụng cho hoạt động của chương trình được áp dụng theo Thông tư liên tịch sổ 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN ngày 02/8/2011 của Bộ Tài chính va Bộ Khoa học và Công nghệ về Hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015.
- Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các thủ tục theo quy định để được xem xét hỗ trợ kinh phí của Chương trình.
- Trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp được biết không quá 15 ngày (mười lăm), kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
3. Phương thức hỗ trợ
Kinh phí hỗ trợ được cấp một lần sau khi thực hiện hoàn thành việc đăng ký, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp (có đủ các hồ sơ đăng ký hỗ trợ và bản sao các Giấy văn bằng bảo hộ theo quy định).
4. Các nội dung chi
4.1. Ngân sách Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí được quy định tại Điều 5.2a Thông tư liên tịch số 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN ngày 02/8/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ về Hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015. Riêng các doanh nghiệp có nhu cầu học tập các mô hình quản lý và phát triển thương hiệu mạnh ở trong và ngoài nước, kinh phí doanh nghiệp tự túc.
4.2. Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí cho tổ chức, cá nhân hoặc Hiệp hội, Hợp tác xã hoặc làng nghề truyền thống khi thực hiện đăng ký xác lập quyền về bảo hộ sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước (theo hoá đơn thực tế) được quy định tại Điều 5.2.b Thông tư liên tịch số 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN ngày 02/8/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ cụ thể như sau:
* Đăng ký bảo hộ trong nước:
- Đăng ký xác lập quyền bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ;
- Tra cứu các đối tượng sở hữu trí tuệ;
- Thiết kế: Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
- Lập mô tả cho Kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và giải pháp hữu ích.
- Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.
Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 03 (ba) nhãn hiệu hàng hóa, mỗi nhãn cho một sản phẩm và tối đa 05 (năm) nhóm sản phẩm/nhãn hiệu.
* Đăng ký bảo hệ nước ngoài:
Hỗ trợ đăng ký một nhãn hiệu tại một quốc gia. Trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống cộng đồng (một đơn đăng ký nhiều quốc gia) chỉ hỗ trợ theo số lượng đầu đơn (bao gồm: phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ; phí đăng ký nộp cho Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và phí qua đại diện.
4.3. Doanh nghiệp đạt giải thưởng khi tham gia Hội chợ quốc tế thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do Bộ, ngành có chức năng phối hợp tổ chức, mức thượng là: 30 triệu đồng/doanh nghiệp.
Để được hỗ trợ theo Chương trình, doanh nghiệp phải có đầy đủ các hồ sơ sau:
a. Hồ sơ đăng ký: Bản đăng ký tham gia Chương trình.
b. Hồ sơ xin hỗ trợ và thủ tục cấp kinh phí hỗ trợ:
- Bản đề nghị hỗ trợ.
- Giấy xác nhận tham gia Chương trình (do Sở Khoa học và Công nghệ ký).
- Giấy đề nghị thanh toán.
- Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ: Bản sao văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Giấy/Bằng chứng nhận (có công chứng).
1. Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh.
- Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình, tổ chức cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình và quyết định thành lập tổ thư ký (bộ phận giúp việc thực hiện chương trình).
- Tiếp nhận, hướng dẫn, xem xét hồ sơ của các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, triển khai chương trình đến với doanh nghiệp.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chương trình hàng năm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả hỗ trợ của chương trình.
- Tổng hợp, quyết toán kinh phí chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015 theo chế độ tài chính quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Tài chính
- Thẩm định và trình UBND tỉnh phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chương trình trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ được giao hàng năm.
- Hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện chương trình theo đúng quy định.
3. Cơ quan phối hợp
- Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Liên minh Hợp tác xã và các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã thông báo, hướng dẫn và triển khai thực hiện chương trình thuộc ngành, địa phương, quản lý đảm bảo có chất lượng, hiệu quả.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình Tây Ninh và Báo Tây Ninh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015.
4. Các doanh nghiệp
Đăng ký tham gia Chương trình liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ (Cơ quan chủ trì Chương trình) để được hướng dẫn thủ tục và các thông tin liên quan về Chương trình, xây dựng kế hoạch đăng ký tham gia chương trình theo quy định./.
(Mẫu 1)
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…../ĐK-HTND | Tây Ninh, ngày…tháng…năm 20… |
BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015
Kính gửi: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh
Doanh nghiệp:...........................................................................................................
Đại diện là ông (bà):...................................................................................................
Chức vụ:...................................................................................................................
Địa chỉ:......................................................................................................................
Điện thoại........................................... .Fax:........................... E-mail:.........................
Loại hình doanh nghiệp:..................................................................
Căn cứ Quyết định số /2012/QĐ-UBND ngày / /2012 của UBND tỉnh Tây Ninh Ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015.
Doanh nghiệp chúng tôi xin đăng ký thực hiện theo Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015.
Nội dung:..................................................................................................................
Mọi thông tin nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Có gì sai sót doanh nghiệp chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Kính mong quí cấp xem xét, tạo điều kiện để doanh nghiệp được tham gia chương trình hỗ trợ./.
| Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
(Mẫu 2)
UBND TỈNH TÂY NINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…/XN-KHCN | Tây Ninh, ngày…tháng…năm 20... |
GIẤY XÁC NHẬN
Tham gia Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015
GIÁM ĐỐC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Quyết định số /2012/QĐ-UBND ngày…/…/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2015;
Xét đơn đăng ký tham gia Chương trình hỗ trợ, số.... ngày.. ..tháng. ...năm 20… của doanh nghiệp: ……………………………………………………………….
Đại diện là ông (bà)....................................................................................................
Chức vụ:...................................................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Điện thoại:........................................................... Fax:............. ............ .
E-mail:.......................................................................................................................
Loại hình doanh nghiệp:.............................................................................................
XÁC NHẬN
Doanh nghiệp:...........................................................................................................
Đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn quy định tại Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015 với các nội dung:
………………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
(Mẫu 3)
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……../ĐNHTr | Tây Ninh, ngày…tháng…năm 20… |
BẢN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012 -2015
Kính gửi: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh
Tôi tên:......................................................................................................................
Chức vụ:...................................................................................................................
Đại diện doanh nghiệp :..............................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Điện thoại:.................................................................... Fax:…………………………….
Loại hình doanh nghiệp:.............................................................................................
Doanh nghiệp chúng tôi đã đăng ký tham gia Chương trình và được xác nhận số: ...../XN-KHCN ngày tháng năm 20.....của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Nội dung đăng ký tham gia chương trình:....................................................................
Doanh nghiệp chúng tôi đã hoàn thành các nội dung đăng ký tham gia.
Mức kinh phí đề nghị hỗ trợ (bằng số):.......................................................................
(bằng chữ:................................................................................................ )
Kính đề nghị giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xem xét quyết định cấp kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp chúng tôi theo quy định.
- Tài liệu kèm theo đơn gồm có:
1/ Đơn đăng ký tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.
2/ Giấy xác nhận đăng ký tham gia (do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ký).
3/ Bản sao có công chứng Giấy/Bằng chứng nhận:.....................................................
4/ Tài liệu khác có liên quan (nếu có):..........................................................................
.................................................................................................................. ...........
Rất mong được sự quan tâm của quý cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
| Chủ doanh nghiệp/cơ sở (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
- 1 Quyết định 31/2019/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 3 Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 1 Nghị quyết 141/2015/NQ-HĐND thông qua Đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2015 - 2020
- 2 Quyết định 302/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long năm 2014
- 3 Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tổ chức và cá nhân trúng tuyển là đơn vị chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ năm 2014-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5 Quyết định 2204/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tổ chức và cá nhân trúng tuyển là đơn vị chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ năm 2014-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Quyết định 302/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long năm 2014
- 3 Nghị quyết 141/2015/NQ-HĐND thông qua Đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2015 - 2020
- 4 Quyết định 31/2019/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5 Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019