ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2016/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 01 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, ĐỐI TƯỢNG, HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TỔ HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2261/TTr-SNN ngày 26 tháng 8 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về nguyên tắc, điều kiện, đối tượng, hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ tổ hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch Liên Minh HTX tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, ĐỐI TƯỢNG, HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TỔ HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy định này quy định về Nguyên tắc, điều kiện, đối tượng, hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích tổ hợp tác, liên kết sản xuất gắn với doanh nghiệp để thực hiện dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản phẩm.
2. Nông sản nêu tại Quy định này bao gồm: Dừa, bưởi, cây ăn trái các loại, rau màu các loại.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các tổ hợp tác được thành lập theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác; Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, có liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 3. Điều kiện được hỗ trợ
1. Tổ hợp tác phải có liên kết và ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản của các thành viên tổ, phương án phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Quy mô diện tích tối thiểu theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 1 của Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre:
TT | Loại cây trồng | Diện tích tối thiểu (ha) |
1 | Dừa | 50 |
2 | Bưởi | 30 |
3 | Cây ăn trái các loại | 30 |
4 | Rau các loại | 10 |
5 | Màu các loại | 5 |
Điều 4. Nội dung và mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ sinh hoạt phí 06 tháng đầu cho các tổ hợp tác có liên kết với doanh nghiệp, mức hỗ trợ 200.000 đồng/tháng, tính từ tháng đầu triển khai phương án.
2. Hỗ trợ một lần 70% kinh phí tập huấn nâng cao năng lực điều hành tổ hợp tác cho các tổ trưởng, tổ phó và thư ký tổ, thực hiện dịch vụ phục vụ thành viên tổ; bao gồm: Chi phí đi lại, ăn, nước uống, tài liệu, học phí, thù lao giáo viên, tổ chức lớp học. Mức hỗ trợ theo quy định hiện hành.
3. Hỗ trợ một lần 100% kinh phí tổ chức hội thảo theo ngành hàng tiếp xúc với doanh nghiệp để nắm thông tin thị trường, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hướng đến ký kết các hợp đồng thực hiện dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên tổ. Định mức hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Điều 5. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ theo định mức, chế độ quy định trên cơ sở hàng năm khi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt phương án gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Thực hiện hỗ trợ phải theo kế hoạch, dự toán kinh phí được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ hàng năm trên cơ sở các phương án cấp huyện phê duyệt.
c) Lồng ghép các nguồn vốn từ các cơ chế, chính sách có liên quan của trung ương, của tỉnh để thực hiện các nội dung hỗ trợ.
d) Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Điều 6. Quy trình xây dựng phương án về chính sách hỗ trợ tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng phương án
Tổ hợp tác nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị xây dựng phương án về chính sách hỗ trợ tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp cho Ủy ban nhân dân xã trong tháng 5 hàng năm. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin lập phương án về chính sách hỗ trợ tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp (Phụ lục II Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng dự án hoặc phương án cánh đồng lớn của Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
b) Hợp đồng liên kết với doanh nghiệp có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (Phụ lục 1 Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản của Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
2. Ủy ban nhân dân xã tổng hợp gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố chậm nhất tháng 6 hàng năm.
3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã có tổ hợp tác đăng ký để hỗ trợ, xem xét cho chủ trương lập phương án.
4. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố hướng dẫn cho tổ hợp tác có nhu cầu xây dựng phương án.
5. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng thẩm định xét duyệt phương án sau đó trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt chậm nhất cuối tháng 7 hàng năm.
6. Hồ sơ gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 8 (thông qua Chi cục Phát triển nông thôn Bến Tre, số 25 lộ 4, Phường 2, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre).
Điều 7. Lập dự toán, phân bổ kinh phí hỗ trợ và quyết toán kinh phí
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí hỗ trợ
a) Căn cứ vào phương án được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thành phố lập kế hoạch triển khai và dự toán chi tiết gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 8 hàng năm để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và phân bổ kinh phí cho các huyện, thành phố thực hiện hỗ trợ tổ hợp tác lập kế hoạch triển khai và dự toán chi tiết (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thực hiện phương án) gửi trực tiếp về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Việc hỗ trợ đối với tổ hợp tác
Căn cứ hợp đồng và biên bản nghiệm thu hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản được ký giữa tổ hợp tác với thành viên tổ, trong khuôn khổ phương án trên địa bàn xã, phường, thị trấn (địa bàn xã), Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận việc thực hiện hợp đồng của tổ hợp tác, làm căn cứ xem xét hỗ trợ theo quy định.
Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào việc xác thực hợp đồng nêu trên để hỗ trợ cho tổ hợp tác, hoặc cấp kinh phí cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã (từ nguồn kinh phí được tỉnh phân bổ) trực tiếp hỗ trợ cho tổ hợp tác theo quy định.
2. Quyết toán kinh phí hỗ trợ
Việc lập dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp, tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này đến các địa phương.
- Chi cục Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ hợp tác, liên kết phát triển sản xuất hỗ trợ kinh tế hộ thành viên phát triển.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện phương án; báo cáo kết quả theo quy định 06 tháng, 01 năm về Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện.
2. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện các nội dung hỗ trợ chi thường xuyên từ nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm của ngân sách tỉnh để thực hiện nội dung hỗ trợ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, quy trình cấp phát vốn cho đối tượng hưởng lợi từ cơ chế. Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các địa phương và các đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan tổ chức xúc tiến thương mại ngành hàng nông sản; đồng thời, làm đầu mối kết nối doanh nghiệp với các tổ hợp tác thực hiện chuỗi liên kết hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho nông sản.
4. Liên minh Hợp tác xã tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tổ chức vận động các tổ hợp tác liên kết xây dựng phương án.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này cho các tổ hợp tác ở địa phương, kêu gọi các doanh nghiệp về đầu tư liên kết với các tổ hợp tác.
- Hàng năm, tổ chức rà soát, phê duyệt phương án, trước ngày 20 tháng 8 tổng hợp dự toán chi tiết hỗ trợ trực tiếp cho tổ hợp tác có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp được phê duyệt gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.
- Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện phương án trên địa bàn huyện, thành phố.
- Chỉ đạo, đôn đốc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, các đơn vị liên quan ở cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này; hỗ trợ kinh phí quản lý cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và các phòng ban liên quan để triển khai thực hiện tốt quy định.
- Phân công nhiệm vụ cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố hỗ trợ với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thẩm định, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí; đồng thời hỗ trợ công tác thanh quyết toán kinh phí và kịp thời giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình thực hiện.
- Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã xây dựng phương án liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp; đồng thời, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng thẩm định phương án, trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt phương án.
- Tổ chức triển khai thực hiện việc hỗ trợ cho các tổ hợp tác khi được phân bổ kinh phí.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy định này; vận động tổ hợp tác tích cực tham gia liên kết với doanh nghiệp xây dựng phương án; phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức thực hiện tốt các nội dung quy định.
- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác lập phương án và tổ chức triển khai phương án trên địa bàn xã.
- Xác nhận việc thực hiện hợp đồng của tổ hợp tác để làm căn cứ xem xét hỗ trợ theo Quy định này.
- Định kỳ hằng tháng họp tổ với doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan để đánh giá kết quả thực hiện phương án, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, rút ra bài học kinh nghiệm để mối liên kết phát triển bền vững.
8. Trách nhiệm các tổ hợp tác
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách hỗ trợ công khai cho thành viên tổ tham gia phương án.
- Thực hiện đúng các quy định về xây dựng, triển khai thực hiện phương án đúng Quy định này.
- Thực hiện đúng và chịu trách nhiệm đối với nội dung hợp đồng đã ký kết.
- Quản lý, kinh phí được ưu đãi, hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định, có hiệu quả.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện tốt Quy định này.
Điều 8. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc; các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023
- 2 Quyết định 53/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020 kèm theo Quyết định 33/2015/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 2333/QĐ-UBND năm 2016 Hợp đồng mẫu liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Nghị quyết 08/2016/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp tỉnh Bến Tre ban hành
- 5 Quyết định 34/2016/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi, mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Long An (giai đoạn 2016-2020)
- 6 Quyết định 1663/QĐ-UBND năm 2016 về hợp đồng mẫu trong mua bán, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Quyết định 15/2016/QĐ-UBND quy định tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8 Nghị quyết 17/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13 Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
- 14 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 15 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023
- 2 Quyết định 53/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020 kèm theo Quyết định 33/2015/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 2333/QĐ-UBND năm 2016 Hợp đồng mẫu liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 34/2016/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi, mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Long An (giai đoạn 2016-2020)
- 5 Quyết định 1663/QĐ-UBND năm 2016 về hợp đồng mẫu trong mua bán, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6 Nghị quyết 17/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre